Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hà ...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hà nội

.PDF
106
6
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THÙY LINH QU¶N TRÞ RñI RO TÝN DôNG T¹I NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Cæ PHÇN C¤NG TH¦¥NG VIÖT NAM - CHI NH¸NH Hµ NéI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THÙY LINH QU¶N TRÞ RñI RO TÝN DôNG T¹I NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Cæ PHÇN C¤NG TH¦¥NG VIÖT NAM - CHI NH¸NH Hµ NéI Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN TS. NGUYỄN THẾ HÙNG PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo hướng dẫn – TS. Nguyễn Thế Hùng đã tận tâm giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học này. Tôi xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu cần thiết để trình bày trong luận văn. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội” Tác giả: Lê Thùy Linh Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hùng Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích: Nghiên cứu tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Trong nội dung này, luận văn sẽ tập trung vào trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. - Nhiệm vụ: Trên cơ sở khung lý thuyết và các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại, từ đó tác giả phân tích thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân hạn chế trong quản trị rủi ro tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội theo những nguyên tắc cơ bản của Basel II. Những đóng góp mới của luận văn: - Luận văn tiếp cận một khung phân tích mới theo cách tiếp cận thông lệ quốc tế về đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Các thông lệ được quốc tế chấp nhận dựa trên khung phân tích quản trị rủi ro tín dụng gồm 4 trụ cột chính: Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng hợp lý; Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng tốt; Duy trì quản lý tín dụng, quy trình đo lường và giám sát phù hợp; Đảm bảo kiểm soát đối với rủi ro tín dụng một cách thích đáng. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội dựa trên khung phân tích quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng. Qua đó đánh giá được những hạn chế và nguyên nhân, tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ- ĐỒ THỊ ............................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 4 1.1.1. Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ........... 4 1.1.2. Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam .......................................................................... 7 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 9 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại ...... 10 1.2.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ................................ 10 1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ........................................ 25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......... 42 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 42 2.2. Khung phân tích, đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ................................. 43 2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin ................................................................ 44 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................................ 44 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .......................................................... 44 2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin ................................................. 45 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI ......... 47 3.1. Khái quát về Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội ......................................... 47 3.1.1. Thông tin chung ............................................................................................. 47 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội........... 47 3.1.3. Một số kết quả kinh doanh chính ................................................................... 48 3.2. Phân tích rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội .................. 51 3.2.1. Quy mô và cơ cấu tín dụng ............................................................................ 51 3.2.2. Tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro ...................................................... 57 3.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội .................. 59 3.3.1. Mô hình & chính sách quản trị rủi ro tín dụng .............................................. 59 3.3.2. Nhận biết rủi ro tín dụng ................................................................................ 62 3.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng ................................................................................ 63 3.3.4. Kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng ................................................................ 66 3.4. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................ 69 3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................. 69 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 74 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI .................................................................................................................... 82 4.1. Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội ...... 82 4.1.1. Định hướng phát triển của Vietinbank ........................................................... 82 4.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội ...... 82 4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinbankChi nhánh Hà Nội ........................................................................................ 84 4.2.1. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững ................................................................................................ 84 4.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng ............................ 86 4.2.3. Hoàn thiện các chính sách cơ bản trong QTRRTD ....................................... 88 4.2.4. Nâng cao chất lượng giám sát rủi ro tín dụng ................................................ 91 4.2.5. Hoàn thiện đo lường RRTD ........................................................................... 93 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BĐH 2 CN Chi nhánh 3 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 4 DPRRTD 5 GHTD Giới hạn tín dụng 6 HĐTD Hội đồng tín dụng 7 HĐQT Hội đồng quản trị 8 KVRR Khẩu vị rủi ro 9 NHNN Ngân hàng nhà nước 10 NHTM Ngân hàng thương mại 11 NHCT Ngân hàng Công thương 12 QLRR Quản lý rủi ro 13 QTRRTD 14 RRTD Ban điều hành Dự phòng rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng 15 TSBĐ Tài sản bảo đảm 16 TGĐ Tổng giám đốc 17 TMCP 18 TP 19 UBRR 20 VN 21 XHTDNB Thương mại cổ phần Thành phố Ủy ban rủi ro Việt Nam Xếp hạng tín dụng nội bộ i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh định nghĩa nợ xấu của ngân hàng .......................................... 17 Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn các năm từ 2011 đến 2014 .......................... 48 Bảng 3.2: Lợi nhuận của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội qua các năm từ 2011-2014 ........................................................................................... 49 Bảng 3.3: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội ...... 52 Bảng 3.4: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng tại Vietinbank Chi nhánh Hà Nội ...................................................................................... 53 Bảng 3.5: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề của Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ 2011-2014 ................................................................ 54 Bảng 3.6: Cơ cấu tín dụng theo tài sản của Vietinbank- CNHN giai đoạn 2011-2014 ........................................................................................... 56 Bảng 3.7: Tình hình nợ quá hạn từ năm 2011 đến 2014 tại Vietinbank- CN HN ...... 57 Bảng 3.8: Trích lập DPRR tại Vietinbank- Chi nhánh HN từ 2011-2014 .......... 58 Bảng 3.9: Thang xếp hạng khách hàng ............................................................... 65 ii DANH MỤC SƠ ĐỒ- ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ 1.5: Sơ đồ 1.6: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ 3.2: Sơ đồ 3.3: Sơ đồ 3.4: Sơ đồ 3.5: Sơ đồ 3.6: Sơ đồ 3.7: Sơ đồ 3.8: Sơ đồ 4.1: Sơ đồ 4.2: Sơ đồ 4.3: Sơ đồ 4.4: Sơ đồ 4.5: ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Đồ thị 3.2: Đồ thị 3.3: Đồ thị 3.4: Kết hợp mục tiêu kinh doanh và mục tiêu an toàn ............................. 10 Sơ đồ minh họa cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro của một ngân hàng ....... 11 Các cấu phần Hiệp ước Basel II .......................................................... 26 Tóm lược trụ cột 1 của Basel II .......................................................... 27 Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng .............................. 32 Sơ đồ Đo lường rủi ro ......................................................................... 36 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 42 Khung phân tích, đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội dựa trên các tiêu chuẩn Basel II ............................ 43 Hệ thống chính sách quản trị RRTD thực hiện tại Vietinbank - Chi nhánh Thành phố Hà Nội. ................................................................... 60 Nội dung QTRRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội .................. 61 Nội dung nhận diện RRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội ........ 62 Nội dung đo lường RRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội ......... 63 Quy trình vận hành hệ thống ............................................................... 64 Nội dung kiểm soát RRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội ........ 66 Nội dung giám sát RRTD/quản lý giám sát khách hàng tại Vietinbank – Chi nhánh Thành phố Hà Nội ....................................... 67 Nội dung giám sát RRTD/thu nợ tại Vietinbank – CN TP Hà Nội .... 68 Mô hình QTRRTD với mục tiêu phát triển bền vững theo Basel II .. 84 Khung khẩu vị rủi ro tổng thể được đề xuất ....................................... 85 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được đề xuất ............ 86 Hệ thống cảnh báo sớm đề xuất áp dụng ............................................ 92 Xác định hạng khách hàng theo phương pháp thống kê ..................... 94 Kết quả huy động vốn so với chỉ tiêu kế hoạch .................................. 49 Kết quả lợi nhuận của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội qua các năm 2011-2014 ........................................................................................... 50 Tín dụng theo kỳ hạn tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ 2011-2014 ....................................................................................... 52 Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội trung bình trong giai đoạn 2011-2014 ................................................ 55 iii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị rủi ro tín dụng luôn là một trong những hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại, bởi kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro. Nói cách khác, một ngân hàng hoạt động hiệu quả là một ngân hàng biết mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Với xuất phát điểm thấp về nhiều mặt so với các nước trong khu vực, việc tập trung phát triển và mục tiêu lợi nhuận được các ngân hàng thương mại Việt Nam xem là ưu tiên trong một thời gian dài. Xét trên tổng thể nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, trong đó vốn đầu tư từ kênh tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thị trường bất động sản ở Việt Nam vỡ bong bóng, kinh tế đình đốn với sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp. Điều đó tạo ra hậu quả nợ xấu nghiêm trọng và là thách thức vô cùng lớn đối với quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội cũng không nằm ngoài “vòng xoáy” đó. Trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đã trở thành một chi nhánh lớn nhất của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, có quy mô lớn gấp nhiều lần quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ khác. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã triển khai khá mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng, song thực tế cho thấy ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều tổn thất lớn liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng. So với các nguyên tắc cơ bản quản trị rủi ro của Basel II, hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội còn nhiều hạn chế, bất cập. Để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh theo chiều sâu, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội cần tăng cường quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Áp dụng những thông lệ 1 quốc tế được thừa nhận trong quản trị rủi ro tín dụng là thực tiễn tất yếu, song, cần phải được nghiên cứu một cách bài bản, từng bước triển khai phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Chính vì tính cấp thiết như trên, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội” được học viên lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng. - Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: + Thông lệ quốc tế về các mô hình quản trị rủi ro tín dụng như thế nào? Những nguyên tắc cơ bản nào được áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng? + Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank hiện nay ra sao? (Nghiên cứu trường hợp tại Chi nhánh Hà Nội). Có những hạn chế nào so với yêu cầu của các nguyên tắc quản trị rủi ro Basel II? + Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội? Để thực hiện được những giải pháp này, cần những điều kiện gì? 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Trong nội dung này, luận văn sẽ tập trung vào trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. - Trên cơ sở khung lý thuyết và các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại, từ đó tác giả phân tích thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân hạn chế trong quản trị rủi ro tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội theo những nguyên tắc cơ bản của Basel II. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội, thực hiện với bộ dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2011-2014. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn nhấn mạnh việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản của Basel II để đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội. Đây chính là khung phân tích được tác giả thiết kế và thực hiện nghiên cứu. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp số liệu, thu thập ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn sâu tại Hội sở Vietinbank và Chi nhánh Hà Nội. Các phương pháp nghiên cứu này sẽ được tác giả trình bày chi tiết tại Chương 2 của luận văn này. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội Chương 4: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, đã có một khối lượng “đồ sộ” các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tiếp cận được rất nhiều tài liệu là các luận án, luận văn, sách chuyên khảo, giáo trình và các bài báo khoa học, trong đó chủ yếu là nguồn tài liệu của Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số công trình tiêu biểu phù hợp với tính chất của luận văn thạc sĩ. Do luận văn nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội, nên ngoài các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại nói chung, tác giả còn tổng quan các nghiên cứu về chủ đề này thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hoặc tại các chi nhánh của ngân hàng. 1.1.1. Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại - “Quản trị rủi ro tài chính” của tác giả Nguyễn Minh Kiều và “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của tác giả Nguyễn Văn Tiến,2010. Hai công trình này đã đề cập đến các vấn đề chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như: Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng, các công cụ, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đặc biệt, “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của Nguyễn Văn Tiến còn chỉ ra các đặc điểm chung đối với các khoản nợ có vấn đề và đưa ra các bước cần thực hiện để xử lý các khoản nợ này. - “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại hiện nay”, luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Hữu Thủy. 4 Luận án tập trung phân tích đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng với điều kiện vốn nghèo nàn, công nghệ Ngân hàng lạc hậu, sản phẩm ngân hàng còn đơn điệu chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới. Đội ngũ cán bộ ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. Nhóm giải pháp tập trung chủ yếu vào việc đào tạo cán bộ, sắp xếp bộ máy quản lý, tổ chức, phát triển mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu trong giai đoạn 1994-1996, khi Việt Nam chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế mới mở cửa, hệ thống ngân hàng tài chính còn non trẻ. Các nghiên cứu về rủi ro cũng chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu định tính, các giải pháp được luận án đề cập cũng không còn phù hợp với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn hiện nay. - “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam", luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền Diệu,2010. Luận án đúc kết lại những lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng, đặc biệt trong đó tác giả đã hệ thống nội dung quản trị rủi ro tín dụng ở các bước cơ bản: Nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra các mô hình quản trị rủi ro, đo lường rủi ro, và đề xuất lựa chọn mô hình thích hợp áp dụng tại Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn trước và sau năm 2000, khi hệ thống văn bản pháp luật đang được dần hoàn thiện, chính sách cho vay chưa đạt được tầm chiến lược, chưa đạt được nguyên tắc thị trường, còn chạy theo phong trào, nên một số nội dung thực hiện dã không còn phù hợp với các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. - “Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, 2012. 5 Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, luận án cũng đã làm rõ nội dung quản trị rủi ro tín dụng, các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả rủi ro tín dụng. Tác giả đã đưa ra một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ủy ban Basel, trực tiếp là Basel II, của một số ngân hàng trên thế giới và trong khu vực như: ANZ và một số ngân hàng tại Thái Lan, từ đó rút ra một số bài học về quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn chủ yếu nghiên cứu trước năm 2012, trong giai đoạn đại đa số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chưa áp dụng mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II, vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi các ngân hàng đang từng bước hoàn thiện quản trị rủi ro của mình theo chuẩn Basel II thì một số giải pháp và kiến nghị của luận án đưa ra không còn phù hợp với tình hình thực tế. - “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, tác giả Bùi Thị Thúy Hằng, 2013. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và rủi ro tín dụng bao gồm các loại hình và các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Từ đó, có phương pháp đánh giá chính xác về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam. Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên thực trạng và giải pháp quản lý rủi ro tác giả đề cập chủ yếu đối với nhóm khách hàng này, nằm trong phạm vi hẹp. - “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt Nga”, luận văn thạc sỹ, tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013. Luận văn tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt Nga, là một trong bốn ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 chủ yếu là do dư nợ từ mua nợ BIDV và đồng tài trợ, dự nợ phát triển của VRB chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. 6 Tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu thông qua các công cụ đo lường rủi ro tín dụng như: Nhận diện rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các quy trình cấp tín dụng cũng như các văn bản quy chế, quy trình nội bộ tại VRB. Tất cả các nghiên cứu giải pháp đưa ra mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu mang tính định tính, chưa đưa ra được các con số cụ thể chứng minh cho những phân tích của mình. Nhóm giải pháp còn hạn chế ở phạm vi hẹp, chưa mang tính ứng dụng cao. - "Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương", luận văn thạc sỹ, tác giả Đặng Thị Thu Hà, 2015. Luận văn nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu tập trung đi sâu vào phân tích các quy trình cấp tín dụng, các văn bản quy chế hiện đang áp dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương. Thông qua một số công cụ đo lường quản trị rủi ro tín dụng như: Xếp hạng khách hàng, kiểm tra giám sát tín dụng...để đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng mà không nghiên cứu đến mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện nay của ngân hàng TMCP Đại Dương cũng như vấn đề áp dụng mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. 1.1.2. Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, tác giả Nguyễn Đức Tú, 2012. Luận án dựa trên những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Chỉ ra những mặt đã đạt được và những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam. Luận án nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công Thương trong giai đoạn 2008-2011, là giai đoạn ngân hàng chưa áp dụng mô hình quản trị theo Basel II, chính vì vậy, luận án tiếp cận và phân tích thực trạng rủi ro nhằm đề xuất những mô hình thích hợp để ngân hàng Công Thương có thể áp dụng nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro. - “Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây”, luận văn thạc sỹ, tác giả Vũ Tuấn Anh, 2008. 7 Luận án chỉ tập trung phân tích về rủi ro tín dụng mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những nội dung chính trong quản trị rủi ro tín dụng cũng như các chuẩn mực đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng. Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn trước năm 2008, là giai đoạn trước khi sáp nhập Hà Tây về Hà Nội. Mặt khác chi nhánh Hà Tây là chi nhánh nhỏ trong hệ thống Ngân hàng Công Thương, vì vậy, luân văn hạn chế cả về mặt không gian và thời gian nghiên cứu. - “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sỹ, tác giả Lê Như Hoa, 2012. Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, tác giả đã đi sâu và nghiên cứu, phân tích quy trình cho vay, kiểm soát món vay và cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương- Chi nhánh Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008-2011. Luận văn không tập trung nghiên cứu về các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng cũng như mô hình quản trị rủi ro mà Ngân hàng Công Thương đang áp dụng hiện nay. - "Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc", luận văn thạc sỹ, tác giả Nguyễn Thị Thu Phương, 2015. Luận văn chủ yếu về nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng ở luận văn chưa được đánh giá đúng đắn, chưa phù hợp với mô hình, định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương hiện nay. Chính vì vậy, những đề xuất về giải pháp đưa ra chưa phù hợp trong giai đoạn hiện nay đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trong các luận án, luận văn nghiên cứu trên, các tác giả đã hệ thống hóa, phân tích vai trò và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh, định hướng cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công Thương nói riêng trong quá trình xây dựng mô hình quản trị rủi ro cho riêng mình. Một số giải pháp đã và đang được triển khai trong thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng Công thương, điển hình là việc thay đổi mô hình tổ chức, phục vụ công tác quản trị rủi ro. 8 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Việc phát hiện ra khoảng trống một cách tuyệt đối là điều không thể, bởi đã có quá nhiều các nghiên cứu về chủ đề này. Với mục tiêu thực hiện một nghiên cứu ở quy mô luận văn thạc sĩ, đồng thời trên cơ sở các tài liệu đã tổng quan nói trên, tác giả đã rút ra một số vấn đề còn chưa được làm rõ để tập trung nghiên cứu trong luận văn của mình. Một là, đa số các nghiên cứu mới chỉ tập trung sâu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng, trong khi phần phân tích, đánh giá về quản trị rủi ro còn chưa sâu sắc và đặc biệt là chưa theo các thông lệ quốc tế. Nói cách khác, chưa có nghiên cứu nào hình thành được một khung phân tích theo cách tiếp cận thông lệ quốc tế về đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Điều này là dễ hiểu, bởi trước đây công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại còn rất sơ khai, chủ yếu làm theo kinh nghiệm thực tế, việc triển khai áp dụng theo các nguyên tắc Basel còn rất chậm, thậm chí nhiều ngân hàng chưa triển khai. Để khắc phục khoảng trống này, trong luận văn của mình, tác giả sẽ tiếp cận một khung phân tích theo cách tiếp cận thông lệ quốc tế về đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng đưa ra hướng dẫn trong “Các nguyên tắc về Quản trị rủi ro tín dụng”, tháng 9/2000. Trong đó nêu rằng các định chế tài chính phải quản trị rủi ro tín dụng của toàn bộ danh mục cũng như rủi ro tín dụng riêng lẻ hoặc của giao dịch đơn lẻ. Các thông lệ được quốc tế chấp nhận dựa trên khung phân tích quản trị rủi ro tín dụng gồm 4 trụ cột chính: - Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng hợp lý; - Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng tốt; - Duy trì quản lý tín dụng, quy trình đo lường và giám sát phù hợp; - Đảm bảo kiểm soát đối với rủi ro tín dụng một cách thích đáng. Hai là, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại Chi nhánh Hà Nội (là nơi học viên công tác) cập nhật thực tiễn đến hết 9 năm 2014. Giai đoạn 2011-2014, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam triển khai mạnh trong toàn hệ thống công tác quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Hệ thống quản trị rủi ro mới này đã làm thay đổi căn bản mô hình và chính sách quản trị rủi ro tín dụng so với giai đoạn trước, dần tiếp cận với các thông lệ quốc tế. 1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng a. Rủi ro của ngân hàng thương mại Thuật ngữ " rủi ro" đã được nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau. Knight, Frank H, 1921, định nghĩa "Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được". Cùng với sự phát triển đa dạng và mang tính hội nhập toàn cầu của các hoạt động kinh tế, hoạt động ngân hàng ngày nay không chỉ đơn thuần là các hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng. Các ngân hàng thương mại ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh tế xã hội khi các dịch vụ ngân hàng phát triển với sự hỗ trợ mạnh của giao dịch điện tử và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, sự phát triển đan xen của các hoạt động ngân hàng càng làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro cho các ngân hàng. Rủi ro ngân hàng hiện nay không chỉ là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản mà các rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động hay rủi ro danh tiếng,... của ngân hàng cũng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng và của nền kinh tế. Sơ đồ 1.1: Kết hợp mục tiêu kinh doanh và mục tiêu an toàn (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 10 Chính vì vậy, không một ngân hàng nào hiện nay có thể hoạt động lành mạnh và bền vững mà không có một hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Nhưng cũng cần thống nhất cách hiểu về một ngân hàng hoạt động hiệu quả là một ngân hàng biết mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Sơ đồ dưới đây mô tả khung quản lý rủi ro tổng thể theo phương pháp tiếp cận toàn diện, đó là phải có sự kết hợp đồng bộ giữa cơ cấu quản trị công ty (corporate governance), các chính sách và các quy trình của ngân hàng. Quản trị doanh nghiệp Các chính sách, quy trình công nghệ Rủi ro danh tiếng, Rủi ro pháp lý, rủi ro chiến lược An Toàn vốn Rủi ro tín dụng Rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro quản lý tài sản nợ = có Rủi ro tác nghiệp Con người, đào tạo, văn hóa Sơ đồ 1.2: Sơ đồ minh họa cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro của một ngân hàng (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Với khung quản lý rủi ro tổng thể này, có thể thấy rủi ro tín dụng có mối quan hệ đan xen chặt chẽ với các loại rủi ro khác như rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường. b. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Các phương châm quản trị rủi ro hiện đại được xây dựng trên cơ sở “ Không có rủi ro thì không có lợi nhuận”, và “rủi ro là cái để quản lý chứ không phải cái để 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan