Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam ...

Tài liệu Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam

.PDF
98
6
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ TUYẾT QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ TUYẾT QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi, không sao chép. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Phạm Thị Tuyết LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Trúc Lê là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Nếu không có sự chỉ bảo và hƣớng dẫn nhiệt tình, những tài liệu phục vụ nghiên cứu và những lời động viên khích lệ của Thầy thì luận văn này không thể hoàn thành. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Nhà trƣờng, Khoa và các Ban ngành đoàn thể của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trƣờng. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, một số đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, động viên tôi vƣợt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để tôi có thể yên tâm thực hiện ƣớc mơ của mình. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. i DANH MỤC BIẾU ĐỒ .................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT.................................................................................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 5 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước ...................................................... 5 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 7 1.1.3. Đánh giá chung về các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề luận văn cần tập trung nghiên cứu ................................................................ 9 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ... 10 1.2.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................ 10 1.2.2. Đặc điểm, vai trò của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt 13 1.2.3. Nội dung quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và tiêu chí đánh giá .......................................................................................... 17 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ........................................................................................... 21 1.3. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ....................................................................................... 26 1.3.1. Mô hình tổ chức quản lý hoạt động đường sắt một số nước trên thế giới. 26 1.3.2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động đường sắt một số nước trên thế giới ......................................................................................................... 28 1.3.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế ............................................... 32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 34 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, thông tin .................................................. 34 2.2. Phƣơng pháp logic - lịch sử ..................................................................... 35 2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu, thông tin....................................................... 36 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT Ở VIỆT NAM ............................................... 38 3.1. Tổng quan về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam ...... 38 3.1.1. Phân loại tài sản................................................................................ 38 3.1.2. Đặc điểm của tài sản ......................................................................... 40 3.2. Thực trạng về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam ................................................................................................................. 42 3.2.1. Về mô hình quản lý tài sản ................................................................ 42 3.2.2. Về cơ chế chính sách ......................................................................... 46 3.2.3. Về nguồn vốn đầu tư .......................................................................... 49 3.2.4. Về năng lực vận chuyển và nguồn thu từ khai thác tài sản ............... 51 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam ..................................................................................... 61 3.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 61 3.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân....................................................... 62 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT Ở VIỆT NAM....................................................................................................... 69 4.1. Định hƣớng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam ................................................................................................................. 69 4.1.1. Quan điểm phát triển ......................................................................... 69 4.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................ 71 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam ..................................................................................... 74 4.2.1. iải pháp về cơ chế, chính sách........................................................ 74 4.2.2. iải pháp về quy hoạch, kế hoạch .................................................... 76 4.2.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy ............................................................. 78 4.2.4. iải pháp về xã hội hóa đầu tư và khai thác .................................... 80 4.2.5. iải pháp về khoa học, công nghệ .................................................... 82 4.2.6 iải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra ......................................... 83 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 83 4.3.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ......................................... 83 4.3.2. Đối với Bộ iao thông vận tải .......................................................... 84 4.3.3. Đối với Bộ Tài chính ........................................................................ 85 4.3.4. Đối với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan............................. 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 88 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 Nội dung Năng lực thông qua các tuyến đƣờng sắt Việt Nam năm 2013 - 2017 Kết quả nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt năm 2013-2017 Trang 51 57 Vốn ngân sách nhà nƣớc chi cho công tác bảo 3 Bảng 3.3 trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng 58 sắt năm 2013-2017 4 Bảng 3.4 Quỹ đất thuộc kết cấu hạ tầng đƣờng sắt năm 2013 - 2017 i 60 DANH MỤC BIẾU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang Phân bổ tỷ lệ vốn đầu tƣ cho các chuyên 1 Biểu đồ 3.1 ngành giao thông vận tải bình quân 05 năm 50 (2013-2017) DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 Nội dung Mô hình tổ chức quản lý của Cục Đƣờng sắt Việt Nam Mô hình tổ chức của Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam hiện nay ii Trang 43 46 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và đƣờng sắt nói riêng là nền tảng vật chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, có kết cấu hạ tầng hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trƣởng nhanh và bền vững. Trên thế giới hiện nay, các quốc gia đều đầu tƣ và không ngừng hiện đại hóa để phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt bởi vai trò quan trọng của nó là khả năng kết nối giữa các phƣơng tiện giao thông khác nhau, là cầu nối giữa các vùng dân cƣ lãnh thổ, là phƣơng tiện chuyên chở tốt nhất nguyên vật liệu cho sản xuất, phục vụ quốc phòng, an ninh, vận chuyển ứng cứu các vùng bị lũ lụt.., đồng thời là phƣơng tiện giao thông thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Ở Việt Nam, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt đƣợc xây dựng và đƣa vào khai thác đến nay đã hơn 100 năm, với tổng chiều dài hơn 3.143 km, 287 ga, 1.818 cầu lớn nhỏ, 39 hầm, 5.735 điểm giao cắt giữa đƣờng bộ với đƣờng sắt và các công trình phụ trợ; quỹ đất thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt trên 6.000 ha. Trong những năm qua, công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt đã đạt đƣợc một số kết quả bảo đảm việc quản lý, điều hành hệ thống giao thông đƣờng sắt thống nhất, tập trung, an toàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tế công tác quản lý tài sản này còn chƣa hiệu quả, chƣa tƣơng xứng với quy mô khối tài sản hiện có cũng nhƣ sứ mệnh phát triển giao thông đƣờng sắt trong hệ thống giao thông nói chung. Nguồn lực tài chính để đầu tƣ phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt còn nhiều hạn chế; chƣa có cơ chế rõ ràng để thu hút nguồn lực trong và ngoài nƣớc; nguồn vốn hiện có chỉ đủ để duy trì trạng thái kỹ thuật của tài sản; hàng năm ngân sách nhà nƣớc phải cấp 1 hơn 1.635 tỷ đồng phục vụ công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt và có xu hƣớng tăng lên. Vai trò quản lý nhà nƣớc của Bộ Giao thông vận tải còn mờ nhạt do chƣa tách bạch rõ quản lý Nhà nƣớc với quản lý doanh nghiệp; phƣơng thức quản lý hiện hành là giao toàn bộ tài sản này không giao vốn cho Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam thực hiện tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh theo một quy trình khép kín dẫn đến thiếu động lực để chủ động thực hiện đổi mới do không phải cạnh tranh, năng lực và hiệu quả nguồn thu còn ở mức thấp. Xác định rõ vai trò "hạ tầng phải đi trước một bước", Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Giao thông vận tải Đƣờng sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp đó, Quốc hội đã ban hành Luật Đƣờng sắt năm 2017, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định các mang tắc chung trong việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt. Để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ đặt ra, Nhà nƣớc cần phải bố trí một nguồn vốn rất lớn, đây sẽ là khó khăn và thách thức trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam sắp hết hạn hƣởng các nguồn tài trợ ƣu đãi ODA, ngân sách nhà nƣớc rất hạn hẹp và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về các giới hạn an toàn nợ công, nợ quốc gia, nợ Chính phủ đã gần sát ngƣỡng; trong khi đó có rất nhiều nhiệm vụ chi đòi hỏi tập trung, đặc biệt chi cho tiền lƣơng, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh... Do đó, công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt hiệu quả là một trong những giải pháp chiến lƣợc, lâu dài nhằm phát triển nội lực đất nƣớc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Từ cơ sở trên, việc nghiên cứu luận văn “Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở Việt Nam” với mong muốn đề xuất các giải pháp thiết thực cho việc hoàn thiện công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng 2 giao thông đƣờng sắt thực sự hiệu quả là cần thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung giải quyết câu hỏi sau: Thực trạng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam nhƣ thế nào? Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam chặt chẽ và hiệu quả? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn làm rõ thực trạng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam của Bộ Giao thông vận tải, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải thông suốt, an toàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt. - Phân tích, đánh giá chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, tồn tại hạn chế về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam của Bộ Giao thông vận tải. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài sản này trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 04 Chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt. Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam. Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG SẮT 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước Vấn đề quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (trong đó có đƣờng sắt) đã thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học. Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận văn đƣợc công bố trên các sách, báo; trong đó nổi bật có một số công trình nghiên cứu nhƣ sau: Đề án do Bộ Tài chính trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt năm 2013: “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013-2020" đã đƣa ra các mục tiêu, quan điểm: Đất đai, tài sản nhà nƣớc đƣợc xác định là nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, đảm bảo an sinh xã hội. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nƣớc phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch; đảm bảo lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài; tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nƣớc và các đối tƣợng có liên quan. Chính sách khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nƣớc phải thực hiện theo nguyên tắc thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc, đảm bảo công khai, minh bạch và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản nhà nƣớc nói chung, trong đó có tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt, gồm: thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ phát triển tài sản hạ tầng giao thông theo hƣớng đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá; thực hiện các cơ chế nhằm đẩy mạnh liên kết các phƣơng thức vận tải và khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản hạ tầng giao thông nhằm huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao 5 thông (đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy nội địa, hàng không, hàng hải) thông qua một số phƣơng thức cho thuê quyền khai thác hoặc chuyển nhƣợng có thời hạn kết hợp với phƣơng thức kinh doanh quỹ đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông; đổi mới cơ chế về bảo trì tài sản hạ tầng giao thông; đồng thời, dự báo nguồn thu từ khai thác các tài sản này giai đoạn 2013-2020. Một nghiên cứu khác, Đề án “Huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông” do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2013: Đề án tập trung phân tích các kết quả đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nƣớc ta cũng nhƣ kinh nghiệm quốc tế về huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa, đƣờng sắt, hàng hải và hàng không; Dựa trên mục tiêu và nhu cầu vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020, Đề án Huy động nguồn lực đột phá để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã đƣa ra các giải pháp, cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng của 05 loại hạ tầng giao thông, trong đó có hạ tầng đƣờng sắt nhƣ: Tăng cƣờng triển khai các chính sách đã đƣợc ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt với góc độ là tài sản công phục vụ mục đích công cộng kết hợp kinh doanh nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hiện có, các giải pháp về huy động vốn cho đầu tƣ phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt. Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu áp dụng riêng cho ngành vận tải đƣờng sắt, gồm có: Từ năm 1992 đến năm 2015, ngành đƣờng sắt Việt Nam đã trình và đƣợc Chính phủ ký duyệt ít nhất 6 Đề án Chiến lƣợc phát triển ngành đƣờng sắt Việt Nam (1992, 2002, 2006, 2008, 2009, 2015). Tuy nhiên, các chiến lƣợc này không thống nhất, có sự thay đổi rất nhiều, gây khó khăn trong việc 6 vận dụng vào thực tế. Cũng nghiên cứu về công tác xây dựng chiến lƣợc trong lĩnh vực vận tải đƣờng sắt có tác giả Nguyễn Hữu Hà (2007), tác giả đã tập trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng sản xuất kinh doanh. Từ đó đƣa ra đề xuất định hƣớng đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành đƣờng sắt Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh đó, tác giả Lê Thu Sao (2012) và tác giả Lê Tiến Dũng (2014) đều tập trung nghiên cứu các giải pháp marketing nhằm đổi mới công tác sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đƣờng sắt để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong nền kinh tế thị trƣờng. Luận án Tiến sĩ “Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt” của tác giả Hoàng Thị Hà (2016) đã hệ thống hóa và làm phong phú, sâu sắc hơn cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải đƣờng sắt; nghiên cứu về tính công ích và phƣơng án giải quyết khi phải duy trì tính công ích của ngành đƣờng sắt; nghiên cứu xây dựng mô hình bài toán nhằm xác định đƣợc mức chi phí trợ giá cho vận tải công ích trên đƣờng sắt; từ đó, làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp với các doanh nghiệp vận tải đƣờng sắt trong môi trƣờng kinh doanh và điều kiện thực tế sản xuất. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đã đƣợc đề cập với các quan điểm và phƣơng pháp tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào các hƣớng chủ yếu sau: Thứ nhất, nghiên cứu về tầm quan trọng và vai trò của phát triển giao thông với quá trình phát triển của xã hội Nhà kinh tế học Johnson (The organization of space in developing countries - USA 1970) cho rằng: “mạng lưới đường là một trong các nhân tố 7 cơ bản nhất để nâng cao chức năng kinh tế khu vực”. Ông còn nhận định “một trong các nguyên nhân làm cho sản xuất của các nhà máy ở thành thị đình đốn chính là do đường xá, cầu cống dẫn đến nơi tiêu thụ quá thiếu và xấu. Đây cũng chính là nguyên nhân buộc người nông dân phải bán sản phẩm của mình ngay tại nơi thu hoạch hay tại nhà cho các lái buôn với giá rẻ”. Theo Rostow nhận định “giao thông là điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh phát triển”. Một nhận định khác, Hilling và Hoyle (trong transportan development London 1993) cho rằng “giao thông có vai trò liên kết sự phát triển kinh tế với quá trình tiến lên của xã hội”. Thứ hai, đề cập đến việc xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho ngành giao thông đƣờng sắt tại một số nƣớc trên thế giới Tác giả Dr. Oh Ji Taek (2015) đã đề cập chiến lƣợc phát triển đƣờng sắt của Hàn Quốc đến năm 2020 nhằm mục đích nhấn mạnh vào đƣờng sắt và hệ thống giao thông liên kết để tối đa hiệu suất và cụ thể một số giải pháp nhƣ sau: Kết nối các thành phố chủ đạo bằng hệ thống đƣờng sắt cao tốc với vận tốc trên 230km/h; Xây dựng mạng lƣới tàu cao tốc trong đại đô thị, thủ đô với thời gian di chuyển trong vòng 30 phút; Xây dựng hệ thống vận tải hàng hóa đƣờng sắt xanh; đƣờng sắt tiện lợi cho ngƣời sử dụng. Theo phân tích của Công ty cổ phần Đƣờng sắt Nga (2008) về Chiến lƣợc phát triển của đƣờng sắt Nga đến năm 2030 tập trung vào một số các vấn đề sau: Đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; Xây dựng một số tuyến đƣờng sắt mới; Phát triển các trung tâm logistic; Xây dựng các tuyến tới khu công nghiệp; Phát triển các hành lang quá cảnh và nâng cấp đƣờng sắt hiện tại. Theo bài viết của tác giả Zhang, Jianping (2009) phân tích về chiến lƣợc phát triển đƣờng sắt Trung Quốc đến năm 2020 tập trung vào hai hƣớng chính: nâng cao năng lực, chất lƣợng về cơ sở hạ tầng và cải cách ngành công 8 nghiệp đƣờng sắt nhằm mục tiêu đƣa đƣờng sắt Trung Quốc hƣớng tới phát triển bền vững và phát triển đƣờng sắt cao tốc. Chiến lƣợc phát triển của đƣờng sắt Trung Quốc bao gồm: Phát triển đƣờng sắt chở khách nhanh; Xây dựng liên khu hành lang và Nâng cấp đƣờng sắt hiện tại. 1.1.3. Đánh giá chung về các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề luận văn cần tập trung nghiên cứu Tổng quan tình hình cho thấy: Các công trình nghiên cứu trong nƣớc đã hình thành hệ thống cơ sở lý luận về công tác xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trong ngành giao thông vận tải đƣờng sắt theo nhiều phƣơng diện và khía cạnh khác nhau, đã chỉ ra đƣợc vai trò của hệ thống giao thông liên kết để tối đa hiệu suất; đồng thời khẳng định tài sản nhà nƣớc (trong đó có tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt) đƣợc xác định là nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, đảm bảo an sinh xã hội. Đối với các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc đƣợc đề cập với các quan điểm và phƣơng pháp tiếp cận khác nhau về tầm quan trọng và vai trò của phát triển giao thông với quá trình phát triển của xã hội, khẳng định giao thông là nhân tố cơ bản nhất để nâng cao chức năng kinh tế khu vực, là điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh phát triển của xã hội; việc xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cho ngành giao thông đƣờng sắt tại một số nƣớc trên thế giới là cần thiết để tối đa hiệu suất, nâng cao năng lực và chất lƣợng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở một số quốc gia dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tƣơng đối phát triển nên chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu học tập, giảng dạy cho các chuyên ngành ở các trƣờng đại học, các chuyên gia nghiên cứu, chƣa áp dụng đƣợc trong thực tiễn phát triển ngành đƣờng sắt Việt Nam; các công trình nghiên cứu trong nƣớc chƣa cụ thể về thực trạng 9 công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn hiện công tác quản lý tài sản này hiệu quả. Chính vì điều này, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở Việt Nam” để thực hiện nhiệm vụ cần nghiên cứu: hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt; nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam; phân tích thực trạng về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản này chặt chẽ và hiệu quả hơn, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải thông suốt, an toàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý: Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từng nói rằng: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân, và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo”. Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định. Theo Mariparker Follit (1868 – 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ: “Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc đƣợc thực hiện thông qua ngƣời khác”. Tƣ tƣởng và quan điểm “quản lý” đã có từ cách đây hơn 2500 năm nhƣng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện. Ngƣời khởi xƣớng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách “Các nguyên tắc quản lý theo khoa học”. Theo ông thì ngƣời quản lý phải là nhà tƣ tƣởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ chức công việc. 10 Trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hƣớng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể”. Từ các định nghĩa đƣợc nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi: Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); Quản lý nhƣ thế nào? (Phƣơng thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý). 1.2.1.2. Khái niệm về tài sản kết cấu hạ tầng Theo từ chuẩn Anh - Mỹ, thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” (infrastructure) thể hiện trên 4 bình diện: (1) Tiện ích công cộng (public utilities): năng lƣợng, viễn thông, nƣớc sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố...; (2) Công chánh (public works): đƣờng sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tƣới tiêu...; (3) Giao thông (transport): các trục và tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, cảng cho tàu và máy bay, đƣờng thuỷ... Ba bình diện trên tạo thành kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật vì chúng bao gồm hệ thống vật chất- kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế; (4) Hạ tầng xã hội (social infrastructure): bao gồm các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ; các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các công trình phục vụ cho hoạt động văn hoá, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao... Luận cƣơng của Mác đã định nghĩa: “Giao thông vận tải nhƣ một lĩnh vực thứ tƣ của sản xuất vật chất mà sản lƣợng của nó trong không gian và thời gian là tấn x cây số (T.KM) và hành khách x cây số (HK.KM)”. Hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan