Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy luật phát sinh, mức độ gây hại và biện pháp phòng trừ nhện gié (steneotarson...

Tài liệu Quy luật phát sinh, mức độ gây hại và biện pháp phòng trừ nhện gié (steneotarsonemus spinki smiley) theo hướng tổng hợp tại lý nhân hà nam vụ mùa năm 2010 và vụ xuân 2011

.PDF
143
2
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- ---------- TRẦN THỊ NGA QUY LUẬT PHÁT SINH, MỨC ðỘ GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN GIÉ (Steneotarsonemus spinki Smiley) THEO HƯỚNG TỔNG HỢP TẠI LÝ NHÂN, HÀ NAM VỤ MÙA NĂM 2010 VÀ VỤ XUÂN 2011 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGUYỄN VĂN ðĨNH HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ðOAN - Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi, công trình chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác; - Số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực theo kết quả nghiên cứu của tôi; - Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc; - Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn ñối với bản báo cáo. Hà Nam, ngày 03 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận văn Trần Thị Nga Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. i LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành luận văn này, trong thời gian vừa qua ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình từ phía gia ñình, nhà trường, các thầy cô giáo, cơ quan và bạn bè ñồng nghiệp. ðể có ñược thành quả của ngày hôm nay, trước hết cho phép tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Văn ðĩnh - Viện trưởng Viện ñào tạo sau ðại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã quan tâm, dìu dắt, tận tình hướng dẫn và ñịnh hướng khoa học ñể tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ trong khoa Nông học, Bộ môn Côn trùng và Viện ñào tạo sau ðại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã quan tâm và tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh ñạo Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam, Phòng Trồng trọt, Trạm Bảo vệ thực vật Lý Nhân, các ñơn vị có liên quan, các ñịa phương triển khai làm thí nghiệm, bạn bè, ñồng nghiệp ñã ủng hộ và tạo ñiều kiện về mọi mặt ñể tôi thực hiện tốt các nội dung của ñề tài trong suốt thời gian nghiên cứu. Tôi xin gửi lời yêu thương chân thành và sâu lắng nhất ñến gia ñình, người thân ñã luôn ở bên tôi, ñộng viên, chia sẻ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Hà Nam, ngày 03 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận văn Trần Thị Nga Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. ii MỤC LỤC Lời cam ñoan...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ii Mục lục.............................................................................................................iii Danh mục viêt tắt .............................................................................................. v Danh mục bảng................................................................................................. vi Danh mục hình ...............................................................................................viii 1 MỞ ðẦU i 1.1 ðặt vấn ñề 1 1.2 Mục ñích, yêu cầu 4 1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6 2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 6 2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 8 2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 16 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1 ðối tượng nghiên cứu 24 3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 24 3.3 Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu 24 3.4 Nội dung nghiên cứu và các vấn ñề cần giải quyết 25 3.5 Phương pháp nghiên cứu 25 3.6 ðánh giá khả năng lây nhiễm của nhện gié bằng vết thương cơ giới 42 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 4.1. Quy luật phát sinh, phát triển và mức ñộ gây hại của nhện gié 46 4.1.1 Quy luật phát sinh và phát triển của nhện gié 46 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. iii 4.1.2 ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện gié 54 4.2. ðánh giá ngưỡng gây hại kinh tế do nhện gié gây ra 65 4.2.1 ðánh giá thiệt hại kinh tế do nhện gié gây ra thực tế ngoài ñồng ruộng: 65 4.2.2 ðánh giá hiệu quả của các thời ñiểm phun thuốc: 67 4.2.3 Xác ñịnh ngưỡng gây hại lây nhiễm 69 4.3 ðánh giá quy trình quản lý tổng hợp IPM nhện gié 73 4.3.1 Quy mô: 73 4.3.2 Phân bón trong và ngoài mô hình 74 4.3.3 ðiều tiết nước 75 4.3.4 Sinh trưởng của lúa và diễn biến 3 loài sâu hại chính (Phần phụ lục) 75 4.3.5 Diễn biến mật ñộ nhện gié 75 4.3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa 77 4.4 ðánh giá khả năng lây nhiễm của nhện gié bằng vết thương cơ giới 82 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 5.1. Kết luận 85 5.2 ðề nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 87 iv DANH MỤC VIÊT TẮT 1 BMAT Bắt mồi ăn thịt 2 BQ Bình quân 3 BQM Bình quân khối lượng 4 BQN Bình quân nhện 5 BQT Bình quân trứng 6 BVTV Bảo vệ thực vật 7 CSH Chỉ số hại 8 CT Công thức 9 ð/C ðối chứng 10 HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 11 IPM Quản lý dịch hại tổng hợp 12 KD18 Khang Dân 18 13 KL Khối lượng 14 MðN Mật ñộ nhện 15 NBM Nhện bắt mồi 16 NG Nhện gié 17 NSC Ngày sau cấy 18 PTNT Phát triển nông thôn 19 TCN Tiêu chuẩn ngành 20 TKSK Tượng khối sơ khởi 21 TLH Tỷ lệ hại 22 Tr Trứng 23 TT Trưởng thành 24 TT trỗ Thấp thoi trỗ Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. v DANH MỤC BẢNG STT 1.1 Tên bảng Trang Kết quả thống kê diện tích lúa bị nhện gié gây hại qua các năm tại Hà Nam 4.1 Tỷ lệ hại, chỉ số hại và diễn biến số lượng nhện gié, nhện bắt mồi trên giống lúa Khang Dân 18 chân ñất vàn cao, vụ mùa 2010 4.2 58 Mức ñộ gây hại của nhện gié trên giống lúa Khang dân 18 cấy ở các chân ñất khác nhau trong vụ mùa 2010 4.8 56 Mức ñộ gây hại của nhện gié ảnh hưởng ñến một số chỉ tiêu năng suất trên các giống 4.7 54 Mật ñộ nhện gié, nhện bắt mồi trên các giống lúa cấy chân ñất vàn cao mùa 2010 tại Mạc Hạ, Công Lý, Lý Nhân, Hà Nam 4.6 50 Mức ñộ gây hại của nhện gié trên các giống lúa cấy chân ñất vàn cao vụ mùa 2010 tại Mạc Hạ, Công Lý, Lý Nhân, Hà Nam 4.5 47 Diễn biến số lượng nhện gié, trứng nhện gié trên giống lúa Khang Dân 18 sau thu hoạch vụ mùa 2010 4.4 4 58 Mật ñộ nhện gié, nhện bắt mồi trên giống lúa Khang dân 18 cấy ở các chân ñất khác nhau trong vụ mùa 2010 60 4.9a Số lượng từng cấp hại qua các lần ñeo thẻ ruộng IPM 62 4.9b Số lượng từng cấp hại qua các lần ñeo thẻ ruộng nông dân 62 4.10a Ảnh hưởng của cấp hại thân ñến một số chỉ tiêu cuối vụ theo phương pháp ñeo thẻ ruộng IPM 63 4.10b Ảnh hưởng của cấp hại thân ñến một số chỉ tiêu cuối vụ theo phương pháp ñeo thẻ ruộng nông dân 64 4.10c So sánh ảnh hưởng của cấp hại thân ñến một số chỉ tiêu cuối vụ theo phương pháp ñeo thẻ ruộng IPM và ruộng nông dân 64 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. vi 4.11 Thiệt hại do nhện gié gây ra trên một số giống lúa tại Hà Nam vụ mùa năm 2010 66 4.12a Hiệu quả phòng trừ nhện gié bằng thuốc hóa học Kinalux theo thời ñiểm sử dụng trên giống Khang dân 18 vụ mùa năm 2010 tại Hà Nam 68 4.12b Tỷ lệ tăng năng suất (%) của các công thức so với ñối chứng trong thử nghiệm hiệu quả phòng trừ nhện gié bằng thuốc hóa học Kinalux trên giống Khang dân 18 tại Hà Nam 4.13 4.14 68 Kết quả ño chiều dài vết nhện hại ñiều tra 10 ngày trước trỗ (mm) 69 Mật ñộ nhện gié ở các công thức lây nhiễm nhện: 71 4.15a Một số chỉ tiêu ño ñếm ở các công thức lây nhiễm nhện 15NSC: 71 4.15b Một số chỉ tiêu ño ñếm ở các công thức lây nhiễm nhện 30NSC 72 4.16 Cấp hại ở các công thức lây nhiễm nhện 72 4.17 Một số yếu tố thí nghiệm 73 4.18 Kết quả sử dụng phân bón cụ thể trong và ngoài mô hình 74 4.19 Diễn biến số lượng nhện gié (con/dảnh) trên ruộng mô hình IPM và ruộng của nông dân ngoài mô hình 4.20 4.21 76 Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa của mô hình IPM với ñối chứng là ruộng nông dân ngoài mô hình 78 Hạch toán và so sánh hiệu quả kinh tế IPM so với nông dân 79 4.22a Mức ñộ hại của nhện gié trong ruộng trước và sau khi cắt lá (giống lúa Khang dân 18 – Giai ñoạn ñòng) 83 4.22b Khả năng xâm nhập của nhện gié khi có vết thương cơ giới (giống lúa Khang Dân 18 – Giai ñoạn ñòng) Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 83 vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Nhện gié gây hại giống lúa KD 18 – Vụ mùa 2008 tại Hà Nam 3 3.1 Mẫu lấy soi nhện gié và Thiên ñịch giai ñoạn lúa ñẻ nhánh 26 3.2 Mẫu lấy soi nhện gié vàThiên ñịch giai ñoạn lúa trỗ 26 3.3 Mẫu lấy soi nhện gié vàThiên ñịch giai ñoạn lúa chín 27 3.4 Mẫu thu hoạch lúa cuối vụ 27 3.5 Triệu chứng vết hại ở bẹ lá 28 3.6 Triệu chứng vết hại ở gân lá 28 3.7 Lỗ ñục của nhện gié ở gân lá, cổ bẹ lá ñòng, ñốt thân 28 3.8 Vết sước trắng bên ngoài bẹ lá ñòng và vết gặm bên trong của trưởng thành nhện gié cái 29 3.9 Triệu chứng lỗ ñục của nhện gié bên ngoài hạt lúa 29 3.10 Nhện gié trong gân lá, ổ trứng rầy, bẹ lá thứ 6 và mặt trong bẹ lá ñòng 30 3.11 Nhện gié bên trong hạt lúa 30 3.12 ðiểm cắm cố ñịnh ñiều tra ñeo thẻ 32 3.13 Lần ñiều tra thứ nhất giai ñoạn lúa cuối ñẻ nhánh 32 3.14 Bố trí các công thức Thí nghiệm lây nhiễm nhện 37 3.15 Sơ ñồ bố trí Thí nghiệm lây nhiễm nhện 37 3.16 Lây nhiễm nhện 15 NSC 37 3.17 Lây nhiễm nhện 30 NSC 37 3.18 Khu thí nghiệm Lây nhiễm nhện 15 NSC 38 3.19 Khu thí nghiệm Lây nhiễm nhện 30 NSC 38 3.20 5 ha mô hình IPM 39 3.21 Khu ruộng ñối chứng 39 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. viii 3.22 Thí nghiệm cắt lá tạo vết thương cơ giới 43 3.23 Mẫu soi ñếm nhện thí nghiệm cắt lá 44 4.1a Tỷ lệ hại, chỉ số hại của nhện gié trên giống lúa Khang Dân 18 chân ñất vàn cao, vụ mùa 2010 4.1b 4.2 Diễn biến số lượng nhện gié, nhện bắt mồi trên giống lúa Khang Dân 18 chân ñất vàn cao, vụ mùa 2010 48 Một số loài thiên ñịch của nhện gié 49 4.3. Nhện gié trong gốc rạ và lúa chét 4.4a 51 Tỷ lệ hại, chỉ số hại của nhện gié trên giống lúa Khang Dân 18 chân ñất vàn cao, vụ xuân 2011 4.4b 48 52 Diễn biến số lượng nhện gié, nhện bắt mồi trên giống lúa Khang Dân 18 chân ñất vàn cao, vụ xuân 2011 53 4.5 Mức ñộ nhiễm nhện gié trên các giống lúa khác nhau 55 4.6 Mật ñộ nhện gié và nhện bắt mồi trên các giống lúa khác nhau 57 4.7 Một số chỉ tiêu ño ñếm cuối vụ 57 4.8 Mức ñộ nhiễm nhện gié trên các chân ñất khác nhau 59 4.9 Mật ñộ nhện gié và nhện bắt mồi trên các chân ñất khác nhau 61 4.10 Ngăn cách sự lây nhiễm chéo nhện và ño chiều dài vết hại 70 4.11 Diễn biến số lượng nhện gié (con/dảnh) trên ruộng mô hình IPM và ruộng của nông dân ngoài mô hình 77 4.12 Lúa giai ñoạn cuối ñẻ nhánh 80 4.13 Lúa giai ñoạn trỗ xong 25/8/2010 80 4.14 Lúa giai ñoạn ngậm sữa 81 4.15 Lúa giai ñoạn trắc xanh 5/9/2010 81 4.16 Lúa giai ñoạn chín 15/9/2010 81 4.17 Hội nghị ñầu bờ 17/9/2010 và kiểm tra ñánh giá kết quả 82 4.18 Gặt thống kê 25/9/2010 82 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. ix 1. MỞ ðẦU 1.1. ðặt vấn ñề Lúa ñược coi là cây lương thực quan trọng, bởi hơn 70% dân số thế giới dùng gạo trong bữa ăn hàng ngày. Việt Nam, lúa ñược trồng từ lâu ñời và cũng ñược coi là cây lương thực quan trọng số 1. Lúa gạo ñã cung cấp 80% Carbonhydrat và nhiều chất dinh dưỡng khác như: Protein, Lipit, Vitamin, chất khoáng,...rất cần thiết cho ñời sống con người. Sản xuất lúa vẫn ñược coi là lĩnh vực quan trọng nhất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Việt Nam có 7,5 triệu ha ñất trồng lúa chiếm 90,3% tổng diện tích ñất trồng cây lương thực có hạt. Trước năm 1980, Việt Nam vẫn còn thiếu lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Từ khi có chính sách ñổi mới của ðảng, nông nghiệp nước ta ñã có bước tiến vượt bậc, sản lượng lúa tăng từ 14,4 triệu tấn năm 1980 lên 26,4 triệu tấn năm 1996 ; 36,2 triệu tấn năm 2005 và 38,9 triệu tấn năm 2009. Nhờ ñó ñưa Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực hàng năm thì nay ñã trở thành nước xuất khẩu ñứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Năm 2008 năng suất lúa ñạt 37 triệu tấn trên diện tích 7,2 triệu ha trong ñó xuất khẩu 4,5 triệu tấn (Tổng Cục thống kê, 2008) [25]. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp sau cuộc cách mạng xanh thì các giống ñịa phương chống chịu sâu bệnh ñược thay thế dần bởi các giống lúa lai, giống thuần năng suất cao nhưng tính mẫn cảm với sâu bệnh nhiều hơn. Mức ñộ thâm canh cao, bón nhiều phân hoá học tạo ñiều kiện cho sâu bệnh bùng phát nhiều hơn với lý do phân hoá học cung cấp các nguyên tố ña lượng giúp cho cây tăng trưởng nhanh xong sức khỏe của cây phụ thuộc vào những nguyên tố vi lượng như Zn, Mo, Bo,... có trong thành phần của các men rất quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp các chất hữu Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 1 cơ cũng như tạo sức ñề kháng của cây. Hơn nữa việc lạm dụng phân hoá học hiện nay chủ yếu phát triển chiều nổi, chưa phát triển chiều sâu do ñó sức ñề kháng sâu bệnh của cây giảm. ðể bảo vệ năng suất cho cây trồng, người nông dân ngày càng sử dụng nhiều các loại thuốc trừ dịch hại có nguồn gốc khác nhau, trong ñó không ít những loại thuốc hoá học ñộc hại ảnh hưởng ñến chất lượng nông sản phẩm, sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Mặt khác với việc lạm dụng thuốc trừ dịch hại có nguồn gốc hoá học ñã dẫn tới 2 hậu quả nghiêm trọng ñó là: Tạo nên mất cân bằng sinh thái trên cánh ñồng và làm cho sâu bệnh biến ñổi từ ñó phát sinh ra các nòi sâu bệnh kháng thuốc, những loài dịch hại thứ yếu, loài mới phát sinh phát triển và gây hại. Trên thế giới nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley ñược biết ñến từ rất sớm, chúng ñược ghi nhận ñầu tiên ở Losiana năm 1967 và ñược nghiên cứu khá nhiều ở Trung Quốc, Cu Ba, cộng hòa ðôminica và Haiti. Thiệt hại do loài S. spinki gây ra ở Trung Quốc từ 30 - 90% (Xu và cộng sự., 2001) [54], ở Cu Ba là 70% (Ramos và Rodríguez, 2000) [43]. Ở Việt Nam, từ năm 2006 ñến nay một số ñối tượng sâu bệnh mới xuất hiện, phát sinh phát triển và gây thành dịch như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa ở các tỉnh phía Nam, bệnh lùn sọc ñen phương Nam ở các tỉnh phía Bắc, rầy nâu nhỏ và nhện gié hại lúa ñã xuất hiện và gây hại ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Các ñối tượng dịch hại này ñang ñược các nhà khoa học ở các Trường, Viện, Cục... tập trung nghiên cứu ñể ñưa ra biện pháp phòng trừ ñạt hiệu quả cao nhất, mang lại lợi nhuận cho người nông dân và bảo vệ ñược môi trường sinh thái. ðây là vấn ñề cấp bách ñang rất ñược sự quan tâm của ðảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và người nông dân trực tiếp sản xuất. Hà Nam là một tỉnh thuộc ðồng bằng sông Hồng, giáp Thủ ñô Hà Nội nằm về phía Nam, dọc theo Quốc lộ 1A với hơn 80% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Diện tích ñất canh tác bình quân trên ñầu người rất Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 2 thấp, chỉ ñạt 300 – 700m2. Vì vậy ñời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân ñầu người còn thấp do trình ñộ thâm canh, trồng trọt còn hạn chế. Họ chưa nắm vững ñược những quy trình thâm canh cũng như phòng trừ dịch hại trong sản xuất, chưa tiếp thu nhiều ñược các tiến bộ khoa học mới, tiên tiến ñể giảm chi phí ñầu tư, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. ðặc biệt là khi một ñối tượng dịch hại mới xuất hiện như nhện gié hại lúa từ vụ mùa năm 2006, cán bộ kỹ thuật và người nông dân vẫn nhầm là bệnh lem lép hạt dựa theo triệu chứng gây hại trên bông và hạt. Chính vì thế việc sử dụng một số loại thuốc phòng trừ ñen lép hạt như Tilsuper 300EC, Rovral 50WP, ... vừa tốn kém không mang lại hiệu quả. Cánh ñồng Nội Biên của HTXDVNN Mạc Hạ, Công Lý, Lý Nhân là ñiểm ñầu tiên phát hiện triệu chứng gây hại của nhện gié trên giống lúa Khang Dân 18. Tỷ lệ hại và diện tích hại tăng dần từ năm 2006 ñến nay, tỷ lệ lép có ruộng 30 - 50%. Hiện nay nhện gié ñã gây hại trên nhiều loại giống như Khang Dân 18, Bắc Thơm số 7, TH3-3, Lúa lai, Nếp 97, ... ở cả 6 huyện và thành phố. Nhện gié ñang trở thành một mối nguy hiểm tiềm tàng cho việc sản xuất lúa ở ñây. Kết quả ñược thể hiện qua hình 1.1 và bảng 1.1. Hình 1.1: Nhện gié gây hại giống lúa KD 18 – Vụ mùa 2008 tại Hà Nam (Nguồn ảnh: Chi cục BVTV Hà Nam, 2008) Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 3 Bảng 1.1: Kết quả thống kê diện tích lúa bị nhện gié gây hại qua các năm tại Hà Nam Diện tích có Diện tích có Diện tích có tỷ tỷ lệ hại tỷ lệ hại 30 - lệ hại trên dưới 30% 60% số dảnh 60% số dảnh số dảnh (ha) (ha) (ha) 2006 0,36 0,00 0,00 0,36 2007 8,07 2,00 0,00 10,07 2008 341,05 37,00 5,00 383,05 2009 2.084,50 557,00 304,00 2.945,5 2010 3.650,00 2.350,00 1.000,00 7.000,00 Năm Tổng diện tích bị hại (ha) (Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam) Diện tích lúa bị nhện gié gây hại tại Hà Nam tăng rất nhanh qua các năm, từ 0,36 ha trong năm 2006 lên gần 3.000 ha năm 2009 và 7.000 ha năm 2010 (chủ yếu diện tích lúa bị nhiễm này thống kê trong vụ mùa và giai ñoạn cuối vụ lúa ñã chín thông qua triệu chứng vết cạo gió bên ngoài thân). Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Quy luật phát sinh, mức ñộ gây hại và biện pháp phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley theo hướng tổng hợp tại Lý Nhân, Hà Nam vụ mùa năm 2010 và vụ xuân 2011”. Trên cơ sở ñó khuyến cáo nông dân các biện pháp kỹ thuật về cách nhận biết, ñiều tra phát hiện và các biện pháp phòng trừ sao cho mang lại hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao nhất, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng ñồng. 1.2. Mục ñích, yêu cầu 1.2.1. Mục ñích Xác ñịnh ñược quy luật phát sinh, mức ñộ gây hại và biện pháp phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley theo hướng tổng hợp, mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 4 1.2.2. Yêu cầu - Xác ñịnh ñược quy luật phát sinh, phát triển của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley tại Hà Nam trong vụ mùa 2010, vụ xuân 2011. - ðánh giá mức ñộ gây hại và thiệt hại kinh tế do nhện gié gây ra trong vụ mùa năm 2010 và vụ xuân 2011 tại Hà Nam. - ðánh giá quy trình quản lý tổng hợp nhện gié hại lúa Steneotarsonemus spinki Smiley tại Mạc Hạ, Lý Nhân, Hà Nam. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần bổ sung thêm ñặc ñiểm sinh học, sinh thái, ngưỡng gây hại là cơ sở cho việc ñề xuất biện pháp quản lý tổng hợp nhện gié. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của ñề tài giúp cho việc chỉ ñạo phòng trừ nhện gié ñạt hiệu quả cao. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 5 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley thuộc họ nhện trắng Steneotarsonemidae, bộ ve bét Acarina, lớp nhện Arachnida. Nhện gié phân bố ở nhiều nước trên thế giới và gây hại nghiêm trọng từ rất lâu. Ở Việt Nam, nhện gié cũng ñã xuất hiện và gây hại khá lâu, ñặc bịêt là trong một vài năm trở lại ñây nhện gié nổi lên như một ñối tượng dịch hại nghiêm trọng. Tuy nhiên sự hiểu biết về loài dịch hại này còn hạn chế, nhất là ñối với bà con nông dân, mặt khác chưa có nhiều những nghiên cứu sâu về nhện gié. Sự xuất hiện và gây hại mạnh của nhện gié tại miền Bắc trong vòng vài năm vừa qua cho thấy hệ thống canh tác ở ñây có nhiều ñiểm bất hợp lý, ñã làm cho nhóm dịch hại nhỏ này (cùng với nhện ñỏ, Tetranychus cinnabarinus K. và nhện trắng, Polyphagotarsonemus latus B. hại cây trồng) trở nên quan trọng, từ chỗ dịch hại thứ yếu (hoặc không biết ñến) trở thành dịch hại quan trọng, mà trên thế giới thường gọi là nhóm “MAN MADE PESTS” - nhóm do con người tạo nên. Nhóm dịch hại này có ñặc ñiểm chung là sự gia tăng quần thể lớn, sinh sản mạnh, vòng ñời ngắn và thường bị nhóm thiên ñịch phong phú khống chế. Một khi nhóm thiên ñịch do các ñiều kiện bất thuận (thường là do phun thuốc trừ sâu hoá học) không phát huy ñược tác dụng, thì nhện hại chiếm ưu thế và thiệt hại sẽ lớn và rất khó kiểm soát. Là một loài ít phổ biến ñược ghi nhận trong hơn 20 năm qua, nhện gié, Steneotarsonemus spinki S. có tập tính sinh sống khá ñặc biệt khác hẳn nhiều loài phổ biến như nhện ñỏ son Tetranychus cinnabarinus Boisduval, nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Banks, nhện ñỏ hại chè Oligonychus coffeae Niet., Nhện ñỏ cam chanh Panonychus citri McG. như ñục bẹ lá lúa, sống trong tổ; Khả năng chịu nước và chịu lạnh cao; Sức sinh sản lớn; Tác hại Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 6 lớn ñến năng suất; Triệu chứng gây hại dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh do vi sinh vật gây nên (như nấm, vi khuẩn Pseudomonas glumae...). ðiểm quan trọng là trong các năm 2007, 2008 tình hình nhện gié gây hại ngày một tăng. Theo thống kê chưa ñầy ñủ của 11/25 tỉnh thành của miền Bắc, diện tích lúa bị hại trong 2 năm vừa qua lên trên 5.000 ha. Có nhiều tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ diện tích lúa mùa bị hại nặng lên tới trên 500 ha, toàn thân cây lúa chuyển sang màu xám nâu hơi ñen, mất màu vàng ñặc trưng khi lúa chín, năng suất giảm ñáng kể. Từ các tỉnh miền núi cao như ðiện Biên, Sơn La, ðồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Ninh… ñến nhiều tỉnh ở ðồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, An Giang, Long An…cũng ñã ghi nhận sự gây hại của nhện gié (Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Cục Bảo vệ thực vật, 2008) [26]. Trong vòng 5 năm trở lại ñây có sự gia tăng rõ rệt mức ñộ gây hại ở ðồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc (Nguyễn Văn ðĩnh và Vương Tiến Hùng, 2007) [11]. ðây là loài thường gặp ở ðồng bằng sông Cửu Long. Trong khi ñó, cho tới năm 2009 mới có 02 bài viết của các chuyên gia Trường ðH Nông nghiệp Hà Nội mang tính thăm dò xác ñịnh mức ñộ gây hại, sự phát triển và mức ñộ gây hại của nhện gié trên một số giống lúa, chưa có nghiên cứu nào mang tính tổng thể ñể từ ñó xây dựng cơ sở khoa học ñể nâng cao nhận thức, hiểu biết về loài dịch hại này và khả năng phòng chống chúng trong ñiều kiện sản xuất ở Việt Nam. Như vậy nghiên cứu ñể phòng chống thành công loài nhện gié cần phải ñược tiến hành theo hướng tổng hợp từ nghiên cứu cơ bản (xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại, các yếu tố liên quan ñến lan truyền theo thời gian và theo không gian, các yếu tố liên quan ñến khả năng kháng nhiễm của các giống lúa, các yếu tố liên quan ñến cân bằng tự nhiên, so sánh diễn biến số lượng nhện gié và thiên ñịch, các nghiên cứu ứng dụng (chủ yếu là các biện pháp phòng chống, chú trọng thích ñáng ñến nghiên cứu sử dụng loài Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 7 nhện nhỏ bắt mồi, một hướng ñi hiệu quả, thân thiện môi trường) các yếu tố có thể lợi dụng trong phòng chống tổng hợp và ñề xuất ñược qui trình phòng chống tổng hợp cho các vùng ñại diện trong cả nước ñược và phải ñược sản xuất chấp nhận. ðây là một ñối tượng mới, ñang ñược thu hút quan tâm của các nhà Khoa học trong nước do những tác hại gây ra trên lúa trong những năm qua. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñang thực hiện ñề tài cấp Nhà Nước: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp nhện gié hại lúa Steneotarsonemus spinki ở Việt Nam”. Mã số: 20/2010/Hð-ðTLð. Các nội dung của luận văn nằm trong một số nội dung của ñề tài này thực hiện cho 1 ñiểm nghiên cứu ở ðồng bằng Sông Hồng. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2.2.1. Những nghiên cứu về mức ñộ gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley Nhện gié là loài dịch hại nguy hiểm ở các vùng trồng lúa châu Á như: Trung Quốc, Ấn ðộ, ðài Loan, Hàn Quốc, Philipin và Thái Lan từ những năm 1930 (Lo & Ho, 1979; Xu et al., 2001) [39], [54]. ðến năm 1967, Smiley S. ñã có những nghiên cứu ñầu tiên trên ñối tượng nguy hiểm này. Những năm 1970, thông báo về thiệt hại do nhện gié gây ra ñược công bố ở Trung Quốc và ðài Loan làm giảm năng suất trung bình 5-20%, một số nơi bị hại nặng lên ñến 70-90%. Nhện gié ñược phát hiện ở Cuba năm 1997 khi nó làm giảm năng suất lúa ñáng kể (30 - 90%), sau ñó lần lượt ñược phát hiện ở Cộng hoà ðôminica, Haiti, Nicaragua, Costa Rica và Panama làm thiệt hại khoảng 30% năng suất lúa (Fernando C. V., CIAT, 2007) [35]. Ở Brazil, nước ñứng ñầu về sản xuất lúa ở Nam Mỹ, nhện gié là tác nhân gây hại chính ñến an ninh lương thực và làm ảnh hưởng lớn ñến nền công nghiệp lúa gạo của ñất nước này (Renata Santos mendoca, Denise Navia, Reinaldo Israel cabrera, 2004) [49]. Năm 2003 - 2004 nhện gié làm giảm từ 10 ñến 60% năng suất lúa ở một Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 8 số nước ở Trung Mỹ như: Costa Rica, Panama, Nicaragua và ñến năm 2005 nhện gié gây thiệt hại kinh tế ñến Côlombia, Hoduras và Guatemala. Ngay từ những năm 1930 nhện gié Steneotarsonemus spinki ñã trở thành loài dịch hại nguy hiểm trên lúa ở châu Á (Lo & Ho, 1979; Xu et al, 2001) [39], [54]. Ở Châu Á và vùng Caribê cho thấy thiệt hại càng nặng hơn nếu nhện gié gây hại kết hợp với bệnh nấm (Chow et al, 1980; Ramos e Rodríguez, 2003; Cho et al, 1999 ) [34], [47], [33]. Nhện gié là môi giới truyền các bệnh nấm, vi khuẩn: Fusarium moniliforme, Curvularia lunata, Alternaria padwickii, Pseudomonas glumae. Năm 1997, vùng sản xuất lúa ở Cu Ba bị thiệt hại nặng do nhện gié gây nên, mật ñộ lên ñến 200 con/m2, làm thiệt hại 15 - 20% năng suất do cả nhện và nấm gây ra. Các loài nấm gây hại bao gồm: Pyricularia, Rhychosporium, Rhizoctonia tổng hợp gây ra. Nhện gié còn là trung gian truyền các bệnh nấm và vi khuẩn cho cây lúa như Fusarium moniliform (bệnh lúa von), Currvularia lunata, Alternaria padwickii, Pseudomonas glumae (ñen lép hạt). Nhện gié ñược coi là loài mới xuất hiện trở lại ở Mỹ vào năm 2007 (Hummel et al., 2009) [36]. 2.2.2. ðặc ñiểm hình thái, sinh học và qui luật phát sinh của nhện gié hại lúa Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của loài nhện gié Steneotarsonemus spinki cho thấy, nhện gồm các pha phát dục: trứng (egg), nhện non tuổi 1 (larva), nhện non tuổi 2 (nymph) và nhện trưởng thành (adult) (Lindquist, 1986; Ramos và Rodríguez, 2000; Xu et al, 2001) [37], [43], [54]. Trứng có màu trắng trong, ñược ñẻ rải rác từng quả, chúng thường dính lại với nhau. Nhện non di ñộng và nhện non không di ñộng có màu trắng ñục với 3 ñôi chân. Kích thước cơ thể nhện cũng có thể là cơ sở phân biệt giới tính và tuổi nhện. Con cái trưởng thành có chiều dài 274µm, bề rộng cơ thể là Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 9 108µm. Con ñực có kích thước chiều dài và bề rộng cơ thể tương ứng là 217µm và 121µm (Smiley, 1967) [52]. ðặc ñiểm hình thái nhện gié có sự khác nhau rõ rệt giữa con ñực và con cái. Con ñực mang một ñôi kìm dùng ñể di chuyển con cái ñi tạo lập quần thể mới. Còn con cái có ñôi chân thứ tư biến thành dạng vuốt dài. Trong ñiều kiện phòng thí nghiệm tại Cu Ba, ở nhiệt ñộ trung bình 24,42 ± 1,1oC và ñộ ẩm trung bình 70,07 ± 4,7%, thời gian từ trứng ñến trưởng thành là 7,7 ngày, thấp nhất là 5,75 ngày và cao nhất là 9,64 ngày. Thời gian phát triển của trứng, nhện non di ñộng và nhện non không di ñộng tương ứng là 2,94, 2,22 và 2,74 ngày (Ramos và Rodríguez, 2000; 2001) [43], [45]. Vòng ñời của nhện gié nghiên cứu tại các ngưỡng nhiệt ñộ 34oC; 24oC; 20oC tương ứng là 4,88; 7,77; 11,33 ngày. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ môi trường 29oC vòng ñời nhện là 5,11 ngày. Ở 30oC khoảng thời gian từ trứng ñến trưởng thành là 3 ngày và nhiệt ñộ thích hợp cho nhện gié phát triển khoảng 20 - 29oC (Almaguel et al, 2003) [28]. Cabrera (1998) [29] cho biết vòng ñời nhện gié thay ñổi theo nhiệt ñộ. Ở 15oC, chúng chết gần như hoàn toàn, ở 16oC chúng giảm mọi hoạt ñộng, ngừng phát triển và sinh sản, tỷ lệ chết cao. Thời gian hoàn thành vòng ñời là 11 ngày ở 20oC, 8 ngày ở 24 - 28oC và 3 4 ngày ở 28 - 29oC. Những nghiên cứu tiến hành tại Cu Ba của Santos và CTV.(1998) [50] cho thấy thời gian từ trứng ñến trưởng thành ngắn nhất là 3 ngày ở 30oC và ngắn nhất là 20 ngày ở 20oC. Theo Chen và ctv (1979) [32], nhện gié có khả năng ñẻ trứng cao và tập trung, số trứng ñẻ của một con cái lên tới 78 quả trong vòng 5-32 ngày. Ở Trung Quốc, thời gian phát triển của một thế hệ phụ thuộc nhiệt ñộ. Ở các ngưỡng nhiệt ñộ 30oC, 28oC và 25oC tương ứng là 8,5 ngày, 9,9 ngày và 13,6 ngày (Xu et al., 2001) [54]. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất