Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo...

Tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo

.PDF
107
349
73

Mô tả:

z  BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH -------------------- TRẦN HOÀNG NGÂN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ............... 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................ ................................ ......... 7 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................ ................................ ..................... 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................ ................................ ................ 9 Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO. 1.1.Tổng quan về rủi ro................................ ................................ ......................... 10 1.1.1 Khái niệm ................................ ................................ ............................ 10 1.1.2 Phân loại rủi ro ................................ ................................ ..................... 10 1.2 Các rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu ................................ ................... 11 1.2.1 Rủi ro tỷ giá ................................ ................................ ......................... 11 1.2.2 Rủi ro giá cả hàng hóa ................................ ................................ ......... 11 1.2.3 Rủi ro lãi suất ................................ ................................ ...................... 12 1.2.4 Rủi ro cạnh tranh trên thị tường ................................ ........................... 12 1.2.5 Rủi ro về công nghệ, chất l ượng sản phẩm ................................ ........... 13 1.2.6 Rủi ro thanh toán xuất nhập khẩu, khách h àng không trả nợ, thời gian trả nợ kéo dài................................ ................................ ................................ 14 1.2.7 Rủi ro tuân thủ ................................ ................................ ..................... 14 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu ................................ .... 15 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro ................................ ................................ ...... 15 1.3.2 Nguồn rủi ro ................................ ................................ ......................... 15 1.3.2.1 Môi trường vật chất: ................................ ................................ .. 15 1.3.2.2. Môi trường xã hội:................................ ................................ ..... 16 1.3.2.3 Môi trường chính trị ................................ ................................ ... 16 1.3.2.4 Môi trường luật pháp ................................ ................................ .. 16 1.3.2.5 Môi trường hoạt động ................................ ................................ . 17 1.3.2.6 Môi trường kinh tế ................................ ................................ ...... 17 1.3.2.7 Vấn đề nhận thức ................................ ................................ ........ 18 1.3.3 Nhận diện rủi ro ................................ ................................ ................... 18 1.3.4 Đánh giá chi phí của hoạt động quản trị rủi ro tr ên phương diện chi phí phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro. .......................... 19 1.3.5 Sử dụng phương thức đánh giá để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro................................ ................................ ................................ 20 1.3.6 Chương trình quản trị rủi ro không nên dựa vào quan điểm thị trường của bạn ................................ ................................ ................................ ......... 20 1.3.7 Nắm rõ các công cụ quản trị rủi ro ................................ ....................... 21 1.3.8 Kiểm soát rủi ro và phòng ngừa rủi ro................................ .................. 21 1.3.8.1 Các biện pháp né tránh rủi ro ................................ ...................... 21 1.3.8.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất ................................ ............... 22 1.3.8.3 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất ................................ ............... 22 1.3.8.4 Tài trợ rủi ro ................................ ................................ ............... 22 1.3.9 Quản trị rủi ro tài chính................................ ................................ ................ 22 1.3.9.1. Hợp đồng kỳ hạn................................ ................................ .............. 23 1.3.9.2 Hợp đồng giao sau ................................ ................................ ............ 24 1.3.9.3 Quyền chọn................................ ................................ ....................... 26 1.3.9.4 Hoán đổi ................................ ................................ ........................... 27 1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Thái Lan v à bài học cho Việt Nam ................................ ................................ ................................ .............. 29 1.4.1 Thái Lan phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo ................................ ..... 29 1.4.2 Bài học đối với Việt Nam ................................ ................................ .... 32 Kết luận chương 1 ................................ ................................ ........................ 34 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về tổng quan về ng ành gạo và cơ chế điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian qua................................ ................................ ................................ 35 2.1.1 Đối với hợp đồng không tập trung ................................ ....................... 36 2.1.2 Đối với hợp đồng tập trung ................................ ................................ .. 36 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo ................................ ...... 37 2.2.1 Điều kiện tự nhiên ................................ ................................ ............... 37 2.2.2 Sản xuất ................................ ................................ ............................... 38 2 2.2.3 Giống lúa ................................ ................................ ............................. 40 2.3 Thực trạng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong thời gian qua ............... 42 2.3.1 Quá trình thu gom và xây xát, đấu trộn gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu . 42 2.3.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu ................................ ........... 45 2.3.3 Thị trường xuất khẩu ................................ ................................ ........... 46 2.4. Thực trạng quản trị rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam ....... 48 2.4.1 Thực trạng quản trị rủi ro xảy ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Việt Nam ................................ ................................ ................................ 48 2.4.1.1 Rủi ro giá cả nguyên liệu ................................ ..................... 48 2.4.1.2 Rủi ro bảo quản, kho, chất l ượng ................................ ......... 50 2.4.1.3 Rủi ro giá cả xuất khẩu ................................ ........................ 51 2.4.1.4 Rủi ro lãi suất ngân hàng ................................ ..................... 57 2.4.1.5 Rủi ro biến động tỷ giá ................................ ........................ 58 2.4.1.6 Rủi ro tuân thủ, pháp lý ................................ ....................... 60 2.4.1.7 Các rủi ro khác ................................ ................................ .... 62 2.4.2 Vai trò của chính phủ, ngành nông nghiệp, Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam trong việc điều hành xuất khẩu gạo................................. .............. 64 2.4.3 Công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam 66 2.4.4 Thực trạng ứng dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam ............................ 71 2.4.5 Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam li ên quan đến công cụ tài chính phái sinh hiện nay ................................ ................................ ............... 73 Kết luận chương 2 ................................ ................................ ........................ 75 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM 3.1 Đối với chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngân hàng, ngành nông nghiệp................................ ................................ ................................ .......... 76 3.1.1 Hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý về các công cụ phái sinh, chiến lược hỗ trợ ngành gạo và các quy định về xuất khẩu gạo. ............ 76 3.1.2 Hỗ trợ từ phía Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam dự báo sự biến động của thị trường gạo, tỷ giá, để lựa chọn tham gia v ào thị trường giao sau, phát huy hiệu quả về giá đối với các hợp đồng kỳ hạn. .......... 78 3 3.1.3 Đưa ra mức phí hợp lý và sản phẩm phái sinh hiệu quả cho các sản phẩm phái sinh để doa nh nghiệp có thể thưc hiện được. ................. 80 3.1.4 Xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo phục vụ tạm trữ v à xuất khẩu ................................ ................................ ................................ ..... 82 3.1.5. Nghiên cứu lai tạo giống lúa có chất l ượng năng suất cao v à đáp ứng biến đổi khí hậu, ph ù hợp nhu cầu gạo xuất khẩu .................... 83 3.1.6. Hỗ trợ từ Nhà nước, ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại bằng các giải pháp về t ài chính và phòng ngừa rủi ro. ........ 85 3.1.7. Phát triển hình thức bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân ........... 86 3.2 Đối với bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nông dân .......................... 87 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thu mua, chế biến, kho dự trữ gạo, tại các nơi có nguồn nguyên liệu lớn................................. ............................... 87 3.2.2 Xây dựng, đào tạo đội ngũ có trình độ kiến thức chuyên môn để phân tích dự báo và quản trị có hiệu quả rủi ro ................................ ..... 89 3.2.3 Nâng cao công tác dự báo về nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước, biến động giá gạo thế giới ................................ ........................... 90 3.2.4 Doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng mô h ình quản trị rủi ro ........... 91 3.2.5 Nâng cao chất lượng gạo, cải tiến kỹ thuật canh tác, nghi ên cứu tìm ra các giống lúa tốt. ................................ ................................ ........ 94 3.2.6 Doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh tìm thị trường, quảng cáo tiếp thị, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại ............................. 96 3.2.7 Xác định rõ mục tiêu và lợi ích của phòng ngừa rủi ro. ................ 97 Kết luận chương 3 ................................ ................................ ........................ 98 Kết luận chung ................................ ................................ ................................ ..... 99 Danh mục tài liệu tham khảo ................................ ................................ ...............100 Phụ lục 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn như gạo, cà phê, thủy sản, cao su, tơ sợi,…Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đẩy mạnh đ ược quan hệ ngoại thương phát triển, tuy nhiên các nhà sản xuất, nhà kinh doanh ở nước ta phải phải đối mặt với nhiều rủi ro xảy ra hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải b ước vào một sân chơi mới trong bối cảnh thế giới đầy biến động, bất ổn, khó có thể dự báo. Điều này là một thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có h ướng đi phù hợp. Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước ngày càng trở nên sôi động. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (trong đó có thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường địa ốc đã phát triển trên cơ sở nhu cầu ảo, nhu cầu đ ược quyết định bởi các nh à đầu cơ) đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Với sự bất ổn về giá cả h àng hóa, tỷ giá, lãi suất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp xuất nh ập khẩu Việt Nam. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo cũng không nằm ngo ài ảnh hưởng đó. Cuối tháng 4 năm 2008, giá gạo xuất khẩu cao kỷ lục 1200 USD/tấn trong vòng 25 năm qua làm giá gạo Việt Nam sốt cao. Năm 2009, nhu cầu gạo th ương mại giảm so với năm trước, nguyên nhân là do các nư ớc đã mua gạo dự trữ khá nhiều làm giá mua giảm xuống. Năm nay nhiều n ước được mùa, nên nhu cầu gạo giảm, giá gạo xuất khẩu giảm. Tỷ giá USD biến động đáng kể, thị tr ường chợ đen lên đến 20.000đ, tăng xa so với mức trần của nh à nước công bố, lãi suất cho vay tăng cao gần 21%,….đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, cho thấy sự bất ổn của giá cả hàng hóa, thị trường tài chính. Những điều trên cho thấy có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay. Do đó, việc quản trị hiệu quả rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo là điều kiện tiên quyết cho cho sự phát triển bền vững của ng ành gạo để có thể thích nghi với nền kinh tế thị tr ường, đứng vững và phát triển trong sự bất ổn của nền kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống lại lý thuyết cơ bản rủi ro, quản trị rủi ro. 5 - Phân tích Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro đó. Sử dụng công cụ phái sinh để ph òng ngừa rủi ro tài chính: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn… cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo. - Đề xuất một số giải pháp v à kiến nghị để nhà nước,doanh nghiệp, nông dân thực hiện có hiệu quả công tác quản trị rủi ro cho ng ành gạo trước thềm hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Thực trạng quản trị rủi ro, ứng dụng các công cụ phái sinh ở ng ành xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Do sự giới hạn trong khuôn khổ đề t ài nghiên cứu, đề tài này không đi sâu vào các k ỹ thuật định giá các công cụ phái sinh m à chỉ nghiên về cách thức lựa chọn v à thiết kế chương trình quản trị rủi ro tốt nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo và hạn chế các rủi ro xảy ra cho ng ành lương thực, doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nông dân. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra: theo hình thức hỏi và trả lời trực tiếp, để nhận dạng các rủi ro, tìm ra nguyên nhân, tác gi ả gởi phiếu điều tra tới các doanh nghiệp đang xuất khẩu gạo từ Đà Nẵng đến Cà Mau. - Các phương pháp định tính, phương pháp định lượng, Phương pháp thống kê. - Nguồn dữ liệu thứ cấp (nguồn thông tin từ sách báo, tạp chí chuy ên ngành, các trang web chuyên ngành và tài chính …) - Nguồn dữ liệu cơ bản từ doanh nghiệp đang công tác. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VFA : Hiệp hội Lương thực Việt Nam NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng HSBC : Ngân hàng HSBC BIDV : Ngân hàng đầu tư phát triển VCB : Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam AGRIB : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ICB : Ngân hàng Công thương Vi ệt Nam ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu Citibank : Ngân hàng Citibank Vi ệt Nam ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSH : Đồng Bằng Sông Hồng HTX : Hợp tác xã NN- PTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn OM : Giống lúa mới có năng suất c ao, chống chịu sâu bệnh GATT : Hiệp ước chung về thuế quan v à mậu dịch NIC : Nước Công nghiệp mới AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN FRA :Thoản thuận lãi suất kỳ hạn USD : Đồng Đô la Mỹ VND : Đồng Việt Nam EUR : Đồng tiền chung Châu Âu LSTT : Lãi suất thoản thuận LSCB : Lãi suất cơ bản FOB : Giá giao ngay tại cảng UNDP :Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc D/A : Nhờ thu nhập khẩu ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Danh mục Trang Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng từ năm 1990-2009 39 Bảng 2.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu từ năm2000-2009 45 Bảng 2.3 Thống kê thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo 49 Bảng 2.4 Thống kê thăm dò ảnh hưởng yếu tố kho, máy móc thiết bị kỹ 51 thuật Bảng 2.5 Thống kê thăm do ảnh hưởng từ giá gạo thế giới 56 Bảng 2.6 Thống kê thăm dò ảnh hưởng tỷ giá , lãi suất 58 Bảng 2.7 Biên độ tỷ giá từ ngày 01/01/2002 đến T11/2009 60 Bảng 2.8 Thống kê thăm dò ảnh hưởng bởi thay đổi chính sách của nh à 62 nước về điều hành, quản lý xuất khẩu gạo Bảng 2.9 Thống kê hướng dẫn giá xuất khẩu gạo của VFA 8 69 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Danh mục Trang Hình 1.1 Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo ở Thái Lan 30 Hình 2.1 Diện tích và sản lượng từ năm 1990 – 2009 40 Hình 2.2 Mức quan ngại các loại rủi ro của các DN xuất khẩu 43 Hình 2.3 Sơ đồ sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam 44 Hình 2.4 Xuất khẩu gạo của Việt Nam 2000 -2009 46 Hình 2.5 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008 47 Hình 2.6 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2009 48 Hình 2.7 Biểu đồ biến động giá cả nguy ên liệu trong nước năm 2009 49 Hình 2.8 Biểu đồ biến động giá gạo thế giới từ năm 2002 -2010 53 Hình 2.9 Biểu đồ Giá xuất khẩu gạo b ình quân theo tháng của Việt Nam 54 năm 2009 Hình 2.10 Biểu đồ Biến động giá chào bán gạo của một số nước chính từ 55 năm 2002-2008 Hình 2.11 Biểu đồ Biến động giá ch ào bán gạo của một số nước chính từ 55 năm 2009-2010 Hình 2.12 Biểu đồ diễn biến lãi suất cơ bản từ năm 2000-2010 57 Hình 2.13 Biểu đồ diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 59 9 Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO. 1.1 Tổng quan về rủi ro 1.1.1 Khái niệm Ngày nay có rất nhiều khái niệm về rủi ro, cụ thể một số khái niệm c ơ bản sau: Theo Frank Knight, học giả Mỹ cho rằng rủi ro l à sự bất trắc có thể đo l ường được; theo Malurin Hart McCorty th ì rủi ro là 1 tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có th ể xác định được. Trong khi đó, theo tổ chức ti êu chuẩn hóa thế giới (ISO) rủi ro là sự kết hợp giữa các xác suất xảy ra một sự kiện v à những hậu quả tiêu cực của sự kiện đó. Theo quan điểm của hai trường phái lớn: • Trường phái truyền thống cho rằng rủi ro l à những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc những điều không chắc chắn có thể xả y ra cho con người. • Trường phái trung hòa lại cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Allan Willett cụ thể rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi. Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu l à những rủi ro có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc l àm mất đi những cơ hội sinh lời. 1.1.2 Phân loại rủi ro Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều loại rủi ro v à ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro mới với mức độ phức tạp hơn. Căn cứ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các nhóm chính sau: - Rủi ro tài chính: là những rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra đối với thị trường tài chính do sự thay đổi của các biến số t ài chính: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái... - Rủi ro trong kinh doanh: l à tất cả những yếu tố rủi ro phát sinh từ môi tr ường kinh doanh bên ngoài doanh nghi ệp: chính trị, xã hội, khoa học công nghệ, nh à cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh... 10 - Rủi ro trong hoạt động: là các rủi ro về vi phạm quy định chính sách nội bộ của công ty hoặc các hoạt động gian lận nh ư: tham ô, mất mát, lãng phí, hư hỏng, lạm dụng, phá hoại, vi phạm quy chế quản lý, kiểm soát t ài chính, hệ thống thông tin… - Rủi ro nguy hiểm/Rủi ro tuân thủ: là các rủi ro liên quan đến pháp luật đó chính là những việc vi phạm các văn bản pháp luật của nh à nước. 1.2 Các rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu 1.2.1 Rủi ro tỷ giá Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như các doanh nghiệp trong nước rơi vào lao đao và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của rất nhiều công cụ ph òng chống rủi ro ngoại hối. Biến động tỷ giá có thể tác động đến doanh nghiệp theo nhiều cách v à được đo lường bằng độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá. Nguy c ơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất m à các doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải nh ư: + Xuất khẩu hàng hóa thu về ngoại tệ + Các khoản vay bằng ngoại tệ. + Các khoản đầu tư nước ngoài. Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguy c ơ rủi ro này có thể định lượng được và do vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó. 1.2.2 Rủi ro giá cả hàng hóa Giá cả các mặt hàng nông hải sản xuất khẩu sẽ bị tá c động mạnh do biến động bất ổn của giá cả thế giới, trong thời gian qua th ường xuyên rơi vào cảnh được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Việc giá nông, hải sản xuất khẩu sụt giảm tr ên thị trường thế giới trong những năm sắp đến là điều hoàn toàn có thể xảy ra, một phần do kinh tế thế giới có xu hướng chững lại, phần khác giá các mặt h àng này còn phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố không thể kiểm soát đ ược như thời tiết chẳng hạn. 11 Công tác dự báo giá còn hạn chế nên việc các doanh nghiệp ký hợp đồng kỳ hạn gặp không ít rủi ro nh ư: khi doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu th ì chỉ dự tính cơ bản giá nguồn nguyên liệu đầu vào và giá xuất khẩu, nhưng khi thực hiện hợp đồng thì giá nguyên liệu trong nước tăng gây thua lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu. Việc rủi ro xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu v ào tăng gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biến động giá cả h àng hóa ngày càng trở nên khó lường mà nguyên nhân của nó ngày càng khó xác định không chỉ ở bản thân hàng hóa đó mà còn ảnh hưởng rất lớn từ các hàng hóa khác. 1.2.3 Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những biến động của l ãi suất dẫn đến những tác động bất lợi cho các hoạt động kinh doanh. Gây ảnh h ưởng đến nguồn tài trợ của doanh nghiệp, việc huy độ ng vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn. Việc biến động của lãi suất có thể tạo ra áp lực l àm tăng chi phí của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nào có doanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi l ãi suất tăng lên và có thể lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Trong những năm qua việc chạy đua l ãi suất của các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tuân theo một qui luật n ào cả. Việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại đã tạo không ít rủi ro cho các doanh nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh các doanh nghiệ p xuất khẩu gạo chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng, nên vi ệc biến động lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 1.2.4 Rủi ro cạnh tranh trên thị tường Trong xuất khẩu luôn phải cạnh tranh với các n ước cùng xuất về năng suất, chất lượng và giá thành.Thế giới được mùa mà tiêu thụ chậm lại nên các nước xuất khẩu gạo sẽ phải cạnh tranh gay gắt để ti êu thụ được số gạo dôi dư ở nước mình. Sự cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo Thái Lan, Ấn và cả Trung Quốc về giá cả, chất lượng ngày càng gay gắt. Mặt hàng gạo Việt Nam đang có nguy c ơ giảm dần các lợi thế cạnh tranh do tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, công nghệ chế biến thấp, đồng thời ch ưa xây dựng được thương hiệu xứng tầm (ví dụ ở Thái Lan, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 7-10%, còn ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm tới 13-16%). Phẩm cấp thấp và sự 12 kém đa dạng về chủng loại cũng l à một bất lợi lớn của gạo Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu của Vụ Xuất nhập khẩu, trong khi gạo chất lượng cao (5-10% tấm) của Việt Nam được đánh giá là đã tăng đáng kể từ 14,2% năm 1990 l ên hơn 40% vào năm 2000 thì ở Thái Lan, tỷ lệ này thường xuyên chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu và tiếp tục tăng do các nh à sản xuất nước này đang nghiên cứu để cho ra đời những giống mới có chất l ượng cao hơn. Không chỉ trên thị trường thế giới, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trong n ước; nhất là tại các thành phố lớn, vẫn có mặt gạo Thái Lan. Những lợi thế về chi phí lao động thấp đang dần mất đi trong quá tr ình tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, b ên cạnh các yếu tố về đảm bảo chất lượng, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối... cần phải xây dựng th ương hiệu cho hạt gạo Việt Nam 1.2.5 Rủi ro về công nghệ, chất l ượng sản phẩm Thu hoạch và bảo quản là một trong những khâu quan trọng góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng lúa trong một mùa vụ của những người nông dân. Từ trước tới nay, việc thu hoạch v à bảo quản lúa của nông dân n ước ta phần lớn phụ thuộc vào phương pháp thủ công. Lúa được làm khô chủ yếu nhờ ánh nắng mặt trời nên người nông dân chỉ có thể cất giữ đ ược trong một thời gian nhất định.Ở quy mô lớn hơn, tuy lúa được cất giữ trong những nh à kho nhưng chất lượng của thóc gạo cũng sẽ không cao bởi điều k iện bảo quản còn quá đơn giản. Với một lượng gạo xuất khẩu hằng năm khá cao, Việt Nam cần có những quy tr ình cải tiến trong bảo quản sản phẩm lương thực. Khi thực hiện bảo quản tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc lựa chọn thời điểm xuất khẩu để có đ ược giá cao nhằm đảm bảo lợi ích cho người nông dân. Công nghệ chế biến sau gạo, phần lớn công nghệ n ày ở Việt Nam chỉ đạt tr ình độ thủ công sản xuất gạo thô phục vụ trong n ước. Trong khi ở Thái Lan, ngo ài phục vụ một lượng đông đảo khách du lịch n ước ngoài cũng như xuất khẩu gạo nguyên hạt chất lượng cao thì hằng năm, quốc gia này còn xuất khẩu khoảng 150 ngh ìn tấn sản phẩm chế biến từ gạo, thu về khoảng 78 triệu USD, t ương đương giá trị của 0,5 triệu tấn gạo xuất khẩu. Mặc d ù các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam có công nghệ và thiết bị ở trình độ tương đương với Thái Lan, song 80% l ượng thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân 13 không được trang bị đồng bộ về ph ơi sấy và kho chứa nên chất lượng gạo chế biến giảm đi rất nhiều. Chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị tr ường xuất khẩu thấp, đặc biệt là gạo của Việt Nam luôn bán thấp h ơn gạo Thái Lan xuất khẩu c ùng loại từ 3040 USD/tấn; gạo chất lượng cao xuất khẩu còn thấp. 1.2.6 Rủi ro thanh toán xuất nhập khẩu, khách h àng không trả nợ, thời gian trả nợ kéo dài Rủi ro này phát sinh do nhà nhập khẩu, các ngân hàng đại lý tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ của m ình, thể hiện qua các hình thức như: gian lận thương mại, người mua chậm thanh toán, thanh toán không đủ hoặc từ chối thanh toán d ù đã cung ứng hàng hóa, người mua mất khả năng chi trả, vỡ nợ, phá sản, bất đồng về xử lý nghiệp vụ giữa các ngân h àng đại lý, sự yếu kém về công tác quản lý khách h àng của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu cộng với tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản của ngân h àng này. Đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của n ước ta thị trường chủ yếu là các nước nghèo, thời hạn các thanh toán d ài đến 540 ngày. Nên rủi ro thanh toán xảy ra là điều khó tránh khỏi. 1.2.7 Rủi ro tuân thủ Việc tác động của nhà nước lên một một số ngành xuất khẩu đặc biệt bằng các hình thức như các hàng rào thuế và phi thuế quan, chính sách thắt chặt tiền tệ, pháp luật hoặc bằng một số c ơ chế điều hành thông qua bộ, ban, ngành, hiệp hội đã ảnh hưởng tới vốn trong kinh doanh của các nh à sản xuất, nông dân. Nhà nước có thể tác động trực tiếp v ào thị trường bên ngoài thông qua điều tiết nguồn cung và điều tiết tiến độ xuất khẩu. Đối với những mặt h àng mà Việt Nam giữ thị phần lớn trên thị trường quốc tế (như gạo, cà phê, hạt tiêu…), Nhà nước có thể tăng cường áp dụng các biện pháp nh ư thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềm chế tốc độ bán ra, tham gia các kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong đi ều kiện cụ thể… để tác động v ào thị trường và giá cả theo hướng có lợi. Các quyết định về tạm trữ lúa gạo, tạm trữ c à phê trong thời gian qua là thí dụ điển hình của biện pháp này. 14 Ngoài ra, Nhà nước còn có thể trợ giúp trực tiếp cho các hoạt động xuất khẩ u thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia triễn lãm, hội chợ, cử đoàn đi nước ngoài tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, thu thập v à cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp về luật lệ, ti êu chuẩn, mẫu mã mà thị trường đòi hỏi… 1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro Khái niệm quản trị rủi ro có nhiều quan niệm khác nhau, có quan niệm đ ơn giản cho rằng, quản trị rủi ro đ ơn thuần là hoạt động mua bảo hiểm, tức l à các doanh nghiệp chuyển một phần gánh nặng rủi ro m à mình có thể sẽ mắc phải cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý nhằm hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đấy l à quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy c ơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị những h ành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Ngày nay trên thế giới có rất nhiều bất ổn diễn ra đặc biệt l à những bất ổn trong giá cả hàng hóa và các biến số tài chính ngày càng thay đ ổi theo những chiều hướng khó có thể dự báo đ ược, những bất ổn đó tác động đến kết quả sản suất kinh doanh của các công ty. Do bất ổn ng ày càng tăng lên đã làm xuất hiện nhu cầu tìm ra phương pháp quản lý rủi ro chủ động h ơn thay vì chỉ là tìm cách dự báo chính xác những thay đổi đó. 1.3.2 Nguồn rủi ro 1.3.2.1 Môi trường vật chất Một trong những nguồn rủi ro c ơ bản nhất là môi trường vật chất xung quanh ta. Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẫn đến tổn thất. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, bảo lũ là mối đe dọa thường xuyên với người cũng như các doanh nghiệp. Chúng ta đang ngày càng tr ở nên bất lực hơn khi chưa hiểu hết về môi trường sống, các ảnh hưởng của chúng ta đối với nó, cũng nh ư nó đối với chúng ta. Đây chính l à nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro n ày. 15 Môi trường vật chất cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán, chẳng hạn như đối với nông nghiệp, du lịch, đầu t ư bất động sản... 1.3.2.2. Môi trường xã hội Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, cấu trúc xã hội, các định chế …là nguồn rủi ro thứ hai. Ở Mỹ có nhiều ng ành kinh tế phát triển nhưng tại sao lại không thể phát triển ở Việt Nam, điều n ày có thể lý giải là do môi trường xã hội, các phong tục tập quán cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh. 1.3.2.3 Môi trường chính trị Trong một đất nước môi trường chính trị cũng có thể l à nguồn rủi ro quan trọng. Chính sách của một tổng thống có thể ảnh h ưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm ngân sách địa phương, ban hành quy định mới về xử lý chất thải độc hại...). Trên phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều h ành, nhiều nơi có những chính sách rất khác nhau trong kinh doanh. Một số nước, chính sách thuế thay đổi li ên tục hay tài sản nước ngoài có thể bị nước chủ nhà tịch thu. Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an to àn cho doanh nghiệp, người dân. Một quốc gia th ường xuyên thay đổi chính sách, thường xuyên có đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, b ãi công. đình công, thường xuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực v ào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng... đều gây nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu tư gây hại cho cả nền kinh tế, x ã hội. Môi trường chính trị cũng có thể có tác động tích cực đến những chính sách t ài chính và tiền tệ, luật pháp, giáo dục ha y thuế 1.3.2.4 Môi trường luật pháp Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật. Luật pháp không phải chỉ đề ra các chuẩn mực và biện pháp trừng phạt, vấn đề l à bản thân xã hội có thể xem xét được hết các chuẩn mực n ày hay không. Môi trư ờng luật pháp của Việt Nam còn có 16 đặc điểm là không ổn định, có nhiều sơ hở và không nhất quán. Đây là nguồn rủi ro quan trọng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam v à làm cho chúng ta ít thu hút đư ợc nguồn đầu tư nước ngoài so với các nước khác trong khu vực. Ở mức độ quốc tế còn phức tạp hơn vì các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều, mỗi n ơi có những hệ thống luật khác nhau. Môi tr ường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền của ng ười dân. 1.3.2.5 Môi trường hoạt động Quá trình hoạt động của tổ chức có thể l àm phát sinh rủi ro, các chương trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân vi ên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý. Quá trình sản suất có thể đưa công nhân đến thiệt hại về vật chất. Các hoạt động của tổ chức cũng có thể gây tổn hại cho môi tr ường. Trong môi trường kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro do hệ thống vận chuyển không tin cậy…. Về khía cạnh rủi ro suy đoán th ì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại. 1.3.2.6 Môi trường kinh tế Sự phát triển rộng lớn của thị tr ường toàn cầu đã tạo ra môi trường bao trùm tất cả các nước, môi trường kinh tế thường được quyết định do môi tr ường chính trị. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đ ình đốn hiện nay là các yếu tố của hệ thống kinh tế mà không quốc gia nào có thể kiểm soát nổi. Kinh tế của Mỹ tr ì trệ gây xáo trộn cho nền kinh tế các nước khác thông qua việc điều chỉnh l ãi suất của Quỹ dự trữ liên bang. Một nền kinh tế khoẻ là một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giải quyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo h ướng minh bạch, chi phí thấp, tính bền vững cao. Một môi tr ường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ g iá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật v à giả), độc quyền không kiểm soát đ ược, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy... là những rủi ro lớn cho các doanh nghiệp. Ngo ài ra, xét từ một góc độ khác, các thách thức đến từ một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin cũng sẽ l à những rủi ro cho những doanh nghiệp thiếu khả năng thích ứng với đổi mới. 17 1.3.2.7 Vấn đề nhận thức Trong kinh doanh cần phải được sự nhất trí của nhiều ng ười thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn một hội đồng gồm tr ưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kỹ thuật và kế toán trưởng họp để thông qua một sản phẩm mới. Sản phẩm có thể có nhiều hứa hẹn nh ưng do mỗi người nhìn vấn đề theo một góc độ chuy ên môn của mình nên không nhất trí được. Rủi ro đó xuất phát từ nhận thức. Năng lực của nhà quản trị rủi ro trong việc hiểu, xem xét, đo l ường, đánh giá không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Việc nhận thức về rủi ro v à thực tế là hai mặt hoàn toàn khác nhau. Vấn đề nhận thức là câu hỏi quan trọng nhất trong việc nhận diện v à phân tích rủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi nh ư: “Làm sao hiểu được những ảnh hưởng lên tổ chức?” hay “Làm sao biết được cái mình nhận thức là đúng với thực tế”. Các yếu tố mạo hiểm và hiểm họa phát sinh từ nguồn rủi ro n ày nhiều vô kể. Có cái có thể tưởng tượng được, có cái không. Một v ài hiểm họa có thể phát sinh từ hơn một nguồn rủi ro, lửa chẳng hạn, có thể phát sinh từ môi tr ường vật chất (sự nẹt lửa) hay môi trường xã hội (sự đốt phá). 1.3.3 Nhận diện rủi ro Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận diện đ ược tất cả các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Những rủi ro n ày thường nằm trong 2 nhóm: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Đối với hầu hết các tổ chức phi tài chính thì rủi ro kinh doanh liên quan đến các hoạt động sản xuất và bán hàng. Nhìn chung nh ững rủi ro kinh doanh th ường không thể phòng ngừa được bởi chúng “không mua đi bán lại đ ược”. Đối với rủi ro tài chính (hay rủi ro kiệt quệ tài chính) là loại rủi ro mà một doanh nghiệp gặp phải do đối mặt với những độ nhạy cảm từ các nhân tố thị tr ường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán. Hầu hết các rủi ro t ài chính có thể quản trị rủi ro được bởi có nhiều thị trường lớn và một thị trường hiệu quả mà thông qua đó những rủi ro này có thể được trao đổi cho nhau. 18 Khi xác định những rủi ro nhà quản trị rủi ro cần xác định những rủi ro n ào có thể phòng ngừa và những rủi ro nào doanh nghiệp “được trả tiền” để có được rủi ro như: phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và những rủi ro nào “không được đền bù” để gánh lấy nó. Hầu hết các doanh nghiệp thấy rằng họ xứng đáng đ ược bù đắp cho việc gánh chịu những rủi ro li ên quan đến các hoạt động kinh doanh chủ yếu của mình như phát triển sản phẩm, sản xuất, và marketing. Tuy nhiên, h ầu hết các công ty cũng thấy rằng họ không đ ược bù đắp cho việc gánh chịu những rủi ro không phải là trọng tâm đối với công việc kinh doanh nh ư: lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa. Việc xác định những rủi ro n ào cần được quản trị rủi ro là tính trọng yếu của khoản lỗ tiềm năng có thể xảy ra đối với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không phòng ngừa đối với rủi ro. Để quản trị rủi ro tối ưu của doanh nghiệp phải đ ược cân nhắc giữa lợi ích so với chi phí quản trị rủi ro. 1.3.4 Đánh giá chi phí của hoạt động quản trị rủi ro tr ên phương diện chi phí phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro đôi khi khiến nh à quản trị lưỡng lự khi quyết định thực hiện quản trị rủi ro v ì chiến lược quản trị rủi ro thực sự là rất tốn kém, nhưng cũng phải xét đến mặt khác của chiến l ược này. Để đánh giá chính xác chi phí quản trị rủi ro, nh à quản trị rủi ro phải xem xét chúng trên phương diện chi phí tiềm ẩn của quyết định không thực hiện quản trị rủi ro. Trong hầu hết các trường hợp, chi phí tiểm ẩn n ày là tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp phải gánh chịu hết các yếu tố thị tr ường như lãi suất, tỷ giá hối đoái, dao động theo chiều hướng xấu. Trường hợp này thì chi phí quản trị rủi ro phải được đánh giá giống như phương thức đánh giá chi phí của một hợp đồng bảo hiểm, tức là so với khoản tổn thất tiềm năng.Trong những tr ường hợp khác, các giao dịch phái sinh là những thay thế cho việc thực hiện một chiến l ược tài chính theo kiểu sử dụng phương pháp truyền thống. Trong hầu hết các trường hợp khi các chiến l ược phái sinh được sử dụng thay thế cho các giao dịch truyền thống th ì đó là bởi vì chi phí rẻ hơn. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan