Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy hoạch không gian theo địa chất môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh t...

Tài liệu Quy hoạch không gian theo địa chất môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế vùng ven biển và vịnh đà nẵng

.PDF
130
150
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------&------- Lƣu Văn Thủy QUY HOẠCH KHÔNG GIAN THEO ĐỊA CHẤT MÔI TRƢỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN VÀ VỊNH ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội, 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------&------- Lƣu Văn Thủy QUY HOẠCH KHÔNG GIAN THEO ĐỊA CHẤT MÔI TRƢỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN VÀ VỊNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Địa chất môi trƣờng Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO MẠNH TIẾN XÁC NHẬN HỌC VIÊN Đà CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Cán bộ hƣớng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học TS. Đào Mạnh Tiến GS.TS. Mai Trọng Nhuận Hà Nội, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ vô cùng quý báu của TS.Đào Mạnh Tiến, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã hƣớng dẫn tận tình, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị đồng nghiệp ở Viện Tài nguyên Môi trƣờng và Phát triển bền vững đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, các cô Khoa Địa chất đã dìu dắt, dạy dỗ những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trƣờng cũng nhƣ trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã đóng góp và động viên tôi rất nhiều để hoàn thành đƣợc luận văn này. Mặc dù đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu, và bản thân tôi cũng rất cố gắng trong việc hoàn thành Luận văn này; tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp từ các thầy cô để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn. Hà Nội, 2017 Học viên Lƣu Văn Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................3 1.1.1. Các vấn đề lý luận về địa chất môi trường ................................................3 1.1.2. Các vấn đề lý luận về quy hoạch không gian biển .....................................5 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................17 1.2.3. Tình hình nghiên cứu tại khu vực vịnh Đà Nẵng ........................................21 1.3. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................................................................22 1.3.1. Quan điểm hệ thống ....................................................................................23 1.3.2. Quan điểm lịch sử .......................................................................................23 1.3.3. Quan điểm phát triển bền vững ..................................................................23 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................24 1.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp đánh giá kết quả nghiên cứu đã có ......................................................................................................................24 1.4.2. Các phương pháp điều tra khảo sát bổ sung ..............................................24 1.4.3. Phương pháp phân tích mẫu .......................................................................26 1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................26 1.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ quy hoạch không gian theo địa chất môi trường ...................................................................................................................29 1.4.6. Phương pháp tư vấn chuyên gia .................................................................30 CHƢƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ Xà HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................32 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ..........................................................................32 2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................32 2.1.2. Khí hậu, thủy văn, hải văn ..........................................................................33 2.1.3. Địa hình, địa mạo các vùng ven biển .........................................................34 2.1.4. Đặc điểm địa chất, địa động lực .................................................................35 2.1.5 . Đặc điểm tài nguyên ..................................................................................38 2.2. ĐẶC ĐỂM KINH TẾ- Xà HỘI..................................................................................43 i 2.2.1. Dân cư, văn hóa ..........................................................................................43 2.2.2. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 44 2.2.3. Đặc điểm các ngành kinh tế........................................................................47 CHƢƠNG 3 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MÔI TRƢỜNG VÙNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................53 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA MÔI TRƢỜNG........................................................................53 3.1.1. Đặc điểm địa hóa môi trường nước biển ....................................................53 3.1.2. Đặc điểm địa hóa môi trường trầm tích biển .............................................62 3.1.3. Nguy cơ ô nhiễm và ô nhiễm .......................................................................69 3.1.4. Đặc điểm xâm nhập mặn ............................................................................75 3.2. CÁC TAI BIẾN ĐỊA ĐỘNG LỰC ..............................................................................76 3.2.1 Động đất và động đất- sóng thần ................................................................ 76 3.2.2. Nứt đất ........................................................................................................78 3.2.3. Đổ lở và trượt lở .........................................................................................78 3.2.4. Xói lở - bồi tụ .............................................................................................. 78 CHƢƠNG 4 - ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN THEO ĐỊA CHẤT MÔI TRƢỜNG VÙNG VEN BIỂN VÀ VỊNH ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI...................................................................81 4.1. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN THEO ĐỊA CHẤT MÔI TRƢỜNG VÙNG VEN BIỂN VÀ VỊNH ĐÀ NẴNG ......................................................................................... 81 4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN THEO ĐỊA CHẤT MÔI TRƢỜNG ...............................................................................................100 4.2.1. iải pháp chính sách và pháp luật ...........................................................100 4.2.2. iải pháp khoa học k thuật .....................................................................104 4.2.3. Giải pháp tài chính ...................................................................................107 4.2.4. iải pháp tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng .............108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................117 ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSDL: Cơ sở dữ liệu ĐCMT: Địa chất môi trƣờng HST: Hệ sinh thái KT-XH: Kinh tế- xã hội QHKGB: Quy hoạch không gian biển iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Lợi ích của việc quy hoạch không gian biển ............................................9 Bảng 2. Dân số Đà Nẵng năm 2016 .....................................................................43 Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Nẵng năm 2016 ...........................47 Bảng 4. Giá trị các ngành kinh tế thành phố Đà Nẵng .........................................50 Bảng 5. Bảng so sánh độ muối trong nƣớc biển giữa vùng biển vịnh Đà Nẵng với các vùng biển của thế giới ....................................................................................53 Bảng 6. Tham số thủy hóa vùng biển vịnh Đà Nẵng ............................................54 Bảng 7. Tham số địa hóa các anion trong nƣớc biển vịnh Đà Nẵng ....................54 Bảng 8. Tham số địa hóa BOD, COD, NH3, PO4, SiO2 trong nƣớc biển vịnh Đà Nẵng ......................................................................................................................55 Bảng 9. Hàm lƣợng trung bình và hệ số talasofil của các nguyên tố trong nƣớc biển vịnh Đà Nẵng ................................................................................................ 56 Bảng 10. Tham số địa hóa các nguyên tố Mg, B, Br, I trong nƣớc biển vịnh Đà Nẵng (mg/l) ...........................................................................................................57 Bảng 11. Tham số địa hóa các nguyên tố kim loại nặng trong nƣớc biển vịnh Đà Nẵng (mg/l) ...........................................................................................................58 Bảng 12. Tham số địa hóa của Eh và pH trong trầm tích vùng biển vịnh Đà Nẵng ............................................................................................................................... 62 Bảng 13.Tham số địa hóa các anion trong trầm tích biển vịnh Đà Nẵng .............64 Bảng 14.Tham số địa hóa các nguyên tố trong trầm tích vùng biển vịnh Đà Nẵng ............................................................................................................................... 64 Bảng 15. Tham số địa hóa các hợp chất OCPs trong trầm tích biển vịnh Đà Nẵng ............................................................................................................................... 67 Bảng 16: Giá trị giới hạn của các thông số chất lƣợng nƣớc biển vùng biển ven bờ- QCVN 10 MT: 2015/BTNMT .............................................................................69 Bảng 17: Giá trị giới hạn của các thông số trong trầm tích- QCVN 43:2012/BTNMT ..................................................................................................70 Bảng 18. Ô nhiễm dầu ở vịnh Đà Nẵng ................................................................ 72 Bảng 19. Nguy cơ ô nhiễm nƣớc biển bởi chì ......................................................73 Bảng 20. So sánh hàm lƣợng trung bình của các nguyên tố trong nƣớc biển khu vực nghiên cứu với thế giới và tiêu chuẩn môi trƣờng của Việt Nam (QCVN 10MT: 2015/BTNMT) ..........................................................................................74 iv Bảng 21. Định hƣớng quy hoạch không gian theo địa chất môi trƣờng biển vịnh Đà Nẵng ................................................................................................................82 Bảng 22 .Cơ chế vận hành (ma trận tƣơng thích) các hoạt động phát triển trong vùng nghiên cứu....................................................................................................96 v DANH MỤC HÌNH Hình 1. Vị trí của đia chất môi trƣờng trong quy hoạch không gian biển ……...........................................................................................................................8 Hình 2: Bản đồ các vùng quy hoạch biển và đại dƣơng của Hoa Kỳ …………………………………………………………… ………………………..15 Hình 3. Bản đồ Quy hoạch không gian biển ở công viên quốc tế Dải San Hô Lớn đông bắc Australia …………………………………………………………………16 Hình 4. Bản đồ quy hoạch không gian biển theo địa chất (địa chất khoáng sản, địa chất môi trƣờng và tai biến địa chất) khu vực đông bắc Cù Lao Chàm (sản phẩm của đề tài KC.09.14/11-15)…………………………………………………………….30 Hình 5. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu ……………………………………………...32 Hình 6. Bản đồ hiện trạng và ô nhiễm môi trƣờng nƣớc biển vịnh Đà Nẵng ……………………………………………………………………………………...61 Hình 7. Bản đồ hiện trạng và ô nhiễm môi trƣờng trầm tích biển vịnh Đà Nẵng ……………………………………………………………………………………...68 Hình 8. Bản đồ hiện trạng và dự báo tai biến địa động lực vùng ven biển và vịnh Đà Nẵng………………………………………………………………………………..80 Hình 9. Bản đồ định hƣớng quy hoạch không gian vùng ven biển và vịnh Đà Nẵng theo ĐCMT ………………………………………………………………………..95 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Quy hoạch không gian biển là một trong những công cụ cơ bản của các quốc gia ven biển trong việc tổ chức không gian biển nhằm khai thác sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng - hệ sinh thái, bảo vệ sinh kế cộng đồng và hỗ trợ quản lý các hoạt động khai thác sử dụng các dạng tài nguyên, giảm thiểu các mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các ngành nghề, các tổ chức, nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững. Vịnh Đà Nẵng là một vịnh thuộc thành phố Đà Nẵng, có diện tích rộng 116 km2, chu vi 46 km, nằm gọn trong lòng bờ biển hình cánh cung, trải từ chân sƣờn núi Hải Vân ở phía Bắc tới bán đảo Sơn Trà ở phía Đông Bắc. Chính vì thế mà khu vực này có những đặc trƣng riêng biệt về điều kiện tự nhiên, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có vị thế đặc biệt quan trọng đối với kinh tế, xã hội và an ninh Quốc phòng trong khu vực. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và các ngành kinh tế khác nhƣ nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch, dịch vụ và xây dựng các cơ sở bảo vệ đất liền và biển đảo. Tuy nhiên, các hoạt động nhân sinh nhƣ: nông nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, đánh bắt chế biến hải sản, nuôi trồng hải sản, du lịch… phát triển thiếu quy hoạch tổng thể, gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái cảnh quan và tài nguyên. Ngoài ra, vùng ven biển và vịnh Đà Nẵng cũng tiềm ẩn nhiều tai biến nhƣ bồi tụ, xói lở làm mất quỹ đất, san lấp luồng lạch, bồi tụ cảng, nứt đất, nhiễm mặn và những nguy cơ khác nhƣ động đất, động đất- sóng thần… Việc định hƣớng quy hoạch không gian biển theo địa chất môi trƣờng là một dạng quy hoạch không gian biển thành phần của quy hoạch tổng thể không gian biển vùng nghiên cứu và sẽ đóng góp vào việc giải quyết đƣợc những phƣơng thức quản lý tốt hơn cho các nhà quản lý có cái nhìn từ chi tiết đến tổng quan. Đặc biệt là việc quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và phòng chống tai biến. Vì vậy đề tài luận văn thạc sỹ “Quy hoạch không gian theo địa chất môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển vùng ven biển và vịnh Đà Nẵng” đƣợc lựa chọn nghiên cứu. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ và đánh giá đƣợc các đặc trƣng địa chất môi trƣờng vùng nghiên cứu. - Định hƣớng đƣợc quy hoạch không gian vùng ven biển và biển vịnh Đà Nẵng theo các yếu tố về địa chất môi trƣờng. - Đề xuất đƣợc các giải pháp thực thi quy hoạch không gian trên cơ sở địa chất môi trƣờng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, phân tích, xử lý tổng hợp các tài liệu về vùng nghiên cứu - Khảo sát thực địa bổ sung - Xử lý, phân tích, tổng hợp các số liệu thu đƣợc từ quá trình thực địa - Xây dựng luận văn. 4. Cấu trúc luận văn Với mục tiêu và nhiệm vụ nhƣ trên, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu Chƣơng 3. Đặc điểm địa chất môi trƣờng khu vực nghiên cứu Chƣơng 4. Định hƣớng quy hoạch không gian theo địa chất môi trƣờng vùng ven biển và vịnh Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp thực thi. 5. Cơ sở tài liệu: - Kết quả thu thập tài liệu; trong đó có các tài liệu từ các Đề tài, Dự án, học viên trực tiếp tham gia. - Kết quả khảo sát bổ sung - Các tài liệu khác. 6. Ý nghĩa của luận văn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc định hƣớng đƣợc quy hoạch sử dụng không gian biển trên cơ sở nghiên cứu về địa chất môi trƣờng; phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển khu vực ven biển và vịnh Đà Nẵng. 2 Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các vấn đề lý luận về địa chất môi trường Vì là một lĩnh vực khoa học mới, khá phức tạp, nên quan niệm Địa chất môi trƣờng (ĐCMT) còn có sự khác nhau. Trong đó một số quan điểm trong và ngoài nƣớc đáng chú ý bao gồm: + Theo Robert I.Bate và Jiilia A.Jackson (1987) trong từ điển địa chất Mỹ (Glossary of Geology) [32] “ ĐCMT là sự áp dụng các nguyên lý và tri thức về địa chất và về các vấn đề phát sinh do sự chiếm cứ và khai thác môi trƣờng tự nhiên của con ngƣời. Nó bao gồm các nghiên cứu và địa chất thủy văn, địa hình, địa chất công trình, địa chất kinh tế và các vấn đề liên quan đến các quá trình, các nguồn tài nguyên của Trái đất và những đặc tính kỹ thuật của các kỹ thuật trong lòng đất. Nó cũng bao gồm các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng nhà ở, phƣơng tiện giao thông xử lý an toàn chất thải rắn và lỏng, quản lý nguồn nƣớc, đánh giá và lập bản đồ nham thạch và khoáng sản, lập kế hoạch và triển khai sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả” + Theo EM. Sergeev (1986) “Trong quá trình nghiên cứu môi trƣờng địa chất nhƣ là một hợp phần của môi trƣờng xung quanh nhằm sử dụng nó nhƣ một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, một xu hƣớng mới trong địa chất đang đƣợc hình thành, đó là ĐCMT. ĐCMT dựa trên kiến thức khoa học về các bộ môn địa chất khác nhau, trƣớc hết là về địa chất cấu trúc, địa hóa, địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa chất băng học, địa vật lý, địa mạo, thổ nhƣỡng học… Nó không phải chỉ là sự hỗn hợp đơn thuần các khái niệm và phƣơng pháp học của những khoa học đó mà nó xem xét một cách thích đáng và đổng hợp có định hƣớng những quy luật đã biết…” [5]. + Theo Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Thế Tôn (2008) [5] ”ĐCMT là một ngành khoa học nghiên cứu môi trƣờng địa chất dựa trên những hiểu biết thu nhận đƣợc từ các kết quả điều tra nghiên cứu địa chất về cấu tạo, kiến tạo, địa mạo, khoáng sản (rắn, lỏng, khí), địa chất thủy văn, địa chất công trình , địa hóa, địa vật lý, động đất, núi lửa ... có liên quan tới sự sống của con ngƣời; đánh giá toàn diện 3 các mức độ tác động có lợi hoặc có hại của chúng đến cuộc sống của con ngƣời. ĐCMT cũng nghiên cứu các vấn đề môi trƣờng địa chất đo con ngƣời gây ra trong quá trình khai thác và sử dụng lãnh thổ. Từ các vấn đề nghiên cứu và đánh giá ấy, các nhà khoa học nghiên cứu về ĐCMT sẽ đề xuất những chủ trƣơng và biện pháp quản lý, sử dụng tôi ƣu và bảo vệ có hiệu quả môi trƣờng địa chất nhằm bảo đảm cuộc sống an toàn và ngày càng tốt hơn cho con ngƣời”. + Theo Mai Trọng Nhuận (2006) [11] “Địa chất môi trƣờng là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu về các quá trình tự nhiên và nhân sinh xảy ra trong môi trƣờng địa chất và mối tƣơng tác qua lại của chúng với thế giới sinh vật và con ngƣời nhằm hƣớng tới việc sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng. ĐCMT là lĩnh vực khoa học địa chất nghiên cứu mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng địa chất; một bộ phận khoa học địa chất và cũng là một bộ phận của khoa học môi trƣờng, nghiên cứu mối tƣơng tác giữa con ngƣời với tất cả các yếu tố của môi trƣờng sống, các yếu tố vật lý, khí quyển và sinh học nhằm quản lý bền vững, đảm bảo cho hệ thống tự nhiên duy trì đƣợc sự phát triển mà không phải trả giá về môi trƣờng. Địa chất môi trƣờng là một chuyên ngành khoa học ứng dụng các nguyên lý và tri thức địa chất học để giải quyết các vấn đề nảy sinh do con ngƣời chiếm cứ, khai thác môi trƣờng tự nhiên”. Trong đó: “Môi trƣờng địa chất là toàn bộ vật chất tạo nên phần trên cùng của thạch quyển, bên dƣới biển và đại dƣơng cùng các quá trình tự nhiên vận hành trong chúng, chịu sự tác động từ các hoạt động của con ngƣời và sinh vật làm thay đổi các quá trình tự nhiên và đồng thời làm xuất hiện các quá trình nhân sinh mới. Môi trƣờng địa chất là một phần của môi trƣờng tự nhiên, phần trên cùng của vỏ Trái Đất; nơi con ngƣời sử dụng, khai phá để sinh sống và tiến hành các hoạt động phát triển; chi phối, điều tiết một cách tự nhiên, tạo nên thuận lợi hoặc trở ngại cho mọi hoạt động” [11]. Theo các quan điểm trên thì các yếu tố ảnh hƣởng tới môi trƣờng địa chất chính là tất cả các hiện tƣợng, các quá trình tựu nhiên và nhân sinh xảy ra ở bên trong hoặc bên ngoài môi trƣờng địa chất làm thay đổi hoặc gây tác động đến các quá trình, hiện tƣợng tự nhiên vận hành trong môi trƣờng địa chất. Các yếu tố ảnh hƣởng tới môi trƣờng địa chất bao gồm các yếu tố nội sinh nhƣ các thành tạo địa 4 chất và các quá trình địa chất nội sinh; các yếu tố ngoại sinh nhƣ các quá trình địa chất ngoại sinh, khí tƣợng, thủy văn, các hoạt động của con ngƣời trực tiếp và gián tiếp. Chính vì vậy nghiên cứu địa chất môi trƣờng chính là nghiên cứu các yếu tố tự nhiên (địa động lực và các tai biến địa động lực, địa chất, các yếu tố thủy văn hải văn, địa hóa môi trƣờng kể cả địa hóa môi trƣờng nƣớc và trầm tích…) các hoạt động nhân sinh (xây dựng, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản…) có ảnh hƣởng tới môi trƣờng địa chất và kể cả đối với môi trƣờng biển khi phạm vi nghiên cứu là vùng biển đảo. 1.1.2.Các vấn đề lý luận về quy hoạch không gian biển - Quy hoạch: Theo Viện Chiến lƣợc phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tƣ (2004) [30]: “Quy hoạch là việc lựa chọn phƣơng án phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định”. Với định nghĩa này, đối tƣợng của quy hoạch là các hoạt động kinh tế - xã hội. Tƣơng tự, quy hoạch ngành hay quy hoạch lãnh thổ cũng là việc lựa chọn phƣơng án phát triển cơ cấu kinh tế ngành dựa trên nguyên tắc phân công lao động theo ngành/ lãnh thổ và giải quyết đƣợc mối quan hệ liên ngành và liên vùng. Trong đó, Glasson và Marshall (2007) [37] cũng có nhận định tƣơng tự khi hai học giả này xác định quy hoạch là việc bố trí có mục đích hƣớng đến không gian tƣơng lai của một tập hợp lớn các hoạt động trong/ trên một phạm vi đất hay nguồn vật chất có hạn. - Quy hoạch không gian: Quy hoạch không gian nhƣ Glasson và Mashall (2003) [38].đã nhận định ở trên là một xu hƣớng mới của quy hoạch, đặc biệt trong khu vực Châu Âu khi cần thiết có một dạng quy hoạch bao trùm lên quy hoạch đất, quy hoạch tự nhiên/ vật chất đồng thời có các nội dung liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội – môi trƣờng. Cũng theo Glasson và Marshall quy hoạch không gian có sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch vùng, bởi thực chất, quy hoạch không gian chính là sự “tiến hóa” của quy hoạch vùng nhƣng phạm vi không gian đƣợc mở rộng và “mềm” hơn. 5 Ủy ban Châu Âu (1997) [44] định nghĩa: quy hoạch không gian là những phƣơng thức đƣợc sử dụng chủ yếu bởi khu vực công nhằm tác động đến sự phân bổ các hoạt động trong tƣơng lai trong một không gian lãnh thổ nhất định Mục tiêu của quy hoạch không gian là đƣợc thực hiện để tạo ra một tổ chức (cơ cấu) lãnh thổ hợp lý hơn trong việc sử dụng đất và trong các mối liên kết giữa chúng, tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu phát trienr với việc cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng và nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Nó bao gồm biện pháp phối hợp với các chính sách ngành khác về các tác động không gian để đạt đƣợc cách phân phối phát triển kinh tế công bằng hơn giữa các vùng so với khi nó đƣợc thực hiện bởi các lực lƣợng thị trƣờng, và nhằm điều chỉnh việc chuyển đổi sử dụng đất và sử dụng tài sản thiên nhiên. Bên cạnh đó, Ủy ban kinh tế Châu Âu của Liên Hợp Quốc năm 2008 [46] cũng đã có quan điểm tƣơng tự: quy hoạch không gian quan tâm đến vấn đề phối hợp hoặc tích hợp các chính sách ngành theo các chiều không gian thông qua một chiến lƣợc dựa trên lãnh thổ. Quy hoạch không gian có tính phức tạp hơn so với những quy định đơn giản của quy hoạch sử dụng đất bởi lẽ nó giải quyết những căng thẳng và mâu thuẫn giữa các chính sách ngành, ví dụ các xung đột giữa phát triển kinh tế, chính sách gắn kết môi trƣờng và xã hội. Vai trò quan trọng của quy hoạch không gian là để thúc đẩy việc sắp xếp các hoạt động hợp lý hơn và hài hòa các mục tiêu chính sách vốn xung đột với nhau. Phạm vi quy hoạch không gian có khác biệt rất lớn giữa các nƣớc khác nhau, nhƣng hầu hết có một số điểm tƣơng đồng nhất định. Ở gần nhƣ tất cả các nƣớc, quy hoạch không gian có liên quan tới việc xác định mục tiêu dài hạn hoặc trung hạn và chiến lƣợc cho vùng lãnh thổ, liên quan đến việc sử dụng đất và phát triển các yếu tố tự nhiên nhƣ là một phần riêng biệt trong hoạt động của chính phủ, và đƣợc phối hợp với các chính sách ngành nhƣ giao thông, nông nghiệp và môi trƣờng,.…vv. - Quy hoạch không gian biển: Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa và cách hiểu khác nhau về nội hàm của “Quy hoạch không gian biển”. Theo UNESCO, (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp Quốc) thì quy hoạch không gian biển là một quá trình 6 phân tích và phân bổ sự phân bố không gian và thời gian hoạt động của con ngƣời ở các vùng biển để đạt đƣợc các mục tiêu về bảo vệ đa dạng sinh học, mục tiêu về tăng trƣởng kinh tế, và mục tiêu công bằng xã hội đã đƣợc xác định thông qua một quá trình chính trị. Về cơ bản, quy hoạch không gian biển là một công cụ lập kế hoạch cho phép tích hợp, hƣớng tới tƣơng lai và phù hợp cho việc ra quyết định về việc sử dụng biển. Cục Môi trƣờng, Thực phẩm và Nông thôn của Vƣơng Quốc Anh đã định nghĩa quy hoạch không gian biển là "Quy hoạch có tính chiến lược, hướng tới tương lai nhằm điều tiết, quản lý và bảo vệ môi trường biển, bao gồm việc phân bổ không gian cho việc sử dụng, tích lũy, và có tính đến khả năng xung đột trong việc sử dụng biển" [31]. Qua phân tích trên, chúng tôi thấy có thể hiểu: Quy hoạch không gian biển (Marine Spartial Planning - MSP) là một trong những công cụ cơ bản của các quốc gia ven biển trong việc tổ chức không gian biển đảo nhằm khai thác sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên biển (bao gồm mặt biển, sinh khối biển, khối nƣớc biển, tài nguyên trên bề mặt đáy biển, tài nguyên bên dƣới đáy biển), không gian biển và quản lý các hoạt động khai thác sử dụng các dạng tài nguyên của con ngƣời trong không gian biển theo thời gian, giảm thiểu các mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các ngành nghề, các vùng biển cụ thể với nhau nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững cho vùng biển của quốc gia đó. Kết hợp các quan điểm về địa chất môi trƣờng và quy hoạch không gian biển, chúng tôi thấy có thể hiểu: quy hoạch không gian biển theo địa chất môi trường là việc tổ chức không gian biển đảo dựa trên sự phân dị các yếu tố về địa chất môi trƣờng (bao gồm địa hóa môi trƣờng và tai biến địa động lực) kết hợp với sự phân dị về các điều kiện tự nhiên khác nhƣ: đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, các hệ sinh thái, tài nguyên và các phân dị về đặc điểm phát triển kinh tế xã hội (dân cƣ, cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh tế...). Trong đó sự phân dị về địa chất môi trƣờng là yếu tố cốt lỗi. Mục đích nhằm định hƣớng khai thác sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên biển, không gian biển và quản lý các hoạt động khai thác sử dụng các dạng tài nguyên của con ngƣời trong không gian biển, hƣớng tới phát triển bền vũng cho vùng biển đó. 7 - Vị trí địa chất môi trường trong quy hoạch không gian iển Địa chất môi trƣờng đóng góp vai trò quan trọng trong quy hoạch không gian biển. Địa chất môi trƣờng nghiên cứu các quá trình tự nhiên và nhân sinh xảy ra trong môi trƣờng địa chất và mối tƣơng tác giữa các quá trình này với thế giới sinh vật và con ngƣời; với mục đích chung hƣớng tới là sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Chính vì thế, muốn quy hoạch sử dụng bền vững không gian biển, chắc chắn phải nghiên cứu về địa chất môi trƣờng. Quy hoạch không gian biển theo địa chất môi trƣờng là một dạng quy hoạch không gian biển thành phần của quy hoạch tổng thể không gian biển (hình 1) Hình 1. Vị trí của đia chất môi trường trong quy hoạch không gian iển [6,24] - Lợi ích của việc quy hoạch không gian iển (QHKGB) Mục đích của QHKGB là đạt đƣợc sự hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Đạt đƣợc mục đích nhƣ vậy chính là thành công của hoạt động quản lý tài nguyên và môi trƣờng biển với các lợi ích cơ bản và lâu dài. Rõ ràng, QHKGB mang lại nhiều lợi ích tổng hợp và cần thiết cho các nhà quản lý tài nguyên biển. QHKGB cho phép các nhà quản lý giải quyết các vấn đề đa ngành và đa chiều thông qua cách tiếp cận tổng thể, trên một “ bức tranh rộng lớn” QHKGB cho ngƣời khai thác, sử dụng biển biết việc họ sẽ khai thác tài nguyên và môi trƣờng biển ở đâu, khi nào và nhƣ thế nào, và không chỉ trƣớc mắt mà cho cả tƣơng lai. Điều này làm tăng lòng tin của các nhóm sử dụng và các bên 8 liên quan trong quá trình thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Bảng 1. Lợi ích của việc quy hoạch không gian iển [24] Xác định các khu vực quan trọng về sinh thái, sinh học và các dạng tài nguyên khác nhƣ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên vị thế Lồng ghép các mục tiêu phát triển với mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học vào việc ra quyết định đã đƣợc quy hoạch Lợi ích sinh thái/môi trường, sử dụng tài nguyên khoáng sản Xác định và giảm mâu thuẫn giữa các hoạt động khai thác trong đó có sa khoáng, vật liệu xây dựng, sử dụng của con ngƣời với thiên nhiên Phân bố không gian phát triển, khai thác, đệm và không gian cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Thiết lập bối cảnh cho quy hoạch mạng lƣới các khu bảo tồn biển Xác định và giảm các tác động tích lũy từ hoạt động của con ngƣời lên môi trƣờng biển, các hệ sinh thái biển và các dạng tài nguyên khác. Tạo cơ sở cho khu vực tƣ nhân tiếp cận các khu vực triển vọng cho các đầu tƣ mới, thƣờng cho 20 – 30 năm Xác định cách thức sử dụng tƣơng hợp trong cùng một vùng/lĩnh vực phát triển Giảm mâu thuẫn giữa các cách thức sử dụng không tƣơng hợp Lợi ích Nâng cao năng lực lập kế hoạch đối với các hoạt động của con ngƣời, kinh tế bao gồm cả việc ứng phó với các công nghệ và các tác động kéo theo Bảo đảm an toàn hơn trong khi triển khai các hoạt động của con ngƣời Thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên trong đó có tài nguyên khoáng sản nhƣ sa khoáng, vật liệu xây dựng và không gian biển Hợp lý hóa và minh bạch hóa trong cấp phép và thủ tục cấp phép Lợi ích xã hội Tạo nhiều cơ hội cho sự tham gia của công dân và cộng đồng Xác định tác động của các quyết định về việc phân bổ không gian 9 biển cho cộng đồng (ví dụ, hạn chế một số hình thức sử dụng trong vùng biển, các khu bảo tổn) và các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển (ví dụ, lao động, phân bổ thu nhập) Xác định và tăng cƣờng bảo vệ các di sản văn hóa Xác định và bảo tồn các giá trị tinh thần và xã hội liên quan đến sử dụng biển (ví dụ, biển nhƣ là một không gian mở) - Nguy n t c phân v ng quy hoạch không gian iển theo địa chất môi trường và địa chất tai iến: Phân vùng quy hoạch không gian biển theo địa chất môi trƣờng và địa chất tai biến theo các tác giả Nguyễn Chu Hồi [6] và Đào Mạnh Tiến [24] đƣợc dựa trên các nguyên tắc sau đây: - Đƣợc xây dựng theo các phƣơng pháp đơn giản, dễ hiểu và mang tính khả thi. - Hạn chế các tác động tiêu cực lên các hoạt động kinh tế đang diễn ra ở vùng bờ (nếu có thể đƣợc), đồng thời phải đồng nhất với mục tiêu bảo vệ và phát triển các nguồn lợi của vùng bờ. - Các vùng chức năng trong vùng bờ đƣợc phân chia nên có sự thống nhất và tƣơng tự cả về mặt chức năng và điều kiện sử dụng và khai thác với các vùng bảo tồn hiện có trong vùng bờ. - Các vùng đƣợc phân chia nên đảm bảo tính liên tục, ví dụ: vùng đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, vùng đệm, vùng đƣợc phép khai thác có điều kiện, vùng khai thác tự do… Tránh việc phân vùng “ đột ngột” ví dụ đặ vùng bảo vệ nghiêm ngặt cạnh vùng đƣợc phép khai thác tự do. Nên sử dụng “ vùng đệm- buffer zone” nhƣ những vùng chuyển tiếp giữa các vùng chuyển tiếp giữa các vùng có đặc tính khác hẳn nhau. - Các vùng đơn lẻ nên đƣợc đặt ở những nơi có đặc điểm riêng biệt, đặc trƣng hoặc có vị trí địa lý cách biệt với các vùng còn lại, ví dụ các đảo, hoặc các rạn san hô… - Ở những nơi có thể, việc phân vùng nên dựa vào hoặc kế thừa các ranh giới về mặt địa lý hoặc hành chính sẵn có của vùng bờ. 10 - Theo nguyên tắc chung, các vùng có ý nghĩa lớn về đa dạng sinh học hoặc giá trị văn hóa lịch sử hoặc những vùng bị cấm khai thác nên thành lập các vƣờn quốc gia hoặc nâng cấp bảo vệ lên mức độ quốc gia. - Khi một vùng đƣợc khoanh theo định hƣớng ngăn cấm một hoạt động kinh tế nào đó sử dụng nguồn lợi trong vùng, nên cung cấp kèm theo các hƣớng dẫn hoặc định hƣớng cho các ngành kinh tế đó tiếp cận việc khai thác hoặc sử dụng nguồn lợi thay thế trong các vùng khác. - Các hƣớng dẫn về tiếp cận hoặc khai thác các nguồn lợi thay thế này đặc biệt quan trọng đối với những ngƣời dân bản địa của địa phƣơng, đặc biệt là những cộng đồng địa phƣơng đang sinh sống phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên qua các phƣơng thức săn bắt hoặc đánh bắt tự nhiên. - Vùng neo đậu tàu thuyền nên nằm xa các khu vực nhạy cảm về nguồn lợi nhƣ các rạn san hô, bải đẻ thủy sản,… - Trong các vùng bảo vệ hoặc bảo tồn nền khoanh các tiểu vùng dành cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục. - Mỗi vùng địa chất môi trƣờng và địa chất tai biến là một khu vực lãnh thổ, lãnh hải xác định đƣợc đặc trƣng bởi các đặc điểm khác biệt về các yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng địa chất và địa chât tai biến nhƣ cấu trúc địa chất, yếu tố kiến tạo đặc biệt là các kiến tạo trẻ, hoạt động nhân sinh, môi trƣờng địa hóa, tai biến động lực, ô nhiễm môi trƣờng và khả năng sử dụng… - Mỗi vùng địa chất môi trƣờng và địa chất tai biến đƣợc nghiên cứu, nhận biết theo quan điểm hệ thống và lịch sử cụ thể. - Ti u chí để phân v ng quy hoạch không gian iển theo địa chất môi trường và tai iến địa chất Các tiêu chí để phân vùng quy hoạch không gian biển theo địa chất môi trƣờng và địa chất tai biến theo các tác giả Nguyễn Chu Hồi [6] và Đào Mạnh Tiến [24] bao gồm: - Các yếu tố tự nhiên: đặc điểm điều kiện tự nhiên, các yếu tố địa mạo, địa hình, khí tƣợng thủy văn, khoáng sản, hệ sinh thái, cấu trúc địa chất, các hệ thống đứt gãy, các thành tạo địa chất, ... 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan