Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh ...

Tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

.PDF
123
1
93

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ BẮC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Oánh NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bắc i năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Oánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Tài chính, Khoa Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Văn phòng HĐND-UBND, các phòng ban chuyên môn Phòng Tài chính – Kế hoạch, Tài nguyên Môi trường, Phòng Công thương, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng LĐTBXH, Chi cục Thuế, KBNN huyện Yên Phong, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Phong đã cung cấp số liệu khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi của thầy cô, các bạn đồng nghiệp và độc giả để luận văn được hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bắc ii năm 2016 MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................................ v Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi Danh mục sơ đồ ................................................................................................................... vii Trích yếu luận văn ............................................................................................................. viii Abstract for Maste'r thesis .................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung: .................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................ 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách xã .................................................................... 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý ngân sách xã .................................................. 4 2.1.2. Vai trò của quản lý NSX ......................................................................................... 4 2.1.3. Đặc điểm của quản lý NSX ..................................................................................... 5 2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý NSX ......................................................................... 6 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX ................................................. 18 2.2. Một số kinh nghiệm về quản lý NSX tại một số địa phương ở nước ta ................ 23 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý NSX tại huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên............................. 23 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý NSX tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.......................... 25 Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 27 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 27 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Yên Phong .................................... 27 iii 3.1.2 Đặc điểm tự nhiên - xã hội của địa phương .......................................................... 28 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 33 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................................... 33 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................... 33 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 35 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu dự định sử dụng ............................................... 35 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................ 36 4.1. Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.................. 36 4.1.1. Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách xã giai đoạn 2013-2015 .................... 36 4.1.2. Thực trạng thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015 ............................................... 46 4.1.3. Thực trạng chi ngân sách xã của huyện Yên Phong.............................................. 59 4.1.4. Thực trạng công tác kế toán và quyết toán ngân sách xã ...................................... 75 4.1.5. Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã............................................................. 78 4.1.6. Đánh giá kết quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................................ 94 4.2. Định hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới ............................................ 90 4.2.1. Căn cứ đề xuất và giải pháp .................................................................................. 90 4.2.2. Định hướng ............................................................................................................ 90 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác QL NSX trên địa bàn huyện Yên Phong trong thời gian tới ........................................................................................................... 92 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 104 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 104 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 105 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 106 Phụ lục ............................................................................................................................. 106 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATGT An toàn giao thông BSCĐ Bổ sung cân đôi BSMT Bổ sung mục tiêu CTN Công thương nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DV NQD Dịch vụ ngoài quốc doanh GTGT Giá trị gia tăng HLCS Hoa lợi công sản HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước NSX Ngân sách xã PTTH Phát thanh truyền hình QLNSX Quản lý ngân sách xã TDTT Thể dục thể thao TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt UBND Uỷ ban nhân dâ VHTT Văn hoá thông tin XHCN Xã hội chủ nghĩa XDCB Xây dựng cơ bản XD CSHT Xây dựng cơ sở hạ tầng v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Dân số trung bình năm 2015 huyện Yên Phong theo đơn vị hành chính ......... 31 Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện Yên Phong giai đoạn ổn định ngân sách 2011-2015 ................. 38 Bảng 4.2. Tổ ng hơ ̣p ý kiế n đánh giá của cán bô về ̣ đinh ̣ mức phân bổ ngân sách xã......... 42 Bảng 4.3. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức .................................................. 44 Bảng 4.4. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chi chưa sát với thực tế ..................................................................................... 45 Bảng 4.5. Tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách xã huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015 ................................................................................................ 48 Bảng 4.6. Thu và cơ cấu các khoản thu ngân sách xã chủ yếu của huyện Yên Phong .......... 49 Bảng 4.7. Tình hình thu NSX huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015 ............................ 51 Bảng 4.8. Tổng hợp tình hình thu phí và lệ phí của NSX ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015 ......................................................................... 52 Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản của NSX ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015 ................................... 53 Bảng 4.10. Tổng hợp tình hình thu đóng góp của nhân dân giai đoạn 2013-2015 ............. 54 Bảng 4.11. Tổng hợp tình hình thu thuế giá trị gia tăng giai đoạn 2013-2015 ................... 56 Bảng 4.12. Tổng hợp tình hình thu thuế thu nhập cá nhân của NSX ở huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015 .............................................................................. 56 Bảng 4.13. Tổng hợp tình hình thu tiền sử dụng đất của NSX ở huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................... 57 Bảng 4.14. Tổng hợp tình hình các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX ở huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015 ................................................ 58 Bảng 4.15. Nội dung chi NSX huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015 ............................. 62 Bảng 4.16. Phân tích tình hình chi sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2013-2015 ........................ 64 Bảng 4.17. Tình hình chi quản lý hành chính cấp xã, huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................................... 67 Bảng 4.18. Tình hình chi đầu tư phát triển của NSX ở huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................................... 70 Bảng 4.19. Tổng hợp các đơn vị thực hiện chi ngân sách chưa đúng dự toán, đăng ký nhu cầu chi quý từ 2013 - 2015.................................................................... 88 vi Bảng 4.20. Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong năm 2015 ............................................................................................... 78 Bảng 4.21. Tình hình vi phạm thu ngân sách tại các xã trong năm 2015 ........................... 79 Bảng 4.22. Bảng số liệu chi sai nguồn đầu tư, nguồn tăng thu từ năm 2013-2015 ............. 80 Bảng 4.23. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc chấp hành chi ngân sách chưa đúng quy định .......................................................................... 82 Bảng 4.24. Tổng hợp trình độ của cán bộ quản lý ngân sách xã ......................................... 84 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Quy trình lập dự toán ngân sách xã .................................................................... 39 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Bắc Tên luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Oánh I. Mục đích nghiên cứu 1. Tính cấp thiết Ngân sách cấp xã có vai trò quan trọng là đảm bảo điều kiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền cấp xã, đồng thời là một công cụ để chính quyền huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Do vậy để chính quyền cấp xã thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước giao cho trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương trên các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn thì cần có một ngân sách cấp xã đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Vì thế hơn bao giờ hết hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã là một nhiệm vụ luôn được quan tâm. Mấy năm gần đây từ khi Khu công nghiệp Yên Phong I & Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ chính thức đi vào hoạt động đã thu hút khoảng gần 60.000 lao động tham gia, trong đó có 6.968 lao động là người Yên Phong. Dân số của huyện ngày một gia tăng, kinh tế ngày một phát triển đặc biệt là những xã giáp danh khu, cụm công nghiệp. Nhưng bên cạnh đó nó cũng kéo theo khó khăn trong công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí & các khoản thu liên quan đến đất ở chính quyền cơ sở. Để góp phần giải quyết những bất cập trên, học viên chọn đề tài “Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã; - Phản ánh thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh những năm qua; - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong cho các năm tới. viii 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Điều tra, thu thập số liệu. - Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy tính với phần mềm Excel để tổng hợp, mô tả, so sánh và phân tích xử lý số liệu thu về. II. Nội dung nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong; đề xuất các giải pháp nhằm ho àn thiện quản lý ngân sách xã. III. Kết quả chính và kết luận Trong những năm qua, công tác quản lý NSX của huyện Yên Phong cơ bản đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã đảm bảo được nguồn Tài chính cho chính quyền các xã hoạt động và thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được giao; đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của khu vực nông thôn trong huyện. Từ khi có luật NSNN, NSX của huyện Yên Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực, NSX cơ bản đã đi vào nền nếp. Các xã đã lập được dự toán NS, tổ chức thực hiện theo dự toán đã được phê duyệt; các khoản thu NSX đã huy động, khai thác triệt để, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và đã được nộp vào NSNN; thực hiện thu năm sau cao hơn năm trước và đáp ứng được các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Các khoản chi NSX đảm bảo kịp thời cho mọi hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các khoản chi cơ bản đúng mục đích, chế độ, công khai, minh bạch được thực hiện theo nguyên tắc tài chính. Hoạt động của NSX đã góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua NSX của huyện Yên Phong vẫn còn nhiều những tồn tại, hạn chế, yếu kém, bất cập cần khắc phục. Cụ thể như công tác lập dự toán chưa được thực sự coi trọng, chất lượng dự toán NSX chưa cao; công tác QLNSX còn lỏng lẻo, việc chấp hành thu, chi NSX còn nhiều sai phạm, vẫn còn tình trạng tự thu tự chi, thu để ngoài NS, không sử dụng đúng chứng từ thu, vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí NSNN; cán bộ quản lý NSX còn hạn chế về năng lực, trình độ. NSX vẫn chưa thực sự được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức; việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên, chặt chẽ. Để công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Yên Phong trong thời gian tới được tốt hơn cần thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường hơn nữa vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; Hoàn thiện cơ chế phân cấp; Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp; Hoàn thiện quy trình quản lý ngân sách đối với cấp xã; Phát triển các nguồn thu; Quản lý ngân sách theo đầu ra; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý NSX; Nâng cao trình độ cán bộ quản lý. ix ABSTRACT FOR MASTER’S THESIS Name of author: Nguyen Thi Bac Name of thesis: The management of commune-level budget revenue and spending in Yen Phong district, Bac Ninh province. Major: Business Administration Code: 60.34.01.02 Name of institution: Vietnam National University of Agriculture Supervisor: Dr. Sc. Nguyen Quoc Oanh I. Purposes of research 1. Necessity The budget at commune level plays an important role in ensuring material conditions for the existence and operation of commune authorities, as well as holding position as a tool for district authorities to carry out the comprehensive management of socio-economic activities in the district. Hence, it is essential to dominate strong and suitable commune-level budget, it is a practical requirement and goal to strive for the State management so that commune authorities can conduct socio-economic tasks effectively required by the State government to the social and economic development strategies for all fields, specially agriculture and rural development. As a result, accomplishing the management of commune budget is always a significantly concerned mission. In recent years, since the official operation of Yen Phong I Industrial Park & Dong Tho Multi-craft Industrial Cluster, about 60,000 employees have been recruiting to work in these industrial zones, in which 6,968 labors come from Yen Phong. Consequently, the population in this district has increased, its economics quickly growing, specially communes adjacent to these industrial park and cluster. However, that also results in difficulties in the management of taxes, charges, fees & revenues related to land in local authorities. To contribute to address the inadequacies mentioned above, the student has chosen the topic “The management of commune-level budget revenue and spending in Yen Phong district, Bac Ninh province” in order to do research, with a desire to make a small contribution to solving the above issues. 2. Specific targets - To systematize the theoretical and practical foundation on the management of x commune budget; - To reflect the actual situation of the management of commune budget in Yen Phong district, Bac Ninh province over recent years; - To propose orientations and solutions to strengthen the management of commune budget in Yen Phong district for the following years. 3. Method of research - Investigations and data collection. - Collected figures are handled on the computer through Excel software in order to aggregate, describe, compare and analyze process data collected. II. Content of research Focusing on researching theoretical and practical issues on the management and actual situation of management of commune budget in Yen Phong district; suggesting appropriate soluations to complete commune budget management. III. Main result and conclusion Over the past years, the management of commune budget in Yen Phong district has basically obtained remarkable results, ensured financal resources for commune authorities to operate and carry out assigned missions and tasks; considerably contributed to the course of local socio-economic development, thus changed the situation of rural regions in the district. According to the regulations of the State budget, commune budget of Yen Phong district has had many positive changes and basically gone into order. Its communes have established budget estimate and conducted in accordance with approved estimate. In addition, commune budget receivables have been mobilized, fully exploited correctly, in a timely manner and paid into the State budget; it is attempted to ensure that the receivables in the current are higher than that of the previous year and satisfy the assigned tasks required by commune goverments. It is necessary for commune budget’s spending to be timely ensured for all activities of commune authorities and contribute the local socioeconomic development. So, the budget spending has been fundamentally conducted to right purposes, regime and on the public and transparent basis in accordance with financial principles. The commune budget’s activities have contributed to change the situation of rural regions and improve people’s lives. Nevertheless, over the recent years, the commune budget of Yen Phong district has still had a number of limitations, shortcomings and weaknesses to be overcame. Specially, estimate preparation has been really paid attention, such as not high quality, loose xi management; the observance of revenue and spending for commune budget has still contained many mistakes; collection and spending have been conducted uncontrollably and out of budget; collection vouchers have not been used correctly, and the State budget has been still loss and waste; the managers of commune budget have been limited in capacity and qualifications. Commune budget has not been really paid attention by the Party committees, governments and relevant authorities; the inspection and supervision of the authorities have not been conducted regularly and closely. It is important to take the following appropriate measures for the management of commune budget in Yen Phong district in the coming time to be conducted better, such as further strengthening the role of the Party committees and governments at all levels; completing hierarchy process; building a system of norms and standards for appropriate expenditure; completing the management process for communal budget; developing revenue resources; managing budget by output; strengthening the coordination between agencies in the management of commune budget and improving the capacity of managers xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Mọi quốc gia trên thế giới đều muốn đạt tới mục tiêu chung đó là sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, tạo lập một xã hội văn minh, giàu có. Để đạt được mục tiêu ấy phải phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của Chính phủ trong mỗi quốc gia. Hoạt động của Chính phủ lại được biểu hiện thông qua một kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước. Đó là NSNN, NSNN đảm bảo điều kiện vật chất cho sự tồn tại, hoạt động của hệ thống bộ máy các cơ quan Nhà nước, NSNN là cơ sở để cấp kinh phí cho các dự án quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với rất nhiều khuyết điểm đòi hỏi phải có sự can thiệp của Chính phủ thì NSNN đóng vai trò là một công cụ điều tiết vĩ mô nhằm giảm bớt, hạn chế, xóa bỏ dần những điểm yếu đó của nền kinh tế quốc dân. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của NSNN, để phát huy tốt vai trò của công cụ NSNN, chúng ta phải nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc tăng cường quản lý NSNN nói chung, cũng như việc tăng cường quản lý, điều hành ngân sách địa phương nói riêng được đặt ra như một đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Tăng cường quản lý NSNN không chỉ dừng lại ở hoạt động thu, chi tài chính mà phải gắn liền với việc phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý thu, chi ngân sách gắn với mỗi cấp ngân sách để phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó ngân sách nhà nước với ý nghĩa là nội lực tài chính để phát triển, trong những năm qua đã khẳng định vai trò của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trên tinh thần phát triển kinh tế của Đại Hội Đảng lần thứ XI, ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng, hơn lúc nào hết hiểu rõ trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong tình hình mới - là động lực của sự phát triển. Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, ngân sách cấp xã đang ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình trong hệ thống ngân sách nhà nước. Mặt khác ngân sách cấp xã có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền cấp xã, đồng thời là một công cụ để 1 chính quyền huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do ngân sách cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống các cấp ngân sách nhà nước nên đôi khi ngân sách cấp xã chưa thể hiện được vai trò của mình đối với kinh tế địa phương. Do vậy để chính quyền cấp xã thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước giao cho trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương trên các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn thì cần có một ngân sách cấp xã đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Vì thế hơn bao giờ hết hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã là một nhiệm vụ luôn được quan tâm. Mấy năm gần đây từ khi Khu công nghiệp Yên Phong I & Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ chính thức đi vào hoạt động đã thu hút khoảng gần 60.000 lao động tham gia, trong đó có 6.968 lao động là người Yên Phong. Dân số của huyện ngày một gia tăng, kinh tế ngày một phát triển đặc biệt là những xã giáp danh khu, cụm công nghiệp. Nhưng bên cạnh đó nó cũng kéo theo khó khăn trong công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí & các khoản thu liên quan đến đất ở chính quyền cơ sở. (Phòng Lao động – thương binh và xã hội). Để góp phần giải quyết những bất cập trên, học viên chọn đề tài “Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề nêu trên. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNSX để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã; - Phản ánh thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh những năm qua; - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong cho các năm tới. 2 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Những vấn đề liên quan đến quản lý NSX và hoàn thiện quản lý NSX; - Các nguồn ngân sách xã; - Các đối tượng thu, chi ngân sách xã: Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Yên Phong. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã. + Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. - Về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng được thu thập từ năm 2013-2015, dữ liệu sơ cấp khảo sát năm 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Quản lý NSX được quy định bao gồm những nội dung gì? - Thực trạng quản lý NSX theo từng nội dung đã được thực hiện như thế nào trên địa bàn huyện Yên Phong? - Những kết quả và tồn tại trong quản lý NSX trên địa bàn huyện Yên Phong là gì? Do nguyên nhân nào? - Để tăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Yên Phong cần thiết phải có những giải pháp gì? 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý ngân sách xã Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệ thống phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng phục vụ cho lợi ích của con người, quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể tuân theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ với nhau từ dự đoán- kế hoạch hoá- tổ chức thực hiện- động viên phối hợp- điều chỉnh- hạch toán kiểm tra. Quản lý NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước và thực hiện phân phối, sử dụng nguồn quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước và đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội. Quản lý NSX được hiểu là quá trình Nhà nước sử dụng các phương pháp, các công cụ thích hợp nhằm hướng dẫn, điều khiển các hoạt động tài chính trên địa bàn vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan và có thể đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Quản lý NSX phải được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (từ Lập dự toán ngân sách- Chấp hành ngân sách- Quyết toán ngân sách); phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản lý thu, chi ngân sách trong hệ thống ngân sách các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt chu trình ngân sách và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách (cả ở cơ quan quản lý và cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đối tượng có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của Chính quyền địa phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia (Phạm Văn Khoan, 2010). 2.1.2. Vai trò của quản lý NSX Quản lý NSX đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì mọi hoạt động trong quản lý nhà nước của cấp chính quyền xã. Xét về mặt tổng thể hay 4 xét như một quy trình, quản lý thì quản lý NSX có những vai trò sau: Thứ nhất: Quản lý NSX có vai trò định hướng cho sự phát triển kinh tế- xã hội tại một cấp chính quyền, thông qua chức năng lập kế hoạch để xác định mục tiêu, các phương pháp sử dụng nguồn lực ngân sách để đạt được mục tiêu trong phát triển kinh tế- xã hội đúng hướng tại địa phương. Thứ hai: Thông qua quá trình quản lý NSX mà chính quyền địa phương xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động để đạt được mục tiêu đã đề ra. Thứ ba: Vai trò duy trì và thúc đẩy được thể hiện qua chức năng lãnh đạo của quy trình quản lý. Nhờ có hệ thống nguyên tắc quản lý NSX (nội quy, quy chế) mới có thể bắt buộc chủ thể quản lý là chính quyền địa phương và các đối tượng quản lý NSX hoạt động đảm bảo quy định của pháp luật. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên kỷ luật, kỷ cương tính ổn định, bền vững trong mỗi tổ chức quản lý. Thông qua hệ thống chính sách về nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực phù hợp và phong cách quản lý hợp lý, hoạt động quản lý NSX là tác nhân tạo ra động cơ thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội tại địa phưong và tạo điều kiện sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất. Thứ tư: Thông qua chức năng kiểm tra, giám sát mà hoạt động quản lý NSX thể hiện vai trò điều chỉnh của nó. Với hệ thống các tiêu chí được xây dựng để đo lường các kết quả hoạt động của quá trình quản lý NSX để đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh kịp thời những sai phạm khi thực hiện, từ đó đảm bảo cho bộ máy quản lý NSX thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra. Thứ năm: Thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm ta, giám sát mà hoạt động quản lý NSX biểu hiện vai trò phối hợp của nó. Bản chất của hoạt động quản lý NSX là nhằm phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực...) để có được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung mà sự nỗ lực của một cá nhân không thể làm được (Phạm Văn Khoan, 2010). 2.1.3. Đặc điểm của quản lý NSX Quản lý NSX xã, phường, thị trấn có những đặc điểm như sau: Một là, tương tác giữa chủ thể với đối tượng quản lý không thật rành mạch. Thật vậy, đối tượng quản lý là các hoạt động tài chính với các hình thức biểu hiện thu- chi của các quỹ tiền tệ. Nhưng chủ thể trực tiếp quản lý từng quỹ 5 tiền tệ cụ thể vừa có thể là đại diện của Nhà nước (trạm y tế xã, trường Mầm non,…) và có thể là các chủ thể khác (các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ, các đội, các hộ gia đình, các cá nhân). Nên nhiều khi người ta nhầm tưởng chính các chủ thể khác này là đối tượng của quản lý của quản lý NSX, phường, thị trấn. Đây chính là điểm phức tạp đối với quá trình quản lý NS của cấp xã. Sự phức tạp đó càng cao đối với địa bàn xã, giảm dần ở thị trấn và nhẹ nhất là ở phường. Do vậy, phải lấy chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chủ thể được giao quản lý điều hành các quỹ tiền tệ trên địa bàn cấp xã làm thước đo kết quả quản lý tài chính của chính quyền cấp này. Hai là, có thể sử dụng các phương pháp và công cụ khác nhau vào quản lý NS ở xã, phường, thị trấn. Với tư cách là một cấp chính quyền được phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn về quản lý kinh tế, xã hội; nên chính quyền cấp xã có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý (tổ chức, hành chính, kinh tế), và nhiều công cụ quản lý khác nhau (pháp luật, các đòn bẩy kinh tế, thanh tra- kiểm tra, đánh giá…) vào quản lý NS ở cấp xã. Song, trong hoạt động thực tiễn cũng phải tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng quản lý và chủ thể bị quản lý cụ thể mà lựa chọn các phương pháp, các công cụ cho phù hợp. Ba là, sự đa dạng về hình thức biểu hiện của các nguồn tài chính ở chính quyền cấp xã. Trong số các nguồn tài chính có thể huy động vào NSX có cả các nguồn tài chính tiềm năng, như: đất đai, công sản; có cả các nguồn tài chính huy động, nhưng lại nhận được dưới dạng các vật tư, tài sản, hay các hàng hóa khác;… Song tất cả các nguồn đó đều phải quy ra tiền tại thời điểm thực tế đã huy động được. Khi sử dụng các quỹ tiền tệ ở cấp xã cũng không phải 100% các nghiệp vụ phát sinh được cấp bằng tiền, mà có sự đan xen giữa tiền và hiện vật. Do đó, trong quản lý NSX ở chính quyền cấp xã nhất thiết phải đảm bảo tính thống nhất cao giữa quản lý hiện vật với giá trị thuộc phạm vi nguồn tài chính của cấp chính quyền này (Phạm Văn Khoan, 2010). 2.1.4. Nội dung quản lý NSX 2.1.4.1. Lập dự toán NSX Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Để xây dựng dự toán NSX, phải bám sát tình hình thực tế tại mỗi địa phương và phải dựa vào các căn cứ sau: 6 - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã. - Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. - Số kiểm tra về dự toán NSX do Uỷ ban nhân dân huyện thông báo. - Tình hình thực hiện dự toán NSX năm hiện hành và các năm trước. + Trình tự lập dự toán NSX: - Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. - Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình. - Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối NSX trình Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xem xét gửi Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Tài chính- Kế hoạch huyện. Thời gian báo cáo dự toán NSX do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. - Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách phòng Tài chính- Kế hoạch huyện làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về cân đối thu, chi NSX thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện chỉ tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu. + Quyết định dự toán NSX: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án phân bổ NSX trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Sau khi dự toán NSX được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, đồng thời thông báo công khai dự toán NSX cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về ngân sách nhà nước. Điều chỉnh dự toán NSX hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất