Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản trị rủi ro tại tổng công ty bảo việt nhân thọ...

Tài liệu Quản trị rủi ro tại tổng công ty bảo việt nhân thọ

.PDF
99
397
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THANH THÚY QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đà Lạt – Năm 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THANH THÚY QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM Đà Lạt – Năm 2012 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................ i Danh mục bảng biểu ................................................................................... ii Danh mục sơ đồ .........................................................................................iii Phần mở đầu ............................................................................................... 1 Chương1: TỔNG QUẢN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ ..................... 5 1.1 Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ .............................................. 5 1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nhân thọ ...................... 5 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ ....................... 7 1.1.3 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản ................................ 14 1.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ...................... 16 1.2.1 Khái niệm về rủi ro ............................................................... 16 1.2.2 Quản trị rủi ro ....................................................................... 17 1.2.3 Quản trị rủi ro con người thông qua bảo hiểm ....................... 20 1.2.4 Quản trị rủi ro đầu tư tài chính .............................................. 29 Kết luận chương 1 ................................................................................... 33 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ ............................................ 35 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ ............... 35 2.1.1 Các đơn vị thành viên trong Tập Đoàn Bảo Việt ..................... 38 2.1.2 Mô hình tổ chức của Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ .......... 39 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của BVNT các năm 2009- 2011 ............................................................................. 43 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tại BVNT trong giai đoạn 2009-2011 .......... 46 2.2.1 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh BHNT ................. 46 2.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư .................................... 61 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tại BVNT ........ 70 2.3.1 Kết quả đạt được ................................................................... 70 2.3.2 Tồn tại và bất cập cần giải quyết ........................................... 71 Kết luận chương 2 ................................................................................... 73 Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ ................ 74 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của BVNT trong giai đoạn từ 2013 đến 2015 ................................................................. 74 3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro .................................. 76 3.2.1 Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực .................................... 76 3.2.2 Cải tiến phần mềm quản lý ..................................................... 77 3.2.3 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro ........................................ 77 3.2.4 Giải quyết quyền lợi khách hàng ............................................ 79 3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính ........................ 80 3.3 Kiến nghị ............................................................................................ 81 3.3.1 Đối với Nhà Nước, Chính Phủ ............................................... 81 3.3.2 Đối với Hiệp hội bảo hiểm ..................................................... 85 3.3.3 Đối với Tập Đoàn _Bảo Việt .................................................. 87 Kết luận chương 3 ................................................................................... 90 Kết Luận chung ..................................................................................... 91 Danh mục tài Liệu tham khảo ................................................................ 92 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT 1 BVNT NGUYÊN NGHĨA Bảo Việt Nhân thọ là tên gọi tắt của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ trực thuộc Tập Đoàn Bảo Việt 2 BHNT Bảo hiểm nhân thọ 3 Chi phí QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp 4 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm 5 ĐGRR Đánh giá rủi ro 6 GYCBH Giấy yêu cầu bảo hiểm 7 HĐBH Hợp đồng bảo hiểm 8 HĐQLRR Hội đồng quản lý rủi ro 9 NĐBH Người được bảo hiểm 10 QTRR Quản trị rủi ro 11 STBH Số tiền bảo hiểm 12 TSTBHRR Tổng số tiền bảo hiểm rủi ro 13 TTTBVV Thương tật toàn bộ vĩnh viễn i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT 1 BẢNG 2.1 NỘI DUNG TRANG Kết quả hoạt động kinh doanh của BVNT các năm 44 (2009- 2011). 2 2.2 Quy định về mức độ kiểm tra sức khỏe tối thiểu 48 theo tổng số tiền bảo hiểm rủi ro (TSTBHRR) và tuổi của người yêu cầu bảo hiểm. 3 2.3 Bảng các nghề nghiệp đặc biệt. 50 4 2.4 Các chỉ tiêu ĐGRR thực hiện qua các năm (2009- 51 2011). 5 2.5 Bảng hạn mức STBHRR tái bảo hiểm. 55 6 2.6 Bảng tỷ lệ từ chối và chết bệnh năm 1và 2 của hợp 58 đồng . 7 2.7 Nguồn vốn kinh doanh của TCT BVNT giai đoạn 63 (2009-2011) 8 2.8 Kết quả kinh doanh của danh mục đầu tư của TCT 66 BVNT giai đoạn (2009-2011) 9 2.9 Biên khả năng thanh toán của TCT BVNT giai đoạn (2009-2011). ii 69 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT 1 SƠ ĐỒ 2.1 NỘI DUNG Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Tài chính TRANG 37 Bảo Việt 2 2.2 Mô hình tổ chức của Tổng Công ty Bảo Việt 40 Nhân thọ 3 2.3 Sơ đồ biểu diễn tăng trưởng doanh thu năm 2009-2011 iii 45 MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) ra đời từ rất sớm và đã trở nên quen thuộc đối với người dân của các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại hình bảo hiểm này vẫn còn khá mới mẻ, tuy mới được triển khai ở Việt Nam hơn mười lăm năm (1996) nhưng đã và đang phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng cao, có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong thị trường (Dai - ichi Life, Manulife, Prudential Việt Nam, AIA, Prevoir Việt Nam và ACE Life,...), đáp ứng không chỉ nhu cầu bảo hiểm - tài chính của mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà còn là một chế độ phúc lợi cho người lao động, giải quyết nhu cầu việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh sự liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh tài chính khác (Ngân hàng, Bưu điện, chứng khoán...), thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm Nhân thọ gắn chặt với sự phát triển của xã hội công nghiệp, hiện đại. Các doanh nghiệp BHNT, với tư cách là những trung gian tài chínhlà một phần của ngành dịch vụ tài chính trong nền kinh tế. Trung gian tài chính, một tổ chức đóng vai trò thúc đẩy sự luân chuyển và vận hành tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thông qua quá trình thu hút vốn nhàn rỗi của công chúng bằng phí bảo hiểm và cung cấp cho người cần vốn vay. Vốn là một trong những nhu cầu quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển của xã hội công nghiệp, hiện đại. Hiện nay, Bảo hiểm Nhân thọ ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, mạng lưới hoạt động được triển khai hầu hết ở các tỉnh, thành trong cả nước. Tổng Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam song song với việc có tốc độ phát triển nhanh, 1 có vị thế lớn (là Doanh nghiệp Nhà Nước chiếm vị thế thứ hai trên thị trường) thì công tác quản trị rủi ro cũng cần được chú trọng, đó cũng chính là nền tảng giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra giúp cho tình hình tài chính của doanh nghiệp phát triển lành mạnh trong những năm tới. Do đó Tôi lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tại Tổng Công Ty Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. 2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Qua sưu tầm, nghiên cứu, Tôi thấy hiện nay trên phạm vi cả nước cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề Bảo hiểm nhân thọ như : - Đề tài Thị trường bảo hiểm và các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam do PGS,TS Nguyễn Như Tiến làm chủ nhiệm đề tài. - Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân Thọ-PGS,TS Nguyễn Văn Định, đăng trên Tạp chí bảo hiểm (tháng 5/2005). - Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính tại các Công ty Bảo hiểm Nhân thọ ở Việt Nam- Ths Nguyễn Thị Như Yến, Giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Tấn Hoàng. - Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi tại Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt – Ths Nguyễn Minh Nhựt, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, phân tích khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, phân tích khả năng tạo lập vốn, hiệu quả sử 2 AseanStem dụng vốn và đề ra một số giải pháp phát triển thị trường, giải pháp sử dụng vốn hiệu quả tại Bảo Việt Nhân thọ cũng như tại các Công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Việt Nam. Nhưng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm phân tích những rủi ro và biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng là một nhu cầu cần thiết hiện nay. 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU * Mục đích: Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. * Nhiệm vụ: - Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về Bảo hiểm Nhân thọ và quản trị rủi ro trong Bảo hiểm Nhân thọ. - Thực trạng quản trị rủi ro tại Bảo Việt Nhân Thọ trong những năm qua để tìm ra những vấn đề còn tồn tại. - Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tại Bảo Việt Nhân Thọ đến năm 2015. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro tại Bảo Việt Nhân Thọ trong những năm qua. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của Bảo Việt Nhân Thọ từ năm 2009 đến 2011. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp thống kê – tập hợp và phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu. Đề tài còn vận dụng lý luận vào 3 thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hoá, tổng hợp để nghiên cứu. 6. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Đề tài này là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển và quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm Nhân thọ nói chung và Tổng Công Ty Bảo Hiểm Nhân thọ Việt Nam nói riêng. Đề tài đóng góp những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tại Tổng Công ty Bảo Việt nhân thọ trong giai đoạn 2009-2011. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại giúp Doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN (Nội dung chi tiết từng chương) Nội dung của đề cương ngoài phẩn mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, đề cương gồm có 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ và quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Chương 2 : Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Tổng Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt Nhân Thọ) Chương 3 : Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tại Tổng Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 1.1. Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ 1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nhân thọ Ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con người luôn được coi là lực lượng sản xuất chủ yếu, là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội. Song trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con người cũng không tránh khỏi những rủi ro như: Tai nạn, ốm đau, bệnh tật, mất việc làm, già yếu v.v. và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề mà bất kỳ xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục được hậu quả của rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người. Thực tế, đã có nhiều biện pháp được áp dụng như: Phòng tránh, cứu trợ, tiết kiệm v.v…nhưng bảo hiểm luôn được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Thực chất Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế cũng là bảo hiểm con người và đã xuất hiện từ lâu, song phạm vi đảm bảo cho các rủi ro vẫn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho dân cư trong xã hội. Trong khi đó, con người vẫn còn quan tâm đến những vấn đề trong cuộc sống, chẳng hạn: Việc mất hoặc giảm thu nhập của những người trụ cột trong gia đình ảnh hưởng đến cuộc sống con cái và người thân. Có lẽ không một người trụ cột trong gia đình nào lại muốn những người đang sống nhờ vào thu nhập của họ phải chịu những khó khăn về tài chính hoặc bị khánh kiệt khi họ gặp phải những rủi ro (tử vong, ốm đau…) nhất là khi con cái chưa đến tuổi trưởng thành, nợ nần còn chồng chất. Vì vậy, đối với mỗi cá nhân và gia đình, việc tiết kiệm chi tiêu hiện tại để chuẩn bị cho tương lai, cho việc giáo dục con cái, 5 chuẩn bị hành trang cho con cái vào đời là biện pháp hết sức thiết thực và có ý nghĩa. Bên cạnh đó, việc chăm lo cho tuổi già hoặc khi về hưu đang là vấn đề được xã hội quan tâm và coi trọng. Một số người khi hết tuổi lao động có thu nhập từ lương hưu, nhưng thực tế khó có thể đáp ứng đủ các nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống. Ngoài ra, phần lớn những người già không có lương hưu phải sống nhờ vào con cái hay vẫn phải lao động vất vả để kiếm sống đang là vấn đề xã hội bức xúc. Chẳng ai muốn sống một tuổi già đau yếu bệnh tật, phụ thuộc hay là gánh nặng cho con cái. Đặc biệt, tuổi thọ càng cao thì nguồn dự trữ tài chính lại dần dần bị cạn kiệt. Vấn đề là phải tạo ra một công cụ để mọi người có thể đều đặn dành ra từ thu nhập và tiết kiệm chi tiêu hiện tại của mình những khoản tiền nhỏ mà vẫn đủ đảm bảo cuộc sống khi về già. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì người ta càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, các dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ ra đời là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bảo hiểm Nhân thọ, nằm trong bảo hiểm con người và là loại hình của bảo hiểm thương mại, là hình thức bổ sung cho Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế, nhằm bảo đảm ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia bảo hiểm. So với Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Nhân thọ có đối tượng tham gia rộng hơn, quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm do những người tham gia đóng góp, số tiền chi trả căn cứ vào sự thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng. Hình thức bảo hiểm là tự nguyện. Còn đối với Bảo hiểm Xã hội, phí bảo hiểm được xác định căn cứ vào tiền lương của người lao 6 động do Nhà nước quy định. Ngoài ra, sự khác nhau còn được thể hiện ở cơ sở pháp lý của sự cam kết, cơ quan tổ chức thực hiện v.v… Tuy nhiên sự khác nhau giữa hai hệ thống bảo hiểm này không tạo ra sự đối lập, mâu thuẫn, mà trái lại chúng bổ sung cho nhau. Các sản phẩm Bảo hiểm Nhân thọ có thể thay thế Bảo hiểm Xã hội trong những trường hợp, những khu vực của nền kinh tế, những nơi mà Bảo hiểm Xã hội chưa được thực hiện hoặc có nhưng không đủ bù đắp thu nhập của người lao động bị giảm sút. Mặc dù người lao động làm công ăn lương được hưởng trợ cấp Bảo hiểm Xã hội, nhưng đôi khi có những rủi ro, những nhu cầu nằm ngoài phạm vi Bảo hiểm Xã hội hoặc các khoản trợ cấp Bảo hiểm Xã hội không đáp ứng được những nhu cầu khắc phục hậu quả rủi ro. Phần chênh lệch và thiếu hụt về mặt tài chính sẽ được Bảo hiểm Nhân thọ bù đắp. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo hiểm nhân thọ 1.1.2.1 Khái niệm Xét về khía cạnh vật chất, cuộc sống của con người là vô giá và không thể có một tổ chức nào có thể cung cấp một giá trị tương đương với một sinh mạng con người, vì lý do đó bảo hiểm nhân thọ là một thoả thuận dựa trên một số tiền cụ thể chứ không mang tính chất bồi thường như bảo hiểm tài sản khác. Người ta có những khái niệm về bảo hiểm nhân thọ như sau: Bảo hiểm Nhân thọ là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người. 7 Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm của Việt Nam thì: "Bảo hiểm Nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết". Người được bảo hiểm và người tham gia BHNT rất rộng, có thể bao gồm mọi người ở các lứa tuổi khác nhau. Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm định nghĩa bảo hiểm nhân thọ là sự bảo vệ trường hợp tử vong của một người bằng hình thức trả tiền cho người thụ hưởng- thường là thành viên của gia đình, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Bằng cách đổi một loạt các khoản phí bảo hiểm hoặc thanh toán phí bảo hiểm một lần khi người được bảo hiểm chết, số tiền bảo hiểm (và bất kỳ số tiền bảo hiểm bổ sung nào được kèm theo đơn bảo hiểm) trừ đi khoản vay chưa trả theo hợp đồng bảo hiểm và khoản lãi cho vay, sẽ được trả cho người thụ hưởng. Những khoản trợ cấp trả khi còn sống cho người được bảo hiểm dưới hình thức giá trị giải ước hoặc các khoản trợ cấp thu nhập. Tài liệu của Viện quản lý bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ (LOMA) cũng nêu định nghĩa bảo hiểm nhân thọ như một loại hình bảo hiểm trả tiền khi phát sinh cái chết của người được bảo hiểm. Trên phương diện pháp lý, bảo hiểm nhân thọ là một thể loại bảo hiểm, trong đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm thông qua một hợp đồng, nhà bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp nhất định trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hoặc người được bảo hiểm sống đến một thời điểm được chỉ rõ trong hợp đồng. Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà việc thực hiện những cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người. Những khái niệm trên tuy được trình bày khác nhau, nhưng tựu chung lại đều thể hiện những đặc trưng nổi bật của bảo hiểm nhân thọ, đó là: Bảo 8 hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, hay nói cách khác là loại hình kinh doanh thu lợi nhuận, có những đặc điểm dưới đây. 1.1.2.2 Đặc điểm a. Bảo hiểm Nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính bảo vệ tài chính: Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với bảo hiểm Phi nhân thọ. Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí bảo hiểm) cho Công ty Bảo hiểm, ngược lại Công ty Bảo hiểm có trách nhiệm trả một số tiền lớn (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thỏa thuận từ trước khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Số tiền bảo hiểm (STBH) được trả khi người được bảo hiểm đạt đến một độ tuổi nhất định và được ấn định trong hợp đồng. Hoặc số tiền này được trả cho thân nhân và gia đình người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm không may bị chết sớm ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ qua việc đóng phí bảo hiểm. Số tiền này giúp những người còn sống trang trải những khoản chi phí cần thiết, như: Thuốc men, mai táng, chi phí giáo dục con cái. v.v... Chính vì vậy, BHNT vừa mang tính chất tiết kiệm, vừa mang tính bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm. Tính chất tiết kiệm thể hiện ngay ở từng cá nhân, từng gia đình một cách thường xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, người bảo hiểm đảm bảo trả cho người tham gia bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là, khi người được bảo hiểm không may gặp rủi ro trong thời hạn bảo hiểm đã được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận được những khoản trợ cấp hay STBH từ Công ty Bảo hiểm. Điều đó thể hiện rõ tính chất bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm trước những rủi ro không mong đợi trong BHNT. 9 b. Bảo hiểm Nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau cho người tham gia bảo hiểm : Trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm Phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là góp phần khắc phục hậu quả rủi ro, từ đó góp phần ổn định tài chính cho người tham gia, thì BHNT ngoài mục đích đó còn đáp ứng nhiều mục đích khác. Mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Chẳng hạn, hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) hưu trí sẽ đáp ứng nhu cầu của người tham gia những khoản trợ cấp đều đặn hàng năm, từ đó góp phần ổn định cuộc sống của họ khi già yếu. HĐBH tử vong sẽ giúp người được bảo hiểm để lại cho gia đình một STBH khi họ bị tử vong. Số tiền này đáp ứng được rất nhiều mục đích của người quá cố, như: Trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phụng dưỡng bố mẹ già v.v... HĐBH nhân thọ đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn hoặc BHNT tín dụng thường được bán cho các đối tượng đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng gia đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác v.v... Chính vì đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau nên loại hình bảo hiểm này có thị trường ngày càng rộng và được rất nhiều người quan tâm. c. Thời hạn Bảo hiểm Nhân thọ thường rất dài, quan hệ giữa các bên trong mỗi hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ lại rất đa dạng và phức tạp : Thời hạn trong BHNT thường kéo dài từ 5 năm trở lên. Mỗi sản phẩm BHNT cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, chẳng hạn BHNT hỗn hợp có các hợp đồng 10 năm, 20 năm. Mỗi hợp đồng lại có sự khác nhau về STBH, phương thức đóng phí, độ tuổi của người tham gia... Ngay cả trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các bản HĐBH Phi nhân thọ, trong mỗi HĐBH nhân thọ có thể có 4 người có liên quan: Người bảo hiểm, người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Người bảo hiểm chính là các Công ty BHNT, còn người được bảo hiểm là người mà tính mạng, tình trạng sức khỏe 10 và những sự kiện có liên quan đến tuổi thọ của họ được bảo hiểm hoặc là người giao tên tuổi của mình cho người khác đi ký HĐBH. Còn người tham gia BHNT thực chất là những người trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng và nộp phí bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm phải có đầy đủ năng lực pháp lý và hành vi. Trong mỗi hợp đồng BHNT còn có người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Thông thường người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm do người tham gia và người được bảo hiểm cùng chỉ định. Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm là người sẽ nhận được mọi quyền lợi từ người bảo hiểm chi trả khi người được bảo hiểm tử vong. d. Phí bảo hiểm Nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp : Theo tác giả Jean - Claude Harrari (Jean – Claude Harri – NXB Withers By & Co, Ltd - 1984) : "Sản phẩm Bảo hiểm Nhân thọ không gì hơn chính là kết quả của một tiến trình đầy đủ để đưa sản phẩm đến công chúng". Trong tiến trình này, người bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo nên sản phẩm, như: Chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng. v.v... Nhưng những chi phí đó mới chỉ là một phần để cấu tạo nên giá cả sản phẩm BHNT, một phần chủ yếu khác lại phụ thuộc vào:  Độ tuổi của người được bảo hiểm ;  Tuổi thọ bình quân của con người;  Số tiền bảo hiểm;  Thời hạn tham gia;  Phương thức thanh toán;  Lãi suất đầu tư;  Tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền... Điều đó khác với việc định giá cả một chiếc ô tô. Chiếc ô tô là sản phẩm của một dây chuyền sản xuất, để sản xuất ra nó, người ta phải chi ra rất nhiều khoản chi, như: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; chi phí lao động sống; khấu hao tài sản cố định v.v... Những khoản chi này là những chi phí thực tế 11 phát sinh và thực chất chúng là những khoản chi phí "đầu vào" được hạch toán một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác để phục vụ cho quá trình định giá. Thế nhưng, khi định giá phí BHNT, một số yếu tố nêu trên phải giả định, như: Tỷ lệ chết, tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng, lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát v.v... Vì thế, quá trình định phí ở đây rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững đặc trưng của mỗi loại sản phẩm, phân tích dòng tiền tệ, phân tích được chiều hướng phát triển của mỗi sản phẩm trên thị trường nói chung. e. Bảo hiểm Nhân thọ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định : Ở các nước có nền kinh tế phát triển, BHNT đã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay. Ngược lại có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa triển khai được BHNT, mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó. Để lý giải vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát triển là điều kiện kinh tế - xã hội phải phát triển. Những điều kiện về kinh tế, như :  Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP);  Tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân 1 đầu người dân;  Mức thu nhập của dân cư;  Tỷ lệ lạm phát của đồng tiền;  Tỷ giá hối đoái... Những điều kiện xã hội bao gồm:  Điều kiện về dân số;  Tuổi thọ bình quân của người dân;  Trình độ học vấn;  Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Ngoài điều kiện kinh tế - xã hội, thì môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT. Thông thường ở các nước, luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản, quy định có tính pháp quy phải 12 AseanStem ra đời trước khi ngành bảo hiểm phát triển. Luật bảo hiểm và các văn bản có liên quan sẽ đề cập cụ thể đến các vấn đề, như: Tài chính, đầu tư, hợp đồng, thuế v.v... Đây là những vấn đề mang tính chất sống còn cho hoạt động kinh doanh BHNT. Chẳng hạn, ở một số nước phát triển như: Anh, Pháp, Đức v.v... Nhà nước thường tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty BHNT bằng các chính sách thuế ưu đãi. Mục đích là nhằm tạo ra cho các cá nhân cơ hội để tiết kiệm, tự mình lập nên quỹ hưu trí, từ đó cho phép giảm bớt phần trợ cấp từ Nhà nước. Mặt khác, còn đẩy mạnh được quá trình tập trung vốn trong nền kinh tế. Cũng vì những mục đích trên, mà một số nước Châu Á như: Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore... không đánh thuế doanh thu đối với các nghiệp vụ BHNT. Sự ưu đãi này là đòn bẩy tích cực để ngành BHNT phát triển. 1.1.2.3 Vai trò của BHNT: a. Đối với các cá nhân và gia đình : Bảo hiểm Nhân thọ đã khắc phục được hậu quả rủi ro khi người được bảo hiểm không may bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong nhằm ổn định cuộc sống gia đình và người thân. Đồng thời BHNT còn thỏa mãn được các nhu cầu như: tiết kiệm, tích lũy khi người được bảo hiểm còn sống để hỗ trợ những người sống phụ thuộc có điều kiện để học tập, mua sắm, khởi nghiệp kinh doanh…Ngoài ra BHNT trợ cấp định kỳ còn giúp những người về hưu hay những người cao tuổi giảm nhẹ gánh nặng phụ thuộc vào con cái, người thân trong gia đình và phúc lợi xã hội. b. Đối với nền kinh tế quốc dân : Bảo hiểm Nhân thọ là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với tính chất kết hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm, các Công ty BHNT không chỉ thực hiện chức năng bảo hiểm cho những rủi ro, mà họ còn huy động được lượng tiền nhàn rỗi nằm ở các tầng lớp dân cư trong xã hội và các tổ chức để hình thành quỹ bảo hiểm. Do thời hạn của các hợp đồng BHNT rất dài, nên nguồn quỹ bảo 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan