Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi n...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh lào cai

.DOC
134
102
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG ĐÌNH HUẤN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN – 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG ĐÌNH HUẤN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH LÀO CAI Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI VIỆT ANH THÁI NGUYÊN – 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai” là do chính tôi thực hiện nghiên cứu. Toàn bộ số liệu, đánh giá và nhận xét được sử dụng trong luận văn này không hề sao chép và chưa từng được công bố trên bất kỳ tài liệu nào. Tác giả luận văn Đặng Đình Huấn ii LỜI CẢM ƠN Khi thực hiện bài luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Lào Cai”, tôi đã gặp không ít khó khăn, thách thức, tuy nhiên, với sự giúp đỡ nhiệt thành của các cá nhân và tổ chức, tôi đã hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Mai Việt Anh, người đã tận tâm, tận tình hướng dẫn cho tôi cách thức thực hiện luận văn trong suốt thời gian qua. Xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo và các cán bộ Phòng Đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tôi tham gia và hoàn thành khóa học. Xin được trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên và nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân và gia đình đã luôn khuyến khích và giúp sức cho tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tác giả luận văn Đặng Đình Huấn 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ..............................................................................viii BIỂU MỞ ĐỒ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 4. Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 3 5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.............. 5 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ............................................................ 5 1.1.2. Tín dụng của ngân hàng thương mại............................................................ 9 1.1.3. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ................................................ 15 1.1.4. Quản trị rủi ro tín dụng............................................................................... 23 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng .................... 33 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản trị RRTD của ngân hàng thương mại ..................... 35 1.2.1. Kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụngcủa một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước ................................................................. 35 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai.............................................................................................. 40 CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 41 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 41 4 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 41 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 41 5 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ...................................................................... 44 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................... 44 2.2.4. Phương pháp chuyên gia ............................................................................ 45 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 45 2.3.1. Chỉ tiêu định tính........................................................................................ 45 2.3.2. Chỉ tiêu định lượng .................................................................................... 47 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH LÀO CAI.................. 54 3.1. Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Lào Cai ................... 54 3.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ........................ 54 3.1.2. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Lào Cai...... 56 3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Lào Cai........................................................... 61 3.2.1. Hoạt động tín dụng tại SHB Chi nhánh Lào Cai........................................ 61 3.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 ............................................................................................................. 65 3.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Lào Cai ................................. 71 3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng ...................... 82 3.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Lào Cai................................................................................. 85 3.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 85 3.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ..................................................... 86 CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH LÀO CAI ................................................................... 89 4.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Lào Cai về quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................... 89 4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Lào Cai .......................................................... 91 4.2.1. Xây dựng chính sách, quy trình cấp tín dụng hợp lý ................................. 91 6 4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng ................... 93 4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm soát tín dụng ...................... 94 4.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 96 4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ....................................................................... 96 4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................... 99 4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ............................... 100 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 104 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 106 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu BIDV Nam : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt CBTD : Cán bộ tín dụng Eximbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố 8 HDBank Hồ Chí Minh LienVietPostBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt MBBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng Sacombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín SHB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SHB Lào Cai : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TMCP : Thương mại Cổ phần TPBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong VIB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam VietBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín Vietcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietinBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam VPBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình hình dư nợ tín dụng phân theo thời hạn tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017......................................................................... 62 Bảng 3.2: Tình hình dư nợ tín dụng phân theo đối tượng vay vốn tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 ................................................ 64 Bảng 3.3: Tình hình nợ quá hạn tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 65 Bảng 3.4: Tỷ lệ khách hàng nợ quá hạn tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 ................................................................................................. 66 Bảng 3.5: Tình hình nợ xấu/tổng dư nợtại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 ................................................................................................. 67 Bảng 3.6: Tỷ lệ nợ xấu/vốn chủ sở hữu tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 ................................................................................................. 68 Bảng 3.7: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 ........................................................................................ 68 Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị RRTD tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 .................................................................. 70 Bảng 3.9: Quy đổi xếp hạng khách hàng ............................................................. 78 Bảng 3.10: Quy đổi phân loại nhóm nợ ............................................................... 79 Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ ngân hàng về hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của SHB Chi nhánh Lào Cai (phần câu hỏi lựa chọn) ............................................................................................. 80 Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ ngân hàng về hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của SHB Chi nhánh Lào Cai (phần câu hỏi mở) ...................................................................................................... 81 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức SHB Chi nhánh Lào Cai ................................................... 57 Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay tại SHB Chi nhánh Lào Cai ......................................... 74 Biểu đồ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017............................................................................................ 63 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại SHB Chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017 ............................................ 64 1 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của tất cả các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàng hiện nay phải đối mặt đó chính là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng không chỉ gây tổn thất về tài chính, hoạt động kinh doanh thua lỗ, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm phá sản các ngân hàng. Trong nhiều nhân tố tác động đến sự đổ vỡ ngân hàng thì rủi ro trong hoạt động tín dụng chiếm đến 70%. Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp, có độ rủi ro cao. Do đó, vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại (NHTM) đặc biệt quan tâm. Các NHTM muốn tồn tại và phát triển thì phải có đủ năng lực quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần phải phát hiện sớm các rủi ro, đặc biệt là các rủi ro tiềm ẩn. Phát hiện sớm các rủi ro và đưa ra các mô hình quản trị rủi ro đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng hiện đại và đa năng trong giai đoạn hiện nay. Thời gian qua, ở Việt Nam hệ thống tổ chức tín dụng đã giữ được ổn định một bước căn bản, năng lực tài chính quản trị của các NHTM, nhất là quản trị rủi ro đã có chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực an toàn lành mạnh, an toàn của các tổ chức tín dụng được cải thiện, tiến gần hơn tới thông lệ, chuẩn mực ngân hàng quốc tế, tạo nền tảng cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn hơn và thúc đẩy cơ cấu lại theo các mục tiêu, định hướng đã đề ra. Các NHTM Việt Nam từng bước triển khai, áp dụng chuẩn an toàn vốn Basel II theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, quản trị rủi ro trên thị trường tài chính vẫn là vấn đề cần đặc biệt chú trọng của các NHTM Việt Nam, bởi hệ thống ngân hàng đang gánh số nợ xấu cao so với chuẩn quốc tế…(Đỗ Đoan Trang, 2019). Theo Báo cáo tài chính của 17 NHTM gồm: Bắc Á, ACB, Kiên Long, Liên Việt Postbank, Vietcombank, TPBank, HDBank, MBBank, VietinBank, BIDV, VietBank, Techcombank, Eximbank, VIB, SHB, Sacombank, VPBank, tính đến ngày 30/6/2018 số tiền cho vay khách hàng của 17 ngân hàng này đạt 4.262 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với ngày 31/12/2017. Cùng với sự tăng lên của số dư cho vay, nợ xấu của các ngân hàng cũng biến động theo chiều tương xứng với 71,7 nghìn tỷ, tăng 10,4% so với 31/12/2017. Có 14/17 ngân hàng tăng trưởng về số dư nợ xấu và 12/17 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn cuối năm trước. Trong đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 6/2018 tăng 17,9% so với 31/12/2017, lên mức gần 38,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 54% tổng nợ xấu, trong khi con số này hồi cuối năm 2017 chỉ ở mức 50,2%. (Đỗ Đoan Trang, 2019). Trong thời gian qua, mặc dù các NHTM đã có những nỗ lực lớn trong việc xử lý nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao. SHB là một trong những ngân hàng có nợ xấu tăng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018, với mức tăng 1 nghìn tỷ đồng, lên hơn 5,6 nghìn tỷ đồng (tương đương với mức tăng 21,7% so với 31/12/2017). Trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức 3.273 tỷ đồng, tăng 14,2% và chiếm 58,2% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó cũng tăng khá mạnh, từ mức 2,33% đầu năm lên 2,7%/tổng cho vay. Đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thứ ba trong số 17 ngân hàng. (Đỗ Đoan Trang, 2019). Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai, công tác quản trị RRTD được ban lãnh đạo hết sức quan tâm, chú trọng. Hoạt động tín dụng của chi nhánh được kiểm soát khá chặt chẽ và diễn ra an toàn, góp phần vào kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những điểm bất cập cần phải điều chỉnh và xử lý, đặc biệt, chịu sự ảnh hưởng về chính sách và tình hình chung của SHB toàn hệ thống, nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD tại chi nhánh. Qua quá trình học tập, nghiên cứu và xuất phát từ kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác của bản thân, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Lào Cai” cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, với kỳ vọng góp thêm một cách nhìn nhận về quản trị RRTD và tìm ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng và đưa ra quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai, luận văn này nhằm tìm ra được những giải pháp phù hợp với thực trạng của đơn vị, từ đó hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD và phát triển hoạt động kinh doanh của đơn vị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản trị RRTD của NHTM; các khái niệm cơ bản về RRTD, quản trị RRTD, quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý RRTD; các chỉ tiêu đánh giá về quản trị RRTD. - Phân tích thực trạng quản trị RRTD và đánh giá hiệu quả công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản trị RRTD tại NHTM và thực trạng công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai. - Phạm vi thời gian: Luận văn sử dụng những số liệu, dữ liệu và thông tin trong khoảng thời gian 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017, sau đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2018 – 2021. - Phạm vi nội dung: Công tác quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2015-2017, thực trạng và giải pháp. 4. Những đóng góp của đề tài - Về lý luận: Trên cơ sở lý luận chung về công tác quản trị RRTD tác giả tập trung phân tích tình hình kinh doanh, cơ cấu tín dụng, nợ xấu, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phân tích quy trình kiểm soát RRTD và kinh nghiệm thực tế của hoạt động quản trị RRTD từ đó xây dựng khung lý thuyết về công tác quản trị RRTD. - Về thực tiễn: Từ phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cường công tác quản trị RRTD tại đơn vị trong thời gian tiếp theo. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, và 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai. Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Lào Cai. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Khi nghiên cứu về NHTM, các nhà kinh tế học đưa ra rất nhiều những quan niệm khác nhau. “NHTM là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền”, “NHTM là trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở tài khoản tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi có thể dùng séc”, ... Có nhiều quan niệm như vậy là do hoạt động của NHTM rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ lại phức tạp và vấn đề này luôn biến động theo sự thay đổi chung của nền kinh tế. Mặt khác, do tập quán, luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau đã dẫn đến những quan niệm về NHTM không đồng nhất giữa các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tựu chung lại, chúng ta có thể hiểu NHTM với một khái niệm chung nhất như sau: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thông qua các nghiệp vụ huy động các nguồn vốn để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác. (Trịnh Thanh Huyền, Tạp chí Tài chính tháng 5/2007). 1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại NHTM cung cấp vốn cho nền kinh tế Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước trong nền kinh tế. Vì vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân và có mức độ tiêu dùng hợp lý. Để tăng thu nhập quốc dân tức là cần phải mở rộng quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế và muốn làm được điều đó cần thiết phải có vốn. Mặt khác khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra càng nhiều nguồn vốn, điều đó sẽ có tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng. NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế như: vốn tạm thời được giải phóng ra từ quá trình sản xuất, vốn từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Bằng vốn huy động được trong nền kinh tế, thông qua hoạt động tín dụng, NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ có hoạt động của hê thống NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động man ̣ h mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thi trường, thỏa mãn nhu cầu thị trường trên mọi phương diện được thể hiện như: không những thỏa mãn nhu cầu về phương diện giá cả, khối lượng chất lượng, chủng loại hàng hóa mà con đòi hỏi thỏa mãn trên cả hai phương diện thời gian, điạ điểm. Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp không những nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán … mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bi, dây chuyền công nghê , tìm tòi sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp … Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư, nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp. Do đó, để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh. Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, NHTM hoạt động một cách có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình sẽ thực sự là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hê thống, các NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tâp hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô: “Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường” NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hê hàng hóa tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế – xã hội giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy, nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cung các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác, NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng. Thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai tro điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. NHTM ra đời, phát triển trên cơ sở nền tảng sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển và nền kinh tế ngày càng cần đến hoạt động của NHTM với các chức năng, vai trò của mình. Thông qua việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình nhất là chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã trở thành một bộ phận quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.1.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ tài sản có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất