Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố...

Tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay

.DOC
123
2
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VŨ TOÀN QU¶N Lý V¡N HãA NHµ TR¦êNG TRUNG HäC C¥ Së TR£N §ÞA BµN HUYÖN SãC S¥N, THµNH PHè Hµ NéI TRONG GIAI §O¹N HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VŨ TOÀN QU¶N Lý V¡N HãA NHµ TR¦êNG TRUNG HäC C¥ Së TR£N §ÞA BµN HUYÖN SãC S¥N, THµNH PHè Hµ NéI TRONG GIAI §O¹N HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số :8140114 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐẶNG QUỐC BẢO HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Vũ Toàn i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện để học viên hoàn thành chương trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Đặng Quốc Bảo, TS. Nguyễn Thị Tuyết người đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô giáo, nhân viên, các tổ chức đoàn thể, các em học sinh trong các Trường Trung học cơ sở - huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ để tác giả có những thông tin, số liệu thực tế về vấn đề nghiên cứu, giúp đánh giá một cách khách quan và rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho luận văn. Đồng thời, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Với sự nỗ lực hết sức của bản thân tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn với nội dung đầy đủ, sâu sắc, có hướng mở. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Vũ Toàn ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CB CBQL : Cán bộ : Cán bộ quản lý ĐHGD : Đại học giáo dục ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐHSP : Đại học sư phạm GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh NV : Nhân viên QLGD : Quản lý giáo dục STT : TDTT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở VHNT : Số thứ tự Văn hóa nhà trường iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. II DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................................................ III DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... VII DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................................................................. VIII MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY....................................................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường....................................................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường..................................................... 8 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...................................................................... 9 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường................................................ 9 1.2.2. Văn hóa, văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trường.............................................. 11 1.2.3. Quản lý văn hóa nhà trường.......................................................................... 12 1.3. Tiếp cận vấn đề lý luận về văn hóa nhà trường........................................... 13 1.3.1. Vai trò của văn hóa nhà trường..................................................................... 13 1.3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường...................................................... 16 1.3.3. Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường............................................... 20 1.4. Đặc trưng quản lý văn hóa nhà trường........................................................ 24 1.4.1. Mục đích quản lý văn hóa nhà trường........................................................... 24 1.4.2. Nội dung quản lý văn hóa nhà trường........................................................... 25 1.4.3. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý văn hóa nhà trường....................28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở........................................................................................... 29 1.5.1. Các yếu tố khách quan................................................................................... 30 1.5.2. Các yếu tố chủ quan...................................................................................... 31 Tiểu kết chương 1.................................................................................................. 34 iv CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 35 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình địa phương và ngành giáo dục và đào tạo huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội............................................................. 35 2.1.1. Khái quát về Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.......................................35 2.1.2. Ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Sóc Sơn.................................................... 35 2.2. Giới thiệu khảo sát......................................................................................... 36 2.2.1. Mục đích khảo sát......................................................................................... 36 2.2.2. Nội dung khảo sát.......................................................................................... 36 2.2.3. Phương pháp khảo sát................................................................................... 37 2.2.4. Đối tượng khảo sát........................................................................................ 37 2.3. Kết quả khảo sát............................................................................................. 37 2.3.1. Thực trạng văn hóa nhà trường ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay................................... 37 2.3.2. Thực trạng quản lý văn hóa nhà trường ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay........................51 2.4. Đánh giá thực trạng....................................................................................... 59 2.4.1. Điểm mạnh.................................................................................................... 59 2.4.2. Điểm yếu....................................................................................................... 59 2.4.3. Thuận lợi....................................................................................................... 60 2.4.4. Khó khăn....................................................................................................... 60 Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 61 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.........62 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý văn hóa nhà trường ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội...............62 3.1.1. Tính mục tiêu của văn hóa nhà trường.......................................................... 62 3.1.2. Tính thực tiễn................................................................................................ 62 3.1.3. Tính hiệu quả................................................................................................. 62 3.1.4. Tính kế thừa.................................................................................................. 63 v 3.2. Quản lý văn hóa nhà trường ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.............................. 63 3.2.1. Biện pháp 1: Tiếp cận nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò của văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay........................................................................................................ 63 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm về quản lý VHNT và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả..................67 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viên........................................... 69 3.2.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh trong tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường ..................................................................................................................... 71 3.2.5. Biện pháp 5: Đôn đốc thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy và học, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và các hành vi văn hóa...................................... 74 3.2.6. Biện pháp 6: Kiến tạo cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường........................................................... 75 3.2.7. Biện pháp 7: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc giáo dục văn hóa nhà trường cho học sinh................................................... 78 3.2.8. Biện pháp 8: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trong quản lý văn hóa nhà trường.................................................................................................... 80 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................... 81 3.4. Khảo nghiệm sự nhận thức về các biện pháp quản lý văn hóa nhà trường ................................................................................................................................ 82 3.4.1. Tính cấp thiết và tính khả thi......................................................................... 83 3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp............................87 Tiểu kết chương 3.................................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 94 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG Nhận thức về tầm quan trọng của VHNT của CBQL, GV, Trang 38 Bảng 2.1: HS trường THCS địa bàn huyện Sóc Sơn Bảng 2.2: Nhận thức của GV về ảnh hưởng của VHNT đến GV 39 Nhận thức của HS về ảnh hưởng của VHNT đến HS 40 Nhận thức của CBQL, GV về mối quan hệ giữa các thành 41 Bảng 2.3: Bảng 2.4: viên trong công tác xây dựng VHNT Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL, GV, HS các trường THCS huyện Sóc Sơn về mức độ biểu hiện của các mối quan hệ giữa các 43 thành viên trong nhà trường Bảng 2.6: Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực, nội 47 quy của HS nhà trường Bảng 2.7: Nhận thức của CBQL, GV, HS trường thcs trên địa bàn 49 huyện Sóc Sơn về các nội dung giáo dục VHNT Bảng 2.8: Nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục 50 VHNT Bảng 2.9: Thực trạng các con đường hình thành VHNT 52 Bảng 2.10: Đánh giá mức độ tự hào và niềm tin của các thành viên vào 58 tổ chức nhà trường Bảng 3.1: Khảo nghiệm sự nhận thức về các biện pháp quản lý VHNT vii 83 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Hình 1.1 : Mô hình tảng băng của Frank Gonzales 21 Sơ đồ 1.1 : Các yếu tố cấu thành VHNT 17 Sơ đồ 1.2 : Các tầng bậc của văn hóa nhà trường 22 Sơ đồ 1.3 : Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa nhà trường 30 Biểu đồ 2.1 : Mức độ nhận thức của CBQL và GV, HS về giá trị cốt loi và hệ thống chuẩn mực văn hóa của nhà trường 46 Biểu đồ 3.1 : Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý VHNT 85 Biểu đồ 3.2 : Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản 86 lý VHNT viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng và phát triển Văn hóa nhà trường luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi nhà trường. Văn hóa nhà trường giúp cho nhà trường phát triển có hiệu quả và bền vững, văn hóa của nhà trường là sự tổng hòa toàn bộ sự phát triển của nhà trường từ hoạt động đào tạo, giáo dục, quản lý nhân lực, người học, cơ sở vật chất, giao tiếp và ứng xử trong nhà trường,… Xây dựng văn hóa của nhà trường là xây dựng hoạt động giảng dạy, văn hóa người Thầy, giáo dục nhân cách người học, văn hóa người học phù hợp, hiệu quả; xây dựng cách thức ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện trong nhà trường; xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường hiện đại, tiện dụng, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, không gian và cảnh quan sạch đẹp. Một nhà trường có môi trường văn hóa tốt là một nhà trường đào tạo có chất lượng cao, có sự phát triển bền vững, có uy tín trong cộng đồng và toàn xã hội. Ở nước ta trong thời gian gần đây, cơ chế thị trường, sự hội nhập quốc tế có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của nhà trường, song cũng có những tác động tiêu cực đến hoạt động đào tạo của nhà trường và văn hóa của nhà trường. Trên các phương tiện truyền thông đã luôn bàn tới một số biểu hiện của văn hóa nhà trường bị xuống cấp; chất lượng giáo dục trong các trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội; đạo đức của một số học sinh và nhà giáo xuống cấp; đạo lý “tôn sư trọng đạo” suy giảm. Bên cạnh đó, những hành vi lệch chuẩn của học sinh xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt như các hành vi chơi cờ bạc, nghiện hút, vi phạm nội quy học tập của nhà trường, bạo lực học đường,… Một số nhà trường cơ sở vật chất bị xuống cấp, lớp học, bàn ghế, khu nhà vệ sinh, bếp ăn,… không đảm bảo làm giảm đi vẻ đẹp, mỹ quan của trường, điều kiện học tập của học sinh không đảm bảo,… Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ro một số hạn chế của giáo dục hiện nay như: “…Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và 1 phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”[1]. Ở nước ta hiện nay, văn hóa nhà trường đang là một trong những tâm điểm chú ý của dư luận, những bàn luận về vấn đề này ngày càng xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, những bàn luận về cơ sở vật chất lạc hậu, xuống cấp của các trường học trên cả nước và đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa. Những bàn luận về văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng rất đáng báo động, tình trạng thày đánh trò, trò đánh thày đã xẩy ra, khiến dư luận và xã hội lo ngại. Hành vi bạo lực học đường diễn biến phức tạp,… Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, có Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đặt trên địa bàn huyện là nơi đón nhận sớm nhất sự ảnh hưởng giao thoa văn hóa của nhiều địa phương trong nước cũng như ngoài nước trước khi đến với thủ đô Hà Nội. Do vậy, các trường phổ thông ở huyện Sóc Sơn, trong đó có các trường trung học cơ sở đã tiếp thu được các giá trị văn hóa mới của các nền văn hóa khác nhau, để xây dựng văn hóa nhà trường riêng có của mình phù hợp với đặc thù của huyện, bên cạnh sự phát triển nhanh, mạnh của huyện cũng có những tác động tiêu cực tới văn hóa nhà trường. Tình trạng học sinh chạy theo lối sống văn hóa phương Tây, ảnh hưởng của các nhiều người nổi tiếng ngụ cư trên địa bàn, các đơn vị cơ sở Cai nghiện như Trung tâm 03, Trung tâm 06 mang đến cả mặt tốt cũng như chưa tốt ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của dân cư trên địa bàn, việc học sinh nghiện game online, nghiện internet dẫn đến học tập sút kém, tình trạng bạo lực học đường, tình trạng học sinh phạm pháp (đánh nhau, trộm cướp…) xuất hiện và có xu hướng phát triển. Một số giáo viên thiếu tâm huyết, vi phạm đức nghề nghiệp. Trước thực trạng trên đòi hỏi các trường nói chung và các trường trung học cơ sở huyện Sóc Sơn nói riêng phải chú ý, quan tâm đến đổi mới hoạt động giáo dục và xây dựng văn hóa nhà trường. Xây dựng văn hóa nhà trường và quản lý vấn đề này đồng nghĩa với việc loại bỏ các vấn đề tồn tại, tiêu cực, hạn chế, hướng tới nâng cao 2 chất lượng đào tạo tri thức và nhân cách cho người học. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu quản lý văn hóa nhà trường của các trường trung học cơ sở ở nước ta hiện nay cũng như ở huyện Sóc Sơn có tính thời sự và thực tiễn cần thiết. Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý văn hóa Nhà trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý VHNT THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh trong điều kiện hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Văn hóa nhà trường ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý VHNT THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn thời gian khảo sát Khảo sát và sử dụng số liệu nghiên cứu từ năm 2017 đến nay 4.2. Giới hạn về khách thể khảo sát Khách thể khảo sát bao gồm 10 CBQL, 50 GV và 500 HS của các 5 Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 5. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng VHNT và công tác quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Những biện pháp nào để quản lý VHNT hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay ? 6. Giả thuyết khoa học Quản lý văn hóa nhà trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn hiện nay bộc lộ ro những hạn chế trong các khâu như: Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, giám sát quá trình thực hiện, kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện, kế thừa và 3 phát huy những giá trị vật chất và giá trị tinh thần dẫn tới hạn chế trong việc xây dựng văn hóa nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Nếu đề xuất và thử nghiệm được các biện pháp quản lý và xây dựng văn hóa nhà trường THCS phù hợp, theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức và chức năng sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của các Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn hiện nay. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý VHNT cấp THCS. 7.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng văn hoá nhà trường và thực trạng quản lý VHNT ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 7.3. Đề xuất các biện pháp quản lý VHNT ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu về lý luận có liên quan đến công tác quản lý VHNT để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Tác giả sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; quan sát; phương pháp đàm thoại; nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác quản lý VHNT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn công tác quản lý VHNT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, phân tích, hệ thống, đánh giá những ưu điểm và tồn tại, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm. 8.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu Vận dụng công thức toán học, thống kê để xử lý, phân tích số liệu thu được về mặt định tính và định lượng các kết quả khảo sát. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu đã làm sáng tỏ lý luận về quản lý VHNT trong các trường THCS. 4 9.2.Ý nghĩa thực tiễn Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý giáo dục đặc biệt là CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và các trường THCS địa phương khác có điều kiện tương tự. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý văn hoá nhà trường ở các trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý văn hoá nhà trường ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Biện pháp quản lý văn hoá nhà trường ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa Việt Nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt Nam. Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm. Khía cạnh tổ chức với đặc điểm như cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm độc đáo của các cá nhân, những hoạt động chung, tạo nên những đặc điểm của tổ chức. Ở Việt Nam, VHNT là một khái niệm xuất hiện trong nhiều chục năm gần đây, nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập từ lâu, trong nhiều tình huống của giáo dục và đào tạo, nhất là ở thời kỳ đổi mới. VHNT đã được các nhà nghiên cứu giáo dục coi là một yếu tố rất cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng như của toàn hệ thống các trường học nói chung, nó làm nền tảng và định hướng cho sự phát triển và tiến bộ của nhà trường, và là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới QLGD ở từng nhà trường. Các trường THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn bên cạnh những thành tích đạt được, vẫn còn những khó khăn, tồn tại nhất định, đòi hỏi phải tập trung chỉ đạo khắc phục trong năm học tới và những năm học tiếp theo, đó là: Trình độ quản lý của đội ngũ CBQL chưa đồng đều. Một số ít cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế về năng lực quản lý, điều hành. Chất lượng giáo dục toàn diện tuy đã được cải thiện song chỉ đạt mức TB của thành phố. Chất lượng mũi nhọn chưa cao. Chất lượng đại trà chưa đồng đều giữa các vùng của huyện. 6 Tỷ lệ GV có trình độ trên chuẩn cao nhưng mới dừng lại ở chuẩn về đào tạo. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều. Vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự cố gắng phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Vẫn còn tình trạng giáo viên môn thừa, môn thiếu, mất cân đối giữa các môn học. Cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được với sự đổi mới giáo dục. Công tác quản lý và xây dựng văn hóa nhà trường còn yếu về mặt lý luận, phường pháp, việc xây dựng kế hoạch xây dựng và quản lý văn hóa nhà trường chưa được quan tâm. Trên địa bàn huyện Sóc Sơn cấp học trung học cơ sở của huyện có 27 trường với 551 lớp và 22.497 học sinh. Với quy mô, số lượng trường lớp hiện tại, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo điều kiện học tập và có đủ chỗ học cho học sinh. Với cơ sở vật chất hiện có, các nhà trường đủ điều kiện triển khai các hoạt động giáo dục. Hiện tại một số nhà trường đang xây mới các phòng chức năng, nâng cấp phòng học bộ môn, mua bổ sung các trang thiết bị phục vụ các hoạt động trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tuy nhiên có nhiều mặt còn hạn chế, như: - Trình độ quản lý của đội ngũ CBQL chưa đồng đều. Một số ít cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế về năng lực quản lý, điều hành. - Chất lượng giáo dục toàn diện tuy đã được cải thiện song chỉ đạt mức TB của thành phố. Chất lượng mũi nhọn chưa cao. Chất lượng đại trà chưa đồng đều giữa các vùng của huyện. Những yếu tố trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc quản lý văn hóa nhà trường còn chưa được quan tâm. VHNT từ lâu cũng đã được nghiên cứu ở nước ta nhưng là nghiên cứu ở một số khía cạnh, biểu hiện cụ thể đơn lẻ như văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp… trong nhà trường. Có thể kể đến công trình “Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường” của tác giả Phạm Minh Hạc; “Văn hóa giao tiếp trong nhà trường” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân;“Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường” của Phạm Quang Huân;“Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học” của tác giả Đỗ Huy; “Môi trường giáo dục” của tác giả Phạm Đoan Hùng “; “Xây dựng văn hóa học 7 đường - Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường” của Viện Nghiên cứu sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội; “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” của tác giả Văn Đức Thanh ... Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu trên đây chưa phải là những khảo cứu chuyên sâu về VHNT, nhất là chưa đề cập đến công tác quản lý VHNT ở các trường THCS. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường Quản lý VHNT là một nội dung quan trọng của quản lý và lãnh đạo nhà trường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước nghiên cứu vấn đề này. VHNT với tính trọn vẹn như văn hóa của một tổ chức đã được đề cập đến trong các nghiên cứu gần đây về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Chẳng hạn: - Công trình Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục của Trần Kiểm (2008): tác giả xem xét văn hóa nhà trường và xây dựng văn hóa nhà trường là một vấn đề trong quản lý nhà trường với tính cách là một tổ chức. Văn hóa nhà trường tác động đến tình cảm, suy nghĩa, hành động của các cá nhân. Các yếu tố nhận thức – hành vi – thái độ là bộ ba cấu thành nên văn hóa tổ chức và được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tổ bên trong và với môi trường bên ngoài của tổ chức.[11] - Cuốn sách “Quản lý văn hóa nhà trường” của Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên 2019), trình bày hệ thống những vấn đề lý thuyết chung về văn hóa nhà trường, những đặc điểm về văn hóa nhà trường ở Việt Nam, văn hóa trường đại học, đặc biệt đề cập đến xây dựng văn hóa nhà trường hiện nay, xu hướng phát triển nhà trường và văn hóa nhà trường hiện nay. Cuốn sách cung cấp những nền tảng cơ bản về văn hóa nói chung và văn hóa các nhà trường ở Việt Nam nói riêng. Đó là những lý luận cơ bản mà luận văn kế thừa trong xây dựng khung lý luận của đề tài. [15] - Trong kỷ yếu Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường, bài “Văn hóa tổ chức hình thái cốt loi của VHNT” tác giả Phạm Quang Huân (2007), đưa ra 5 lí do để khẳng định tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng giáo dục và 7 biểu hiện 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan