Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phầ...

Tài liệu Quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần logistics vinalink và giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng xuất khẩu

.PDF
75
76
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO NHẬN Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh Sinh viên thực hiện : Ngô Mỹ Trinh MSSV: 1154010865 Lớp: 11DQN03 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là tôi tự thu thập, trích dẫn. Tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TP.HCM, ngày 31 tháng 08 năm 2015 Ngô Mỹ Trinh ii LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty cổ phần logistics Vinalink thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm nhiều hiểu biết về quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không trong suốt thời gian thực tập để có cơ sở hoàn thành khóa luận. Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô và anh chị trong công ty cổ phần logistics Vinalink. Đó là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này. Dẫu biết rằng, em đã luôn cố gắng hoàn thiện bài ở mức tốt nhất nhưng không thể nào tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành các kỹ năng của bản thân hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! iii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : ………………………………………………………….. MSSV : ………………………………………………………….. Khoá : …………………………………………………… 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………... 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Đơn vị thực tập iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. ………………………..…………………………………………………………. v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ i CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG...............................................................3 1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa ...........................................................3 1.1.1 Khái niệm về giao nhận và người giao nhận ..............................................3 1.1.1.1 Khái niệm về giao nhận .........................................................................3 1.1.1.2 Khái niệm về người giao nhận ..............................................................3 1.1.2 Phạm vi các dịch vụ giao nhận ....................................................................4 1.1.2.1 Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).......................................4 1.1.2.2 Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu). .................................5 1.1.2.3 Những dịch vụ khác ...............................................................................5 1.1.3 Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển thương mại ...........................5 1.1.4 Cơ sở pháp lý .................................................................................................6 1.1.4.1 Quy định pháp luật Việt Nam về vận tải hàng không ........................6 1.1.4.2 Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không........................................7 1.2 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không ..........................................................................................................................8 1.2.1 Khái niệm về giao nhận hàng không ...........................................................8 1.2.2 Đặc điểm của vận tải hàng không ...............................................................8 1.3 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không ...................10 1.3.1 Nhận yêu cầu của khách hàng và ký hợp đồng ........................................10 1.3.2 Tìm hiểu và hoàn thiện hồ sơ của lô hàng ................................................10 1.3.3 Tiến hành các thủ tục giao hàng................................................................10 1.3.4 Lên chi phí cho lô hàng ..............................................................................11 1.3.5 Hoàn tất thủ tục và thông báo chi phí cho khách hàng...........................11 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................12 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK ..............................................................................................................13 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần logistics Vinalink ..........................13 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty .............................................13 vi 2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty .........................................17 2.1.3 Cơ cấu tố chức bộ máy ...............................................................................18 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 ..................................................................................................................19 2.2 Thực trạng quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty cổ phần logistics Vinalink ...................................................................23 2.2.1 Tìm kiếm khách hàng và ký hợp đồng .....................................................23 2.2.2 Kiểm tra bộ chứng từ - Mở tờ khai hải quan ...........................................23 2.2.2.1 Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng ...........................................................23 2.2.2.2 Kiểm tra bộ chứng từ ...........................................................................24 2.2.2.3 Mở tờ khai hải quan điện tử ................................................................27 2.2.3 Quy trình thủ tục hải quan ........................................................................33 2.2.3.1 Chuẩn bị bộ chứng từ ..........................................................................34 2.2.3.2 Đưa hàng vào kho SCSC......................................................................34 2.2.3.3 Kiểm tra thực tế hàng hóa ...................................................................34 2.2.3.4 Cân hàng ...............................................................................................35 2.2.3.5 Đóng phí lao vụ .....................................................................................35 2.2.3.6 Đánh Bill (MAWB, HAWB) ................................................................35 2.2.3.7 Thanh lý tờ khai hải quan ...................................................................37 2.2.3.8 Soi chiếu an ninh và gửi bộ chứng từ .................................................37 2.2.3.8.1 Soi chiếu an ninh ..........................................................................37 2.2.3.8.2 Gửi bộ chứng từ ...........................................................................38 2.3 Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không ...................................................................................................................................39 2.3.1 Ưu điểm........................................................................................................39 2.3.2 Hạn chế ........................................................................................................39 2.3.3 Nguyên nhân và rủi ro tìm ẩn trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không ............................................................................40 2.3.3.1 Nguyên nhân tìm ẩn trong quy trình..................................................40 2.3.3.2 Rủi ro khách quan bên ngoài ..............................................................41 2.3.4 Áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh .................42 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................45 vii CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK ........................46 3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần logistics Vinalink .....................46 3.2 Một số giải pháp với công ty ............................................................................48 3.2.1 Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho nhân viên ..................................................................................................................48 3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp.............................................................................48 3.2.1.2 Điều kiện thực hiện .............................................................................49 3.2.1.3 Kết quả đạt được.................................................................................50 3.2.2 Xây dựng chiến lược Marketing và công tác quảng cáo tiếp thị ............50 3.2.2.1 Cơ sởcủa giải pháp..............................................................................50 3.2.2.2 Điều kiện thực hiện .............................................................................50 3.2.2.3 Kết quả đạt được.................................................................................51 3.2.3 Về thị trường hoạt động và giao dịch với khách hàng ............................51 3.2.3.1 Cơ sởcủa giải pháp..............................................................................51 3.2.3.2 Điều kiện thực hiện .............................................................................51 3.2.3.3 Kết quả đạt được.................................................................................54 3.2.4 Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin ..................................................................................................................54 3.2.4.1 Cơ sởcủa giải pháp..............................................................................54 3.2.4.2 Điều kiện thực hiện .............................................................................54 3.2.4.3 Kết quả đạt được.................................................................................56 3.3 Kiến nghị với Nhà Nước ...................................................................................56 3.3.1 Hoàn thiện về mặt chính sách kinh tế hướng mạnh xuất khẩu..............56 3.3.2 Giảm thiểu quy trình thủ tục hành chính, hải quan................................57 3.3.3 Hỗ trợ về mặt tài chính ..............................................................................57 3.3.4 Chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng để phục vụ công tác giao nhận hàng không ...................................................................................58 3.3.5 Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán và phù hợp trong nước và quốc tế ....................................................................................................59 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................60 KẾT LUẬN ..............................................................................................................61 viii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT FIATA Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế HKDDVN Hàng không dân dụng Việt Nam MAWB Master Airway Bill – Vận đơn chủ/ hãng HAWB House Airway Bill – Vận đơn nhà/ đại lý XNK Xuất nhập khẩu VND Việt Nam đồng HĐQT Hội Đồng Quản Trị BKS Ban Kiểm Soát VCCI Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam VTQT Vận tải quốc tế TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn UBND Ủy Ban Nhân Dân NHNN Ngân Hàng Nhà Nước WCA Hiệp hội các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển lớn nhất và uy tín nhất trên toàn thế giới VPĐD Văn phòng đại diện TT Tăng trưởng IATA Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế WCA Hiệp hội các đơn vị cung cấp các dịch vụ vận chuyển lớn nhất và uy tín trên toàn thế giới ix DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1 Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải ........ 9 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động của Công ty cổ phần Logistics Vinalink giai đoạn 2012-2014 ........................................................................................ 19 Bảng 2.11 Mô tả chi tiết hàng hóa ................................................................. 32 Bảng 3.1 Dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển theo phương thức vận tải ..................................................................................................... 47 x DANH SÁCH BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH Hình 2.1 Logo hình ảnh công ty Vinalink ................................................. 13 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức công ty Vinalink................................................. 18 Đồ thị 2.4 Phần trăm lợi nhuận / doanh thu giai đoạn 2012 – 2014......... 21 Đồ thị 2.5 Doanh thu phòng hàng không giai đoạn 2012 – 2014 .............. 22 Hình 2.6 Đăng nhập phần mềm VINACCS của công ty Vinalink .......... 27 Hình 2.7 Giao diện tờ khai xuất khẩu........................................................ 28 Hình 2.8 Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu .......................................... 29 Hình 2.9 Thông tin về Vận đơn – Hóa đơn thương mại .......................... 30 Hình 2.10 Thông tin danh sách hàng .......................................................... 31 Hình 2.12 Kết quả phân luồng – kết quả xử lý tờ khai ............................. 33 Sơ đồ 2.13 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không ........................................................................................33 1 LỜI MỞ ĐẦU  1. Lí do chọn đề tài Với xu thế toàn cầu hóa trở thành xu hướng chủ đạo như hiện nay thì thị trường ngày càng được mở rộng, vận tải quốc tế không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà phạm vi thị trường toàn thế giới. Đối với mỗi quốc gia Ngoại thương trở thành lĩnh vực kinh tế vô cùng quan trọng để phát huy lợi thế so sánh của mình. Hiện nay chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới vận tải hàng không nội địa được phủ kín, nhiều đường bay quốc tế được mở rộng và nâng cấp. Nhờ đó khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường không đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển.Trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải bằng đường hàng không tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng do tính ưu việt về tốc độ vận tải và tính an toàn cao nên vận tải hàng không vận giữ vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận bằng đường hàng không đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và ở VINALINK nói riêng, qua thời gian thực tập tìm hiểu hoạt động kinh doanh nghiệp vụ giao nhận hàng không ở VINALINK, em đã chọn đề tài: "QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO NHẬN" 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa nội dung các lý luận và phân tích về quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không, cách thức thực hiện, quy trình vận tải và các thủ tục chứng từ để từ đó làm nổi rõ lên thực trạng các vấn đề trong quy trình giao nhận hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần Logistics Vinalink. Đứng trên phương diện khách quan nhận diện được những khó khăn, thách thức, những điểm yếu kém trong quy trình giao nhận hàng xuất khẩu mà công ty còn phải từ thực trạng đó đề ra các giải pháp – kiến nghị của riêng bản thân em để góp phần giải quyết những vấn đề này. NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: các số liệu sử dụng trong tài liệu về công ty trong vòng 3 năm trở lại đây, từ năm 2012 đến năm 2014 Không gian: đề tài được nghiên cứu khảo sát thực tế tại phòng Hàng Không Công Ty Cổ Phần Logistics Vinalink thành phố Hồ Chí Minhtrong thời gian thực tập tại đây 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực tiễn: trong quá trình nghiên cứu em chọn phương pháp tác động thực tiễn vào đối tượng nghiên cứu để làm rõ bản chất từ đó theo dõi quan sát và đi thực tế đến các khu vực làm hàng tại kho SCSC và TCS để rút ra được bài học cũng như kinh nghiệm về quy luật của vấn đề nghiên cứu. Thu thập dữ liệu sơ cấp: trong quá trình thực tập tại công ty bằng phương pháp quan sát hoạt động kinh doanh và tham vấn ý kiến cá nhân, kinh nghiệm của các nhân viên có chuyên môn riêng trong từng lĩnh vực để thu thập thêm thông tin nhằm làm rõ hơn thực trạng quy trình giao nhận tại công ty. Thu thập dữ liệu thứ cấp: ngoài phương pháp quan sát hoạt động kinh doanh em còn thu thập các tài liệu có sẵn tại công ty (phòng chứng từ, phòng kế toán, phòng sales, phòng hiện trường..) và các nguồn thông tin trên website của công ty. 5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không. Chương 2:Giới thiệu về công ty cổ phần Logistics Vinalink và phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Logistics Vinalink Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao quy trình giao nhận vận tải hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần Logistics Vinalink NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa 1.1.1 Khái niệm về giao nhận và người giao nhận 1.1.1.1 Khái niệm về giao nhận Trong thương mại quốc tế sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia đã dẫn đến hàng hóa xuất nhập khẩu phải được chuyên chở qua biên giới giữa các nước. Do vậy, để hàng hóa đến tận tay người mua, hàng hóa phải trải qua hàng loạt những giai đoạn như: thông quan xuất nhập khẩu, chuẩn bị giấy tờ, thuê phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng lên phương tiện,..Tất cả những công việc đó gọi là nghiệp vụ giao nhận. Dịch vụ logistics (dịch vụ giao nhận hàng hoá – Frieght forwarding service) là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao- Điều 233, Luật Thương mại 2005. Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng (nhà xuất khẩu), người nhận hàng (nhà nhập khẩu) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế, phân công lao động quốc tế với mức độ và quy mô chuyên môn hoá ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được chuyên môn hóa, do các tổ chức, các nghiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành và giao nhận đã chính thức trở thành một ngành nghề. Tóm lại, nói một cách ngắn gọn:” Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng”. 1.1.1.2 Khái niệm về người giao nhận Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó. Theo Luật Thương Mại Việt Nam điều 164, người làm dịch NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH 4 vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá ..” 1.1.2 Phạm vi các dịch vụ giao nhận Ngoại trừ một số trường hợp bản thân người gửi hàng/người nhận hàng muốn tự mình tham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, còn thông thường, người giao nhận thay mặt anh ta lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua các công đoạn. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người kí hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê, người giao nhận cũng sử dụng những đại lý của họ ở nước ngoài. Những dịch vụ này bao gồm : 1.1.2.1 Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu). • Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp, lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc. • Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như:giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận • Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩucũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết. • Đóng gói hàng hoá (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá và những luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến. • Lo liệu việc lưu kho hàng hoá (nếu cần) - Cân đo hàng hoá. • Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu thì mua bảo hiểm cho hàng. • Vận chuyển hàng hoá đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở. • Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng. • Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần). NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH 5 • Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường đưa tới người nhận hàng thông qua nhưng mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. • Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có, giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về những tổn thất của hàng hoá (nếu có). 1.1.2.2 Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu). • Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hoá từ khi người nhận hàng lo liệu vận tải hàng. • Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá. • Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước(nếu cần). • Thu xếp việc khai báo hải quan trả lệ phí thức và những chi phí khác cho hảiquan, những nhà đương cục khác, thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần), giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng. • Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về những tổn thất của hàng hoá nếu có, giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối (nếu cần). 1.1.2.3 Những dịch vụ khác Bên cạnh những dịch vụ đã nêu ở trên, người giao nhận cũng có thể làm một số những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt khác như gom hàng (tập hợp những lô hàng lẻ lại) có liên quan đến hàng công trình: công trình chìa khoá trao tay (cung cấp thiết bị, xưởng..sẵn sàng vận hành)..v.v.. Người giao nhận cũng có thể thông báo khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương và tóm lại tất cả những vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh của anh ta 1.1.3 Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển thương mại Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có vai trò quan trọng được thể hiện qua các phương diện :  Giao nhận góp phần tạo điều kiện cho quá trình lưu thông của hàng hóa nhanh chóng hơn. Giúp chuyên chở và thực hiện một số nghiệp vụ trong hoạt động giao nhận vận tải và là cầu nối quan trọng giữa người gửi hàng và người nhận hàng. NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH 6  Giao nhận góp phần giúp cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào tác ngiệp.  Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải trọng của các phương tiện vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.  Giao nhận giúp giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí. Song song đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết như chi phí xây dựng nhà kho, bến bãi của người giao nhận hay do người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công. 1.1.4 Cơ sở pháp lý 1.1.4.1 Quy định pháp luật Việt Nam về vận tải hàng không Thị trường Hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong 5 vừa năm qua với mức bình quân tăng trưởng hàng năm là 15%. Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã nỗ lực tập trung đầu tư vào các dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ, đào tạo con người, đơn giản hoá thủ tục nhằm khai thác hiệu quả các sân bay và cung ứng dịch vụ hàng không, song song đó thì các quy định pháp luật là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng trong giao nhận vận tải. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (Luật HKDDVN) được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Với việc tách chức năng quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh, Luật đã đánh dấu bước đột phá về công tác quản lý nhà nước cũng như tạo khung pháp lý cho các hoạt động trong ngành hàng không dân dụng. Luật HKDDVN năm 2006 là văn bản pháp lý quan trọng điều tiết một cách toàn diện hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam, kế thừa và phát triển những quy định không còn phù hợp của Luật HKDDVN năm 1991 và 1995, luật HKDDVN 2006 đã bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển, hội nhập của ngành hàng không, đảm bảo sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế, sự cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Luật HKDDVN năm 2006 lại được Quốc hội sửa đổi, bổ sung thông qua ngày 21/11/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015, luật bao gồm 10 chương và 202 điều khoản.Những điều khoản về vận chuyển hàng hóa được trích dẫn trong Chương 6, mục 3, từ điều 128 -> 142. NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH 7 1.1.4.2 Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không Bên cạnh nguồn luật Quốc gia, nguồn luật quốc tế cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Trong môi trường vận tải quốc tế người giao nhận thường xuyên giao dịch với các đối tác nước ngoài, giao nhận hàng hóa trên lãnh thổ các nước khác vì vậy việc am hiểu các điều ước quốc tế có tác dụng giảm thiểu các tranh chấp không mong muốn và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Một số nguồn luật quốc tế:  Công ước Vacsava 1929: Vận tải hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế được ký tại Vacsava ngày 12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vacsava 1929.  Công ước Chicago 1944: Công ước được ký tại Chicago ngày 7/12/1944 với mục đích gìn giữ tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới, đảm bảo an ninh chung, tạo điều kiện cho ngành hàng không dân dụng quốc tế phát triển an toàn, trật tự trên cở sở bình đẳng, cùng có lợi.  Nghị định thư Hague 1955: Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava được ký tại Hague 28/91955  Công ước Guadalazala 1961: Công ước bổ sung cho công ước Vacsavađược ký kết tại Guadalazala ngày 18/9/1961.  Hiệp định Montreal 1966: Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vacsavavà nghị định thư Hague. Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966  Nghị định thư Guatemala 1971: Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava12/10/1929 được sửa đổi bởi nghị định thư Hague 28/9/1995, để thống nhất một số quy tắc liên quan tới vận tải hàng không quốc tế. Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971  Nghị định thư sửa đổi công ước Vacsava 1929: Nghị định thư này được kết tại Montreal ngày 25/09/1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1,2,3,4. Các công ước, hiệp định, nghị định thư... chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hành khách, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên chở... NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH 8 1.2 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không 1.2.1 Khái niệm về giao nhận hàng không Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến qúa trình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng. Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức qúa trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến qúa trình chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không. Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không thường do đại lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không thực hiện. Đại lý hàng hoá hàng không là bên trung gian giữa một bên là người chuyên chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu). Nói đến đại lý hàng hoá hàng không, người ta thường gọi là đại lý FIATA vì đây là đại lý tiêu chuẩn nhất. Đại lý hàng hoá FIATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên của FIATA chỉ định và cho phép thay mặt họ. Người giao nhận hàng không: Là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không. Người giao nhận hàng không có thể là đại lý FIATA hoặc không phải là đại lý FIATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu là dịch vụ gom hàng. 1.2.2 Đặc điểm của vận tải hàng không Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau.  Tốc độ của vận tải hàng không khá cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh, gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần vận tải ô tô và 8 lần vận tải tàu hỏa.  Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác, thích hợp với các loại hàng có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng quý hiếm.  Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, trang bị hoàn hảo về kỹ thuật, các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như: sân bay, đài kiểm soát, khí tượng,..đây là một những yếu tố cấu thành nên giá cước hàng không.  Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác.  Vận tải hàng không đơn giản hoá về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác. NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH 9  Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:  Cước vận tải hàng không cao.  Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá cồng kềnh, hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp.  Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực phục vụ. Ngành vận Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 tải Đường sắt 8481,1 8247,5 7861,5 7234,1 Đường bộ 455898,4 513629,9 587014,2 663913,1 Đường sông 133027,9 137714,5 144227,0 157207,4 Đường biển 55696,5 55790,9 61593,2 64672,8 139,6 190,1 199,2 Đường hàng 131,4 không ( Nguồn: Tổng Cục Thống Kê ) Bảng 1.1 Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải (đvt: 1000 tấn) Khối lượng vận tải hàng hóa đã tăng từ 0,067 triệu tấn năm 2001 lên 0,459 triệu tấn năm 2010 (năm 2011 là 0,475 triệu tấn), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,9%/năm và lượng luân chuyển hàng hàng hóa đã tăng từ 158,2 triệu tấn/km năm 2001 lên 429,2 triệu tấn/km năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,7%/năm. Vận tải hàng không đã đóng góp tích cực vào vận chuyển hành khách đường dài, quốc tế và hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Vận tải hàng không đã trở thành phương thức vận tải an toàn, phổ thông và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới; đã mở mới nhiều tuyến bay quốc tế tầm trung và xa, tăng tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hành khách quốc tế đi/đến Việt Nam của các hãng hàng không trong nước. Phát triển vận tải hàng không cơ bản phù hợp với chiến lược được phê duyệt. NGÔ MỸ TRINH-11DQN03 GVHD:Th.s NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất