Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng

.DOC
250
4
81

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THU HƢƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THU HƢƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 934.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Hữu Cƣờng 2. TS Phạm Huy Vinh HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu, điều tra nêu trong luận án là trung thực. Kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong các công trình khác. Tác giả luận án Lê Thu Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................................................................................................14 1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại..14 1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại...............................................................................................................................................15 1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.............................................................................................19 1.4. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc..............21 1.4.1. Những kết quả đạt được...............................................................................................21 1.4.2. Những vấn đề đặt ra.......................................................................................................22 1.4.3. Kế thừa và khoảng trống nghiên cứu.....................................................................23 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...................................................................................................................23 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..............................................................24 2.1. Lý luận chung về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại.............................24 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................................24 2.1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh RRTD tại các NHTM..................28 2.1.3. Tác động của RRTD đến NHTM và nền kinh tế..............................................29 2.2. Cơ sở lý luận về quản trị RRTD tại NHTM.................................................................30 2.2.1. Khái niệm và vai trò của quản trị RRTD trong các NHTM........................30 2.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng...............................................................................32 2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại...........39 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ..........................................................................................................................................................................50 2.4. Thực tiễn quản trị rủi ro tại một số ngân hàng thƣơng mại và bài học rút ra cho VPBank................................................................................................................................53 2.4.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại nước ngoài .. 53 2.4.2. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM tại Việt Nam............................................57 2.4.3. Tổng kết một số vấn đề thực tiễn trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM trong và ngoài nước............................................................................................59 2.4.4. Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank..........................................................................................................................60 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG ......64 3.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng....64 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.................................................................................................64 3.1.2. Một số kết quả hoạt động cơ bản của VPBank..................................................66 3.2. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank..................................69 3.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng tại VPBank..................................................69 3.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank......................................................76 3.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng..................................................................................................................................83 3.3. Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank....................................................................................................................................................104 3.3.1. Thống kê mô tả một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank........................................................................................................................104 3.3.2. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo...............................................................108 3.3.3. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank...................................................................................................................................108 3.4. Nhận xét chung về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank....................................................119 3.4.1. Một số kết quả đạt được............................................................................................119 3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế...................................................121 3.4.3. Nhận xét về khả năng đáp ứng các điều kiện để áp dụng Basel 2 tại VPBank..........................................................................................................................................128 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA VPBANK...........................................................................132 4.1. Định hƣớng hoạt động quản trị rủi ro và quản trị RRTD tại VPBank trong thời gian tới...............................................................................................................................132 4.1.1. Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của VPBank.................132 4.1.2.Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của VPBank trong giai đoạn tới.....134 4.2. Một số cơ hội và thách thức đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam..............................................................................137 4.2.1.Một số cơ hội...................................................................................................................137 4.2.2. Một số thách thức.........................................................................................................138 4.3. Một số giải pháp và kiến nghị............................................................................................139 4.3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại VPbank..............139 4.3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô...........................................146 KẾT LUẬN............................................................................................................................................150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................153 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................154 CAR DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT : Capital adequacy ratio Hệ số an toàn vốn MAS : Monetary Authority of Singapore Cơ quan tiền tệ Singapore NCS : Nghiên cứu sinh NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TSBĐ : Tài sản bảo đảm XHTD : Xếp hạng tín dụng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Mô tả mẫu nghiên cứu là cán bộ, nhân viên VPBank..............................................9 Bảng 2: Mô tả mẫu nghiên cứu là khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng với VPBank 10 Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2010 – T6/2019...........................68 Bảng 3.2.Cơ cấu tổng tài sản..............................................................................................................69 Bảng 3.3. Tăng trưởng tín dụng của VPBank so với toàn hệ thống.................................71 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng tại VPBank........................................75 Bảng 3.5. Đối tượng khách hàng trọng tâm của một số ngân hàng..................................82 Bảng 3.6. Thống kê tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM trong giai đoạn 2015-2018...............83 Bảng 3.7. Ý kiến của nhân viên ngân hàng về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trong hoạt động nhận biết RRTD 86 Bảng 3.8. Quy định mức độ rủi ro theo xếp hạng tín dụng..................................................89 Bảng 3.9. Bảng đánh giá tín dụng kết hợp...................................................................................89 Bảng 3.10. Tỷ trọng cho vay đối với một số ngành tại VPBank giai đoạn 2015 – 2019 92 Bảng 3.11. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tại VPBank...............................................................93 Bảng 3.12.Kịch bản tín dụng chuẩn tại VPBank.......................................................................94 Bảng 3.13. Tình hình xử lý rủi ro tín dụng tại VPBank giai đoạn 2015-2018.............96 Bảng 3.14. Tình hình dùng tài sản để thu hồi nợ xấu giai đoạn 2014-2018.................97 Bảng 3.15. Tình hình xử lý nợ xấu bằng sử dụng dự phòng giai đoạn 2015-2019. . .98 Bảng 3.16. Ý kiến của cán bộ, nhân viên về kiếm soát quản trị RRTD.......................101 Bảng 3.17. Số liệu phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của VPBank.................................................................................................................................102 Bảng 3.18. So sánh khả năng trả nợ của khách hàng do nhân viên VPBank quản lý....................................................................................................................................106 Bảng 3.19. So sánh khả năng trả nợ của khách hàng do các nhóm khách hàng của VPBank tự đánh giá................................................................................................107 Bảng 3.20. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Vpbank đối với nhân viên..................................................109 Bảng 3.21. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Vpbank đối với nhóm khách hàng 110 Bảng 3.22. Mô hình hồi qui một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng (khảo sát đối với nhân viên ngân hàng) 111 Bảng 3.23. Mô hình hồi qui một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của VPBank (áp dụng đối với khách hàng VPBank) 112 Bảng 3.24. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại VPBank...............................................................115 Bảng 3.25. Kết quả về đánh giá khách hàng của cán bộ, nhân viên Vpbank............122 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Khung phân tích của đề tài nghiên cứu ..................................................................... Hình 2. Mô hình nghiên cứu định lượng nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại 5 VPBank (đối với cán bộ nhân viên VPBank)........................................................ 7 Hình 3. Mô hình nghiên cứu định lượng nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại VPBank (đối với khách hàng quan hệ tín dụng với VPBank) ............................. 8 Hình 2.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung ............................................................ 32 Hình 2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán ............................................................ 34 Hình 2.3. Tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại các NHTM theo Hiệp ước Basel 2........... 35 Hình 2.4. Quy trình tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ........................................... 39 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của VPBank hiện nay [51] .......................................... 66 Hình 3.2. Tình hình dư nợ, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại VPBank ........................... 70 Hình 3.3. Tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập của các phân khúc tại VPBank năm 2017-2018 ............................................................................................................... 72 Hình 3.4. Cơ cấu cho vay theo loại ........................................................................................ 73 Hình 3.5. Cơ cấu cho vay theo phân khúc ............................................................................ 74 Hình 3.6. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank ....................................................... 76 Hình 3.7.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khối quản trị Rủi ro VPBank ..................................... 77 Hình 3.8. Nợ nhóm 5 so với tổng nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2013-2018 .................. 103 Hình 3.9. Tốc độ tăng nợ xấu so với tốc độ tăng trưởng tín dụng .................................... 103 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng đã đảm bảo cho các chủ thể trong nền kinh tế có đủ điều kiện vận hành, đáp ứng được nguồn vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đảm bảo nâng cao năng suất lao động, mở rộng sản xuất có hiệu quả, cung cấp những sản phẩm có chất lượng cho xã hội. Chính vì vậy an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Về mặt thực tiễn: Theo số liệu báo cáo về hoạt động ngành ngân hàng hàng năm nguồn thu lãi vay của hệ thống các ngân hàng Việt Nam chiếm từ 75% - 80% tổng các nguồn thu của ngân hàng. Tuy nhiên, căn cứ trên nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đồng thời xuất phát từ thực tế đã phát sinh đó là việc các ngân hàng càng đẩy mạnh dòng vốn ra ngoài để tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh, mục tiêu kinh tế thì cũng càng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì hậu quả sẽ rất đáng lo ngại. Vì vậy, việc đưa ra hệ thống quản trị hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đồng thời cân bằng giữa áp lực phát triển và quản trị RRTD sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam nói chung và mục tiêu kinh doanh của các NHTM nói riêng luôn là vấn đề rất quan trọng. Hiện nay, trong nhóm các NHTM tại Việt Nam, mặc dù chỉ là chỉ là ngân hàng cổ phần tư nhân nhưng VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) trong những năm vừa qua luôn giữ vững vị trí nằm trong top các NHTM có lợi nhuận cao nhất hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, VPBank cũng đã góp mặt trong tốp 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo công bố của hãng định giá thương thiệu nổi tiếng thế giới Brand Finance. Hai động lực rất quan trọng để đưa VPBank đến được đà tăng trưởng ấn tượng trong vài năm trở lại đây đó chính là sự khởi sắc cực kỳ rõ rệt trong mảng dịch vụ bán lẻ và mảng dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Cả 2 mảng kinh doanh này đều hướng đến đối tượng là khách hàng cá nhân.Theo các chuyên gia phân tích thì với mức độ thâm nhập thị trường tiêu dùng của các NHTM Việt Nam vẫn đang ở mức thấp như hiện nay, cùng với sự thuận lợi của các quy định pháp lý hiện tại và sự thống trị của FE Credit (Công ty con của VPBank), VPBank đã và sẽ vẫn 1 chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Ngoài ra, các sản phẩm tín dụng của VPBank cũng rất đa dạng và qua nhiều kênh cấp tín dụng như: bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, CMB &CIB,…, điều này đã đảm bảo duy trì tốc độ tăng trường tín dụng trên mức trung bình của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây. Với con số tăng trưởng tín dụng như vậy hệ lụy tất yếu kéo theo đó là tốc độ tăng trưởng các khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của VPBank có xu hướng tăng theo từng năm. Tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank gia tăng cùng chiều với sự phát triển lĩnh vực vay tiêu dùng. Hiện nay, chiến lược kinh doanh của VPBank vẫn mở rộng thêm lĩnh vực tín dụng tiêu dùng vì vậy nợ xấu tại VPBank được dự kiến là sẽ tiếp tục có khả năng gia tăng. Như vậy, rõ ràng là cùng với sự phát triển nhanh về tín dụng tại VPBank cũng sẽ kèm theo đó là sự gia tăng về nợ xấu đang ở mức đáng lo ngại, chính vì lý do này đặt ra nhiệm vụ cho VPBank đó là cần phải có quản trị về tín dụng hiệu quả nhất để đảm bảo vừa phát triển kinh doanh vừa đảm bảo yếu tố an toàn cho hoạt động ngân hàng. VPBank hiện nay đang là một trong những NHTM có quy mô lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam, các hoạt động tín dụng và quản trị RRTD phát sinh tại VPBank có thể được coi là những vấn đề thường xuyên được tiến hành, xảy ra trong hệ thống NHTM tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu quản trị RRTD tại VPBank cũng sẽ có những điểm tương đồng với quản trị RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam. Về mặt lý luận, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về rủi ro, quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng trong các NHTM tại Việt Nam nhưng vẫn còn một số hạn chế như: nhiều công trình nghiên cứu còn mang tính định tính, chưa chỉ ra được những tổn thất, đo lường được rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi phát sinh RRTD, một số nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng chưa có sự thống kê một cách hệ thống về các nhân tố này...Bên cạnh đó, đối với hoạt động tín dụng và quản trị RRTD tại VPBank cũng chưa có công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ về quản trị RRTD tại VPBank bao gồm thực trạng hoạt động tín dụng, quản trị RRTD tại ngân hàng; nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD của VPBank và những mặt đạt được, hạn chế trong công tác quản trị RRTD tại ngân hàng này. Chính vì vậy, tiến hành nghiên cứu lý luận về quản trị RRTD tại NHTM nói chung và tại VPBank nói riêng có hệ thống khoa học, đầy đủ là rất cần thiết. 2 Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và lý luận nêu trên, hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề mang tính chất trọng yếu và vô cùng cấp thiết đối với VPBank. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ” làm nội dung chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu luận án 2.1. Mục tiêu của nghiên cứu Luận án nghiên cứu quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng bao gồm: thực trạng RRTD, quản trị RRTD và một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Nghiên cứu lý luận về RRTD, quản trị RRTD trong hoạt động của hệ thống NHTM (2) Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTD của một số NHTM trên thế và rút ra bài học kinh nghiệm cho cho quản trị RRTD tại hệ thống NHTM Việt Nam (3) Nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD tại VPBank trong thời gian qua nhằm đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD ở ngân hàng này, chỉ ra những thành công và hạn chế trong quản trị RRTD tại VPBank. (4) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại VPBank (5) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại VPBank 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của VPBank đã đạt được những kết quả như thế nào và một số hạn chế trong quản trị RRTD? Câu 2: Nhân tố nào có ảnh hưởng lớn đến hoạt động rủi quản trị rủi ro tín dụng? 3.2.Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 1: Sự phối hợp giữa các bộ phận quan hệ cùng chiều tới quản trị RRTD; Giả thuyết nghiên cứu 2: Năng lực của nhân viên về phân tích khả năng sử dụng vốn, thực thi nghĩa vụ tín dụng, uy tín của khách hàng quan hệ cùng chiều với quản trị RRTD; Giả thuyết nghiên cứu 3: Sự thay đổi chính sách của Nhà nước, chính sách vay vốn, quản lý hồ sơ và qui mô ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều tới quản trị 3 RRTD của ngân hàng; Giả thuyết nghiên cứu 4: Sự phát triển kinh tế, uy tín khách hàng, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống tổ chức ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến quản trị RRTD của ngân hàng; Giả thuyết nghiên cứu 5: Loại khách hàng có ảnh hướng khác nhau tới quản trị RRTD của ngân hàng. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị RRTD tại NHTM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của RRTD, quản trị RRTD tại NHTM nói chung và của VPBank nói riêng. Căn cứ trên những thực tiễn phát sinh trong quản trị RRTD tại VPBank, tác giả rút ra được những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại VPBank. Phạm vi về không gian: nghiên cứu quản trị RRTD trên toàn hệ thống VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) Phạm vi về thời gian: các dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2010 đến tháng 06/2019. Năm 2010 là thời điểm đánh dấu VPBank nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank đổi tên từ Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Các dữ liệu sơ cấp tác giả tiến hành khảo sát từ tháng 9/2018 đến 01/2019. 5. Khung phân tích và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Khung phân tích của đề tài nghiên cứu Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và tổng quan tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về quản trị RRTD tại NHTM, cụ thể là nghiên cứu về các nhân tố bên trong, bên ngoài tác động đến quản trị RRTD và những nội dung về quản trị RRTD trong NHTM, tác giả kế thừa và đưa ra khung phân tích đề tài nghiên cứu như sau: 4 Nguồn: Tác giả nghiên cứu Hình 1. Khung phân tích của đề tài nghiên cứu 5.2.Phương pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp thu thập thông tin Số liệu thứ cấp: Nguồn thu thập: từ báo cáo ngành và địa phương, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tài liệu hội thảo, hội nghị, các thông tin trên internet, báo cáo thường niên hàng năm được VPBank công bố. Nội dung thu thập: số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong thời kỳ từ 2010-2018, tổng kết về lĩnh vực tín dụng của VPBank, các đánh giá và số liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng trong và ngoài Việt Nam, số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng và quản trị RRTD tại VPBank… Số liệu sơ cấp: Nội dung thu thập: đánh giá của cán bộ, nhân viên VPBank và những khách hàng đã, đang có quan hệ tín dụng với VPBank về quản trị RRTD của VPBan, hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Đối tượng thu thập: cán bộ, nhân viên VPBank công tác tại các vị trí liên quan đến hoạt động tín dụng như: bán hàng, hỗ trợ tín dụng, thẩm định, phê duyệt, giám sát tín dụng, quản lý sau cho vay, thu hồi nợ (tổng số cán bộ thực hiện khảo sát là 289 người)... và những khách hàng đã, đang có quan hệ tín dụng với VPBank (tổng số khách hàng khảo sát là 195 trong đó doanh nghiệp là 25, cá nhân là 170 người). Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả đã xây dựng 02 bảng hỏi bao gồm 01 bảng hỏi dành cho các cán bộ, nhân viên ngân hàng; 01 bảng hỏi dành cho khách hàng đã hoặc đang quan hệ tín dụng với VPBank. Thông tin thu thập dựa theo bảng 5 câu hỏi khảo sát. Từ tổng kết lý luận và thực tiễn bảng hỏi được xây dựng thông qua 2 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm: Tác giả đã xây dựng bảng hỏi cho nhân viên ngân hàng trên cơ sở khái niệm, lý thuyết và sự kế thừa các nghiên cứu đi trước. Bảng hỏi đầu tiên được xây dựng với 13 biến độc lập đó là: Quy mô ngân hàng, Kinh tế xã hội, Chính sách Nhà nước, Nguồn nhân lực, Hệ thống tổ chức, Uy tín khách hàng, Sử dụng vốn vay, Quản lý hồ sơ vòng 1, Tài sản bảo đảm, Hỗ trợ nhân viên vòng 1, Quản lý hồ sơ vòng 2, Quản lý hồ sơ vòng 3, Chính sách cho vay; 01 biến phụ thuộc: nợ quá hạn và 04 biến kiểm soát là các biến về: loại khách hàng, đơn vị làm việc, thu nhập, mục đích xin cấp tín dụng nhằm tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị RRTD tại VPBank (Xem phụ lục 13,14). Bảng khảo sát được soạn thảo và lấy ý kiến của các nhà học thuật và các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, đồng thời, được khảo sát thử với 40 phiếu hỏi. Sau đó tác giả đã loại bỏ một số biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy từ đó có được bảng hỏi hoàn thiện của luận án. Kết quả bảng hỏi hoàn thiện còn lại gồm 8 biến độc lập là: Chính sách Nhà nước, Kinh tế xã hội, Uy tín của khách hàng, Quy mô ngân hàng, Nguồn nhân lực, Hệ thống tổ chức ngân hàng, Chính sách vốn, Quản lý hồ sơ; 01 biến phụ thuộc: rủi ro và 05 biến kiểm soát là các biến về: loại khách hàng, đơn vị làm việc, địa điểm, thu nhập, mục đích xin cấp tín dụng, 49 biến quan sát (Xem phụ lục 2,3). Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert để đo mức độ đồng ý của người trả lời về nội dung các biến quan sát được đưa bằng việc cho điểm từ 1=hoàn toàn không đồng ý và 5=hoàn toàn đồng ý. Việc sử dụng thang đo Likert giúp tác giả có thể phân tích mô tả mức độ quan trọng của từng biến quan sát, tổng hợp từng biến quan sát thành 1 nhân tố và loại bỏ các nhân tố không phù hợp với dữ liệu thị trường thông qua các phân tích mean, đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan r, phân tích hồi qui tuyến tính để thấy được mối quan hệ tác động giữa các nhân tố trong mô hình lý thuyết đưa ra. Điều tra theo phương pháp khảo sát qua email các đối tượng, mẫu điều tra được lựa chọn. Mục đích thu thập thông tin thứ cấp: phục vụ cho nội dung đánh giá quản trị RRTD và phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại VPBank.  Phƣơng pháp phân tích thông tin Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị để nêu lên thực trạng của hoạt động kinh doanh nói chung và của hoạt động tín dụng nói riêng tại VPBank. Đồng thời, bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu đã khái quát hóa được quản trị RRTD, một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD của VPBank. 6 Phương pháp phân tích nhân tố: Mô hình nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại VPBank: Căn cứ trên tổng kết có kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, đồng thời, căn cứ trên thực tế hiện nay quản trị RRTD của hệ thống NH thế giới và các NHTM Việt Nam đang theo hướng chuẩn quốc tế Basel. Một trong những đặc trưng của quản trị RRTD theo Basel 2 đó là đảm bảo cơ cấu tổ chức quản trị theo 03 vòng kiểm soát, khi nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các đơn vị tại 03 vòng kiểm soát và những RRTD có thể phát sinh khi các đơn vị này hoạt động tác nghiệp, nhân tố có thể ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại hệ thống ngân hàng nói chung và tại VPBank nói riêng đó là : Quản lý hồ sơ ở các vòng; Hệ thống tổ chức ngân hàng. Do đó, trong nội dung luận án này, tác giả lựa chọn nghiên cứu quản trị RRTD dưới tác động của một số nhân tố cụ thể là: Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: Chính sách nhà nước; Kinh tế xã hội; Uy tín khách hàng (Chi tiết theo phụ lục 16). Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: Quy mô ngân hàng; Nguồn nhân lực; Hệ thống tô chức; Chính sách vay vốn; Quản lý hồ sơ; Nợ quá hạn (Chi tiết theo phụ lục 16). Ngoài ra, cũng dựa trên kết quả nghiên cứu tổng kết các công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị RRTD của VPBank như sau: Mô hình định lượng 1: Nguồn: tác giả nghiên cứu Hình 2. Mô hình nghiên cứu định lƣợng nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD tại VPBank (đối với cán bộ nhân viên VPBank) Ký hiệu các nhân tố và biến quan sát chi tiết theo phụ lục 02 của luận án. Mô hình định lượng 2: 7 Nguồn: Tác giả nghiên cứu Hình 3. Mô hình nghiên cứu định lƣợng nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD tại VPBank (đối với khách hàng quan hệ tín dụng với VPBank) Ký hiệu các nhân tố và biến quan sát chi tiết theo phụ lục 03 của luận án. Trong nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn 8 biến độc lập là: Chính sách Nhà nước, Kinh tế xã hội,Uy tín khách hàng, Quy mô ngân hàng, Nguồn nhân lực, Hệ thống tổ chức, Chính sách cho vay, Quản lý hồ sơ; 01 biến phụ thuộc: rủi ro và 05 biến kiểm soát là các biến về: loại khách hàng, đơn vị làm việc, địa điểm, thu nhập, mục đích xin cấp tín dụng nhằm tiến hành phân tích nhân tố đến quản trị RRTD tại VPBank. Để kiểm định sự tin cậy của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định và hệ số tương quan biến tổng. Các biến không đảm bảo tin cậy sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu và không xuất hiện khi phân tích khám phá nhân tố (EFA). Tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach’s Alpha tối thiểu là 0.6 (Hair và cộng sự, 2006), hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và đương nhiên loại khỏi thang đo (Nunally và Burstein, 1994). Nghiên cứu sẽ được chia làm 05 giai đoạn chính: + Giai đoạn 1: nghiên cứu tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị RRTD ngân hàng, phát hiện những khoảng trống và kế thừa những nghiên cứu trước đó. + Giai đoạn 2: Thu thập thông tin thứ cấp liên quan đến hoạt động tín dụng , quản trị RRTD của ngân hàng. + Giai đoạn 3: Thu thập thông tin sơ cấp: dựa vào tổng quan các công trình 8 nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn đã nghiên cứu trước đây tác giả thảo luận với nhà học thuật và nhà nghiên cứu có kinh nghiệm để đưa ra bảng khảo sát cho khách hàng, cán bộ nhân viên của VPBank (chi tiết bảng khảo sát xem tại phụ lục số 2,3) Tác giả tiến hành khảo sát đối với khách hàng, cán bộ nhân viên VPBank theo mẫu đã chọn. Dung lượng mẫu được tính theo các qui định về cỡ mẫu trong nghiên cứu: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5 × m Trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến quan sát Theo Tabachnick và Fidell, 1996 [14]: Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) Đối với cán bộ công nhân viên VPBank: Như vậy từ 2 công thức trên đề tài nghiên cứu sử dụng bảng hỏi đối với nhóm nhân viên gồm 8 biến độc lập và 48 biến quan sát vậy dung lượng mẫu tối thiểu cần phỏng vấn là: n=50 + 8 × 8= 114 người n=5 × 48 = 240 người Vậy tối thiểu cần điều tra 240 người là nhân viên, cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng. Trong nghiên cứu tác giả đã phỏng vấn được 289 người làm công tác tín dụng trong ngân hàng VPbank do vậy kết quả nghiên cứu đảm bảo khách quan khoa học. Bảng 1: Mô tả mẫu nghiên cứu là cán bộ, nhân viên VPBank Số lƣợng 1. Đơn vị làm việc Trong chi nhánh ngân hàng FE credit 2. Địa điểm Hà Nội Tỉnh/tp khác 3. Khách hàng quản lý Doanh nghiệp Cá nhân Tổng Tỉ lệ % 246 43 85,2 14,8 189 100 65,3 34,7 149 140 289 51,5 48,5 9 Đối với nhóm khách hàng: Tác giả sử dụng bộ câu hỏi với 6 biến độc lập và 30 biến quan sát vậy dung lượng mẫu tối thiểu cần phỏng vấn là: n=50+ 8 × 6 = 98 người n=5 × 30 = 150 người Vậy tối thiểu cần điều tra 150 người là khách hàng của ngân hàng . Trong nghiên cứu tác giải đã phỏng vấn được 195 khách hàng của ngân hàng VPbank do vậy kết quả nghiên cứu đảm bảo khách quan khoa học Bảng 2: Mô tả mẫu nghiên cứu là khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng với VPBank Tiêu chí Số lƣợng Tỉ lệ % 1. Địa điểm Hà Nội 103 52,8 Tỉnh/Tp Khác 92 47,2 2. Khách hàng Doanh nghiệp 25 87,2 Cá nhân 170 12,8 3. Mục đích vay Mua nhà/Mua xe 43 22,1 Tiêu dùng cá nhân 97 49,7 Đầu tư kinh doanh 149 17,9 Khác 140 10,3 Tổng 195 100 Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, Eviews 3.0 và SPSS for Windows 15.0. +Giai đoạn 04: Đánh giá thực trạng quản trị RRTD và một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại VPBank + Giai đoạn 05: Căn cứ trên thực trạng quản trị RRTD và ảnh hưởng của một số nhân tố đến quản trị RRTD của VPBank, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại ngân hàng này. Phân tích tương quan Về mặt giả định của mô hình là các biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ với nhau. Để kiểm tra mối quan hệ này ta sử dụng phân tích tương quan bằng hệ số tương quan Pearson (tương quan đơn). Nếu hệ số tương quan khác 0 và có ý nghĩa thống kê chứng tỏ từ dữ liệu nghiên cứu có bằng chứng về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình với nhau. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan