Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam...

Tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh hùng vương(eximbank), đà nẵng

.PDF
121
107
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƢƠNG THỊ THANH NGA QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM, CHI NHÁNH HÙNG VƢƠNG (EXIMBANK), THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƢƠNG THỊ THANH NGA QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM, CHI NHÁNH HÙNG VƢƠNG (EXIMBANK), THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Đà Nẵng, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Dƣơng Thị Thanh Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài ................................... 3 5. Kết cấu luận văn ................................................................................. 4 6. Tổng quan tài liệu ............................................................................... 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................................................................................................ 9 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................... 9 1.1.1 . Khái niệm hoạt động cho vay KHCN của NHTM ......................... 9 1.1.2. Các yếu tố cấu thành của hoạt động cho vay KHCN ................. 10 1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay KHCN ........................................ 11 1.1.4. Đặc điểm cho vay KHCN ........................................................... 13 1.1.5. Hình thức cho vay KHCN .......................................................... 13 1.1.6. Nguyên tắc cho vay KHCN của Ngân hàng: .............................. 13 1.2. RỦI RO CHO VAY KHCN CỦA NHTM .............................................. 15 1.2.1. Khái niệm về rủi ro: .................................................................... 15 1.2.2. Rủi ro thƣờng gặp trong hoạt động của NHTM ......................... 16 1.2.3. Khái niệm rủi ro cho vay của NHTM ......................................... 17 1.2.4. Các dấu hiệu nhận biết các khoản rủi ro cho vay KHCN ........... 18 1.2.5. Bản chất của rủi ro cho vay KHCN ............................................ 19 1.2.6. Phân loại nợ ............................................................................... 20 1.2.7. Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro cho vay KHCN ................................. 21 1.2.8. Tác động của rủi ro cho vay ....................................................... 23 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHCN CỦA NHTM ............................. 25 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro cho vay KHCN ..................................... 25 1.3.2. Nội dung của quản trị rủi ro cho vay KHCN ................................ 25 1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro cho vay KHCN của NHTM ................................................................................................... 35 1.3.4. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro cho vay của các tổ chức tài chính trên thế giới. .......................................................................................... 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK HÙNG VƢƠNG .... 38 2.1. TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK HÙNG VƢƠNG ................................. 38 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................. 38 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lƣới hoạt động ..................................... 39 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh .......................... 40 2.1.4 Các hoạt động kinh doanh tại Eximbank Hùng Vƣơng ............... 42 2.1.5. Tổ chức, nhiệm vụ và quy trình cho vay KHCN và sản phẩm cho vay KHCN đang áp dụng tại chi nhánh ................................................ 42 2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh .......................... 44 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK HÙNG VƢƠNG ............................... 48 2.2.1. Phân tích tình hình cho vay và rủi ro cho vay KHCN ................ 48 2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh Hùng Vƣơng: ........................................................................................ 52 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHCN TẠI EXIMBANK HÙNG VƢƠNG ......................................... 60 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHCN tại Eximbank Hùng Vƣơng ......................................................................................... 60 2.3.2. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................. 61 2.3.3. Những mặt hạn chế về công tác QTRR cho vay KHCN ............ 62 2.3.4. Nguyên nhân các hạn chế trong quản trị rủi ro cho vay ........... 63 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK HÙNG VƢƠNG ............................ 67 3.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHCN CỦA EXIMBANK HÙNG VƢƠNG ....................................................................... 67 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHCN TẠI EXIMBANK HÙNG VƢƠNG .............................................................................................. 68 3.2.1 Công tác nhận dạng rủi ro:........................................................... 68 3.2.2. Công tác đo lƣờng rủi ro ............................................................. 73 3.2.3. Công tác kiểm soát rủi ro ............................................................ 79 3.2.4. Tài trợ rủi ro ................................................................................ 84 3.2.5. Nhóm các giải pháp khác ............................................................ 88 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 89 3.3.1. Đối với ngân hàng nhà nƣớc ....................................................... 89 3.3.2. Đối với Hội sở chính ................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. QTRR Quản trị rủi ro 2. TCTD Tổ chức tín dụng 3. BQ Bình quân 4. CBTD Cán bộ tín dụng 5. CBTĐ Cán bộ thẩm định 6. CN Chi nhánh 7. DNBQ Dƣ nợ bình quân 8. DSCV Doanh số cho vay 9. DSTN Doanh số thu nợ 10. Eximbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 11. TMCP XNK Thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 12. Eximbank Hùng Vƣơng Ngân hàng TMCP XNK – chi nhánh Hùng Vƣơng 13. KHCN Khách hàng cá nhân 14. KHDN Khách hàng doanh nghiệp 15. KH Khách hàng 16. NH Ngân hàng 17. NHTM Ngân hàng thƣơng mại 18. PGD Phòng giao dịch 19. NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 20. TN Thu nhập 21. TP Thành phố 22. TSĐB Tài sản đảm bảo 23. SXKD - DV Sản xuất kinh doanh, dịch vụ 24. CVTD Cho vay tiêu dùng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2010 – 2012 44 2.2 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh 2010 -2012 45 2.3 Tình hình cho vay tại chi nhánh năm 2010 - 2012 46 2.4 Tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh năm 2010 - 2012 47 2.5 Tình hình nợ xấu tại chi nhánh năm 2010 -2012 48 2.6 Tình hình cho vay KHCN và rủi ro cho vay KHCN theo thời 49 hạn vay 2.7 Tình hình cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn 50 năm 2010 - 2012 2.8 Tình hình các nhóm nợ cho vay KHCN tại Chi nhánh 56 2.9 Tình hình trích dự phòng và xử lý rủi ro tại chi nhánh 59 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHCN 60 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 2010 -2012 2.2 Tình hình huy động vốn 2.3 Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay phân theo thời hạn tín dụng 2.4 Tỷ trọng dƣ nợ bình quân phân theo thời hạn tín dụng 2.5 Tình hình nợ quá hạn cho vay phân theo thời hạn tín dụng 2.6 Tình hình nợ quá hạn cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn 2.7 Tình hình dƣ nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn 2.8 Biểu đồ nợ quá hạn phân theo nhóm nợ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lợi nhuận và rủi ro là hai vấn đề luôn song hành với nhau, khi kỳ vọng lợi nhuận càng lớn thì phải chấp nhận khả năng rủi ro càng cao, đó là một nguyên tắc luôn đúng với hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh, trong đó có ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Phát triển hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro là yêu cầu tối quan trọng đối với NHTM, đặc biệt trong hoạt động cho vay. Bởi vì cho vay là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của NHTM, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, hậu quả của nó có thể ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, mỗi ngân hàng (NH) luôn luôn phải có chiến lƣợc để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro (QTRR) để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình Hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại không còn là vấn đề mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên việc phân tích đánh giá rủi ro hoạt động này trong nền kinh tế thị trƣờng cần có một cách nhìn mới hơn. Tình hình kinh tế hiện nay đang bị khủng hoảng trầm trọng, lạm phát kéo dài, đây là nguyên nhân làm cho nền kinh tế bị trì trệ, điều này liên quan rất lớn đến việc gia tăng nợ quá hạn hiện nay tại các ngân hàng. Trên thực tế, rủi ro cho vay của chi nhánh Eximbank Hùng Vƣơng chƣa đƣợc kiểm soát một cách có hiệu quả và nợ quá hạn đang có xu hƣớng gia tăng. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là rủi ro hoạt động cho vay phải đƣợc kiểm soát một cách có hiệu quả, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh Hùng Vƣơng chiếm tỷ trọng lớn và mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, tỷ trọng 2 cho vay khách hàng cá nhân chiếm hơn 64% doanh số cho vay toàn chi nhánh. Song song với vấn đó là tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên qua các năm, thể hiện năm 2010 là: 1,61%, năm 2011 là: 1,7% và năm 2012 tăng lên 1,94%. Đây là yếu tố để chi nhánh xem xét và đƣa ra các biện pháp để giảm tỷ lệ nợ xấu trong thời gian đến. Bên cạnh đó, hiện nay, chi nhánh đang tập trung triển khai mảng bán lẻ trong hoạt động cho vay, chính vì vậy cho vay khách hàng cá nhân đƣợc xem là mục tiêu cần chú trọng và phát triển nhƣng phải phát triển trên nền tảng an toàn tín dụng. Mặc dù vậy, cho đến nay chi nhánh vẫn chƣa có nghiên cứu sâu nào để giải quyết vấn đề này. Đó là lý do mà Tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh Hùng Vƣơng (Eximbank), TP. Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro cho vay khách hàng cá nhân, quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại Eximbank Hùng Vƣơng, từ đó nhận xét những mặt tích cực cũng nhƣ những mặt hạn chế của công tác quản trị này. Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại Eximbank Hùng Vƣơng, đƣa ra một số giải pháp quản trị rủi ro cho vay KHCN trên nền tảng cơ sở lý luận và tình hình thực tế tại đơn vị. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN tại Eximbank Hùng Vƣơng từ đó đƣa ra những giải pháp quản trị rủi ro cho vay KHCN tại đơn vị. 3 Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Đi sâu vào nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN của Eximbank Hùng Vƣơng. Trong đó, đề tài nghiên cứu tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, chi nhánh Hùng Vƣơng, TP. Đà Nẵng. + Về thời gian: Phân tích tình hình quản trị rủi ro cho vay KHCN từ năm 2010 đến 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài Học viên sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử để làm cơ sở thực hiện luận văn. - Phƣơng pháp duy vật biện chứng: Là phƣơng pháp nhận thức khoa học nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc, làm rõ bản chất của hiện tƣợng, Luận văn đề cập đến vấn đề cơ bản là nội dung của công tác quản trị rủi ro cho vay, cụ thể hơn là đi sâu nghiên cứu 4 nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại NHTM bao gồm 4 nội dung: Nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ. Đây là phƣơng pháp chung, xuyên suốt quá trình nghiên cứu. - Phƣơng pháp duy vật lịch sử: Nghiên cứu vấn đề có gắn kết với lịch sử, chia thành các giai đoạn phát triển của quá trình để đánh giá một cách khách quan sự vận động và phát triển của hiện tƣợng. - Ngoài phƣơng pháp luận chung của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài nghiên cứu còn sử dụng phƣơng pháp thống kê để tổng hợp, so sánh, phân tích các vấn đề nghiên cứu dựa trên số liệu thứ cấp thu thập tại phòng kế toán tại ngân hàng, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, phỏng vấn lãnh đạo, nhân viên ngân hàng, khách hàng cá nhân…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. 4 Thu thập số liệu từ các báo cáo, tài liệu của đơn vị cũng nhƣ nguồn thông tin trên báo chí, Internet, các giáo trình liên quan. 5. Kết cấu luận văn Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro cho vay KHCN của NHTM Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại Eximbank Hùng Vƣơng. Chƣơng 3: Giải pháp quản trị rủi ro cho vay KHCN tại Eximbank Hùng Vƣơng. 6. Tổng quan tài liệu P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho vay mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra - đó chính là nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro cho vay trong ngân hàng. Về mặt cơ sở lý luận, quản trị rủi ro cho vay đã đƣợc các tác giả nghiên cứu chuyên sâu từ nhiều năm nay nhƣ PGS.TS. Phan Thu Hà, PGS.TS. Đàm Văn Huệ, (2010), trong giáo trình: “Quản trị ngân hàng thương mại” thuộc Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Nội dung chính của giáo trình đề cập đến vấn đề: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của chƣơng trình môn học quản trị ngân hàng thƣơng mại, trong đó có nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đã nêu rõ đƣợc những vấn đề liên quan đến khái niệm, quy trình quản trị rủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, các dấu hiệu của rủi ro và ảnh hƣởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế, mô hình lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng, phƣơng 5 pháp quản trị rủi ro tín dụng. Nội dung này cũng đƣợc PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn đề cập đến trong giáo trình: “Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại”, xuất bản năm 2010. Tác giả TS Nguyễn Ninh Kiều trong hàng loạt giáo trình xuất bản năm 2009 nhƣ: “Quản trị rủi ro ngân hàng, quản trị rủi ro tài chính, nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại” giáo trình nêu rõ về tình hình hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, giáo trình biên soạn dựa trên yêu cầu học tập nên nêu chi tiết từng khái niệm, từng phƣơng pháp nghiên cứu và có nhiều ví dụ minh họa thực tiễn rất cụ thể cũng nhƣ cập nhật thông tin mới nhất sát thực với tình hình hoạt động, quy trình tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo một số tài liệu, công trình nghiên cứu nhƣ: Tác giả Nguyễn Thị Thu Trâm nghiên cứu đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II, Tp. Hồ Chí Minh”. Tác giả tập trung phân tích cơ cấu tín dụng, chất lƣợng tín dụng của sở giao dịch II trực thuộc ngân hàng công thƣơng theo các chỉ tiêu theo loại hình cho vay, theo kỳ hạn, vùng kinh tế, theo ngành kinh tế. Tìm hiểu nguyên ngân phát sinh rủi ro tín dụng: nguyên nhân chủ quan (Về môi trƣờng kinh tế, nguyên nhân bất khả kháng do thiên tai, dịch họa…), nguyên nhân từ khách hàng vay vốn (khả năng điều hành kinh doanh kém, sử dụng vốn sai mục đích, …), nguyên nhân từ ngân hàng (rủi ro phát sinh từ chính sách tín dụng lỏng lẻo, thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay, về bộ máy nhân sự …) luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng nhƣ hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro tín dụng tại ngân hàng; xây dựng hệ thống văn bản, chế độ, quy trình; xây dựng chính sách tín dụng phù hợp; xây dựng hệ thống các công cụ đo lƣờng và xếp hạng rủi ro tín dụng, các giải pháp về nguồn nhân sự, về tăng cƣờng kiểm tra giám sát trƣớc và sau cho vay. 6 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngọc với luận văn: “ nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế, Việt Nam” đã trình bày đƣợc mô hình hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Từ việc nghiên cứu và phân tích mô hình QRRR tín dụng tại VIB, tác giả đã đƣa ra đánh giá về ảnh hƣởng của mô hình đồng thời tác giả cũng nêu ra những ƣu điểm và những tồn tại của mô hình QRRR tín dụng tại VIB và đề xuất một số các giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tại VIB để phù hợp với điều kiện nhân sự, mạng lƣới hoạt động, và cơ sở hạ tầng của VIB nhƣ: Giải pháp về nâng cao nâng lực QRRR tín dụng, giải pháp về mạng lƣới hoạt động và phát triển sản phẩm: Chủ yếu tập trung vào đề xuất mô hình quản lý tập trung tại ngân hàng, hình thành các gói sản phẩm dành riêng cho từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, giải pháp về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân sự, tiếp đến là xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu nhƣ xây dựng quy trình chuẩn hóa về quản lý nợ xấu, kết hợp với các công ty mua bán nợ…, hoàn thiện bộ máy thông tin quản trị, chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Luận văn đã giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng quan về mô hình QTRR tín dụng tại VIB, trong đó có cho vay, trong điều kiện kinh tế phù hợp, luận văn đã góp phần giúp cho các NHTM có thể học tập để xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ, kiểm soát đƣợc và giảm thiểu các khoản nợ xấu, sớm nhận diện rủi ro, để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣ mong đợi, đủ sức cạnh tranh trong thị trƣờng hội nhập quốc tế. Tác giả Nguyễn Thị Huy Quỳnh, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, năm 2012 với đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)– Chi nhánh Đà Nẵng”. Đề tài thực hiện nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) – Chi nhánh Đà Nẵng, đối tƣợng nghiên cứu là rủi ro tín dụng và giải 7 pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng, thời điểm nghiên cứu trong 3 năm 2008 -2010. Trong đó, tác giả nghiên cứu chủ yếu về hoạt động cho vay tại ngân hàng. Qua nghiên cứu này có thể rút ra một số nội dung và kết quả sau: + Nghiên cứu trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở nêu ra các khái niệm, đặc điểm, bản chất, tác động, nguyên nhân, phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. + Nghiên cứu trên đã đề ra các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tín dụng, các giải pháp hạn chế, khắc phục, xử lý rủi ro tín dụng nhƣ: Giải pháp bổ sung tài sản đảm bảo, tăng cƣờng trích lập dự phòng rủi ro, xác định cơ cấu hay gia hạn các nhóm nợ. + Nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng về công tác về quản trị rủi ro tín dụng tại tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB) – Chi nhánh Đà Nẵng, những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế tồn tại và chỉ ra đƣợc nguyên nhân của những tồn tại đó. + Nghiên cứu trên cũng đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay tại đơn vị thực hiện nghiên cứu. Các giải pháp đề xuất của tác giả đƣợc phân thành 2 nhóm chính: Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, nhóm giải pháp khắc phục, xử lý rủi ro tín dụng. Đề tài cũng nêu lên đƣợc một số kiến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền, hội sở ngân hàng và chi nhánh trong vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng tại SHB – Đà Nẵng. Từ những kết quả tìm hiểu, đề tài trên đã cung cấp phƣơng hƣớng nghiên cứu cho đề tài mà tôi đang thực hiện, với đối tƣợng nghiên cứu là cho vay khách hàng cá nhân, tuy có phần hạn chế về mặt đối tƣợng nghiên cứu nhƣng đề tài đi sâu vào phân tích kỹ hơn về quản trị rủi ro vay khách hàng cá nhân, đối tƣợng khách hàng mà Eximbank chi nhánh Hùng vƣơng hiện nay đang triển khai phát triển mạnh. 8 Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả kết hợp với các tài liệu tham khảo, học viên có thể sử dụng các khung khái niệm về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro cũng nhƣ các chỉ tiêu đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng thông qua nội dung của quản trị rủi ro là: Nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ. Đây là nền tảng định hƣớng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu mà học viên đang thực hiện. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt đƣợc của nghiên cứu trên, kết hợp với các giáo trình, tài liệu nghiên cứu, học viên có thể sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ những giải pháp phù hợp có thể áp dụng cho chính đơn vị mình thực hiện. Đồng thời, dựa trên những số liệu thu thập đƣợc và tình hình thực tiễn cũng nhƣ những đặc điểm riêng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Hùng Vƣơng, TP. Đà Nẵng, học viên sẽ làm rõ hơn thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam –chi nhánh Hùng Vƣơng, TP. Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2012 và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN thông qua 4 nội dung chính của quản trị rủi ro: Nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay. Tác giả cũng tham khảo thêm một số tài liệu có tính thực tiễn hơn, bao gồm: Luật các tổ chức tín dụng, Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng”, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 31 tháng 12 năm 2001 có hiệu lực thì hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2002, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Quy trình nghiệp vụ tín dụng, chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân, cẩm nang nghiệp vụ tín dụng cá nhân và chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam…báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ nguồn kế toán tổng hợp tại chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012 là những tài liệu quan trọng giúp tác giả tập hợp số liệu thực hiện đề tài. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay KHCN của NHTM Ngân hàng đƣợc định nghĩa là: “Là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan nhƣ nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cung cấp các dịch vụ bao thanh toán.” Trong nền kinh tế thị trƣờng ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, quan hệ giao dịch đƣợc thể hiện qua hai khâu: Huy động vốn và cho vay. Huy động vốn: Ngân hàng là một chủ thể đi vay, huy động khai thác từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chƣa sử dụng để hình thành nên nguồn vốn cho vay. Hoạt động này đƣợc thực hiện dƣới hình thức ngân hàng huy động tiền gửi của cá nhân dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nƣớc), bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng (TCTD) khác và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; tiền vay của tổ chức trong nƣớc (trừ Kho bạc, tiền vay của TCTD khác trong nƣớc) và tiền vay của TCTD nƣớc ngoài; vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dƣới hình thức phát hành giấy tờ có giá. Cho vay: Trên cơ sở nguồn vốn huy động đƣợc, ngân hàng sẽ thực hiện phân phối cấp tín dụng lại cho các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Đối tƣợng cho vay bao gồm: Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân 10 với mục đích sử dụng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống. Cho vay là sự chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị từ ngƣời sở hữu (NHTM) sang ngƣời sử dụng (ngƣời vay), sau một thời gian nhất định lại quay về với lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu. Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho đối tƣợng khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.2 Các yếu tố cấu thành của hoạt động cho vay KHCN Về chủ thể: Bên cho vay là ngân hàng và ngƣời đi vay là khách hàng cá nhân Bên cho vay: Là một định chế tài chính hay một ngƣời nào đó cho ngƣời vay sử dụng một khoản tiền nào đó trên cơ sở hợp đồng cho vay đã đƣợc thoả thuận các điều kiện về mức vay, thời hạn vay, lãi suất, hình thức trả gốc và lãi, tài sản đảm bảo … Ngƣời đi vay: Là cá nhân có phƣơng án, dự án cần có vốn để thực hiện nó bao gồm: Tuỳ theo mỗi hình thức cho vay mà các chủ thể trên có liên đới tham gia với mức độ nhất định hoặc không tham gia vào hình thức cho vay nào đó. Kết quả những tác động qua lại giữa các bên là hợp đồng cho vay (hợp đồng tín dụng). Chi phí cho vay. Bao gồm các loai chi phí cơ bản sau:  Lãi suất cho vay. Trong cho vay, lãi suất đƣợc xác định theo kỳ hạn cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và có những cách trả lãi khác nhau nhƣ trả lãi trƣớc, trả lãi định kỳ hoặc trả lãi sau … Ngƣời cho vay không chỉ quan tâm đến lãi suất 11 mà còn quan tâm đến sự an toàn của khoản vay. Còn ngƣời vay ngoài vấn đề lãi suất họ còn quan tâm vào giá tiền của giá trị sử dụng mà họ phải trả có phù hợp với khả năng tài chính và kết quả kinh doanh mang lại cho họ hay không. Thông thƣờng, lãi suất cho vay đƣợc tính toán dựa trên cơ sở lãi suất cho vay ngắn hạn, phần bù rủi ro và tỷ lệ phí. Idài hạn= Ingắn hạn + Rp ( phần bù rủi ro). Do vậy lãi suất luôn phải điều chỉnh tuỳ vào thời hạn vay và đối tƣợng khách hàng. Mặt khác lãi suất cho vay luôn phải phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ đồng thời lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng khác. Lãi suất trong hợp đồng cho vay, đƣợc thể hiện dƣới hai mức thoả thuận là áp dụng lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi theo thị trƣờng.  Chi phí marketing trực tiếp.  Chi phí dự phòng cho trƣờng hợp không thu hồi đƣợc vốn cho vay.  Chi phí quản lý.  Lợi nhuận mong đợi trong tƣơng lai.  Chi phí khác… 1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay KHCN a.Vai trò Đối với ngân hàng: Hoạt động trƣớc kia của các NHTM chủ yếu chỉ tập trung vào đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn. Mà ít chú trọng đến đối tƣợng khách hàng là các cá nhân, dẫn đến những lãng phí trong khai thác tiềm năng cũng nhƣ lợi ích từ nhóm đối tƣợng khách hàng này. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngân hàng. Cho vay tạo nguồn lợi nhuận lâu dài, giúp duy trì và phát triển hệ thống ngân hàng. Việc mở rộng hoạt động cho vay có vai trò tạo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan