Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý thông điệp về việt nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình liên hợp quốc...

Tài liệu Quản lý thông điệp về việt nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình liên hợp quốc trên báo quânđội nhân dân

.PDF
147
1
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI HỮU DƯƠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ VIỆT NAM THAM GIA HOẠT ĐỘNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH LIÊN HỢP QUỐC TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI HỮU DƯƠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ VIỆT NAM THAM GIA HOẠT ĐỘNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH LIÊN HỢP QUỐC TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Chuyên ngành : Quản lý Báo chí - Truyền thông Mã số : 8 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HẢI HÀ NỘI - 2021 Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PSG, TS. NGUYỄN VĂN DỮNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Hải. Các số liệu trong luận văn là trung thực, các kết luận của luận văn chưa được công bố trong công trình nào khác. Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Hữu Dương LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc các thầy cô trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã dìu dắt, giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi suốt 2 năm học thạc sĩ vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Hải - người đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình về mặt khoa học trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng xin được cảm ơn gia đình, cơ quan, người thân và bạn bè đã chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn chắc chắn sẽ còn những sai sót cơ bản về mặt kiến thức cũng như kỹ thuật. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Hữu Dương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QĐND : Quân đội nhân dân GGHB : Gìn giữ hòa bình LHQ : Liên hợp quốc HĐBA : Hội đồng bảo an BVDC2 : Bệnh viện dã chiến cấp 2 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Số lượng tin, bài về lực lượng “mũ nồi xanh” Việt Nam giai đoạn 2014-2020 trên Báo QĐND………………………… 53 Biểu đồ 2.1: Khảo sát tính chính xác, đúng định hướng của của tin, bài về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ trên Báo QĐND …………………………..………………………... 53 Biểu đồ 2.2: Khảo sát tần suất thông tin về lực lượng GGHB LHQ Việt Nam trên Báo QĐND…………………..…………………. 57 Biểu đồ 2.3: Khảo sát thông điệp chủ yếu xuất hiện trên tin, bài Báo QĐND về lực lượng GGHB LHQ…………………...…… 58 Biểu đồ 2.4: Khảo sát về tầm quan trọng của việc quản lý thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ……………… 59 Biều đồ 2.5: Khảo sát về phát huy thế mạnh của đội ngũ phóng viên, biên tập viên Báo QĐND trong tuyên truyền về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ ………………………… 64 Biểu đồ 2.6: Khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin với độc giả.. 66 Biểu đồ 2.7: Khảo sát mức độ quan tâm của độc giả tới thông điệp trong tin, bài trên Báo QĐND về lực lượng GGHB LHQ ……… 66 Biểu đồ 2.8: Khảo sát ý nghĩa việc truyền đi thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ ………………...………. 67 Biểu đồ 2.9: Khảo sát mức độ hài lòng của độc giả đối với chất lượng tin, bài về lực lượng “mũ nồi xanh” Việt Nam giai đoạn 2014-2020 trên Báo QĐND ……………………………… 78 MỤC LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ VIỆT NAM THAM GIA HOẠT ĐỘNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH LIÊN HỢP QUỐC TRÊN BÁO CHÍ ................................... 15 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 15 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 25 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ VIỆT NAM THAM GIA HOẠT ĐỘNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH LIÊN HỢP QUỐC TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ...................................................... 47 2.1. Tổng quan về Báo Quân đội nhân dân ................................................... 47 2.2. Khảo sát và nhận xét quản lý thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên Báo Quân đội nhân dân .............. 49 2.3. Đánh giá chung .................................................................................... 69 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ VIỆT NAM THAM GIA HOẠT ĐỘNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH LIÊN HỢP QUỐC TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN . 76 3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với việc quản lý thông điệp về Việt Nam tham hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên Báo Quân đội nhân dân ....... 76 3.2. Nâng cao chất lượng quản lý thông điệp về Việt Nam tham hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên Báo Quân đội nhân dân ............................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 102 PHỤ LỤC.................................................................................................. 107 TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................... 140 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta và ở mỗi giai đoạn cách mạng, đường lối đối ngoại có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể. Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phương châm và đường lối của hoạt động đối ngoại là: “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Các hoạt động đối ngoại nhằm mục tiêu là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện nhất quán phương châm và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển nói trên là nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Về vai trò của công tác đối ngoại, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá công tác đối ngoại góp phần tạo nên một động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và sự ổn định của đất nước. Chính sách đối ngoại đã góp phần quan trọng nâng tầm vị thế, uy tín quốc tế, tiềm lực của đất nước so với trước đây. Về mục tiêu đối ngoại, Đại hội Đảng XIII xác định rõ: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”. Những quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng XIII về công tác đối ngoại và quan hệ quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện với khu vực và thế giới, đưa con thuyền Việt Nam vững vàng đi ra biển lớn. 2 Đối ngoại quốc phòng là kênh quan trọng, cùng với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần trực tiếp xây dựng lòng tin chiến lược, nâng cao vị thế của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 đã khẳng định rõ, “thực hiện Chiến lược Hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, là kế sách giữ nước từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình; tạo lập và củng cố niềm tin bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo đảm bình đẳng cùng có lợi; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp, tăng cường vị thế quốc tế và độc lập, tự chủ của đất nước”. Nổi bật trong công tác đối ngoại quốc phòng hiện nay là hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc (LHQ) mà Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng. Việt Nam tiếp tục đóng góp thực chất và mở rộng quy mô, phạm vi tham gia hoạt động GGHB LHQ; huấn luyện, diễn tập chung về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn; hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả chiến tranh; tích cực tham gia nỗ lực chống phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt... Với vai trò là đội quân công tác, các BVDC2 số 1 và số 2 cùng các quan sát viên quân sự, sĩ quan tham mưu phái bộ, sĩ quan kế hoạch… của Việt Nam đã đóng góp một phần công sức không nhỏ vào công cuộc đảm bảo an ninh, duy trì hòa bình cho thế giới. Tham gia hoạt động GGHB LHQ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện. Việc Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp cho hoạt động GGHB LHQ tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, yêu chuộng hòa bình, tôn trọng các mục 3 tiêu và tôn chỉ của LHQ, các nguyên tắc cơ bản của hoạt động GGHB LHQ, góp phần kiến tạo và xây dựng hòa bình bền vững. Nhiều nước, đặc biệt là các nước lớn và đối tác quan trọng, mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong hoạt động GGHB LHQ, qua đó mở rộng nội hàm và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác của ta với các nước. Kết quả hoạt động GGHB LHQ của lực lượng Việt Nam được các quốc gia thành viên LHQ và bạn bè thế giới đánh giá cao. Điều này thể hiện vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt ghi nhận việc QĐND Việt Nam chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào GGHB LHQ. Có thể nói, kết quả đạt được trong lĩnh vực này là hết sức đáng khích lệ. Từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2020, Việt Nam đã cử 179 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ GGHB LHQ tại các Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở LHQ, được LHQ đánh giá cao, dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ. Năm 2020, ba (03) sĩ quan của Cục GGHB Việt Nam đã xuất sắc vượt qua các bài kiểm tra của LHQ để trở thành nhân viên tại cơ quan hoạch định chính sách của LHQ tại New York (Hoa Kỳ) và sĩ quan điều phối hoạt động quân sự của Phái bộ GGHB LHQ và Quân đội Cộng hòa Trung Phi tại Cộng hòa Trung Phi. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử 53 sĩ quan triển khai theo hình thức cá nhân và 189 bác sỹ, nhân viên y tế của Bệnh viện dã chiến cấp 2 (BVDC2). Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả 2 BVDC2 (số 1 và số 2) được Chỉ huy Phái bộ và Liên hợp quốc đánh giá cao. Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách hoạt động GGHB và Cố vấn Quân sự của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại New York gửi thư cảm ơn Chính phủ Việt Nam về sự đóng góp y tế. Hiện nay, BVDC2 số 3 của Việt Nam (sang Nam Sudan tháng 4/2021) cũng đang hoạt động rất hiệu quả và tiếp tục khẳng định được năng lực chuyên môn, tinh thần 4 trách nhiệm cao, là chỗ dựa tin cậy về chăm sóc sức khỏe cho nhân viên Liên hợp quốc tại địa bàn, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện tại, Việt Nam đang chuẩn bị Đội công binh gồm 295 người để sẵn sàng triển khai trong năm 2021. Như vậy, Việt Nam đã bước đầu đạt được các mục tiêu đề ra trong Đề án tổng thể là: Góp phần nâng cao vị trí và tiếng nói của ta trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế; từ đó tạo thêm điều kiện thuận lợi để thúc đẩy với các nước và đối tác. Qua hoạt động GGHB LHQ, chúng ta cũng đề cao uy tín của các lực lượng vũ trang Việt Nam, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh quốc phòng, phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược và thêm các thông tin, tri thức khác cho các lực lượng chức năng của ta, nâng cao trình độ của các cán bộ trong các lĩnh vực khác tham gia hoạt động GGHB LHQ. Đồng thời, ta cũng tranh thủ được hỗ trợ của quốc tế cho công tác đào tạo, đầu tư, hiện đại hóa một số cơ sở vật chất, trang thiết bị. Với sức nóng và tầm quan trọng của hoạt động GGHB LHQ mà Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng, các hoạt động của QĐND Việt Nam trong lĩnh vực này đã và đang được thường xuyên truyền thông tới độc giả trong nước và thế giới thông qua đa dạng các loại hình truyền thông như báo in, báo điện tử, mạng các hội… bằng tiếng Việt và nhiều ngoại ngữ khác nhau. Điều này giúp độc giả trong và ngoài nước tiếp cận thông tin về các hoạt động của lực lượng GGHB LHQ Việt Nam. Nhiều phóng sự có chất lượng đã được đầu tư, xây dựng, giúp công chúng có cái nhìn đa chiều về đội quân chiến đấu trong thời bình, nhờ đó đã có nhiều người hơn biết đến các hoạt động GGHB LHQ của Quân đội nhân dân Việt Nam, tầm quan trọng của đối ngoại quốc phòng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Công tác tuyên truyền về hoạt động GGHB LHQ của Báo QĐND đã được coi trọng, bước đầu đã được đầu tư nguồn lực, đã có những tác phẩm tốt 5 đoạt giải báo chí về thông tin đối ngoại. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bất cập trong một số khâu, lĩnh vực như khó khăn trong cách thức tiếp cận và khai thác nguồn tin, số lượng tin, bài từ thực địa còn ít, tần suất và cường độ tuyên truyền còn chưa đồng đều, nguồn lực dành riêng cho nội dung này còn hạn chế, tin, bài dịch sang tiếng nước ngoài thường chậm hơn so với tin, bài tiếng Việt 24h… Ngoài ra, các công trình nghiên cứu báo chí truyền thông về hoạt động GGHB LHQ của QĐND Việt Nam vẫn còn thưa thớt. Do đó, một nghiên cứu về hoạt động GGHB LHQ của QĐND Việt Nam trên Báo QĐND sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú cơ sở lý luận về đối ngoại quốc phòng nói chung và hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam nói riêng trong khi đóng góp tích cực vào hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn báo chí; khẳng định vai trò quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong chiến lược phát triển của đất nước nói chung và sự nghiệp xây dựng QĐND Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Vì lý do nói trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên báo Quân đội nhân dân” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí – Truyền thông. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối ngoại quốc phòng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, góp phần củng cố và xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đối ngoại quốc phòng (ĐNQP) là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, vừa là thành tố của nền quốc phòng toàn dân, vừa là cầu nối gắn liền giữa công tác đối ngoại với công tác quốc phòng, quân sự góp phần thiết lập và phát triển quan hệ quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn 6 vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tự chủ và hội nhập quốc tế, thiết thực hạn được giao; so với việc lãnh đạo, chỉ đạo, phục vụ sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng-an ninh của đất nước. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng công tác đối ngoại trong lĩnh vực quốc phòng trở nên hết sức quan trọng.Vì thế, vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Trong số đó, đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu, bài báo khoa học: Nguyễn Năng Nam: “Nâng cao chất lượng công tác đối ngoại quốc phòng trong điều kiện hiện nay”, (Bài báo khoa học, Tạp chí Khoa học Trường Đại học mở TP. HCM, Số 1 (40) 2015); Hà Nguyên Cát: “Đối ngoại quốc phòng – Mặt trận quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, (Bài báo chuyên luận – Báo QĐND, 2014); Nguyễn Chí Vịnh: “Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị của đất nước”, (Bài báo khoa học, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 6/2013); Nguyễn Hồng Quân: “Xây dựng lòng tin trong đối ngoại quốc phòng”, (Bài báo khoa học - Tạp chí QPTD, số 8/2013); Vũ Tiến Trọng: “Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng của Việt Nam trong tiến trình xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN” (Bài báo khoa học - Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 3/2012); Phạm Thanh Lân: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đối ngoại quân sự trong giai đoạn hiện nay” (Bài báo khoa học - Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5/2009); Phạm Thanh Lân:“Hoạt động đối ngoại quân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, (Sách - Nxb QĐND, Hà Nội, 2009); Nguyễn Huy Hiệu:“Một số vấn đề về công tác đối ngoại quốc phòng Việt Nam”, (Sách - Nxb QĐND, Hà Nội, 2008); Phạm Thanh Lân:“Hoạt động đối ngoại quân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Sách - Nxb QĐND, Hà Nội, 2009); Đỗ Mai Khanh:“Đối ngoại Việt Nam sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI” (Bài báo khoa học - Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, Quý II/2014); Vũ Chiến Thắng: “Đối ngoại quốc phòng 7 dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XI”, (Bài báo chuyên luận https://baoquocte.vn/doi-ngoai-quoc-phong-duoi-anh-sang-nghi-quyet-daihoi-xi-269.html, Thứ Bảy, 14/12/2013); Hoàng Đình Nhàn: “Đối ngoại quốc phòng việt nam đầu thế kỷ XXI đến nay” (Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế - Học viện Ngoại giao, Hà Nội 2017). Luận án đánh giá thành công, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời trình bày một số định hướng cơ bản của đối ngoại quốc phòng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại quốc phòng. Như vậy, có thể thấy những bài viết học thuật và công trình nghiên cứu về lĩnh vực này là không nhiều, nếu không nói là rất ít, chủ yếu là ở dạng các bài viết chuyên luận trên các tờ báo là chính.Ví dụ như, tác giả Huyền Chi, với bài viết “Khẳng định vai trò, tiếng nói của Việt Nam tại Liên hợp quốc” (Bài báo chuyên luận – Báo CAND, http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoisu/Khang-dinh-vai-tro-tieng-noi-cua-Viet-Nam-tai-Lien-hop-quoc-612295/, Chủ nhật, 20/9/2020), khẳng định kết quả thực chất hoạt động GGHB LHQ của QĐND Việt Nam tại các phái bộ. Nhóm tác giả Đỗ Phú Thọ, Hồ Quang Phương, Nguyễn Chiến Thắng: “Việt Nam tham gia lực lượng "mũ nồi xanh" - hoàn thiện luật pháp cho một chủ trương đúng” (Bài báo chuyên luận – Báo QĐND, https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/bai-2-viet-nam-tham-gia-lucluong-mu-noi-xanh-hoan-thien-luat-phap-cho-mot-chu-truong-dung-644622, thứ Ba, 24/11/2020). Bài báo khẳng định hoạt động chính danh, chính nghĩa tham gia hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế, hình ảnh của Việt Nam, đồng thời đóng góp vào chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa của Đảng, Nhà nước và quân đội. Một trong số các bài viết đăng trên tạp chí học thuật quốc tế là bài của tác giả Trần Thăng Long: “Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ liên hợp quốc – sự thực thi 8 nghĩa vụ quốc tế trong bối cảnh hội nhập” (Bài báo khoa học – Tạp chí khoa học quốc tế AGU, số 24/2020). Bài viết tìm hiểu những khía cạnh pháp lý và thực tiễn của hoạt động GGHB LHQ, qua đó đánh giá sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề này đối với Việt Nam nói chung và việc thực thi nghĩa vụ quốc tế tại Điều 65, Chế định bảo vệ Tổ quốc trong Hiến pháp 2013. Tác giả Nguyễn Bá Hưng với bài báo khoa học “Tổ chức, sử dụng lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc” (Bài báo khoa học – Tạp chí Quốc phòng toàn dân, http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/to-chuc-su-dung-luc- luong-quan-doi-tham-gia-hoat-dong-gin-giu-hoa-binh-lien-hopquoc/16284.html 11/2020) khẳng định tham gia hoạt động GGHB LHQ là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, việc tổ chức, sử dụng lực lượng Quân đội tham gia hoạt động GGHB LHQ cần được nghiên cứu, bảo đảm đúng chủ trương, nguyên tắc, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy đã có nhiều bài báo chuyên luận, bài báo khoa học nghiên cứu về nội dung GGHB LHQ nhưng hiện tại vẫn chưa có một luận văn thạc sĩ báo chí học nào về lĩnh vực này. Là một sĩ quan QĐND Việt Nam hiện đang công tác tại Báo QĐND, với nhiều “ấp ủ” về lĩnh vực này, tác giả chọn đề tài: “Quản lý thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên báo QĐND” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí – Truyền thông. Tác giả hy vọng sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền thông điệp về nội dung trên trên Báo QĐND – cơ quan trọng yếu tuyên truyền về hoạt động của QĐND Việt Nam tại các phái bộ GGHB LHQ và hoạt động của các sĩ quan cá nhân và đơn vị QĐND Việt Nam đang tham gia gìn giữ hòa bình. Tác giả mong được cung cấp những kinh nghiệm tốt cho các đồng nghiệp ở các cơ quan báo chí khác trong quá trình khai 9 thác thông tin, thực hiện tác phẩm cũng như tổ chức nội dung thông tin, tuyên truyền thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ. Qua luận văn, tác giả cũng mong muốn nâng cao nhận thức của mình về lĩnh vực này để phục vụ cho quá trình tác nghiệp báo chí và nghiên cứu sâu hơn sau này. Tác giả cũng sử dụng một số đầu sách về lỹ thuyết báo chí - truyền thông và phương pháp nghiên cứu truyền thông, phương pháp nghiên cứu công chúng để phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn. Cuốn “Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng” (2012) do PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên và NXB Chính trị quốc gia - Sự thật ấn hành, cung cấp những lý thuyết và kỹ năng truyền thông đại chúng, giúp tác giả tạo lập kiến thức nền tảng trong hoạt động truyền thông và báo chí, xây dựng cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá chất lượng truyền thông về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ trên Báo QĐND. Cuốn “Thiết kế nghiên cứu: một số vấn đề cơ bản” (2017) do TS Bùi Thu Hương chủ biên do NXB Thế giới ấn hành là cơ sở để tác giả thiết kế và sử dụng một số công cụ cứu sử dụng trong luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đi vào nghiên cứu có sở thực tiễn, lý luận của việc quản lý thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ, từ đó tìm ra nguyên nhân mạnh yếu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thông điệp về hoạt động tham gia GGHB LHQ trên Báo QĐND. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận - thực tiễn về quản lý thông điệp tuyên truyền trên Báo Quân đội nhân dân về hoạt động GGHB LHQ của Quân đội nhân dân Việt Nam 10 - Đánh giá thực trạng việc quản lý thông điệp tuyên truyền về hoạt động tham gia GGHB LHQ của Quân đội nhân dân Việt Nam trên báo QĐND từ ngày 2014 tới 01/12/2020. - Đề xuất một số các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thông điệp tuyên truyền trên Báo Quân đội nhân dân về hoạt động tham gia GGHB LHQ của Quân đội nhân dân Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý thông điệp về Việt Nam tham gia GGHB LHQ trên Báo QĐND thể hiện qua tin, bài về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ đăng trên các ấn phẩm của Báo QĐND. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi không gian: Báo điện tử tiếng Anh – Báo QĐND, Trang “Thời sự quốc tế” trên Báo QĐND hằng ngày, Mục “Quốc tế” và “Chân dung người lính” trên Báo QĐND Cuối tuần. - Phạm vi thời gian: Từ 2014 (khi Việt Nam bắt đầu gửi lực lượng tới phái bộ GGHB LHQ) tới 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở: - Nhận thức các vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Quản lý Nhà nước, quan điểm của Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Chính phủ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác Quản lý Nhà nước về Báo chí và Truyền thông, yêu cầu của công tác Quản lý Nhà nước về Báo chí và Truyền thông trong giai đoạn hiện nay. 11 - Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ song phương và đa phương; và đường lối đối ngoại quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa đề ra trong Sách trắng quốc phòng 2009 và 2019. - Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ thông qua ngày 13/11/2020. - Đề án của Bộ Quốc phòng “Tuyên truyền về Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đến năm 2020 và những năm tiếp theo” (Ban hành kèm theo Quyết định số 2285/QÐ-BQP ngày 17 ttháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). - Luận văn có tham khảo, trích dẫn tài liệu của các nhà khoa học, các tài liệu thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết có liên quan đến đề tài. - Cơ sở thực tiễn của luận văn là thông điệp tuyên truyền thông qua nội dung, hình thức thể hiện của các tác phẩm thông tin, tuyên truyền về QĐND Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ trên Báo QĐND và yêu cầu của việc tiếp tục thúc đẩy thông điệp tuyên truyền này trên báo QĐND trong tình hình mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sách, giáo trình lý luận báo chí, truyền thông và các tài liệu của Đảng, Nhà nước để tập hợp những nội dung liên quan đến hoạt động báo chí về hoạt động của QĐND Việt Nam trong hoạt động GGHB LHQ; đồng thời tìm hiểu, tham khảo các luận án, luận văn, công trình nghiên cứu hữu ích nhằm xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. - Phương pháp phân tích nội dung: Nghiên cứu hoạt động GGHB LHQ của QĐND Việt Nam đăng tải trên các ấn phẩm của Báo QĐND trong giai đoạn 12 2014-2020, tập trung mô tả và làm rõ hình ảnh, thông điệp trong việc tham gia hoạt động GGHB LHQ của QĐND Việt Nam trong các ấn phẩm theo các nội dung: Phương pháp tổ chức thông tin, phương thức miêu tả sử dụng trong các tác phẩm… - Phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn sâu 02 nhóm đối tượng, bao gồm nhóm lãnh đạo Báo QĐND và lãnh đạo Cục GGHB Việt Nam, và nhóm phóng viên nhằm hiểu rõ hơn về các kế hoạch, quy trình xuất bản nội dung QĐND Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ trên Báo QĐND. - Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Thu thập ý kiến đánh giá của công chúng về thông điệp truyền thông về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ trên Báo QĐND. Tác giả phát ra 305 phiếu cho các đối tượng công chúng gồm 20 nhân viên Cục GGHB Việt Nam, 50 nhà báo và 235 công chúng khác. Số phiếu thu về 305. 6. Đóng góp mới của luận văn Đề tài là công trình đầu tiên dưới dạng luận văn thạc sĩ nghiên cứu về quản lý thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ. Do vậy, luận văn sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện lý luận chung về công tác đối ngoại quốc phòng, thực tiễn hoạt động GGHB LHQ mà Việt Nam tham gia, các khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức quản lý thông điệp về Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ. Luận văn cũng khảo sát, chỉ rõ những điểm tốt và tồn tại trong nội dung, phương thức quản lý thông điệp truyền thông trong lĩnh vực này trên Báo QĐND, góp phần tăng cường chất lượng quản lý thông điệp trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp một số luận cứ làm cơ sở khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ huy của Ban Biên tập Báo QĐND 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan