Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tồn kho nguyên vật liệu tại công ty saplastic ...

Tài liệu Quản lý tồn kho nguyên vật liệu tại công ty saplastic

.PDF
73
3
53

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ------------------- SỬ KHẮC HUY QUẢN LÝ TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SAPLASTIC Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh KHÓA LUẬN THẠC SĨ TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2013 -i- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng Cán bộ chấm nhận xét 1: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) TS. Nguyễn Mạnh Tuân Cán bộ chấm nhận xét 2: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) TS. Dương Như Hùng Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ/ nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Ngày 20 tháng 10 năm 2013 Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: TS. Nguyễn Mạnh Tuân 2. Thư ký: TS. Dương Như Hùng 3. Ủy viên: PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN -ii- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Tp. HCM, ngày 19 tháng 08 năm 2013 NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ Họ và tên học viên: SỬ KHẮC HUY Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 21/06/1969 Nơi sinh: Khánh Hòa Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 11170778 Khoá: 2011 1- TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SAPLASTIC 2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:  Phân tích đánh giá thực trạng quản lý tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Bao bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic).  Xác định mức tồn kho an toàn của từng loại nguyên vật liệu và lượng đặt hàng tối ưu của mỗi kỳ.  Hoạch định lượng đặt hàng cho 6 tháng cuối năm 2013 và đề xuất các giải pháp để quản lý mức tồn kho nguyên vật liệu một cách hiệu quả. 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 29/04/2013 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 16/08/2013 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Bùi Nguyên Hùng Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QL CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) -iii- Lời cảm ơn Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến cha mẹ tôi, vợ tôi và những người thân trong gia đình luôn đồng hành bên tôi, đã động viên, và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến người Thầy của tôi là PGS. TS Bùi Nguyên Hùng đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi và luôn động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp, trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đã truyền đạt các kiến thức hữu ích làm nền tảng cho tôi thực hiện đề tài này cũng như vận dụng chúng vào công việc thực tế của tôi sau này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Dương Quốc Thái, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic) đã chấp thuận cho tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp và đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Và cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè lớp MBA 2011, các bạn bè đồng nghiệp trong Công ty Saplastic đã luôn luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả: Sử Khắc Huy -iv- Tóm tắt khóa luận thạc sĩ Mục tiêu của khóa luận bao gồm:  Phân tích đánh giá thực trạng quản lý tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Bao bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic).  Xác định mức tồn kho an toàn của từng loại nguyên vật liệu và lượng đặt hàng tối ưu của mỗi kỳ.  Hoạch định lượng đặt hàng cho 6 tháng cuối năm 2013 và đề xuất các giải pháp để quản lý mức tồn kho nguyên vật liệu một cách hiệu quả. Phương pháp thực hiện thông qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng quản lý tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic. Thu thập dữ liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp qua các báo cáo các năm trước của các phòng ban liên quan. Đề tài thực hiện đã đạt được kết quả đó là xác định được mô hình đặt hàng tối ưu, đề xuất các giải pháp để quản lý mức tồn kho nguyên vật liệu một cách hiệu quả. -v- Abstract The goals of thesis are:  To analysis and evaluate the reality of inventory management of raw materials at Saplastic.  To determine the safety stock of each material and the optimal quantity for each period.  To schedule the amount of raw materials for 6 months at the end of the year 2013 and propose the solutions to manage the inventory level effectively. The method is based on to study, and analysis the reality of inventory management of raw materials at Saplastic. To collect data from the secondary data through the old reports of the related departments. The thesis has achieved the results that are to determine the Model of optimal quantity and propose the solutions to manage the inventory level effectively. -vi- MỤC LỤC CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ................................................................................ 1 1.1. L h nh th nh 1.2. Mục tiêu của t i .................................................................................. 1 t i.......................................................................................... 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 1.4. Phạm vi t i ................................................................................................. 3 1.5. Ý nghĩa của t i ........................................................................................... 3 1.6. Bố cục của t i ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................... 5 2.1. Các khái niệm liên quan ến quản l tồn kh ............................................... 5 2.2. Các l ại h ng tồn kh ..................................................................................... 5 2.2.1.Tồn kh nguyên vật liệu (Raw materials) .................................................... 6 2.2.2.Tồn kh bán th nh phẩm (Work-in-process, WIP) .................................... 6 2.2.3.Tồn kh th nh phẩm (Finishe pr uct) .................................................... 6 2.2.4.Tồn kh vật ụng, phụ tùng thay thế (Spare parts) .................................... 6 2.3. Sự cần thiết của nguyên vật liệu tồn kh ....................................................... 7 2.4. Các chi phí liên quan quản l tồn kh nguyên vật liệu ................................. 7 2.5. Các mô h nh tồn kh ....................................................................................... 9 2.5.1.Mô h nh lượng ặt h ng kinh tế EOQ (Ec n mic Or er Quantity Model)…………. .................................................................................................... 9 -vii- 2.5.2.Mô hình chiết khấu the số lượng ặt h ng (QDM – Quantity Discount M el)………. ...................................................................................................... 14 2.5.3.Mô h nh xác suất v mức tồn kh an t n ................................................. 16 2.5.4.Mô h nh phân tích cận biên ........................................................................ 17 2.5.5.Hệ thống quản l h ng tồn kh “Just In Time” ........................................ 18 2.6. Kỹ thuật phân tích ABC ............................................................................... 19 CHƯƠNG 3 - GIỚI THIỆU CÔNG TY ............................................................. 22 3.1. Gi i thiệu v Công ty SAPLASTIC ............................................................. 22 3.2. Phương châm h ạt ộng ............................................................................... 22 3.3. Lĩnh vực h ạt ộng ....................................................................................... 23 3.4. Sản phẩm của Công ty .................................................................................. 23 3.5. Sơ ồ tổ chức ................................................................................................. 23 3.6. T nh h nh h ạt ộng kinh anh của Công ty tr ng năm 2012 .................. 24 CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CÔNG TY SAPLASTIC ..................................................................................... 26 4.1.Cơ cấu tổ chức của Phòng kế h ạch sản xuất – kh vận v Phòng vật tư – xuất nhập khẩu .................................................................................................... 26 4.2.Thực trạng công tác quản l tồn kh nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic… ........................................................................................................... 27 4.2.1. Khái quát v nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic .................................. 27 4.2.2. Thực trạng công tác quản l tồn kh nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic……….................................................................................................... 29 -viii- 4.2.2.1.Công tác xác ịnh ịnh mức nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic ....... 29 4.2.2.2.Công tác xác ịnh kế h ạch nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic ........ 30 4.2.2.3.Nhu cầu nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic ....................................... 30 4.2.2.4.Quản l lượng tồn kh ự trữ nguyên vật liệu tại Saplastic .................. 31 4.3.Quản trị kh tại Công ty Saplastic................................................................ 31 4.3.1. Quy tr nh quản l kh ................................................................................ 32 4.3.2. Công tác quản l xuất – nhập kh nguyên vật liệu................................... 32 4.3.2.1.The õi nhập kh nguyên vật liệu ......................................................... 32 4.3.2.2.The õi xuất kh nguyên vật liệu .......................................................... 32 4.3.2.3.The õi tồn kh nguyên vật liệu ............................................................ 33 4.3.3. Giá trị tồn kh nguyên vật liệu .................................................................. 33 CHƯƠNG 5 - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................... 36 CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 49 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 50 Bảng 4.2 - Bảng ự bá số lượng từng l ại sản phẩm Qu I/2012 .................... 50 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 52 Bảng 4.3 - Bảng ự trù vật tư Qu I/2012 .......................................................... 52 PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 56 Bảng 4.4 – Bảng ịnh mức tối thiểu các nguyên vật liệu ................................... 56 -ix- PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................... 58 Bảng 4.5 – Bảng ịnh mức phi ha nguyên vật liệu ........................................... 58 PHỤ LỤC 5 .......................................................................................................... 61 Bảng thống kê số liệu nguyên vật liệu nhập khẩu năm 2011 ............................. 61 -x- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1.Mô h nh chu kỳ ặt h ng ự trữ EOQ ................................................ 10 Hình 2.2.Mô hình chi phí theo EOQ ................................................................... 12 Hình 2.3.Biểu ồ iểm ặt hàng lại ROP ........................................................... 14 Hình 2.4.Mô hình chi phí theo QDM .................................................................. 16 Hình 2.5.Mô hình xác suất và mức tồn kho an toàn .......................................... 17 Hình 2.6.Các nhóm h ng tồn kh phân bố the biểu ồ Paret ........................ 20 Hình 3.1.Sơ ồ tổ chức Công ty Saplastic........................................................... 24 -1- CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN Sau khi nghiên cứu chương này, người đọc sẽ có một cái nhìn khái quát về mục tiêu mà tác giả muốn hướng đến, ý nghĩa thực tiễn cũng như những phạm vi và các phương pháp nghiên cứu sẽ được thực hiện trong đề tài. Để hiểu rõ đề tài, người đọc không thể bỏ qua chương này. 1.1. L h nh th nh t i Trong hơn một thập niên qua, ngành bao bì nhựa mềm ở Việt Nam phát triển ngày một mạnh. Nhiều Doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư các thiết bị máy móc, công nghệ mới sản xuất ra các sản phẩm bao bì không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo quản thực phẩm được tươi tốt, hợp vệ sinh, tạo ra những mẫu mã in ấn đẹp theo nhu cầu khách hàng mà còn với giá cả hợp lý. Để đạt được lợi thế cạnh tranh về giá cả, các Doanh nghiệp Việt Nam cần giảm các chi phí. Một trong những lãng phí mà Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đó là giảm các chi phí do tồn kho nguyên vật liệu. Do tác giả là cán bộ quản lý thuộc Ban ISO - Công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic) nên đề tài khóa luận này ngoài nội dung là đáp ứng yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp còn là tài liệu tham khảo cho Ban Lãnh đạo của Công ty Saplastic đưa ra các quyết định hợp lý trong việc giảm các lãng phí do tồn kho nguyên vật liệu và từ đó giảm được giá trị tồn kho nguyên vật liệu đến mức tối thiểu. Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay bất cứ Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững, ngoài việc cung cấp các sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhanh theo nhu cầu của khách hàng, còn phải tìm phương cách để giảm chi phí một cách hiệu quả nhằm giảm giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc quản lý hiệu quả tồn kho nguyên vật liệu là vấn đề cấp bách mà Doanh nghiệp nào cũng cần hướng tới nhằm giảm các lãng phí do tồn kho, tiết kiệm chi phí cho Doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, từ đó giảm được giá thành sản phẩm giúp Công ty đạt được lợi thế cạnh tranh. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở để Ban lãnh đạo Công ty Saplastic có những quyết định hợp lý trong việc quản lý -2- tồn kho nguyên vật liệu. Đó là lý do vì sao tác giả chọn đề tài “Quản lý tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu của t i Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:  Phân tích đánh giá thực trạng quản lý tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Bao bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic).  Xác định mức tồn kho an toàn của từng loại nguyên vật liệu và lượng đặt hàng tối ưu của mỗi kỳ.  Hoạch định lượng đặt hàng cho 6 tháng cuối năm 2013 và đề xuất các giải pháp để quản lý mức tồn kho nguyên vật liệu một cách hiệu quả. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện đề tài khóa luận của mình:  Phương pháp định tính: thông qua phỏng vấn các nhân viên Phòng kế hoạch sản xuất – kho vận, và xem xét các báo cáo tồn kho nguyên vật liệu hàng tháng nhằm thu thập thông tin thực trạng quản lý tồn kho của Saplastic.  Phương pháp tổng hợp: thu thập các dữ liệu từ Dự báo lượng đặt hàng từ Phòng kinh doanh thị trường, Kế hoạch đặt nguyên vật liệu của Phòng kế hoạch sản xuất kho vận, Kế hoạch mua nguyên vật liệu của Phòng vật tư xuất nhập khẩu theo quý/ tháng, Kế hoạch giao hàng thực tế hàng tháng và giá trị tồn kho nguyên vật liệu hàng tháng tại Saplastic.  Phương pháp thống kê phân tích, so sánh các dữ liệu, thông tin thu thập được nhằm tính toán lượng đặt hàng tối ưu, giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho đến mức tối thiểu. -3- 1.4. Phạm vi t i Đề tài tập trung phân tích đánh giá các lãng phí do tồn kho nguyên vật liệu, thực trạng quản lý tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty Saplastic dựa trên những số liệu thứ cấp thu thập được của 2 năm gần nhất 2011 và 2012. 1.5. Ý nghĩa của t i Đề tài sau khi hoàn thành sẽ là cơ sở để Ban lãnh đạo Công ty Saplastic tham khảo và đưa ra các quyết định hợp lý nhất liên quan đến việc quản lý tồn kho nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, đề tài còn có những đóng góp cụ thể như sau:  Vấn đề giảm các lãng phí do tồn kho nguyên vật liệu, sử dụng nguồn vốn này cho các đầu tư cần thiết khác một cách hợp lý là nhân tố quan trọng trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Đây chính là ý nghĩa thực tiễn của đề tài.  Về mặt lý luận, sử dụng mô hình quản lý tồn kho để phân tích đánh giá nhằm giúp Công ty Saplastic xác định lượng hàng dự trữ tối ưu, đồng thời hình thành các giải pháp quản lý tồn kho.  Về phía tác giả, do tác giả là cán bộ quản lý thuộc bộ phận ISO tại Công ty Saplastic, trực tiếp quản lý và giám sát các hệ thống ISO tại Công ty Saplastic. Với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình quản lý và giám sát các hoạt động tại Công ty, việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này sẽ giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu. 1.6. Bố cục của t i Nội dung của khóa luận bao gồm 06 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Giới thiệu về Công ty Saplastic Chương 4: Phân tích thực trạng quản lý tồn kho tại Công ty Saplastic -4- Chương 5: Đề xuất giải pháp Chương 6: Kết luận và kiến nghị Tóm lại: Qua chương này người đọc có thể hiểu vấn đề mà tác giả sẽ nghiên cứu trong đề tài là tìm hiểu về thực trạng quản lý tồn kho nguyên vật liệu từ đó đề xuất các giải pháp quản trị tồn kho hiệu quả tại Công ty Cổ Phần Bao bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic). Mục tiêu của tác giả là vận dụng những lý thuyết đã học được đưa vào ứng dụng trong điều kiện thực tiễn. Qua đó giúp tác giả nâng cao được các kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho công việc sau này của mình. -5- CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT Để hiểu rõ công tác quản trị hàng tồn kho, cũng như các khái niệm, các luận điểm có liên quan đến hàng tồn kho. Trước hết cần hiểu và nắm rõ cơ sở lý thuyết về hàng tồn kho, quản trị tồn kho. Từ đó có một sự hiểu biết chung bao quát về những gì mà tác giả muốn đề cập đến trong đề tài, làm cơ sở đánh giá thực trạng và rút ra các kết luận sau này. 2.1. Các khái niệm liên quan ến quản l tồn kho 2.1.1. Hàng tồn kho Là hàng hóa, nguyên vật liệu dự trữ được bảo quản trong kho nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của một Doanh nghiệp. 2.1.2. Điểm tái ặt hàng Là lượng hàng tồn kho mà tại đó cần phải tái đặt hàng và lượng tồn kho này đủ sử dụng trong thời gian chờ hàng mới nhập về đến kho của Doanh nghiệp. 2.1.3. Thời gian chờ (Lea time) Thời gian từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng về tới kho của Doanh nghiệp. 2.1.4. Lượng ự trữ an t n Là lượng hàng hóa, nguyên vật liệu dự trữ dư nhằm đáp ứng kịp thời, giảm rủi ro thiếu hụt hàng do nhà cung cấp giao hàng trễ, hay nhu cầu sử dụng tăng đột biến trong kỳ, … 2.2. Các l ại h ng tồn kh Các doanh nghiệp sản xuất thường có các loại hàng tồn kho như sau:  Tồn kho nguyên vật liệu.  Tồn kho sản phẩm dở dang.  Tồn kho thành phẩm. -6-  Tồn kho vật dụng, phụ tùng thay thế. 2.2.1. Tồn kh nguyên vật liệu (Raw materials) Bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Nó có thể bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản, bán thành phẩm hoặc cả hai. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất. 2.2.2. Tồn kh bán th nh phẩm (W rk-in-process, WIP) Bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn; sản phẩm dở dang có thể đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất. Thêm vào đó bán thành phẩm sẽ giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngưng trệ sản xuất hay có thời gian nhàn rỗi. 2.2.3. Tồn kh th nh phẩm (Finishe pr uct) Bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất và đang nằm chờ tiêu thụ. Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm tồn kho là do mức tiêu thụ trong tương lai được dự kiến không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất doanh số bán do không có hàng giao hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng khi hàng trong kho hết. 2.2.4. Tồn kh vật ụng, phụ tùng thay thế (Spare parts) Bao gồm những vật dụng thay thế dành cho quá trình vận hành, sửa chữa hay bảo trì máy móc. Cần phải tồn kho chúng do không biết được nhu cầu và thời điểm sửa chữa và bảo trì của một số thiết bị. Mặc dù nhu cầu tồn kho các phụ tùng thay thế thường theo các lịch bảo trì, tuy nhiên cần phải lường trước các nhu cầu đột xuất do máy móc bị hư ngoài lịch trình. -7- 2.3. Sự cần thiết của nguyên vật liệu tồn kho Hàng tồn kho luôn chiếm giá trị lớn nhất (40% - 50%) trên tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý hàng tồn kho tốt luôn là một vấn đề cần thiết trong quản trị sản xuất. Bộ phận kinh doanh bán hàng luôn mong muốn mức tồn kho cao để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu đặt hàng của khách hàng; bộ phận kế hoạch sản xuất cũng thích có một lượng tồn kho dư nhiều vì nhờ đó mà họ lập điều độ sản xuất dễ dàng hơn. Nhưng đối với bộ phận tài chính thì luôn muốn duy trì lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu, bởi vì vốn rót vào lượng hàng tồn kho sẽ không thể sử dụng cho mục đích khác được. Do đó, việc kiểm tra tồn kho thường xuyên giúp doanh nghiệp có thể giữ lượng tồn kho ở mức hợp lý. Một khi mức tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tăng cao; đối với một số hàng hoá nếu dự trữ quá lâu sẽ bị hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng… Điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Nhưng nếu lượng tồn kho thiếu hụt sẽ làm giảm doanh số bán hàng, xấu hơn có thể mất khách hàng do họ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu của họ không được đáp ứng. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của quản trị tồn kho là trả lời 2 câu hỏi:  Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu?  Khi nào thì tiến hành đặt hàng? 2.4. Các chi phí liên quan quản l tồn kh nguyên vật liệu Tiêu chí để đánh giá một mô hình quản lý tồn kho hiệu quả là tối thiểu hóa chi phí tồn kho. Các chi phí liên quan đến công tác quản lý tồn kho bao gồm các chi phí sau: 2.4.1. Chi phí ặt h ng (Ordering Cost) -8- Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vận chuyển hàng đến kho của doanh nghiệp. 2.4.2. Chi phí mua hàng (Capital Cost) Là chi phí được tính từ số lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến mô hình tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo số lượng. 2.4.3. Chi phí tồn trữ (Holding Cost) Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động tồn trữ bao gồm:  Chi phí về nhà cửa, kho hàng (Tiền thuê và khấu hao nhà cửa, chi phí cho bảo hiểm nhà kho, kho hàng, chi phí thuê nhà đất).  Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện (Tiền thuê, khấu hao dụng cụ, thiết bị, chi phí năng lượng, chi phí vận hành thiết bị).  Chi phí lương, bảo hiểm xã hội, … cho việc thuê nhân sự giám sát quản lý kho.  Chi phí cho việc đầu tư vào hàng tồn kho (chi phí vay vốn, thuế và bảo hiểm cho hàng tồn kho).  Các thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được. Thường thì chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% tổng giá trị hàng dự trữ. 2.4.4. Chi phí thiếu hàng (Shortage Cost) Là chi phí phát sinh khi không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng do tồn kho không đủ. Điều này có thể làm mất đi thiện chí muốn hợp tác với doanh nghiệp -9- trong tương lai của khách hàng, đồng thời lợi nhuận giảm do bán được ít hàng và thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp bị giảm sẽ làm giảm doanh số bán hàng trong tương lai. Các loại chi phí này có mối quan hệ qua lại với nhau, nếu lượng đặt hàng nhiều thì chi phí đặt hàng sẽ thấp nhưng chi phí lưu trữ hàng lại tăng vì hàng trong kho nhiều. Mặt khác, đặt hàng nhiều khả năng bị mất doanh thu thấp, chi phí thiếu hàng thấp. Mục tiêu của quản lý tồn kho là làm tối thiểu chi phí toàn bộ của dự trữ. 2.5. Các mô h nh tồn kh Để trả lời được 2 câu hỏi: Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu? Và khi nào thì tiến hành đặt hàng? Cần tìm hiểu các mô hình tồn kho cho nhu cầu độc lập sau (Heizer & Render, 2006), (Muller, 2003):  Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ (Economic Order Quantity Model).  Mô hình chiết khấu theo số lượng đặt hàng (QDM – Quantity Discount Model). 2.5.1. Mô hình lượng ặt h ng kinh tế EOQ (Ec n mic Or er Quantity Model) Mô hình lượng đặt hàng kinh tế căn bản (EOQ) nhằm tìm kiếm sự cân đối giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ để đạt được lượng hàng tồn kinh tế nhất. Khi sử dụng mô hình EOQ, cần phải tuân theo các giả định quan trọng sau đây: (1) Nhu cầu vật tư trong 1 năm được biết trước và không đổi; (2) Thời gian chờ hàng không thay đổi và được biết trước; (3) Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng; (4) Toàn bộ số lượng đặt mua hàng được nhận cùng một lúc; (5) Không có chiết khấu theo số lượng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan