Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thuế đối với hoạt động khai thác...

Tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động khai thác

.PDF
26
113
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG CÔNG HUÂN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Lê Thế Giới Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thao Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách về thu thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản là một trong những công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. Không những hạn chế việc khai thác tài nguyên, khoáng sản tràn lan kém hiệu quả mà chính sách thuế còn đóng góp một phần nhất định trong việc tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, việc kê khai và nộp thuế của các đơn vị khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của ngành thuế tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế đối với các đơn vị hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là các loại khoáng sản phi kim loại được sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường (như đất, đá, cát, sỏi…) vẫn còn nhiều hạn chế, tính tự giác chấp hành pháp luật thuế của một số cơ sở khai thác tài nguyên, khoáng sản còn chưa cao. Nếu việc quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản kém hiệu quả sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước rất lớn. Vì vậy, đòi hỏi tính cấp thiết ngành Thuế tỉnh Kon Tum phải có những giải pháp kịp thời, không để xảy ra thất thu trong lĩnh vực này. Chủ thể tham gia vào hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép trước khi tham gia vào hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận mà một số đơn vị khai thác đã không thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân 2 sách nhà nước. Từ đó, tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh đối với các đơn vị tham gia vào lĩnh vực khai thác. Việc chấp hành chính sách về thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản của các đơn vị khai thác còn nhiều hạn chế như: Thực hiện khai thác khi chưa được cấp phép khai thác và đăng ký quản lý thuế (Khai thác lậu); Đã có giấy phép nhưng khai thác ngoài phạm vi giấy phép về trữ lượng được phép khai thác, diện tích và thời gian khai thác; Khối lượng khai thác thực tế nhiều hơn khối lượng kê khai với Cơ quan thuế…Có một yếu tố quan trọng làm cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản còn gặp nhiều khó khăn đó là: Những người sử dụng tài nguyên, khoáng sản cũng có tác động góp phần gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà chính bản thân họ cũng không cố ý gây ra điều này vì họ không phải là đối tượng nộp thuế. Những năm qua để thực hiện có hiệu quả chính sách thuế đối với lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành phối hợp cùng ngành Thuế, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách thuế nhằm quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản một cách triệt để, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Xuất phát từ các vấn đề đã được nêu ở trên tôi thực hiện đề tài: “Quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản để làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Nêu ra đầy đủ những bất cập 3 trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục triệt để các bất cập đã nêu. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác Quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản; - Đánh giá thực trạng quản lý kê khai, thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum; nhận định và phân tích các nguyên nhân gây thất thu thuế hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản để làm vật liệu xây dựng thông thường; - Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hạn chế việc thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận của công tác quản lý thuế của hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản là gì? Thực trạng công tác quản lý thuế của hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum như thế nào? Giải pháp nào hoàn thiện công tác quản lý thu thuế của hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum? 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác các loại tài nguyên, khoáng sản … thuộc đối tương chịu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Thực trạng thu 4 thuế và các nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản, và đưa ra các giải pháp chống thất thu trong công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 4.2.2. Phạm vi về không gian Tiến hành khảo sát thực trạng thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường của hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 4.2.3. Phạm vi về thời gian Nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập thông tin, tài liệu từ năm 2015 đến năm 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích các quy định về chế độ, chính sách, thực tiễn kết hợp việc tổng hợp, so sánh định tính từ những dữ liệu thứ cấp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích logic trong việc hệ thống hóa lại các yếu tố và tìm ra giải pháp phù hợp. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống lại các quy định về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thuế của hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đánh giá được thực trạng tình hình quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tìm ra được những hạn chế, tồn tại của công tác quản lý thuế hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum và nguyên nhân của những hạn chế. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu - Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” Phan Huy 5 Đường (2015). - Giáo trình “Quản lý Thuế” Lê Xuân Trường (2010), Nhà xuất bản Tài Chính. - Giáo trình “Quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường” Trần Thanh Lâm (2004), Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Một số các tài liệu nghiên cứu được tham khảo để thực hiện luận văn này, cụ thể như: Luận văn Thạc sĩ: “Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang” của tác giả Hà Phúc Huấn (2014). Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Đăk Lăk” của tác giả Nguyễn Thị Hoài An (2017), trung vào nâng cao công tác quản lý của cán bộ quản lý thuế.[1] Tổng cục địa chất Việt Nam, Liên hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Tư vấn Phát triển, 2010, Báo cáo nghiên cứu đánh giá Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Phạm Chung Thủy, 2012, Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ ngành Luật kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trần Thanh Thủy và cộng sự, 2012, Khoáng sản – Phát triển – Môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Mỹ thuật. Lê Quang Thuận và cộng sự, 2015, Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác tài nguyên, khoáng sản tại Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. 6 Bùi Thị Thùy Linh, 2013, Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Liên minh khoáng sản và các tổ chức thành viên đã tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan (Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương tỉnh Bình Định) tổ chức một số hội thảo khoa học về quản lý khoáng sản, khai thác tài nguyên, khoáng sản: “Tăng hiệu quả thu ngân sách từ khai thác tài nguyên, khoáng sản - Giải pháp nào cho Việt Nam?”, Hà Nội, 9 tháng 10 năm 2014; “Phân cấp và các sáng kiến quản trị tốt tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương”, Bình Định, tháng 11 năm 2014; “Quản trị ngành công nghiệp khai thác ở Việt Nam: Thách thức và nhu cầu cải cách”, Hà Nội, tháng 12 năm 2015. [7] 9. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản a. Khái niệm về Thuế: Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng. Thuế là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mỗi công dân. b. Quản lý thuế: Quản lý thuế là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế. Theo Luật Quản lý thuế 2006: “Quản lý thuế là công tác quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác của Nhà nước quản lý thu theo quy định của pháp luật”. [19] c. Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường: - Thuế tài nguyên: là một sắc thuế thuộc ngân sách nhà nước do Cơ quan thuế quản lý thu. - Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản: Là một khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước được phân cho cơ quan thuế quản lý thu và thực hiên tho quy định của Pháp luật phí, lệ phí. d. Khoáng sản: Khoáng sản là các khoáng vật, khoáng chất được tích tụ tự nhiên ở nhiều thể khác nhau như: thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại 8 trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. e. Khai thác tài nguyên, khoáng sản: Khai thác tài nguyên, khoáng sản là các hoạt động có tác động tới tài nguyên, khoáng sản có hoặc không nhằm mục đích thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. 1.1.2. Đặc điểm của công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản 1.1.3. Ý nghĩa công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. 1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN 1.2.1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký các thông tin của người nộp thuế, đăng ký loại hồ sơ kê khai thuế và thực hiện kê khai thuế với cơ quan thuế, nộp thuế đúng thời hạn quy định. 1.2.2. Quản lý thông tin của ngƣời nộp thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Cơ quan quản lý thuế có phải thực hiện tổ chức xây dựng, quản lý và nâng cấp cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống quản lý thông tin người nộp thuế; tổ chức đơn vị chuyên trách để thực hiện các nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp thông tin, phân tích thông tin và dự báo, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thông tin người nộp thuế. 1.2.3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản 9 - Kiểm tra thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản là công tác mang tính thường xuyên và là nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế căn cứ trên số liệu hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế. - Thanh tra thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn. 1.2.4. Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản đó là việc cơ quan thuế ban hành các quyết định buộc các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản phải tuân thủ nhằm mục đích thu hối số tiền nợ thuế và ngân sách nhà nước. 1.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Các hành vi vi pham pháp luật về thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản của Người nộp thuế. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN 1.3.1. Nhân tố thuộc về chính sách thuế 1.3.2. Nhân tố thuộc về công tác công tác quản lý của Cơ quan thuế và các Cơ quan nhà nƣớc có liên quan 1.3.3. Nhân tố thuộc về ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đơn vị khai thác tài nguyên, khoáng sản 1.3.4. Nhân tố thuộc về ngƣời sử dụng khoáng sản 10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong Chương 1, Tác giả đã hệ thống hóa về cơ sở lý luận đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản như: các quan điểm về thuế ở những góc độ khác nhau; khái niệm quản lý thuế; thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường; khoáng sản; khai thác tài nguyên, khoáng sản; những đặc điểm và ý nghĩa của công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. Ngoài ra, trong Chương I, tác giả đã nêu ra các nội dung của công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản như: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Các nhân tố ảnh hướng đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. Đây chính là cơ sở khoa học để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản ở Chương 2. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC THUẾ TỈNH KON TUM 2.1. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Kon Tum 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Kon Tum 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 1.2.1. Thực trạng công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Bảng 2.1. Số liệu đăng ký thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum Chỉ tiêu STT ĐVT Năm Năm Năm 2015 2016 2017 9.862 11.078 12.811 Tổng số người nộp 1 thuế đăng ký thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon NNT Tum. (Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) từ năm 2015 – 2017 tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum) Thông qua số liệu tại Bảng 2.1 ta nhận thấy số lượng người nộp thuế đăng ký thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum đều tăng lên qua các năm. Năm 2016 số lượng Người đăng ký thuế tăng 1.216 người (tương đương 12,3 %) so với năm 2015, số người đăng ký thuế năm 2017 tăng 1.733 người (tương đương 15,6 %) so với năm 2016. 12 Bảng 2.2. Số liệu hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum Chỉ tiêu STT 1 ĐVT Tổng số hồ sơ khai thuế Năm Năm Năm 2015 2016 2017 Hồ sơ 4.077 6.135 6.364 Hồ sơ 204 579 681 Hồ sơ 100 231 309 Số hồ sơ khai thuế tài 2 nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Số hồ sơ khai phí bảo vệ 3 môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản (Nguồn: Phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) từ năm 2015 – 2017 tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum) Qua bảng số liệu 2.2, ta nhận thấy tỷ trọng hồ sơ khai thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2015 là 9,1%; Năm 2016 là 13,2 %; Năm 2017 là 15,6% trên tổng số hồ sơ khai thuế nộp đến Cục Thuế Kon Tum trong năm. Bảng 2.3. Số liệu nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum STT 1 Chỉ tiêu ĐVT Tổng số thuế nộp ngân Triệu sách nhà nước đồng Số thuế tài nguyên, phí 2 bảo vệ môi trường nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng Năm Năm Năm 2015 2016 2017 1.740.931 1.997.822 2.172.754 281.193 312.755 444.559 (Nguồn: Báo cáo kết quả thu ngân sách nhà nước từ năm 2015 – 2017 tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum) 13 Ta thấy số tiền thuế nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2016 tăng 256.891 triệu đồng (tương đương 14,8 %) so với năm 2015; Năm 2017 tăng 174.932 triệu đồng (tương đương 8,8 %) so với năm 2016. Trong đó, số tiền thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường cũng tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2016 tăng 31.562 triệu đồng (tương đương 11,2 %) so với năm 2015; Năm 2017 tăng 131.803 triệu đồng (tương đương 42,1 %) so với năm 2016. 1.2.2. Thực trạng về quản lý thông tin của ngƣời nộp thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Toàn bộ dữ liệu thông tin của Người nộp thuế do Cục Thuế tỉnh Kon Tum quản lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum đều được tích hợp quản lý trên Hệ thống quản lý thuế tập trung (Tax management system hay thường gọi tắt là TMS). 1.2.3. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Bảng 2.4. Số liệu kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Cơ quan thuế của Cục Thuế tỉnh Kon Tum Chỉ tiêu STT 1 Tổng số hồ sơ khai thuế nộp cho Cơ quan thuế Số hồ sơ đã kiểm tra tại Cơ quan thuế Số hồ sơ khai thuế yêu cầu giải trình bổ sung Số hồ sơ chấp nhận sau giải trình, bổ sung ĐVT Hồ sơ Hồ sơ Năm Năm Năm 2015 2016 2017 4.07 7 4.07 7 6.135 6.135 6.36 4 6.36 4 Hồ sơ 345 401 455 Hồ sơ 310 374 405 14 Chỉ tiêu STT Số hồ sơ đã khai điều chỉnh, bổ sung Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Năm Năm Năm 2015 2016 2017 Hồ sơ 29 19 42 Hồ sơ 6 8 8 Hồ sơ 404 810 990 Hồ sơ 404 810 990 Hồ sơ 20 45 50 Hồ sơ 18 38 44 Hồ sơ 2 6 4 Hồ sơ 0 1 2 ĐVT Số hồ sơ khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trƣờng đối với 2 hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản nộp cho Cơ quan thuế Số hồ sơ đã kiểm tra tại Cơ quan thuế Số hồ sơ khai thuế yêu cầu giải trình bổ sung Số hồ sơ chấp nhận sau giải trình, bổ sung Số hồ sơ đã khai điều chỉnh, bổ sung Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (Nguồn: Báo cáo kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế của Cục Thuế tỉnh Kon Tum ) Cũng như các loại hồ sơ khi thuế khác, hồ sơ khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường nộp tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum cũng được kiểm tra 100% hồ sơ. 15 Bảng 2.5. Số liệu kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế của Cục Thuế tỉnh Kon Tum ST Chỉ tiêu T 1 2 Số cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm Số cuộc có xử lý vi phạm ĐVT Năm Năm Năm 2015 2016 2017 Cuộc 562 527 480 Cuộc 523 515 475 Cuộc 55 70 121 Số cuộc có xử lý vi phạm liên quan 3 đến thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường 4 5 Tổng số tiền xư lý vi phạm Số tiền thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường xử lý vi phạm triệu đồng triệu đồng 8.110 9.174 9.235 215 568 842 (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế từ năm 2015 – 2017 tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum) Theo số liệu tại bảng 2.5 ta nhận thấy trong số các cuộc thanh kiểm tra có phát hiện vi phạm thì tỷ lệ các cuộc có liên quan đến sai phạm về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường ngày càng tăng, cụ thể: Năm 2015, số cuộc có vi phạm liên quan đến thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường là 55 cuộc chiếm 10,5 % trên tổng số cuộc có vi phạm; Năm 2016 là 70 cuộc chiếm 13,6 % trên tổng số cuộc có vi phạm; Năm 2017 là 121 cuộc chiếm 25,5 % tổng số cuộc có vi phạm. 1.2.4. Thực trạng về cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản 16 Bảng 2.6. Số liệu quyết định cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum Năm 2015 Chỉ tiêu Tổng số quyết Năm 2016 Năm 2017 Số Số tiền Số Số tiền Số Số tiền quyết (Triệu quyết (Triệu quyết (Triệu định đồng) định đồng) định đồng) định cưỡng chế thi hành quyết 874 286.489 755 123.879 701 60.224 493 114.926 406 95.658 336 35.465 167 161.896 145 23.238 122 19.287 118 868 163 759 - Thu từ bên thứ 3 74 1.477 35 250 - Thu hồi giấy phép 22 7.323 25 3.974 định hành chính thuế đã ban hành, Trong đó: - Trích tiền từ tài khoản ngân hàng của người vi phạm - Thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng - Kê biên tài sản 215 832 28 4.641 (Nguồn: Báo cáo thống kê quyết định hành chính thế đã ban hành từ năm 2015 – 2017 tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum) Số tiền thu được khi áp dụng các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là rất lớn, cụ thể: Năm 2015 là hơn 286 tỷ đồng, năm 2016 là hơn 123 tỷ đồng và năm 2017 là hơn 60 tỷ đồng. 17 1.2.5. Thực trạng công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Bảng 2.7. Số liệu quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Số Số Số tiền quyết (Triệu quyết định đồng) định Số tiền (Triệu đồng) Năm 2017 Số Số tiền quyết (Triệu định đồng) Tổng số quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế đã ban hành, Trong 1255 10.524 1376 10.782 987 12.649 đó: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền 80 85 76 1175 10.524 1291 10.782 911 12.649 Số Quyết định xử lý vi phạm liên quan đến thuế tài nguyên và phí bảo vệ 121 270 135 612 155 912 môi trường - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền 11 110 14 270 121 20 612 135 912 (Nguồn: Báo cáo thống kê xử lý vi phạm pháp luật về thuế từ năm 2015 – 2017 tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum) Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế liên quan đến thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng số quyết định xử lý vi phạm nhưng có chiều hướng ngày càng tăng, cụ thể: Năm 2015 có 121 quyết định xử lý vi phạm về thuế tài 18 nguyên và phí bào vệ môi trường chiếm 9,6 % trên tổng số quyết định xử lý; Năm 2016 có 135 quyết định chiếm 9,8 % trên tổng số quyết định xử lý; Năm 2017 có 155 quyết định chiếm 15,7 % trên tổng số quyết định xử lý vi phạm được ban hành trong năm. 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, hầu hết số lượng tổ chức, cá nhân thực tế tham gia lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản đều được cơ quan thuế đưa vào quản lý. Thứ hai, hệ thống quản lý thuế đã chuyển từ hình thức thủ công sang hình thức ứng dụng công nghệ thông tin. Thứ ba, số thu ngân sách Nhà nước về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản đã góp phần không nhỏ vào số thu của ngân sách tỉnh. Thứ tư, ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành Thuế đang thực hiện đảm bảo toàn bộ thông tin của người nộp thuế liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản đều được theo dõi. Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đã góp phần phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của người nộp thuế. Thứ sáu, công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đã có những tác dụng to lớn giúp thu hồi số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. Thứ bảy, công tác xử lý vi phạm hành chính thuế tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum đã được thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật. 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan