Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của việt nam trong cộ...

Tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của việt nam trong cộng đồng kinh tế asean

.PDF
224
322
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH    NGUYỄN HOÀNG TUẤN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI –2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH    NGUYỄN HOÀNG TUẤN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.,TS.Lý Phương Duyên 2. PGS.,TS.Hoàng Văn Bằng HÀ NỘI –2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Hoàng Tuấn ii MỤC LỤC TRANG Mục lục ii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt tiếng Anh viii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt tiếng Việt xi Danh mục các bảng xii Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị xiii MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI. 10 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quy tắc xuất xứ hàng hoá. 10 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế quan 15 và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM. 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về quy tắc xuất 16 17 xứ hàng hoá. 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế quan 19 và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). 1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN 21 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 1.3.1. Những khoảng trống trong các nghiên cứu. 21 1.3.2. Những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp 23 tục phát triển. 1.4. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 24 Kết luận chương 1 26 Chương 2: QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ THUẾ QUAN ƯU ĐÃI. 27 iii 2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG 27 HOÁ. 2.1.1. Khái niệm xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hoá. 27 2.1.2. Những nội dung cơ bản của quy tắc xuất xứ hàng hoá. 33 2.1.3. Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hoá. 46 2.2. 54 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ QUAN VÀ THUẾ QUAN ƯU ĐÃI. 2.2.1. Khái niệm thuế quan . 54 2.2.2. Khái quát về thuế quan ưu đãi. 57 2.3. 59 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TRONG ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI. 2.3.1. Các quy định luật quốc tế điều chỉnh chung về xuất xứ 59 hàng hóa. 2.3.2. Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt 61 động thương mại và đầu tư. 2.3.3. Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và sự phối hợp của các cơ 62 quan quản lý nhà nước liên quan. 2.3.4. Nhân tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp. 64 2.4. 67 TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ THUẾ QUAN ƯU ĐÃI ĐẾN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU. 2.5. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ 73 TRONG ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI CỦA CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM. 2.5.1. Kinh nghiệm của các nước ASEAN-4 (Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia). 73 iv 2.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản. 79 2.5.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc. 81 2.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc thực hiện quy tắc 83 xuất xứ trong áp dụng thuế quan ưu đãi ở Việt Nam. Kết luận chương 2 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT 86 87 XỨ HÀNG HOÁ VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN. 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 87 VÀ THUẾ QUAN ƯU ĐÃI TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN. 3.1.1. Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN và chiến lược 87 phát triển của cộng đồng kinh tế ASEAN. 3.1.2. Thuế quan ưu đãi trong ASEAN. 92 3.2. 99 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TRONG ASEAN. 3.2.1. Xác định xuất xứ hàng hoá ASEAN. 99 3.2.2. Chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN. 104 3.3. 106 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI TẠI VIỆT NAM. 3.3.1. Thực trạng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thực 106 hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN. 3.3.2. Thực trạng áp dụng tiêu chí xuất xứ hàng hoá theo biểu 109 thuế quan ưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong AEC. 3.3.3. Thực trạng thực thi quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN 114 v trong áp dụng thuế quan ưu đãi của các cơ quan nhà nước Việt Nam. 3.3.4 Thực trạng thực thi quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN 119 trong áp dụng thuế quan ưu đãi của các doanh nghiệp. 3.4. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY TẮC 121 XUẤT XỨ HÀNG HOÁ ASEAN VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI TRONG TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN AEC. 3.4.1. Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi 121 thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên AEC qua áp dụng mô hình trọng lực. 3.4.2. Thực tiễn tác động việc áp dụng thuế quan ưu đãi và quy 126 tắc xuất xứ hàng hoá đối với thương mại Việt Nam trong AEC. 3.5 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ 137 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ KHI THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI TRONG AEC CỦA VIỆT NAM. 3.5.1 Những kết quả đạt được. 137 3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 142 Kết luận chương 3 155 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 157 vi 4.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH 157 THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ CÁC QUY ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM. 4.1.1. Xu hướng phát triển của các hiệp định thương mại tự do 157 tác động tới Việt Nam. 4.1.2. Xu hướng xây dựng và áp dụng các quy định xuất xứ 162 hàng hóa mới trên thế giới. 4.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC. 4.2.1. Tạo dựng khuôn khổ pháp lý xuất xứ hàng hoá hoàn chỉnh 163 163 trên cơ sở nền tảng các quy định về xuất xứ trong AEC. 4.2.2. Đẩy mạnh việc hỗ trợ, phối hợp trao đổi thông tin và kiến 169 thức về thuế quan và xuất xứ hàng hoá trong AEC giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. 4.2.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề sản xuất 172 nhằm đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ hàng hoá trong AEC. 4.2.4. Tăng cường nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát 175 việc thực hiện và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về xuất xứ hàng hoá trong AEC của các cơ quan quản lý nhà nước. 4.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP. 4.3.1. Chủ động, tích cực nắm bắt và áp dụng các quy định về 180 180 xuất xứ hàng hoá, thuế quan vào trong hoạt động kinh doanh. 4.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về xuất xứ hàng hoá. 182 vii 4.3.3. Đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng 184 được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AEC. Kết luận chương 4 187 KẾT LUẬN 188 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 189 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 190 PHỤ LỤC 1 201 PHỤ LỤC 2 202 PHỤ LỤC 3 204 PHỤ LỤC 4 206 viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TT Chữ viết tắt Tiếng Anh 1 ADB Asian Development Bank 2 AEC 3 AFTA 4 ASEAN 5 ATIGA 6 BTA Bilateral Trade Agreement 7 C/O Certificate of origin 8 CC Change in chapter 9 CEPT 10 CTC 11 CTSH 12 CTH ASEAN Economic Community ASEAN Free Trade Area Giải nghĩa Ngân hàng phát triển châu Á Cộng đồng kinh tế ASEAN Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Association of South East Hiệp hội Các quốc gia Asian Nations Đông Nam Á Asean Trade In Goods Hiệp định Thương mại Agreement Hàng hóa ASEAN Hiệp định Thương mại song phương Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Chuyển đổi ở cấp độ chương Common Effective Hiệp định ưu đãi thuế quan Preferential Tariff có hiệu lực chung Change in tariff classification Chuyển đổi dòng thuế Change in Tariff Sub Chuyển đổi dòng thuế ở cấp Heading độ phân nhóm Change in Tariff Heading Chuyển đổi dòng thuế ở cấp độ nhóm ix 13 EU European Union Liên minh châu Âu 14 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 15 FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do 16 GATT General Agreement of Hiệp định chung về Thương Trade and Tariff mại và Thuế quan 17 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa 18 GSP Generalised Scheme of Hệ thống ưu đãi thuế quan Preferences phổ cập chung 19 HS Harmonized System Hệ thống Hài hòa 20 MFN Most Favoured Nations Đãi ngộ tối huệ quốc 21 NAFTA North American Free Hiệp định Thương mại Tự Trade Agreement do Bắc Mỹ 22 ROO Rules of Origin Quy tắc xuất xứ 23 RTA Regional Trade Agreement 24 RVC Regional Value Content Hàm lượng giá trị khu vực 25 TBT Technical Barriers to Rào cản kỹ thuật trong Trade thương mại 26 VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công Commerce and Industry nghiệp Việt Nam Vietnam Customs 27 VCIS Intelligence Information System Vietnam Automated Cargo 28 VNACCS And Port Consolidated System Hiệp định thương mại khu vực Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt nam Hệ thống thông quan hàng hóa tự động x World Customs 29 WCO 30 WO Wholly Obtained 31 WTO World Trade Organization 32 METI Organization Tổ chức hải quan thế giới Xuất xứ thuần tuý Tổ chức thương mại thế giới Minister of Economy, Bộ kinh tế, thương mại và Trade and Industry công nghiệp Nhật Bản xi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 CLMV Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam 2 CNXX Chứng nhận xuất xứ 3 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 4 NCS Nghiên cứu sinh 5 NK Nhập khẩu 6 NSNN Ngân sách nhà nước 7 QTXX Quy tắc xuất xứ 8 XK Xuất khẩu 9 XNK Xuất nhập khẩu xii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 3.1 3.2 Tên bảng Tỷ lệ xoá bỏ thuế quan của các nước ASEAN Trang 96 theo ATIGA từ 2010 đến 2025 Mức độ áp dụng các tiêu chí xuất xứ hàng hoá 110 trong quy tắc xuất xứ theo hiệp định ATIGA Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho xuất 3.3 khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với 123 các đối tác trong AEC Giá trị kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán 3.4 cân thương mại giữa Việt Nam-ASEAN giai đoạn 128 2006-2016 3.5 Tình hình sử dụng C/O mẫu D đối với hàng hoá xuất khẩu sang ASEAN giai đoạn 2006-2016 140 xiii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên sơ đồ, đồ thị hình vẽ Trang 2.1. Tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ 34 2.2 Tỷ lệ chứng nhận xuất xứ 44 3.1 Mức thuế bình quân CEPT và MFN của các nhóm nước 97 ASEAN giai đoạn từ 2007-2014 Mức độ áp dụng các tiêu chí xuất xứ hàng hoá trong quy 3.2 tắc xuất xứ theo hiệp định ATIGA theo các phần của 111 biểu thuế quan Thuế suất bình quân và chênh chệch giữa thuế suất bình 3.3 quân MFN và CEPT/ATIGA năm 2006 và 2016 theo các 113 phần của danh mục HS Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại 3.4 giữa Việt Nam với các nước ASEAN theo mức độ thuế 130 quan bình quân cắt giảm từ 2006-2016 3.5 3.6 Kim ngạch XK, NK giữa Việt Nam và một số đối tác lớn 131 năm 2016 Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân của Việt 131 Nam giai đoạn 2007-2016 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu với khu vực ASEAN 3.7A trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 2006- 132 2016 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu với khu vực ASEAN 3.7B trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam 20062016 132 xiv 3.8 A 3.8 B 3.9A 3.9 B 3.10 Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng chủ lực sang thị trường 134 ASEAN 2007 & 2010 Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng chủ lực sang thị trường 135 ASEAN trong năm 2016 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ lực có xuất xứ từ 137 ASEAN 2007&2010 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ lực có xuất xứ từ 136 ASEAN 2016 Thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN 2006 & 2016 137 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án. Trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang gia tăng các mối quan hệ thương mại thông qua các hiệp định thương mại ở cấp độ song phương hay đa phương. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi đã tham gia và ký kết rất nhiều hiệp định thương mại với nhiều đối tác trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hiệp định thương mại được ký kết với các nước thành viên ASEAN luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong chính sách phát triển thương mại của Việt Nam trong những năm qua. Kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) vào ngày 15/12/1995, Việt Nam đã triển khai một cách tích cực và đầy đủ theo đúng các cam kết về lộ trình cắt giảm thuế quan. Việc triển khai này đã tạo ra một động lực quan trọng giúp trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN không ngừng tăng lên nhờ được hưởng những ưu đãi thuế quan thấp hơn so với hàng hoá cùng loại từ các quốc gia ngoài ASEAN khi đáp ứng được các quy định về xuất xứ hàng hoá. Có thể thấy rằng, tác động của việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN trong áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong những năm qua là rất lớn. Đặc biệt, hiệp định ATIGA được ký kết thay cho hiệp định CEPT bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/05/2010 đã đẩy nhanh quá trình cắt giảm thuế quan và xoá bỏ nhiều rào cản để thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên ASEAN. Không dừng lại ở đó, các nước thành viên ASEAN muốn đưa sự hợp tác này lên một tầm cao mới qua việc ký kết và ra đời cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/2015. Sự ra đời của AEC được đánh giá là một bước 2 ngoặt lịch sử của khu vực ASEAN với việc đánh dấu sự hình thành một thị trường chung giữa 623 triệu dân của nền kinh tế 2500 tỷ USD, đứng thứ 3 châu Á chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và lớn thứ 7 thế giới, AEC ra đời vào giai đoạn việc cắt giảm hoàn toàn thuế quan theo hiệp định ATIGA bước vào giai đoạn cuối và sắp được tất cả các nước ASEAN hoàn thành. Theo đó, hàng hoá của một nước nếu được công nhận xuất xứ ASEAN khi xuất khẩu sang thị trường một nước thành viên ASEAN sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi rất thấp, thậm chí bằng không. Và để được công nhận xuất xứ ASEAN thì những hàng hóa này phải tuân thủ theo các quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định ATIGA. Điều này tạo ra một cơ hội rất lớn cho hàng hoá của Việt Nam được tự do lưu chuyển sang các nước ASEAN giống như trong nước, đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất lớn về cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN nếu không biết nắm bắt và vận dụng một cách có hiệu quả những quy định của AEC, trong đó có quy tắc về xuất xứ hàng hoá. Như vậy, có thể thấy rằng với xu hướng cắt giảm thuế quan theo hướng tự do hoá hoàn toàn của AEC thì vai trò của thuế quan đối với trao đổi thương mại và tạo nguồn thu ngân sách cho các nước thành viên AEC ngày càng giảm. Ngược lại, khi đó vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AEC lại càng trở nên quan trọng, đây chính là hàng rào bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất tại các nước thành viên nói chung, Việt Nam nói riêng trước sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu của các nước ngoài AEC, đồng thời là công cụ để đảm bảo việc thực thi thuế quan ưu đãi được xác định đúng đối tượng, ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế quan ưu đãi trong AEC. Thêm vào đó, với xu hướng phát triển đa dạng hoá các hoạt động thương mại và sự gia tăng của các FTA thì quy tắc xuất xứ hàng hoá trên thế giới trong những năm qua có sự thay đổi nhanh chóng tác động đến sự thay đổi của quy tắc xuất xứ hàng hoá trong ASEAN và hệ thống các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hoá áp 3 dụng tại Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, rất cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống các quy tắc về xuất xứ hàng hoá, đặc biệt là quy tắc xuất xứ hàng hoá gắn với thuế quan ưu đãi ASEAN được áp dụng trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN đã được thành lập, để có thể đưa ra được những chính sách và biện pháp phù hợp nhằm tối đa những lợi ích đem lại cho cộng đồng doanh nghiệp và sự phát triển của Việt Nam. Xuất phát từ những lý do đó, NCS đã lựa chọn đề tài “Quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Trước yêu cầu khách quan của việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá ở Việt Nam, tác giả xác định mục đích nghiên cứu đề tài luận án: “Quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN” là: Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quy tắc xuất xứ hàng hoá gắn liền với áp dụng thuế quan ưu đãi; phân tích việc áp dụng quy tắc xuất xứ nhằm xác định xuất xứ ASEAN đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN để được hưởng thuế quan ưu đãi; phân tích và đánh giá các biện pháp mà các cơ quan quản lý Việt Nam áp dụng nhằm xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá của các nước ASEAN để cho phép hưởng thuế quan ưu đãi theo như cam kết của cộng đồng kinh tế ASEAN. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Với mục đích nghiên cứu như trên, Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hoá. 4 - Nghiên cứu việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá của một số quốc gia, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá ở Việt Nam. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực hiện quy tắc xuất xứ đối với hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN để được hưởng thuế quan ưu đãi, bao gồm: việc xây dựng các quy định về xuất xứ hàng hoá, việc xác định, cấp chứng nhận xuất xứ ASEAN cho hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN; việc kiểm tra về xuất xứ hàng hoá để hưởng thuế quan ưu đãi của các cơ quan nhà nước Việt Nam đối với hàng hoá nhập khẩu của các nước ASEAN vào Việt Nam. Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong AEC . - Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi ở Việt Nam thời gian qua, đưa ra các giải pháp cụ thể đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là Quy tắc xuất xứ hàng hoá gắn liền với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án chỉ tập trung trên các khía cạnh: việc áp dụng quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ ASEAN đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN để được hưởng thuế quan ưu đãi và ngược lại là việc các cơ quan quản lý Việt Nam áp dụng quy tắc xuất xứ để xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá của các nước ASEAN để
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan