Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quy trình thực hiện và quản lý dự án tại trung tâm công nghệ thông tin tổng cô...

Tài liệu Quy trình thực hiện và quản lý dự án tại trung tâm công nghệ thông tin tổng công ty điện lực việt nam.

.DOC
74
309
78

Mô tả:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1. Lý luận về dự án và quản lý dự án đầu tư. 1.1.1. Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư. 1.1.1.1. Khái niệm dự án. 1.1.1.1.1. Khái niệm. Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó. Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: cách hiểu “tĩnh” và cách hiểu “động”. Theo cách hiểu thứ nhất “tĩnh” thì dự án là hình tượng về một tình huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai “động” có thể định nghĩa dự án như sau: Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới. Như vậy theo định nghĩa này thì: - Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định. - Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải cấu trúc nên một thực thể mới. Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án như sau: Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính: - Nỗ lực tạm thời (hay có thời hạn). Nghĩa là, mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu của dự án không thể đạt được và dự án bị loại bỏ. - Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác. Dù định nghĩa khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của khái niệm dự án như sau: - Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao. 1 - Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là, giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc. - Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án… Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước... Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên là khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự án thường xuyên có quan hệ lẫn nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác. - Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ). Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất. Lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, nhiệm vụ không lặp lại . . . - Môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị... Một số trường hợp, các thành viên quản lý dự án thường có hai thủ trưởng trong cùng một thời gian nên sẽ gặp khó khăn không biết thực hiện quyết định nào của cấp trên khi hai lệnh mâu thuẫn nhau. - Tính bất định và độ rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi lượng tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao. 1.1.1.1.2. Chu kỳ của dự án đầu tư. Chu kỳ của hoạt động đầu tư là các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động. Ta có thể minh hoạ chu kỳ của dự án theo sơ đồ sau đây: Ý đồồ vềồ Ý đồồ vềồ dự án dự án đầồu tư đầồu tư Chuẩn bị đầồu tư Thực hiện đầồu tư. Sản xuầất kinh doanh Ý đồồ vềồ Ý đồồ vềồ dự án dự án mới mới Hình 1.1: Chu kì của dự án đầầu tư. 2 Chu kỳ một dự án đầu tư được thể hiện thông qua ba giai đoạn: Giai đoạn tiền đầu tư (Chuẩn bị đầu tư), giai đoạn đầu tư (Thực hiện đầu tư) và giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư (Sản xuất kinh doanh). Mỗi giai đoạn lại được chia làm nhiều bước. Chúng ta có thể sơ đồ hoá như sau: Tiền đầu tư Nghiê n cứu phát hiện các cơ hội đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án. Nghiên cứu khả thi ( Lập dự án BCNC KT ) Đánh Đàm giá phán và và quyết kí kết định các (thẩm hợp định đồng dự án) Đầu tư Thiết Thi kế công và xây lập lắp dự công toán trình thi công xây lắp công trình Chạy thử và nghiệm thu sử dụng Vận hành kết quả đầu tư Sử Sử Công dụng dụng suất chưa giảm công dần và hết suất thanh công lý. suất ở mức độ cao nhất. Bảng 1.1. Các bước công việc của một dự án đầầu tư. Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp. Trên cơ sở chu kỳ một dự án đầu tư chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét cơ bản sau đây: - Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư (tiền đầu tư) tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cưú. Tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5 đến 15% vốn đầu tư của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt 85 đến 99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí không cần thiết khác ...) Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinh doanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến. 3 - Trong giai đoạn thứ 2, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Ở giai đoạn này 85 đến 99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Đến lượt mình, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư. - Giai đoạn 3: vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản xuất kinh doanh dịch vụ) nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư. Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. - Thời gian hoạt động của dự án được xác định bởi thời gian vận hành các kết quả đầu tư. - Thời gian hoạt động của dự án bị phụ thuộc những nhân tố tác động đến chu kỳ sống của sản phẩm do dự án tạo ra, hiệu quả của quá trình vận hành dự án.. . - Nội dung chủ yếu của giai đoạn tiền đầu tư là việc xây dựng dự án đầu tư. 1.1.1.2. Khái niệm và tác dụng của quản lý dự án. 1.1.1.2.1. Khái niệm. Phương pháp quản lý dự án lần đầu được áp dụng trong lĩnh vực quân sự Mỹ vào những năm 1950, đến nay nó nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng và xã hội. Có hai lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý dự án là: - Nhu cầu ngày càng tăng những hàng hoá và dịch vụ sản xuất phức tạp, kỹ nghệ tinh vi, trong khi khách hàng ngày càng khó tính; - Kiến thức của con người (hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật) ngày càng tăng. Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. 4 Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu xác định. - Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống. - Điều phối thực hiện dự án. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm: tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc). - Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn để liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng. Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình 1.2 Lậpkếế kếếhoạch. hoạch. Lập Mục tiêu cơ bản của các dự tánlập thểmục hiệntiêu. ở chỗ các công việc phải được hoàn -Thiềấ Thiềấ t lập mục tiêu. thành theo yêu cầu và bảo- Điềồ đảm chấtnguồồ lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, utra tra nlực. lực. Điềồ u nguồồ n đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi. Về mặt toán học, bốn -Xây Xâydựng dựngkềấ kềấhoạch. hoạch. vấn đề này liên quan với-nhau theo công thức sau: C= f ( P, T, S ). Trong đó : C : Chi phí. P : Hoàn thành côngsát việc ( kết quả ) Giám sát Điếềuuphốế phốếi ithực thựchiện hiện. . Giám Điếề T : Yếu tố thời gian. S : Phạm vi dự án. Đolường lườngkềấ kềất tquả. quả. Điềồuuphồấ phồấi itiềấ tiềấnnđộ độthời thời - -Đo - -gian. Điềồ Sosánh sánh với mục tiêu. gian.của các yếu tố: hoàn thành công - --So với mục tiêu. Phương trình cho thấy, chi phí là một hàm Phânphồấ phồấi inguồồ nguồồnlực. lực. Báo cáo. Phân Báogian cáo. và phạm vi dự án. Nói chung- -chi việc,-thời phí của dự ánn tăng lên nếu chất -Giải Giảiquyềấ quyềất tcác cácvầấ vầấnnđềồ đềồ. . -Phồấ Phồấi ihợp hợpcác cácnồỗ nồỗlực. lực. lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự án Khuyềấnnkhích khíchvvààđộng động - -Khuyềấ được mở rộng. viên cán cán bộ bộ vvàviệc à nhân nhân Ba yếu tố cơ bản: Thời gian, chi phí và viên hoàn thiện công là những mục viên. viên. tiêu cơ bản của quản lý dự án và giữa chúng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Không đơn thuần chỉ là hoàn thành kết quả mà thời gian cũng như chi phí để đạt kết quả đó đều là những yếu tố không kém phần quan trọng. Hình 1.3 trình bày mối quan hệ giữa 3 mục tiêu cơ bản của quản lý dự án. Tuy mối quan hệ giữa 3 mục tiêu có Hình thể khác cácquản dự án, giữa các thời kì đối với cùng 1..2.nhau Chugiữa trình lý dự án. 5 một dự án, nhưng nói chung đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này phải “hi sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các nhà quản lý hi vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu quản lý dự án. Kềất quả Kềất quả mong muồấn Chi phí Chi phí cho phép Thời gian cho phép Thời gian Hình 1.3. Mốối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kếốt 1.1.1.2.2. Tác dụng của quản lý dự án. Mặc dù phương pháp quản lý dự án đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và yêu cầu hợp tác nhưng tác dụng của nó rất lớn. Phương pháp quản lý dự án có những tác dụng chủ yếu sau đây: - Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào cho dự án. - Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án. - Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng. - Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn. 1.1.2. Nội dung của quản lý dự án. 1.1.2.1. Quản lý vĩ mô và vi mô đối với dự án. 6 1.1.2.1.1. Quản lý vĩ mô đối với hoạt động dự án. Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nước đối với dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, hoạt động và kết thúc dự án. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội. Những công cụ quản lý vĩ mô chính của nhà nước để quản lý dự án bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch như chính sách về tài chính tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tư, chính sách thuế, hệ thống luật pháp, những quy định về chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm, tiền lương... 1.1.2.1.2. Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án. Quản lý dự án ở tầm vi mô là quá trình quản lý các hoạt động cụ thể của dự án. Nó bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát... các hoạt động dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt vấn đề như: Quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt động mua bán... Quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến giai đoạn vận hành kết quả của dự án.Trong từng giai đoạn, tuy đối tượng quản lý cụ thể có khác nhau nhưng đều phải gắn với 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án là: thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành. 1.1.2.2. Lĩnh vực quản lý dự án. Theo đối tượng quản lý, quản lý dự án gồm 9 lĩnh vực chính cần được xem xét, nghiên cứu là: 1.1.2.2.1. Quản lý phạm vi. Quản lý phạm vi là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi của dự án. 1.1.2.2.2. Quản lý thời gian. Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. Nó chỉ rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành. 1.1.2.2.3. Quản lý chi phí. 7 Quản lý chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án; là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí. 1.1.2.2.4. Quản lý chất lượng. Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư. 1.1.2.2.5. Quản lý nhân lực. Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án. Nó cho thấy việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào? 1.1.2.2.6. Quản lý thông tin. Quản lý thông tin là đảm bảo quá trình thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời được các câu hỏi: Ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng cách nào? 1.1.2.2.7. Quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là xác định các yếu tố rủi ro của dự án, lượng hoá mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro. 1.1.2.2.8. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán của dự án là quá trình lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ,... cần thiết cho dự án. Quá trình quản lý này giải quyết vấn đề: bằng cách nào dự án nhận được hàng hoá và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài cung cấp cho dự án, tiến độ cung, chất lượng cung như thế nào? 1.1.2.2.9. Lập kế hoạch tổng quan. Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, xác định những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công việc đó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định của dự án. 8 Kế hoạch dự án là việc chi tiết hoá các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ. Kế hoạch dự án bao gồm nhiều loại kế hoạch như: kế hoạch tổng thể về dự án, kế hoạch tiến độ, kế hoạch ngân sách, kế hoạch phân phối nguồn lực... 1.1.2.3. Quản lý theo chu kỳ của dự án. Dự án là một thực thể thống nhất, thời gian thực hiện dài và có độ bất định nhất định nên các tổ chức, đơn vị thường chia dự án thành một số giai đoạn để quản lý thực hiện. Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi việc thực hiện một hoặc nhiều công việc. Tổng hợp các giai đoạn này được gọi là chu kỳ dự án. Chu kỳ dự án xác định điểm bắt đầu, điểm kết thúc và thời hạn thực hiện dự án. Chu kỳ dự án xác định những công việc nào sẽ được thực hiện trong từng pha và ai sẽ tham gia thực hiện. Nó cũng chỉ ra những công việc còn lại nào ở giai đoạn cuối sẽ thuộc và không thuộc phạm vi dự án. Thông qua chu kỳ dự án có thể nhận thấy một số đặc điểm: Thứ nhất, mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường là thấp khi bắt đầu dự án, tăng cao hơn vào thời kỳ phát triển, nhưng giảm nhanh chóng khi dự án bước vào giai đoạn kết thúc. Thứ hai, xác suất hoàn thành dự án thành công thấp nhất và do đó rủi ro là cao nhất khi bắt đầu thực hiện dự án. Xác suất thành công sẽ cao hơn khi dự án bước qua các pha sau. Thứ ba, khả năng ảnh hưởng của chủ đầu tư tới đặc tính cuối cùng của sản phẩm dự án và do đó tới chi phí là cao nhất vào thời kỳ bắt đầu và giảm mạnh khi dự án được tiếp tục trong các pha sau. 1.1.3. Mô hình tổ chức dự án. Tổ chức là một nhân tố động. Các mô hình tổ chức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ và yêu cầu quản lý. Những năm gần đây mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý dự án nói riêng có những thay đổi tích cực theo hướng phát triển nhiều mô hình tổ chức mới, năng động và hiệu quả. Có nhiều mô hình tổ chức quản lý dự án. Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu mà phân loại các mô hình tổ chức dự án cho phù hợp. 1.1.3.1. Căn cứ vào trách nhiệm và quyền hạn về quản lý và điều hành dự án. 1.1.3.1.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Quản lý dự án theo mô hình chủ đầu tư (chủ dự án) trực tiếp quản lý là hình thức tổ chức quản lý dự án không đòi hỏi cán bộ chuyên trách quản lý dự án phải trực tiếp tham gia điều hành dự án mà chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều 9 hành.Các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc thực hiện và kết quả cuối cùng của dự án mà chỉ đóng vai trò cố vấn, tư vấn cho chủ đầu tư. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án. Chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự án. Chủđầồ đầồuutưtư– –Chủ Chủdự dự Chủ án. án. Chuyêngia giaquản quảnlýlý Chuyên dựán án(Cồấ (Cồấvầấ vầấnn) ) dự Tổchức chứcthực thực Tổ hiệndự dựán ánI I hiện Tổchức chứcthực thực Tổ hiệndự dựán ánIIII hiện Tổchức chứcthực thực Tổ hiệndự dựán ánIII III hiện Tổchức chứcthực thực Tổ hiệndự dựán ánnn hiện Hình 1.4. Mô hình chủ đầầu tư trực tiếốp quản lý dự án. 1.1.3.1.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án. Mô hình tổ chức “Chủ nhiệm điều hành dự án” là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều hành dự án và họ được đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động thực hiện dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Mọi quyết định của chủ đầu tư về dự án mà liên quan đến các đơn vị thực hiện sẽ được triển khai thông qua chủ nhiệm điều hành dự án. Hình thức này áp dụng cho những dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp. 10 Chủđầề đầềuutư tư- -Chủ Chủdự dựán. án. Chủ Chủnhiệm nhiệmđiếề điếềuuhhàành nhddựựán. án. Chủ Tổchức chứcthực thực Tổ hiệndự dựán ánI I hiện Lậpdự dựtoán toán Lập Khảosát sát Khảo Tổchức chứcthực thực Tổ hiệndự dựán ánIIII hiện Thiềất tkềấ kềấ Thiềấ ...... Xâylắấlắấpp Xây Hình 1.5. Mô hình chủ nhiệm điếầu hành dự án. 1.1.3.1.3. Mô hình chìa khoá trao tay. Mô hình tổ chức dự án dạng chìa khoá trao tay là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là “chủ” của dự án. Hình thức tổ chức dự án dạng chìa khoá trao tay áp dụng khi chủ đầu tư được phép đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án. Khác với hình thức chủ nhiệm điều hành, giờ đây mọi trách nhiệm được giao cho nhà quản lý dự án và họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc thực hiện dự án. Trong một số trường hợp nhà quản lý dự án không chỉ được giao toàn quyền thực hiện dự án mà còn được phép cho người khác nhận thầu từng phần việc trong dự án đã trúng thầu. Khi đó họ như một thứ “cai” điều hành dự án. Trong trường hợp này bên quản lý dự án không phải là một cá nhân mà phải là một tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp. 11 Chủđầề đầềuutư tư- -Chủ Chủdự dựán. án. Chủ Thuêtư tưvầế vầếnnhoặc hoặctự tựlập lậpdự dựán. án. Thuê Chọntổng tổngthầề thầềuu Chọn (Chủnhiệm nhiệmđiếề điếềuuhhàành nhddựựán) án) (Chủ Tổchức chứcthực thựchiện hiện Tổ dựán ánI I dự Khảosát. sát. Khảo Thiềất tkềấ kềấ. . Thiềấ Tổchức chứcthực thựchiện hiện Tổ dựán ánII. II. dự Xâylắấlắấpp. . Xây ...... Hình 1.6. Mô hình tổ chức chìa khoá trao tay. 1.1.3.1.4. Mô hình tự thực hiện. Hình thức tự thực hiện dự án là mô hình quản lý mà chủ đầu tư không thuê các nhà quản lý dự án chuyên trách làm tư vấn cũng như quản lý dự án. Chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện, quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng, phù hợp với yêu cầu dự án. 1.1.3.2. Căn cứ vào vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo dự án. 1.1.3.2.1. Tổ chức quản lý dự án theo chức năng. Hình thức tổ chức dự án theo chức năng có đặc điểm là: - Dự án được đặt vào một phòng chức năng nào đó (tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của dự án). 12 - Các thành viên của dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức năng khác nhau đến và họ vẫn thuộc quyền quản lý của phòng chức năng nhưng lại đảm nhận phần việc chuyên môn liên quan đến dự án. - - -  Ưu điểm: Thứ nhất, linh hoạt trong sử dụng cán bộ. Phòng chức năng có dự án đặt vào chỉ quản lý hành chính, tạm thời đối với các chuyên gia tham gia quản lý dự án. Họ sẽ trở về vị trí cũ của mình khi kết thúc dự án. Thứ hai, một người có thể tham gia nhiều dự án để sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình.  Nhược điểm: Đây là cách quản lý không theo yêu cầu khách hàng. Vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một bộ phận chức năng nên bộ phận này thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính khác của nó mà không tập trung cố gắng vào việc giải quyết thoả đáng các vấn đề của dự án. Các bộ phận chức năng khác có trách nhiệm tham gia dự án cũng có tình hình tương tự. Trong một vài trường hợp, dự án không nhận được ưu tiên cần thiết, vì vậy không đủ phương tiện để hoạt động hoặc bị coi nhẹ. 1.1.3.2.2. Tổ chức chuyên trách quản lý dự án. Hình thức tổ chức chuyên trách dự án về thực chất là tạo ra một xí nghiệp con do một chủ nhiệm dự án quản lý. Mô hình tổ chức này có dạng như hình 1.7 13 Giámđốế đốếcc Giám Chủ Chủ nhiệmdự dự nhiệm án A án A Tàài i T chính chính Tiềấpp Tiềấ thị thị Trưởng Trưởng phòng phòng kinh doanh kinh doanh Sản Sản xuầất t xuầấ Chủ Chủ nhiệm nhiệm dựán ánBB dự Tàài i T chính chính Tiềấpp Tiềấ thị thị Trưởng Trưởng phòngtàtài i phòng chính chính ...... Sản Sản xuầất t xuầấ Hình 1.7. Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án - - - -  Ưu điểm: Đây là hình thức tổ chức theo yêu cầu khách hàng nên có thể phản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường. Nhà quản lý dự án có đầy đủ quyền lực đối với dự án. Tất cả các thành viên của dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm dự án (chứ không phải những người đứng đầu các bộ phận chức năng điều hành). Do dự án tách khỏi các phòng chức năng nên đường thông tin được rút ngắn.  Nhược điểm: Thứ nhất, khi công ty hay chủ đầu tư thực hiện đồng thời vài dự án và phải đảm bảo đủ số cán bộ cho từng dự án thì có thể dẫn đến tình trạng lãng phí nhân lực. Thứ hai, do yêu cầu phải hoàn thành tốt mục tiêu về hoàn thiện, thời gian, chi phí của dự án nên nhà quản lý dự án có xu hướng thuê chuyên gia giỏi vì nhu cầu dự phòng hơn là đáp ứng nhu cầu thực. 1.1.3.2.3. Tổ chức quản lý dự án dạng ma trận. Loại hình tổ chức dự án dạng ma trận là sự kết hợp 2 loại hình tổ chức dự án theo chức năng và dạng chuyên trách dự án. 14 - - - - -  Ưu điểm: Giống như hình thức tổ chức chuyên trách dự án, mô hình tổ chức này trao quyền cho chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong phạm vi chi phí được duyệt. Giống như tổ chức dạng chức năng, các tài năng chuyên môn được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau Khắc phục được hạn chế của mô hình quản lý theo chức năng. Khi kết thúc dự án các nhà chuyên môn này có thể trở về phòng chức năng của mình. Tạo điều kiện phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng.  Nhược điểm: Thứ nhất, nếu quyền quyết định trong quản lý dự án không rõ ràng, hoặc trái ngược, trùng chéo sẽ ảnh hưởng đến công việc dự án. Thứ hai, về lý thuyết, các chủ nhiệm dự án quản lý các quyết định hành chính, những người đứng đầu bộ phận chức năng ra các quyết định kỹ thuật. Nhưng trên thực tế, quyền và trách nhiệm khá phức tạp. Do đó kỹ năng thương lượng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của dự án. Thứ ba, mô hình quản lý này vi phạm nguyên tắc tập trung trong quản lý. Một nhân viên có hai thủ trưởng sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh nào trong trường hợp hai lệnh mâu thuẫn nhau. 1.2. Vai trò và đặc điểm của các dự án công nghệ thông tin. 1.2.1. Vai trò của Công nghệ thông tin. 1.2.1.1. Khái niệm, quá trình phát triển và vai trò của công nghệ thông tin trong nền kinh tế nước ta. 1.2.1.1.1Khái niệm. Công nghệ thông tin là sự hoà nhập của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện nhờ công nghệ vi điện tử. Sự hình thành của công nghệ thông tin được minh hoạ như ở hình vẽ 1.8. Liên lạc là công nghệ lâu đời nhất trong số 3 công nghệ kể trên. Các hệ thống liên lạc bằng điện đã phát triển suốt từ những năm 1840. Công nghệ máy tính ra đời từ những năm 1940, thoạt đầu vì những mục đích quân sự. Công nghệ vi điện tử bắt đầu từ những năm 1960 và đã sớm dẫn đến sự hội tụ nhanh chóng của cả 2 công nghệ lâu đời hơn thành một công nghệ mới mà ngày nay chúng ta gọi là Công nghệ thông tin. 15 Liên Liênlạc lạc viềỗ n thông. viềỗn thông. Truyềồ Truyềồnntin tin ++Máy Máytính. tính. ==Công Côngnghệ nghệ thông tin. thông tin. Xử Xửlýlýthông thôngtin tin Quản Quảnlýlý thông thôngtin. tin. Hình 1.8. Sự hình thành công nghệ thông tin. 1.2.1.1.2. Quá trình phát triển. Trong lịch sử phát triển nhân loại, cho tới cuối thế kỷ thứ XX, loài người đã trải qua 5 cuộc cách mạng thông tin. Tiêu chí để phân biệt các cuộc cách mạng thông tin là những thay đổi căn bản về các công cụ tiếp nhận, lưu trữ, xử lý, truyền thông tin và về khối lượng thông tin có thể phổ biến được cho mọi người. Cuộc cách mạng thông tin lần thứ nhất được khởi đầu bằng việc con người có được tiếng nói - đánh dấu điểm ngoặt căn bản trên bước đường phát triển tiến hoá của loài người. Kể từ đây, con người tách hẳn khỏi thế giới động vật . Nhờ có tiếng nói, thông tin tạo ra được thay đổi, truyền bá và lưu trữ và trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình giao tiếp và phát triển kỹ thuật ở những giai đoạn phát triển đầu tiên của thời đại nông nghiệp. Cuộc cách mạng thông tin lần thứ hai đánh dấu bằng việc phát minh ra chữ viết. Đây là một công cụ căn bản, làm thay đổi phương thức sinh hoạt của cộng đồng, dẫn đến chỗ mở rộng phạm vi phát triển và tạo lập các hệ thống cộng đồng mới vượt ra khỏi tầm phạm vi của các quan hệ huyết thống trong thời đại nông nghiệp. Nhờ có chữ viết, thông tin đã được lưu trữ, truyền bá nhanh chóng với khối lượng tri thức lớn để tư duy, phát triển và sáng tạo các kỹ thuật và công nghệ mới. Chữ viết đã tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có để phát triển và sáng tạo kỹ thuật, công nghệ. Tri thức được ghi lại, tích luỹ, truyền bá, sử dụng đã đưa kỹ thuật và công nghệ phát triển đến đỉnh cao rực rỡ, điển hình là các công trình kim tự tháp Ai Cập, các hệ thống thủy lợi, kiến trúc nguy nga 16 của các thành phố nổi tiếng còn lưu giữ đến ngày nay ở Hy Lạp, La Mã. Nhờ chữ viết, mà những công trình toán học kiệt xuất của Ơ-cơ-lít, Ac - si – met, Ptô - lê - mê ... đã được ghi lại. Cuộc cách mạng thông tin lần thứ hai đã thúc đẩy các cuộc di dân lớn, những cuộc chinh phục các miền đất mới và khởi đầu quá trình toàn cầu hoá giữa các nền văn hoá và các nền văn minh, góp phần tạo ra các tiền đề khởi phát cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cũng như tạo ra các xung lực mạnh mẽ để phát triển khoa học công nghệ và giao lưu quốc tế. Cuộc cách mạng thông tin thứ ba đánh dấu bằng sự ra đời kỹ thuật in, tạo khả năng chưa từng thấy để thông tin và tri thức truyền bá qua thời gian và không gian, vượt qua các rào cản ngăn cách giữa các nền văn hoá và văn minh, tạo ra quá trình toàn cầu hoá mới với tốc độ nhanh gấp nhiều lần, đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh chóng diễn biến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nhờ cuộc cách mạng thông tin lần thứ ba, thông tin và tri thức của nhân loại được nhân bản, xử lý, truyền bá rộng khắp và trở thành tài sản chung của loài người. Cuộc cách mạng thông tin thứ tư hình thành trên cơ sở các thiết bị truyền thông bằng điện và điện tử (điện thoại, điện báo, radio, truyền hình) đã thúc đẩy sự truyền bá rất nhanh chóng mọi loại hình thông tin và tri thức trên quy mô toàn cầu. Cuộc cách mạng thông tin này gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất và phân công lao động trên quy mô quốc tế. Cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm: Những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã thúc đẩy mạnh mẽ sự xuất hiện cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm với đặc điểm nổi bật là các hệ thống siêu lộ cao tốc thông tin (super highways), các hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia (NII – National information infrastructure), hạ tầng cơ sở thông tin khu vực (RII – Regional information infrastructure) và hạ tầng cơ sở thông tin toàn cầu (GII – Global information infrastructure). Trong đó, biểu trưng đặc sắc nhất và nổi bật nhất là mạng Internet. Cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ, chính trị, quân sự..., đồng thời đang tạo ra những thách thức mới đối với các quan niệm truyền thống về tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Mặc dù chưa có thể dự đoán được hết các tác động của mạng Internet đối với loài người nhưng trên thực tế, cuộc cách mạng thông tin lần này đang mở ra một kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên số hoá làm đảo lộn tư duy và sinh hoạt của xã hội loài người. Trên cơ sở các thế hệ máy tính mới, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển như Mỹ đang xây dựng thế hệ mạng thông tin toàn cầu mới - đó là Internet 2 và Internet thuộc thế hệ tiếp theo (NGI – Next Generation of Internet ) với tốc độ truy cập cao hơn tốc độ của mạng Internet hiện nay 1000 lần. Với những tác 17 động có tính cách mạng mà đến nay chỉ có thể so sánh được với các truyện viễn tưởng. 1.2.1.1.3. Vai trò của Công nghệ thông tin trong nền kinh tế nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã nhận định công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của công nghệ thông tin, cho nên ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương vận dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hóa trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: ”Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học...”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành trung ương (khoá VII), ngày 30/7/1994 đã xác định: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế”. Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 về “Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90”. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70 công nghệ thông tin ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta nhận định: Công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn với nhiều nước trên thế giới và khu vực.Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn 18 của công nghệ thông tin chưa được phát huy mạnh mẽ ... , ứng dụng công nghệ thông tin ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của công nghệ thông tin chưa đầy đủ; thực hiện chưa triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ; ...; chưa coi đầu tư cho xây dựng hạ tầng thông tin là loại đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu cơ bản mà Đảng ta đã đề ra đó là: “Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội.” Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Đảng ta đã chỉ ra nhiều giải pháp và nhiệm vụ; và một trong những giải pháp đó là: “Các doanh nghiệp, trước hết là các Tổng công ty 90 và 91 cần đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, sử dụng thương mại điện tử, coi đó là các biện pháp cơ bản để đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.” 1.2.1.2. Tình hình ứng dụng và vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động của Tổng Công ty điện lực Việt Nam. 1.2.1.2.1. Khái quát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của EVN. Thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, EVNvới tư cách là một trong những Tổng công ty lớn, đóng vai trò chủ quản, chỉ đạo và chi phối mọi hoạt động trong toàn ngành điện - đã rất chú trọng phát triển công tác công nghệ thông tin trong thời gian qua. Trung tâm Công nghệ thông tin được thành lập làm đầu mối quản lý về công nghệ thông tin cho toàn Tổng công ty. Một loạt các dự án công nghệ thông tin đang và sẽ được triển khai bằng nguồn hỗ trợ của các tổ chức phát triển như Cơ quan phát triển thương mại Hoa Kỳ (TDA), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác phát triển Thuỵ Điển (SIDA) như dự án Hệ thống thông tin quản lý tài chính kế toán, Hệ thống thông tin chăm sóc khách hàng, Hệ thống thông tin quản lý khách hàng, Hệ thống thông tin địa lý, dự án đào tạo về công nghệ thông tin… Hiện nay, Tổng công ty đang xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp thống nhất trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa... Tổng Công ty không chỉ chú trọng đến nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin như phần cứng, hệ thống mạng... mà còn thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chuyên gia công nghệ thông tin, lập trình viên trong Tổng Công ty bằng các chương trình đào tạo thường xuyên. 19 Trong thời gian tới, Tổng Công ty điện lực Việt Nam sẽ xây dựng và áp dụng đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn công nghệ thông tin trong toàn ngành điện; sản xuất các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin không chỉ cho ngành điện mà hướng tới cung cấp cho thị trường công nghệ thông tin Việt Nam. Kết hợp với các hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng cho thị trường viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang xây dựng các phần mềm quản lý viễn thông công cộng và khai thác các dịch vụ gia tăng trên Internet. 1.2.1.2.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động của EVN. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình, EVN đã thu được một số thành công sau đây: - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng suất lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Được đào tạo các kiến thức về công nghệ thông tin và đồng thời được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại đã giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, kĩ sư của EVN thực hiện công việc của mình với năng suất và hiệu quả cao hơn trước kia. Họ không còn phải dành nhiều thời gian cho tính toán và xử lý công việc một cách thủ công nữa, mà sẽ có nhiều thời gian hơn tập trung vào việc phân tích và xử lý nghiệp vụ. - Hình thành nên một mô hình tổ chức quản lý tiên tiến, một môi trường làm việc hiện đại. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình đã giúp cho EVN có được một mô hình tổ chức quản lý tiến bộ. Một hệ thống thông tin thông suốt được nối từ lãnh đạo cấp cao của EVN tới các đơn vị trực thuộc. Điều đó giúp cho các cấp lãnh đạo nhanh chóng nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị từ đó mà có các quyết định quản lý chính xác và kịp thời. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã làm giảm bớt gánh nặng của việc xử lý những thủ tục giấy tờ, giúp EVN tin học hoá được các thủ tục hành chính, nhờ đó mà tinh giảm được một bộ phận lao động và nâng cao năng suất lao động. - Nâng cao khả năng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị sản xuất – kinh doanh trong EVN. Với việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, kĩ sư, đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại nói chung và việc ứng dụng các sản phẩm của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất và kinh doanh nói riêng, các công ty, các đơn vị có chức năng sản xuất- kinh doanh trực thuộc EVN đã từng bước trưởng thành về nhiều mặt. Có thể lấy khối tư vấn thiết kế xây dựng điện (bao gồm các Công ty tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3, 4 và Viện Năng Lượng) làm ví dụ. Nhờ được đầu tư như vậy, các đơn vị này từ chỗ chủ yếu làm công tác khảo sát thiết kế đến nay đã đảm đương được hầu hết hơn 15/19 loại hình công tác tư vấn theo thông lệ Việt Nam và Quốc tế từ khâu chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến đưa dự án vào hoạt động. Họ có 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan