Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị công tại nhật bản từ năm 1945 đến nay và giá trị tham khảo cho việt nam...

Tài liệu Quản trị công tại nhật bản từ năm 1945 đến nay và giá trị tham khảo cho việt nam

.PDF
109
4
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG QUÝ DƢƠNG QUẢN TRỊ CÔNG TẠI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 TỚI NAY VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG QUÝ DƢƠNG QUẢN TRỊ CÔNG TẠI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 TỚI NAY VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị nhà nƣớc và Phòng chống tham nhũng Mã số: 8380101.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Quân Hà nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Quản trị công tại Nhật Bản từ năm 1945 tới nay và giá trị tham khảo cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình! Hà Nội, tháng 9 năm 2020 Ngƣời cam đoan Hoàng Quý Dƣơng i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i MỤC LỤC ........................................................................................................ii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ CỘNG HIỆN ĐẠI ...... 7 1.1. Khái niệm quản trị công và bối cảnh ra đời của lý thuyết quản trị công hiện đại .............................................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm quản trị công .......................................................................... 7 1.1.2. Bối cảnh ra đời của lý thuyết quản trị công hiện đại .............................. 7 1.2. Các đặc trưng của Quản trị công hiện đại .................................................. 9 1.2.1. Chú trọng hiệu quả trong hoạt động quản lý, tăng cường kiểm soát kết quả thay cho việc kiểm soát quy trình............................................................... 9 1.2.2. Phi quy chế hóa ..................................................................................... 10 1.2.3. Phi tập trung hóa ................................................................................... 11 1.2.4. Áp dụng cơ chế thị trường trong quản trị công ..................................... 12 1.2.5. Tư nhân hóa một phần các hoạt động của Nhà nước ............................ 12 1.2.6. Vận dụng phương pháp quản trị doanh nghiệp ..................................... 14 1.2.7. Định hướng đến khách hàng và định hướng về người dân ................... 15 1.3. Hạn chế của Quản trị công hiện đại ......................................................... 16 CHƢƠNG 2 QUẢN TRỊ CÔNG TẠI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 TỚI NAY ................................................................................................................ 20 2.1. Lịch sử và bối cảnh .................................................................................. 20 2.1.1. Một nước Nhật bị tàn phá ..................................................................... 20 ii 2.1.2. Một nước Nhật bị chiếm đóng .............................................................. 21 2.2. Những cải cách trong thời kỳ chiếm đóng (1945 – 1951) ....................... 22 2.2.1. Những biện pháp nhằm ổn định tình hình xã hội.................................. 23 2.2. 2. Cuộc thanh trừng ở Nhật Bản thời kỳ chiếm đóng .............................. 24 2.2.3. Hiến pháp 1946 và mô hình Nhà nước Nhật Bản mới.......................... 25 2.2.4. Các cải cách về kinh tế .......................................................................... 28 2.2.5. Cải cách về giáo dục ............................................................................. 29 2.3. Hệ thống chính trị Nhật Bản .................................................................... 30 2.3.1. Thể chế 1955 và tam giác quyền lực tại Nhật Bản ............................... 30 2.3.2. Cải cách hành chính .............................................................................. 35 2.3.3. Cải cách tư pháp .................................................................................... 41 2.4. Vấn đề tham nhũng tại Nhật Bản ............................................................. 43 2.4.1. Chủ thể, hình thức và đặc điểm của tham nhũng .................................. 43 2.4.2.Phòng, chống tham nhũng ...................................................................... 45 2.5. Quản trị nhà nước trong lĩnh vực kinh tế ................................................. 48 2.5.1. Thời kỳ tăng trưởng nhanh (1952-1972) .............................................. 48 2.5.2. Thời kỳ khắc phục khủng hoảng, tiếp tục tăng trưởng (1972 – 1989) . 50 2.5.3. Thời kỳ nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng và trì trệ (1989 tới nay) ............................................................................................................ 53 2.6. Các tổ chức xã hội, phong trào xã hội và sự tham gia của người dân ..... 59 2.6.1. Các hiệp hội tại Nhật Bản ..................................................................... 59 2.6.2. Các phong trào xã hội ........................................................................... 61 2.7. Hệ thống an sinh xã hội............................................................................ 64 2.7.1. Giai đoạn 1955 – 1974 .......................................................................... 64 2.7.2. Giai đoạn 1975 – 1989 .......................................................................... 65 2.7.3. Giai đoạn từ 1990 tới nay...................................................................... 66 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................................ 68 iii 3.1. Bối cảnh tại Việt Nam .............................................................................. 68 3.2. Một số giá trị tham khảo cho quản trị công hiện nay .............................. 72 3.2.1. Sự thực dụng trong việc đề ra và thực hiện các chính sách .................. 72 3.2.2. Cải cách hành chính .............................................................................. 75 3.2.3. Một số giá trị tham khảo trong quản trị nền kinh tế của Nhật Bản....... 82 3.2.4. Một số gợi ý trong cải cách tư pháp ...................................................... 87 3.4.3. Tăng cường tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho công chúng ........ 90 3.2.5. Một số gợi ý về chính sách hưu trí ........................................................ 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 iv DANH MỤC VIẾT TẮT Từ, cụm từ gốc Viết tắt SCAP Tổng hành dinh Bộ tư lệnh Quân đội đồng minh (General Headquarter of the Supreme Commander of the Allied Powers) Đảng Dân chủ - Tự do (Liberal LDP Democractic Party) Bộ Thương mại quốc tế và Công MITI nghiệp (Ministry of International Trade and Industry) CCRĐ Cải cách ruộng đất v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước truyền thống và quản trị công hiện đại .............................................................................................................. 9 Bảng 2.1. Những chỉ số kinh tế chủ yếu tại Nhật Bản thập kỷ 1960[46, tr 247] .50 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ trong Tam giác quyền lực tại Nhật Bản ................... 31 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1945, Nhật Bản bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 với tư cách là một nước chiến bại. Hậu quả của chiến tranh đối với đất nước này vô cùng nặng nề. Không chỉ phải đối mặt với sự nghèo đói, cơ sở hạ tầng bị tàn phá mà quốc gia này còn phải gánh chịu thảm họa nhân đạo diễn ra hàng ngày và sự sụp đổ của những thể chế cũ. Di sản để lại của những thể chế này là sự méo mó, cực đoan trong quản trị công như thiếu pháp quyền, phi dân chủ, không có cơ chế kiểm soát quyền lực, thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình, sự phân biệt đối xử trong xã hội, sự độc quyền của các tập đoàn kinh tế được Nhà nước chống lưng, tình trạng tham nhũng tràn lan, nhân quyền bị xâm hại... Do yêu cầu bức thiết của thời đại, cũng như những tác động tích cực từ các yếu tố nước ngoài và sự nỗ lực không mệt mỏi của cả dân tộc, Nhật Bản đã xây dựng nền quản trị công của mình theo hướng tiếp cận rất đặc thù và hết sức độc đáo. Ngày nay, khi đã trở thành một cường quốc kinh tế, có tiếng nói và ảnh hưởng mạnh mẽ trên trường quốc tế, mô hình quản trị công của Nhật Bản đã được các nước đang phát triển và kém phát triển tham khảo, học hỏi. Việc nghiên cứu lịch sử của mô hình này là cần thiết, để thấy được sự thay đổi (gồm cả sự tiến hóa và sự thoái hóa) đặt trong những hoàn cảnh đặc thù, những giai đoạn lịch sử nhiều biến động, cách những mô hình đó thích nghi với sự xoay chuyển liên tục của quan hệ quốc tế và sự tiến bộ của công nghệ, trong khi những giá trị cốt lõi vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Đương nhiên, chưa có nền quản trị công nào là hoàn hảo, vì thế việc nghiên cứu lịch sử quản trị công tại Nhật Bản cũng đồng thời phải chỉ ra được những sai lầm, hạn chế đã tồn tại trong những mô hình này. 1 Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa và sự tiến bộ như vũ bão của công nghệ đã và đang đặt ra những thách thức to lớn đối với quản trị công tại Việt Nam, nhiều vấn đề về cả lý luận và thực tiễn được bộc lộ rõ nhưng chưa có hướng giải quyết thỏa đáng. Vì thế, học viên lựa chọn nghiên cứu về quản trị công Nhật Bản giai đoạn từ năm 1945 đến nay với mong muốn từ đó tìm ra được những giá trị tham khảo thiết thực cho Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và mục đích nghiên cứu Quản trị công/quản trị nhà nước/quản lý nhà nước nói chung và các khía cạnh của vấn đề nói riêng là đề tài được nghiên cứu tại nhiều học viện, trường đại học, các trường chính trị và viện nghiên cứu tại Việt Nam. Sau đây là một số giáo trình và các đề tài nghiên cứu chủ yếu liên quan tới vấn đề này: - Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về Quản trị Nhà nước và Phòng, chống tham nhũng, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2018; - Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Thị Minh Hà (đồng chủ biên), Chính phủ mở, Chính phủ điện tử và Quản trị Nhà nước hiện đại, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2019; - Lê Thị Thu Mai, Dân chủ hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2016 Bên cạnh đó cũng có các công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản cận hiện đại, chẳng hạn như: -TS. Vĩnh Sính, Nhật Bản cận đại, NXB Lao động, Hà Nội, 2014; - Takafusa Nakamura (1998), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh – sự phát triển và cơ cấu, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế Thế giới, Hà Nội; - GS.TS Nguyễn Nam Trân, Giáo trình lịch sử Nhật Bản 2 - Trần Thế Nhựt, Vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với lịch sử Nhật Bản cận đại, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2011. Trên thực tế, chúng ta đều có thể hiểu được tính cấp thiết của các công trình nghiên cứu trên. Các công trình nghiên cứu trên đều làm rõ được lý luận về quản trị công/quản trị nhà nước/quản lý nhà nước; trình bày được những hiểu biết sâu sắc về lịch sử Nhật Bản cận hiện đại. Ví dụ như luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Thị Thu Mai về đề tài “Dân chủ hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam” đã khẳng định được những giá trị mà dân chủ mang lại cho nhà nước và xã hội Hàn Quốc, Nhật Bản và chỉ ra được những thành tựu của Hàn Quốc và Nhật Bản trong quá trình dân chủ hóa, cũng như những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Một ví dụ khác là luận văn Thạc sĩ lịch sử của tác giả Trần Thế Nhựt về đề tài “Vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với lịch sử Nhật Bản cận đại”. Luận văn này đã lí giải cho những thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong thời kỳ cận đại từ góc nhìn về vai trò của nhà tư tưởng lỗi lạc Fukuzawa Yukichi. Tuy nhiên, mỗi một tác giả với đề tài của mình đều có những cách riêng để trình bày về nội dung mà mình muốn diễn đạt, thường là chỉ về một mảng quản trị công hoặc một mảng lịch sử;vả lại hình thức thể hiện của họ cũng như định hướng đề tàihoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào thời điểm nghiên cứu, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu. Hiện nay, tại Việt Nam, lí thuyết về quản trị công hiện đại vẫn còn khá mới mẻ. Nhật Bản hiện là một đối tác quan trọng của Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm để chúng ta học hỏi, tham khảo, tuy nhiên việc tham khảo thường chỉ tập trung ở những vấn đề rất cụ thể, chẳng hạn như hoạt động nghị viện, cải cách tư pháp, hoặc cụ thể hơn nữa như xây dựng đường sắt cao tốc v.v… Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu khái quát về lịch sử của 3 Nhật Bản qua góc độ quản trị công hiện đại, để nhìn nhận và tham khảo các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của Nhật Bản một cách có chọn lọc qua một chiều dài lịch sử từ năm 1945 tới nay với nhiều sự kiện tác động đa chiều như: cuộc chiếm đóng của quân đội Đồng Minh, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh lạnh, các mối quan hệ quốc tế thay đổi liên tục, các cuộc suy thoái, bong bóng kinh tế, Cách mạng công nghiệp 4.0 v.v… Những sự kiện này có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới quản trị công tại Nhật Bản, từ việc ra chính sách của Nhà nước tới các hoạt động của khối xã hội dân sự. Tôi nhận thấy những giá trị, những kinh nghiệm đáng học hỏi từ quản trị công tại Nhật Bản sẽ được nhìn nhận đúng đắn và toàn diện hơn khi đặt nó vào trong dòng chảy của lịch sử. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nền quản trị công của Nhật Bản từ năm 1945 tới nay. Khách thể nghiên cứu của đề tài là các sự kiện lịch sử có ảnh hưởng tới quản trị công tại Nhật Bản, các thể chế trong xã hội Nhật Bản, pháp luật và chính sách do nhà nước Nhật Bản ban hành, các học thuyết và trào lưu chính trị tại Nhật Bản, các phong trào xã hội, quan hệ quốc tế và các hiệp định mà Nhật Bản ký kết, sự vận hành của nền kinh tế Nhật Bản và các khách thể khác có liên quan tới quản trị công tại Nhật Bản. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày lý thuyết về quản trị công hiện đại. - Hệ thống hóa lịch sử Nhật Bản từ năm 1945 tới nay trên các quan điểm, học thuyết về quản trị công hiện đại. - Đánh giá sự tích cực, tiêu cực của nền quản trị công tại Nhật Bản qua các thời kỳ, các khía cạnh. - So sánh và rút ra các giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam. 4 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghã duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, cũng như quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp lịch sử: xem xét và trình bày quá trình phát triển của nền quản trị công tại Nhật Bản theo trình tự thời gian trong mối liên hệ với các sự kiện lịch sử và các khách thể nghiên cứu khác. - Phương pháp phân tích so sánh: sự so sánh quản trị công của Nhật Bản với Việt Nam và một số quốc gia khác trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định; hoặc so sánh quản trị công của Nhật Bản giữa các thời kỳ nhằm làm rõ nét sự tương đồng và khác biệt của các đối tượng này. - Phương pháp phân kỳ: phân chia lịch sử quản trị công của Nhật Bản thành các thời kỳ, nhằm nghiên cứu sâu sắc các quá trình lịch sử, làm sáng tỏ nội dung và đặc điểm của các thời kỳ này. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này cho phép thông qua tất cả các bản thống kê về số lượng, chẳng hạn như các chỉ số kinh tế, số lượng công nhân tham gia vào các phong trào đấu tranh v..v..nhằm vạch ra tính quy định thuộc về tính chất của các hiện tượng và quá trình trong lịch sử quản trị công Nhật Bản. 6. Ý nghĩa của đề tài Tác giả thực hiện đề tài nhằm để hiểu sâu sắc hơn về quản trị công trong dòng chảy của lịch sử tại Nhật Bản – một đối tác quốc tế vừa đặc biệt quan trọng của Việt Nam hiện nay và còn là đất nước có những điểm tương 5 đồng thú vị về lịch sử, văn hóa và cả thể chế. Tác giả mong muốn từ đó rút ra được những giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Quản trị công tại Nhật Bản từ năm 1945 tới nay Chương 3: Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam hiện nay 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ CỘNG HIỆN ĐẠI 1.1. Khái niệm quản trị công và bối cảnh ra đời của lý thuyết quản trị công hiện đại 1.1.1. Khái niệm quản trị công Quản trị nhà nước là cơ chế ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định để quản lý, giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội ở một quốc gia. Khái niệm quản trị công có thể được hiểu là sự mở rộng của khái niệm quản trị nhà nước với sự tham gia của các chủ thể như người dân, các tổ chức xã hội, khối doanh nghiệp và các thiết chế quốc tế. 1.1.2. Bối cảnh ra đời của lý thuyết quản trị công hiện đại Trong bối cảnh ngày nay, việc quản lý nhà nước không chỉ vì mục tiêu lợi ích công cộng mà còn phải chứng minh tính hiệu quả của hoạt động. Giống như doanh nghiệp, nhà nước phải không ngừng nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động, phải hoàn thành các nhiệm vụ của mình trong những điều kiện tốt nhất có thể có, chăm lo đến chất lượng của các dịch vụ mà nhà nước cung ứng và sử dụng hiệu quả nhát những phương tiện sẵn có. Tại các nước phương Tây, vấn đề về hiệu quả trong lĩnh vực quản lý công được bàn luận sôi nổi trong hai giai đoạn: trong những năm 1960 nhân danh đòi hỏi “hợp lý hóa” trong quản lý công và từ những năm 1970 trong bối cảnh khủng hoảng của mô hình nhà nước phúc lợi, buộc giới kỹ trị phải cải cách hoạt động quản trị nhà nước. Trong bối cảnh này, nhiều quốc gia trên thế giới đặt vấn đề xem xét lại khu vực công về quy mô và khả năng điều hành sự phát triển của đất nước, đặc biệt các quốc gia như Anh, Mỹ. Các cuộc cải cách lớn trong khu vực được tiến hành. Tác động của các cuộc cải cách này không chỉ là những thay đổi lớn đơn thuần mà đó chính là những thay đổi trong nhận 7 thức của xã hội về vai trò của khu vực công và cách thức điều hành. Cách tiếp cận hướng đến kết quả đầu ra, hiệu quả quản lý, phân cấp, phân quyền, áp dụng các yếu tố của thị trường vào nền hành chính trở thành một xu thế lớn của các nền hành chính phát triển. Có thể thấy rằng, trong xã hội ngày nay, nhà nước và doanh nghiệp phải đối mặt cùng một số vấn đề như sau: những tiến triển mau chóng và sâu rộng của khoa học công nghệ, áp lực từ sự cạnh tranh ngày một khốc liệt, đòi hỏi gia tăng năng suất để tối ưu hóa các nguồn lực ngày càng khan hiếm, tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu của lượng khách hàng nhiều hơn... Nói cách khác, nhà nước cũng không thoát khỏi những quy tắc mà doanh nghiệp phải tuân thủ nếu muốn nâng cao hiệu quả và năng suất. Đồng thời, chúng ta chứng kiến sự xói mòn niềm tin của công chúng vào một số biểu tượng và hệ giá trị mà dựa trên đó nhà nước tạo lập tính chính danh, ví dụ như dân chủ đại diện, lợi ích công cộng... Hiện tượng khủng hoảng về tính chính danh này trùng hợp với sự lên ngôi của các giá trị doanh nghiệp. Trong khi quản lý công dường như đồng nghĩa với sự nặng nề, trì trệ và quan liêu thì quản lý tư kiểu doanh nghiệp lại cho thấy sự năng động và sáng tạo. Điều này gợi ý cho nhà nước vay mượn một số phương pháp của quản trị tư cho điều hành, quản trị quốc gia. Hình thức quản trị công mới được đề xuất vào những năm 1980 nhằm đáp ứng đòi hỏi đó. Quản trị công hiện đại được xây dựng và áp dụng ban đầu tại Anh, rồi được phổ biến tại các nước Anglo-Saxon (Mỹ, Úc, New Zealand...), các nước Bắc Âu và châu Âu lục địa. Quản trị công hiện đại dựa theo quan niệm mà theo đó cơ quan hành chính phải hoạt động phỏng theo mô hình của doanh nghiệp tư nhân, mô hình được xem là có hiệu quả. Mô hình này đòi hỏi sự thoái lui của nhà nước trong các hoạt động sản xuất (thông qua tư nhân hóa) phải được đi kèm với tăng quyền tự chủ quản lý (managerialization), cạnh 8 tranh theo quy luật của thị trường các dịch vụ (marketization); giám sát liên tục các nguồn lực được sử dụng, quản trị hướng tới sự thay đổi (management for change) hơn là duy trì cấu trúc hiện có (maintenance management), quản lý nguồn nhân lực hướng tới tạo cho các cá nhân và tổ chức nhiều quyền tự chủ hơn. Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước truyền thống (mô hình Weber) và quản trị công hiện đại được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước truyền thống và quản trị công hiện đại Mô hình Weber Tuân thủ các quy tắc, Mục tiêu quy trình và thủ tục (đúng quy trình) Tập quyền (thứ bậc, Tổ chức mang tính chức năng, cấu trúc hình tháp) Sự chia sẻ trách Không rõ ràng nhiệm giữa chính trị và pháp lý Phân công, phân cấp Thực thi nhiệm vụ và chuyên môn hóa Thông qua thi tuyển Sự tuyển chọn Sự thăng tiến của Theo thâm niên công chức trong bộ máy Bằng các chỉ số giám Giám sát sát Dựa theo khả năng Ngân sách 1.2. Các đặc trƣng của Quản trị công hiện đại Quản trị công hiện đại Đạt được kết quả đề ra, làm hài lòng khách hàng (người dân) Phi tập trung hóa (ủy quyền, phân quyền, cấu trúc mạng lưới) Rõ ràng Tự chủ Hợp đồng, đấu thầu Theo tài năng, trách nhiệm và hiệu quả thực tế Các chỉ số về hiệu quả Dựa theo mục tiêu đề ra 1.2.1. Chú trọng hiệu quả trong hoạt động quản lý, tăng cường kiểm soát kết quả thay cho việc kiểm soát quy trình Trong mô hình quản trị công hiện đại, vai trò của khoa học quản lý và của các nhà quản lý, nhất là các nhà quản lý theo lối quản trị doanh nghiệp 9 được đề cao và chính là yếu tố quyết định việc đạt được mục tiêu của quản lý. Nếu trong mô hình hành chính truyền thống, các nhà hành chính chủ yếu làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tắc, quy trình định sẵn thì ngày nay với tư cách nhà quản trị, họ phải tính toán, dự toán, sáng tạo và năng động để đạt được mục tiêu. Vì mục tiêu phải đạt là hiệu quả, hiệu suất của hoạt động quản lý, các nhà hành chính bên cạnh việc quan tâm đến quy trình, phương pháp còn phải quan tâm đến mục đích có đạt được không, cụ thể là hiệu quả được lượng hóa, đánh giá bằng các chỉ tiêu đánh giá dựa trên so sánh kết quả/chi phí. Hiệu quả trong quản lý công thường được đúc kết thành 3 tiêu chí: hiệu quả, hiệu suất và tính kinh tế. Dĩ nhiên, tính hiệu quả của hành chính công có những nét khác với hiệu quả của doanh nghiệp. Đối với cơ quan hành chính, hiệu quả công việc không thể đơn thuần là “hiệu suất”, năng suất như các doanh nghiệp tư nhân, mà chính quyền phải quản lý tốt hơn các nguồn lực được phân bổ. Hiệu quả của cơ quan hành chính được đánh giá căn cứ vào mức độ thực hiện các mục tiêu do các địa biểu dân cử đặt ra trước đó chứ không chỉ căn cứ vào khả năng sinh lợi về mặt kinh tế. Ngoài ra, quản lý công phải hướng tới mục đích cải thiện “hiệu quả công”, thông qua việc cho phép chính quyền (cơ quan công quyền) đạt được các mục tiêu do các thiết chế chính trị giao cho với một chi phí tối thiểu. Như vậy, đòi hỏi nhà nước nỗ lực thường xuyên tăng năng suất, giảm chi phí mà không làm giảm chất lượng dịch vụ công cung cấp. Đòi hỏi này dẫn đến việc xem xét lại cấu trúc của quản lý, các phương thức tổ chức lao động và phương pháp quản lý. 1.2.2. Phi quy chế hóa Cách tiếp cận quản trị công mới không đòi hỏi những quy định chặt chẽ như một mạng lưới dày đặc mà nền hành chính công truyền thống yêu cầu các công chức phải tuân thủ một cách cứng nhắc và nghiêm ngắt. Thay vào đó, 10 quản trị công mới cần một cơ chế mềm dẻo, linh hoạt hơn, dễ thích nghi với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mới. Người công chức không nhất thiết phải làm công ăn lương suốt đời mà họ có thể làm hợp đồng toàn phần hoặc bán phần, miễn là họ phải đạt được mục tiêu của tổ chức đặt ra khi làm việc. Công dân không còn là chủ thể thụ động hưởng dịch vụ của nhà nước mà trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ, có quyền được đòi hỏi phục vụ. Khi xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ trong nó không ngừng được sinh ra và cũng ngày càng trở nên phức tạp, chồng chéo khiến các thể chế, các quy định, thủ tục của nhà nước cũng ngày càng trở nên quá nặng nề, phức tạp đến nỗi người dân không thể hiểu và tiếp cận, còn cơ quan hành chính nhà nước cũng khó áp dụng. Từ đó, đặt ra yêu cầu phải cải cách thể chế theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giải quyết các vấn đề hành chính nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn. Một hệ thống lập quy ít phức tạp tạo ra một chế độ công vụ đa dạng hơn, tạo điều kiện cho cấp địa phương phát huy sáng kiến và phát triển các dịch vụ theo yêu cầu cá nhân. Nhưng đồng thời, nó cũng có mặt trái là dẫn đến sự đối xử khác nhau giữa các công dân, tạo ra nguy cơ phân phối không đồng đều các loại hình dịch vụ trong dân chúng và giữa các vùng miền khác nhau. Một hệ thống chính sách bao gồm các quy định đơn giản, cởi mở hơn và số lượng ít sẽ gia tăng tự do cá nhân cho công dân, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp. 1.2.3. Phi tập trung hóa Vấn đề này được thể hiện dưới những hình thức khác nhau, ở những mức độ khác nhau nhưng xu hướng chung là chính phủ trung ương giao quyền hạn, trách nhiệm, thẩm quyền nhiều hơn cho các đơn vị chính quyền địa phương (phân quyền theo lãnh thổ) hay cho các bộ, ngành, các đơn vị tổ chức bên dưới (phân quyền theo chức năng) trong việc chủ động quản lý các nguồn lực được phân bổ trong phạm vi thẩm quyền, đồng thời đề cao mối 11 quan hệ giữa chính phủ với các bộ phận hoạch định chính sách, giữa cấp hoạch định chinhs ách với cấp thi hành. Sự độc lập ngày càng cao giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương trở thành pháp nhân công quyền đi liền với sự củng cố mạnh mẽ vai trò trung tâm của chính phủ, tạo ra những chính sách và phương pháp quản lý năng động, thích ứng với môi trường luôn biến động. Phân quyền hành chính nhằm đạt các mục đích như: phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương, làm cho nền hành chính sát và phù hợp hơn với đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương; phát triển dịch vụ đa dạng hơn theo hướng người tiêu dùng là khách hàng, làm cho dịch vụ công có hiệu quả cao; phát triển nền dân chủ, tăng cường sự tham gia của công dân trong nền hành chính công; thúc đẩy sự công bằng, trách nhiệm giải trình giúp cho công dân dễ dàng giám sát hoạt động của các nhà chức trách. 1.2.4. Áp dụng cơ chế thị trường trong quản trị công Một trong những ưu điểm của cơ chế thị trường là khuyến khích cạnh tranh để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực đầu vào, phát huy tính sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ để tạo ra kết quả đầu ra rẻ nhất, tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhiều nhất. Áp dụng các yếu tố của cơ chế thị trường trong quản trị công như cạnh tranh, đấu thầu để đề cao tính hiệu quả của nền hành chính, lượng hóa, so sánh kết quả/chiphí trong việc thực hiện chính sách, làm cho nền hành chính trở nên năng động, đa dạng, phong phú, thoát khỏi vỏ ốc quan liêu truyền thống của bộ máy quản lý kiểu cũ. Cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ công có thể diễn ra khá đa dạng, không chỉ giữa các tổ chức tư nhân mà còn có thể được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước và tư nhân, thậm chí giữa các cơ quan nhà nước với nhau. 1.2.5. Tư nhân hóa một phần các hoạt động của Nhà nước Xu hướng này bắt đầu tại Anh khi Margaret Thatcher lên nắm quyền vào năm 1979 và sau đó phổ biến ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tư nhân hóa 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan