Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh cầu giấ...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh cầu giấy

.PDF
86
6
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ BÁ HƢNG QUẢN TRI ̣RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------LÊ BÁ HƢNG QUẢN TRI ̣RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐƢ́C VUI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN TS. Trầ n Đƣ́c Vui PGS.TS. Trần Anh Tài Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn: Tôi – Lê Bá Hƣng, xin cam đoan: Những nội dung trong luận văn, cụ thể là những phân tích, đánh giá thực trạng quản tri ̣ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quố c Tế Viê ̣t Nam – CN Cầ u Giấ y , những giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quố c Tế Viê ̣t Nam là do tôi tự nghiên cứu, không sao chép. Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo hƣớng dẫn- TS. Trầ n Đƣ́c Vui đã tận tâm giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh- Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học này. Tôi xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp của ngân hàng TMCP Quố c Tế Viê ̣t Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu cần thiết để trình bày trong luận văn. TÓM TẮT LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT 1. Tên luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – chi nhánh Cầ u Giấ y 2. Tác giả: Lê Bá Hƣng 3. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 4. Bảo vệ năm: 2015 5. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trầ n Đƣ́c Vui 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại.  Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.  Đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam 7. Những đóng góp mới của luận văn: - Đề tài làm rõ nhƣ̃ng vấ n đề cơ bản về tín du ̣ng , rủi ro tín dụng trong hoạt đô ̣ng Ngân hàng TMCP trong nề n kinh tế thi trƣơ ̣ ̀ ng. - Trên cơ sở phân tić h tin ̀ h hin ̀ h thƣ̣c tra ̣ng QTRRTD ta ̣i VIB Cầ u Giấ y , đề ra nhƣ̃ng dấ u hiê ̣u nhâ ̣n biế t sớm các khoản nơ ̣ có vấ n đề , tìm ra các nguyên nhân và biê ̣n pháp khắ c phu ̣c. - Đề xuấ t các giải pháp nhằ m tăng cƣờng QTRRTD trong hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng tại VIB Cầu Giấy trong thời gian tới - Góp phần hạn chế nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB. MỤC LỤC Danh sách các từ viết tắt .............................................................................................. i Danh mục các bảng .....................................................................................................ii Danh mục các sơ đồ .................................................................................................. iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƢ́U VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM .................................. 6 1.1. Nhƣ̃ng vấ n đề cơ bản ........................................................................................6 1.1.1. Rủi ro tín dụng của NHTM ........................................................................ 6 1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM .......................................................... 11 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM18 1.2. Tổ ng quan tình hình nghiên cƣ́u:....................................................................20 1.3. Kinh nghiệm quản tri ru ̣ ̉ i ro tin ́ du ̣ng ta ̣i một số NHTM ................................22 1.3.1. Kinh nghiệm của BIDV chi nhánh Quảng Ninh. ...................................... 22 1.3.2. Kinh nghiệm Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam( Vietinbank) ........................................................................... 24 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 27 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .........................................................................27 2.1.1. Dữ liệu sơ cấp .......................................................................................... 27 2.1.2.Dữ liệu thứ cấp ......................................................................................... 27 2.2. Tổng hợp và phân tích thông tin đầu ra ..........................................................28 2.2.1. Xử lý thông tin sơ cấp .............................................................................. 28 2.2.2. Xử lý thông tin thứ cấp ............................................................................ 29 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH QUỐC TẾ VIỆT NAM – CN CẦU GIẤY ........................................................................... 31 3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam......................................31 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Quốc Tế Việt Nam - CN Cầu Giấy .................................................................................................................... 31 3.1.2. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của VIB Cầu Giấy. ....................................... 32 3.1.3. Một số nét chính về hoạt động kinh doanh của VIB – Cầ u Giấ y ............ 33 3.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quốc tế Việt Nam – CN Cầu Giấy..............................................................................................35 3.2.1 Hoạt động tín dụng tại NH TMCP Quốc tế Việt Nam – CN Cầu Giấy .... 35 3.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quốc tế Việt Nam – CN Cầu Giấy37 3.2.3. Kết quả khảo sát ý kiến các cán bộ kinh doanh tại NH TMCP Quố c Tế Viê ̣t Nam về tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VIB ..................... 47 3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Cầ u Giấ .............. y 52 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 52 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 54 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NH TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CN CẦU GIẤY ............................................................... 59 4.1. Định hƣớng phát triển của NH TMCP Quốc tế Việt Nam .............................59 4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Cầ u Giấ y ...................62 4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện qui trình cho vay và chính sách khách hàng ........... 62 4.2.2. Tăng cường nhận biết dấu hiệu và cảnh báo rủi ro tín dụng, xây dựng và thực hiện thống nhất hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng ................. 64 4.2.3. Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh và bảo hiểm, đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng .................................................................. 65 4.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ....................... 66 4.2.5. Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ......................................................................................................... 66 4.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Chi nhánh .............................. 67 4.2.7. Ứng dụng đầy đủ và đồng bộ công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động tín dụng ..................................................................................................... 67 4.3. Một số kiến nghị .............................................................................................67 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .......................................................................... 67 4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................................ 69 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. DVKH Dịch vụ khách hàng 2. KH Khách hàng 3. NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 4. NHTM Ngân hàng thƣơng mại 5. NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 6. PGD Phòng giao dịch 7. QLKH Quản lý khách hàng 8. QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng 9. RRTD Rủi ro tín dụng 10. TCTD Tổ chức tín dụng 11. TSĐB Tài sản đảm bảo 12. VIB Ngân hàng TMCP Quố c tế Viê ̣t Nam i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 Dƣ nợ theo thời gian khoản vay năm 2011-2014 35 3 Bảng 3.3 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn theo nhóm 36 4 Bảng 3.4 Trích lập dự phòng 46 5 Bảng 3.5 Phân loa ̣i rủi ro 47 6 Bảng 3.6 Thời gian nào phát sinh rủi ro tiń du ̣ng nhấ t. 48 7 Bảng 3.7 Nguyên nhân tƣ̀ phía KH để phát sinh rủi ro tín du ̣ng 48 8 Bảng 3.8 Nguyên nhân quan tro ̣ng nhấ t tƣ̀ phía nhân viên VIB 49 9 Bảng 3.9 Bảng nguyên nhân khách quan rủi ro tín dụng tại VIB 50 10 Bảng 3.10 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng 51 11 Bảng 3.11 Các kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc. 52 Một số chỉ tiêu tài chính của VIB Cầu Giấy 4 năm (từ 2011 đến 2014) ii Trang 34 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng 7 2 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của VIB Cầu Giấy 32 3 Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro của VIB 38 iii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cho vay là một hoạt động truyền thống, cũng là hoạt động cơ bản của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, dẫn đến phát sinh các khoản nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại, dễ gây ra tình trạng mất vốn, phải trích lập dự phòng rủi ro với số tiền lớn, ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận, thậm chí là gây thua lỗ cho NHTM. Rủi ro trong hoạt động cho vay là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của các ngân hàng thƣơng mại, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, làm suy giảm năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng dẫn đến giảm uy tín và khả năng hội nhập của các ngân hàng trong tiến trình mở cửa thị trƣờng tài chính với cộng đồng kinh tế quốc tế. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á năm 1997-1998; cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ năm 2008 và gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Rủi ro trong hoạt động cho vay gây ra tình trạng nợ xấu cao, chất lƣợng tín dụng giảm sút, lợi nhuận bị thu hẹp và là nguyên nhân chủ yếu phải tiến hành tái cơ cấu các NHTM ở nƣớc ta hiện nay. Do vậy, tăng cƣờng quản trị rủi ro và xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay đang là vấn đề đƣợc các ngân hàng thƣơng mại hết sức ƣu tiên, tập trung xử lý các khoản nợ xấu, ngăn chặn không để các khoản nợ xấu mới phát sinh trong giai đoạn hiện nay, nhất là trƣớc tiến trình thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc yêu cầu mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế, cũng nhƣ nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng cao. 1 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) có quy mô lớn, mạng lƣới rộng, có sự tham gia của cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài đó là tập đoàn ngân hàng: Commonwealth Bank của Australia. VIB có số lƣợng khách hàng vay vốn đông đảo và đa dạng, với nhiều quy mô khác nhau, hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở nhiều ngành nghề khác nhau, trải rộng trên khắp cả nƣớc. Dƣ nợ cho vay hàng năm của VIB tăng trƣởng bình quân 30%- 40% trong 5 năm gần đây. Hoạt động cho vay hàng năm đem lại từ 65% - 70% lợi nhuận cho VIB, song đây cũng là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất, với con số trích lập dự ph ̣ng rủi ro tín dụng lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Để quản lý và xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay, VIB đã áp dụng các tiêu chuẩn và kinh nghiệm của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ thông lệ quốc tế ở hầu khắp các khâu, từ quy định nội bộ, quy trình tín dụng, kiểm tra và kiểm soát nội bộ, phân cấp,…Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, rủi ro trong hoạt động cho vay của VIB đang có xu hƣớng tăng lên trong một số năm gần đây, đặt ra yêu cầu cấp bách phải tăng cƣờng công tác này, nhằm nâng cao năng lực tài chính, uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tƣ mua cổ phần, đang sở hữu cổ phần tại ngân hàng và nâng cao uy tín của VIB đối với khách hàng. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ quần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy” làm đề tài nghiên cứu luận án thạc sỹ của mình. Các câu hỏi nghiên cứu: - Rủi ro tín dụng tác động nhƣ thế nào đến hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng? 2 - Thƣ̣c tra ̣ng quản tri ̣rủi ro tiń du ̣ng ta ̣i VIB Cầ u Giấ y hiê ̣n nay ra ?sao - Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Cầu Giấy? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại.  Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.  Đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tƣợng: Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại và tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Namchi nhánh Cầu Giấy bao gồm các biện pháp hạn chế nợ xấu và xử lý nợ xấu, rủi ro tín dụng đã phát sinh. Thời gian từ năm 2008 đến 2012 và dự báo cho giai đoạn đến năm 2015-2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau:  Phƣơng pháp điều tra, khảo sát : - Sử dụng Bảng điều tra về Các nguyên nhân gây ra RRTD tại Ngân hàng quốc tế để khảo sát thực trạng về các nguyên nhân gây ra RRTD, giải pháp để ha ̣n chế rủi ro và các kiế n nghi ̣với cơ quan nhà nƣớc.  Phương pháp tổng hợp, so sánh số liệu và phân tích các báo báo từ các báo cáo tài chính của Ngân Hàng Quốc Tế – Chi Nhánh Cầ u Giấ y , Chuyên đề nghiên cứu trao đổi của NHNN qua các năm, Các bài viết trên website của các Bộ tài chính, Kiểm toán Việt Nam, Bộ kế hoạch 3 Đầu tƣ, Bộ công nghiệp,…về rủi ro hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm RRTD ; về quản trị rủi ro NHTM trong đó bao gồm quản trị RRTD 5. Những đóng góp mới của luận văn • Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng, kinh nghiệm thực tế của một số nƣớc trên thế giới về nhận diện, nguyên nhân và quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng, bài học đối với các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam nói riêng. • Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, đề tài nêu ra những dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề, tìm ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại, hạn chế trong quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam hiện nay để từ đó làm tiền đề cho những kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi cho việc quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam cũng nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. Điểm nổi bật nhất của đề tài luận văn là nghiên cứu chi tiết về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam, rút kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế giới mà các đề tài đã có trƣớc đây chƣa phân tích. • Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam trong thời gian tới. Những giải pháp và kiến nghị đó góp phần tham khảo cho hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động tín 4 dụng tại các NHTM cổ phần Việt Nam, góp phần phát triển an toàn, bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam. • Góp phần hạn chế nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quốc tế Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại Chương 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy. Chương 4: Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.- chi nhánh Cầu Giấy 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1. Nhƣ̃ng vấ n đề cơ bản 1.1.1. Rủi ro tín dụng của NHTM 1.1.1.1. Khái niệm Rủi ro tín dụng của NHTM - Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ƣớc đoán đƣợc xác suất xẩy ra mới đƣợc xem là rủi ro. - Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng đƣợc cấp tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với NH. Rủi ro tín dụng có thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM đó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trƣờng của vốn; trong trƣờng hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới thua lỗ, nếu ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng: Theo Điều 2“ Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng” ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh, lợi nhuận, nguy cơ phá sản của các ngân hàng. Do vậy, việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phƣơng pháp chống đỡ các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một tất yếu, mà các nhà quả trị ngân hàng chỉ có thể có chính sách giảm bớt chứ không thể gạt bỏ đƣợc chúng. 6 1.1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. - Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn các phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo cho các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. - Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro danh mục Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng (Nguồ n : Tác giả tổng hợp) Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân 7 hàng, đƣợc phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập chung (Concentration risk). - Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng. - Rủi ro tập trung là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.1.3. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Trong quan hệ tín dụng có hai đối tƣợng tham gia là ngân hàng cho vay và ngƣời đi vay. Rủi ro xuất phát từ ngƣời vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan  Nguyên nhân từ khách hàng Theo thống kê cho thấy, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng xuất phát từ khách hàng là phổ biến nhất bởi khách hàng là ngƣời trực tiếp sử dụng vốn vay. Nhân tố này rất đa dạng, nhƣng có thể phân chia thành hai trƣờng hợp chính sau đây: + Do khách hàng kinh doanh thua lỗ, dẫn đến mất khả năng trả nợ. Nguyên nhân có thể do năng lực quản lý kinh doanh kém, sử dụng vốn vay sai mục đích…Hơn nữa, nếu tỷ lệ vốn tự có trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thấp, chủ yếu là vốn vay ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ lao theo những cơ hội đầy mạo hiểm, đến khi gặp rủi ro thì ngân hàng phải gánh chịu. + Do khách hàng không tuân thủ các quy định, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng. Nhiều trƣờng hợp, khách hàng chủ ý cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch, làm cho ngân hàng đánh giá sai về năng lực tài chính của họ; thậm chí có khách hàng đủ năng lực tài chính để thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng, nhƣng vẫn cố tình chây ỳ, không chịu thực hiện nghĩa 8 vụ. Việc khiếu kiện cũng chỉ là giải pháp bị động, bất đắc dĩ, chi phí tốn kém. Hơn nữa, nếu các cơ quan pháp luật điều tra thiếu khách quan, xét xử thiếu công bằng thì ngân hàng phải chịu thiệt hại cả hữu hình lẫn vô hình. Nhƣ vậy, khách hàng vừa là ngƣời mang lại thu nhập cho ngân hàng, đồng thời đƣa lại cho ngân hàng cả những nguy cơ rủi ro. Cho nên, nếu hạn chế đƣợc những nguy cơ đó sẽ làm tăng đáng kể lợi nhuận cho ngân hàng.  Nguyên nhân từ Ngân hàng Ngoài nhân tố ảnh hƣởng từ nhân tố khách hàng, rủi ro tín dụng cũng chịu ảnh hƣởng bởi nguyên nhân từ phía ngân hàng, bởi ngân hàng là ngƣời quyết định có cho vay hay không. Những ảnh hƣởng từ nhân tố này đƣợc tổng hợp nhƣ sau: + Trước tiên, phải kể đến sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Nếu cán bộ làm công tác ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng, non kém về trình độ, về năng lực nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng xử lý thông tin và thẩm định dự án, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, xác định kỳ hạn của các khoản vay chƣa phù hợp, không có khả năng theo dõi các khoản tín dụng đã cấp, từ đó dẫn đến chất lƣợng tín dụng thấp, mức độ rủi ro cao. Gắn liền với hạn chế về năng lực là vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ. Tƣ chất đạo đức kém, thiếu tinh thần trách nhiệm làm cho con ngƣời dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ vật chất, có thể hành động trái đạo lý, trái pháp luật, gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. + Thứ hai là vấn đề chất lƣợng thông tin thấp. Thông tin ở đây bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính. Có thể khái quát là những thông tin liên quan đến những hoạt động sản xuất kinh doanh trƣớc đây và nhu cầu trong hiện tại của khách hàng và những thông tin phản ánh trình độ, năng lực quản lý, uy tín, quan hệ của khách hàng, tình hình kinh tế - xã hội, xu hƣớng phát 9 triển, quan hệ cung cầu, cạnh tranh của một ngành kinh doanh trên thị trƣờng. Yêu cầu đối với thông tin là phải chính xác, đầy đủ, kịp thời. + Thứ ba là nhân tố chính sách tín dụng của ngân hàng. Nếu chính sách tín dụng không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và có thể tạo ra nhiều rủi ro. Thí dụ nhƣ nhiều ngân hàng lại quá chú trọng vào việc có hay không có tài sản thế chấp, chỉ đặt ra yêu cầu có thế chấp đầy đủ là đƣợc nhận tín dụng, dẫn đến việc nới lỏng trong thẩm định cũng nhƣ giám sát thực hiện hợp đồng. Trong nhiều trƣờng hợp có khi một tài sản thế chấp đƣợc quay vốn nhiều lần để rút vốn ngân hàng mà không bị phát hiện, nhất là khi vài ngân hàng cùng cho vay một khách hàng mà khách hàng đó không trung thực. Việc tập trung tín dụng cho một số đối tác làm ăn quen thuộc, thoạt xem có thể an toàn nhƣng thực ra một danh mục cấp tín dụng thiếu đa dạng lại hàm chứa rất nhiều rủi ro khi “ bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Các ngân hàng có xu hƣớng muốn nhanh chóng tăng số dƣ nợ, nhƣng việc mở rộng tín dụng quá nhanh cũng đe doạ gây tình trạng quá tải, vƣợt quá khả năng quản lý của ngân hàng. Nhƣ vậy, một chính sách tín dung thiếu linh hoạt, không phù hợp cũng là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng. Một ảnh hƣởng nữa góp phần quan trọng thêm mức độ rủi ro của các khoản tín dụng là do các ngân hàng không thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính, thể lệ tín dụng; những nguyên tắc quy chế cầm cố, bảo lãnh, thế chấp…Nguy cơ đe doạ hoạt động kinh doanh bất thƣờng của ngân hàng cũng sẽ càng lớn, nếu nhƣ không có hoặc trích lập thiếu các khoản dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, những sai phạm này tƣơng đối dễ phát hiện và khắc phục hơn so với những nguyên nhân trƣớc. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan