Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý tài cính tại chương trình nông thôn mới dưới góc nhìn của kiểm toán nhà ...

Tài liệu Quản lý tài cính tại chương trình nông thôn mới dưới góc nhìn của kiểm toán nhà nước

.PDF
83
154
122

Mô tả:

MỤC LỤC M Đ U .......................................................................................................... 1 Chương 1: C CH N S L LU N VỀ QU N L TR NH MỤC TI U QU C TÀI CH NH Đ I VỚI IA XÂY DỰN NÔN THÔN MỚI...................................................................................................... 6 1.1 Khái niệm về Ngân sách nhà nước.............................................................. 6 1.2 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ......................... 7 1.3 Nội dung quản lý tài chính của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới .......................................................................................... 9 1.4 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước........................................................................ 17 1.5 Vai trò, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ............................................................ 18 Chương 2: THỰC TR N TR NH MỤC TI U QU C MỚI QU N L TÀI CH NH CH IA VỀ XÂY DỰN NÔN N THÔN VI T NAM ....................................................................................... 20 2.1 Tổng quan về Chương trình ...................................................................... 20 2.2 Đánh giá tình hình thực hiện chương trình dưới góc nhìn kiểm toán............... 29 2.3. Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của Chương trình .................... 47 2.4 Một số nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong tổ chức, thực hiện Chương trình ........................................................................................... 50 Chương 3: I I PH P NÂN MỤC TI U QU C CAO HI U QU IA VỀ XÂY DỰN NÔN CH N TR NH THÔN MỚI .............. 54 3.1. Về Quản lý tài chính ................................................................................ 54 3.2 Về công tác quản lý điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ........................................................................................ 58 3.3 Về ộ tiêu chí quốc gia của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ........................................................................................ 60 KẾT LU N .................................................................................................... 61 TÀI LI U THAM KH O ............................................................................ 62 DANH MỤC C C TỪ VIẾT TẮT CTMTQGXDNTM : Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới áo cáo kiểm toán BCKT : HTX : Hợp tác xã KTNN : Kiểm toán nhà nước MTTQ : Mặt trận tổ quốc NSNN : Ngân sách nhà nước NTM : Nông thôn mới THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản DANH MỤC B N ảng 2.1: Tổng nhu cầu nguồn tài chính cần huy động trong giai đoạn 2010- 014......................................................................................................... 23 ảng 2.2: Tỉ lệ nguồn vốn thực tế so với Quyết định 800/TTg ...................... 41 ảng 2.3: Chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện đề án XD NTM ............... 46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ iểu đồ 1: Số xã đạt chuẩn NTM tăng trong giai đoạn 2010-2015 ................ 30 iểu đồ 2: Số tiêu chí trung bình tăng trong giai đoạn 2010-2015................. 30 iểu đồ 3: Thu nhập bình quân đầu người tăng trong giai đoạn 2010-2014 ........ 31 iểu đồ 4: Kết quả thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn nông thôn mới . 36 M Đ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng rãi trên cả nước với sức ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân, những hiệu quả ban đầu của Chương trình cũng đã được khẳng định. Tuy nhiên, cho đến nay Chương trình đã thực hiện được gần 70 của giai đoạn nhưng vẫn còn nhiều bất cập về quản lý tài chính, đặc biệt là việc bảo đảm nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới và gánh nặng nợ xây dựng cơ bản lên đến con số chục nghìn tỉ đồng. Với tầm quan trọng của Chương trình trong giai đoạn 2010-2020, đòi hỏi việc kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của Chương trình là hết sức cần thiết. Qua kiểm toán sẽ phát hiện kịp thời những bất cập về cơ chế, chính sách trong công tác quản lý nhằm nâng cao tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của Chương trình. Do đó đề tài nghiên cứu những bất cập về thực hiện Chương trình, trong đó nhấn mạnh đến nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới, nhằm đưa ra những cảnh báo và đề xuất với Chính phủ giải pháp tháo g những khó khăn vướng m c về quản lý tài chính của Chương trình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tình hình nghiên cứu ngoài nước, Trung Quốc là một trong quốc gia đã thực hiện tốt vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Trong một số Văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ về sự quan trọng của việc giải quyết vấn đề Nông thôn mới ở Trung Quốc. Hầu hết các Nghị quyết Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có những nội dung về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Từ những năm 1982, an chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung quốc đã xuất bản một số văn kiện về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Đặc biệt 1 an chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dành nhiều phiên họp để thảo luận về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Trong đó nhấn mạnh thúc đẩy xây dựng NTM, lấy công nghiệp làm bàn đạp cho nông nghiệp, lấy thành thị hỗ trợ nông thôn, phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân làm ăn ở thành phố và các khu công nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục nghĩa vụ, từng bước xây dựng nông thôn mới hiện đại. Hàn quốc cũng là một trong các nước rất thành công trong xây dựng NTM. Một trong những nguyên nhân của việc thành công này là Hàn Quốc đã khai thác được nguồn nội lực dồi dào và đa dạng trong nhân dân. Hơn nữa, chính phủ và nhân dân cùng nhau tham gia vào cuộc vận động, trong đó chính sách hỗ trợ cho các địa phương đã tạo động lực thúc đẩy phong trào xây dựng NTM trong toàn dân, từ đó lan tỏa đến kh p các địa phương trên địa bàn toàn quốc. Qua kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc là một bài học quý giá cho chúng ta trong quá trình thực hiện xây dựng NTM trên phạm vi toàn quốc, với sức ảnh hưởng sâu rộng và lớn lao trước từ nhất đến nay so với các Chương trình mục tiêu khác. Tình hình nghiên cứu trong nước, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới là một Chương trình lớn mang tính chất và quy mô toàn quốc. Do đó đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về Chương trình. Các nghiên cứu về Chương trình ở trong nước có Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Hùng: “Xây dựng Nông thôn mới trong phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh B c Ninh” đưa ra các giải pháp tổng thể về phối hợp giữa các ngành các cấp chung tay xây dựng Nông thôn mới; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đức Tuyên về “Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn tỉnh B c Ninh - Kinh nghiệm và giải pháp” đưa ra hệ thống các giải pháp cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, để xây dựng kết cấu hạ tầng. Nguyễn Duy Cần nghiên cứu về huy động các nguồn lực của cộng đồng trong quá trình xây 2 dựng NTM qua “Đánh giá và huy động các nguồn lực của cộng đồng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Viễn, Hậu Giang”. Chu Tiến Quang với nghiên cứu: “Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp”. Cù Ngọc Hưởng nghiên cứu Chuyên đề Lý luận và thực tiễn xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa… Những nghiên cứu đã khái quát được tình hình triển khai xây dựng NTM ở nước ta và các nước. Tuy nhiên một số nghiên cứu tập trung vào địa phương mà tác giả công tác, một số nghiên cứu dựa trên các phân tích, lý luận qua kết quả xây dựng NTM ở nước ngoài. Đề tài nghiên cứu bức trang tổng thể của cả nước thong qua số liệu, kết quả xây dựng NTM đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện trong giai đoạn 2010-2014 trên toàn quốc. Qua đó phân tích đánh giá những mặt được và chưa được để có giải pháp tháo g nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2010-2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng tình hìnhquản lý tài chính Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014. - Tổng quan các cơ chế tài chính có tác động đến việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của quản lý tài chính dưới góc nhìn Kiểm toán Nhà nước đối với chương trình., , 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. i tư ng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về NTM và quản lý tài chính cho xây dựng NTM. 4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 - Về nội dung: giới hạn phạm vi nghiên cứu xoay quanh vấn đề quản lý, sử dụng các nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu xây dựng NTM. - Về không gian: phạm vi nghiên cứu quản lý, sử dụng các nguồn tài chính trên phạm vi tòan quốc. Thông qua đó có thể góp thêm các ý kiến cho quá trình quản lý, sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng NTM trên cả nước. - Về thời gian: giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng triển khai quản lý, sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng NTM trong giai đoạn 2010 2014. Những đề xuất về quản lý, sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng NTM sẽ được xác lập đến năm 2020 và những năm tiếp theo 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu. ên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả - nghiên cứu tài liệu. 6. nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về CTMTQGXDNTM trong hệ thống NSNN; nguồn vốn cho xây dựng NTM; cơ chế huy động, sử dụng các nguồn vốn cho xây dựng NTM. Mặt khác đề tài cũng phân tích, đánh giá những mặt ưu, nhược điểm về cơ chế chính sách trong quá trình xây dựng NTM thông qua kết quả của Kiểm toán nhà nước. Thông qua đó đưa ra các giải pháp về cơ chế chính sách mang tính thực tiễn cap nhằm thực hiện th ng lợi mục tiêu của Đảng về Chương trình đến năm 2020. Những phân tích đánh giá về cơ chế, chính sách cùng những giải pháp được đề xuất có ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình. Qua đó Chính phủ, các Bộ, Ngành 4 và địa phương có thể rút ra được những kinh nghiệm về cơ chế chính sách từ thực tiễn kiểm toán Chương trình. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ s l luận về quản l tài chính đối với chương trình m c tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới - Chương 2: Thực trạng quản l tài chính đối với Chương trình m c tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới - Chương 3: Việt Nam iải pháp nâng cao hiệu quả Chương trình m c tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới 5 Chương 1 C S L LU N VỀ QU N L TÀI CH NH Đ I VỚI CH TR NH MỤC TI U QU C IA XÂY DỰN NÔN N THÔN MỚI 1.1 Khái niệm về Ngân sách nhà nước Theo Luật Ngân sách nước (NSNN) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 15/6/2015 [12]: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là: Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. Những khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Ngân sách nhà nước đư c chi cho những hoạt động: Chi đầu tư phát triển: xây đường, cầu bệnh viện, trường học...; chi dự trữ quốc gia: bổ sung 6 vào quỹ dự trữ nhà nước và dự trữ tài chính; chi thường xuyên: lương công nhân viên chức, chi cho an ninh, quốc phòng...; chi trả nợ lãi: trả các khoản vay trong nước, vay nước ngoài, vay viện trợ...; chi viện trợ: viện trợ cho người dân bị thiên tai, lũ lụt...; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.2 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 1.2.1 Khái niệm về Chương trình mục tiêu qu c gia Điều 4 Luật Đầu tư công 2014 có nêu: “ Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước”. Như vậy Chương trình mục tiêu quốc gia có thể hiểu là các Chương trình đầu tư từ nguồn tài chính công hoặc một phần từ nguồn tài chính công và các nguồn tài chính khác được huy động một cách hợp pháp. Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội trong phạm vi toàn qu c. Như vậy xét về tính chất của Chương trình mục tiêu quốc gia mang ý nghĩa lớn lao trong việc ổn định tình kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, an sinh xã hội và nâng tầm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một Chương trình mục tiêu quốc gia. Sau đây Luận văn sẽ tìm hiểu về Khái niệm và đặc điểm của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của chương trình mục tiêu qu c gia xây dựng nông thôn mới Nông thôn được định nghĩa theo Thông tư 54/2009/TT-BNNVPTNT, ngày 21/8/2009 của ộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: “nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là U ND cấp xã” [3]. 7 Triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW nêu trên, ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Như vậy có thể nói CTMTQGXDNTM là một chương trình tổng lực huy động mọi nguồn lực của Quốc gia để: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp l , gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch v ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[1]. Đặc thù của CTMTQGXDNTM so với các Chương trình MTQG khác: CTMTQGXDNTM là tổng hợp của các CTMTQG khác về cả nội dung, mục tiêu, nguồn vốn; CTMTQGXDNTM là Chương trình được triển khai toàn diện, đồng thời về các mặt kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội, sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân lao động và mang ý nghĩa nhân văn to lớn trong việc thúc đẩy phát triển Nông thôn trong thời kỳ đổi mới; CTMTQGXDNTM với thời gian triển khai từ năm 2010-2020, với chủ trương huy động nguồn đóng góp của nhân dân và Nhà nước, phát huy tối đa tính tực chủ, sáng tạo của toàn dân. 1.2.3. Sự cần thiết của chương trình mục tiêu qu c gia xây dựng nông thôn mới Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đất nước ta đã có những bước tiến vượt bực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó khu vực nông thôn cũng từng bước tiến đến nếp sống 8 văn minh đô thị. Tuy nhiên những bước tiến trên còn bộc phát và manh mún tại một số nơi và một số thời điểm. Do vậy CTMQGXDNTM được Đảng và Chính phủ phát động trên toàn quốc và b t đầu và kết thúc cùng một thời gian là từ năm 2010-2020. Hơn nữa trong xu thế chung của hội nhập, việc triển khai CTMQGXDNTM là cấp bách và cần thiết trong bối cảnh một số Quốc gia đã triển khai và thành công với việc xây dựng NTM từ những năm 1980 như Hàn Quốc. Hơn nữa dưới sự lãnh đạo của Đảng CTMQGXDNTM được triển khai đồng bộ tại tất cả các địa phương trên cả nước khẳng định sự quyết tâm của Đảng và nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước mà vốn dĩ nước ta là một nước nông nghiệp. Do vậy CTMQGXDNTM càng mang ý nghĩa cấp bách, cần thiết và tính nhân văn trong đường lối chủ Chương của Đảng. 1.3 Nội dung quản lý tài chính của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Nguồn tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM có thể được hiểu là tổng hợp các nguồn tài chính khác nhau, trong đó bao gồm cả nguồn từ ngân sách nhà nước, nguồn tài chính huy động được từ các kênh tính dụng, nguồn tài chính từ đóng góp, xã hội hóa, tài trợ từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nguồn tài chính từ các hoạt động tài trợ khác...Trong tất cả các nguồn huy động thì sự đóng góp từ nhân dân là một nguồn tài chính đặc biệt, đó có thể là tài sản của nhân dân đóng góp thông qua việc hiến đất làm đường, hiến đất làm trường học, nhà văn hóa...; quyên góp tiền mặt từ nhân dân để làm đường giao thông, thủy lợi, đê kè... để tăng gia phát triển sản xuất; hiến tài sản từ nhân dân bao gồm việc hiến máy cày, máy gặt, máy cơ khí, máy sản xuất từ các làng nghề... để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Một trong những đặc thù của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là nguồn tài chính còn được thể 9 hiện qua việc đóng góp công sức lao động của chính những người dân để làm đường giao thông từ làng xã đến thôn xóm, hệ thống thủy lợi, trường học, trạm xá, cây trồng, vật nuôi trong suốt quá trình xây dựng NTM. Do vậy có thể nói nguồn tài chính của Chương trình xây dựng NTM là nguồn tài chính đa dạng phong phú, xuất phát từ ngân sách nhà nước nhưng lại phụ thuộc vào nguồn lực của toàn dân như điều kiện cần và đủ để chương trình thành công. Luận điểm này đã được chứng minh qua kinh nghiệm của các nước đã thành công trong việc xây dựng NTM mà điển hình là nước làng giềng Trung Quốc và đối tác toàn diện của Việt Nam là Hàn Quốc. Xét về lý thuyết, người ta cũng có thể phân biệt nguồn tài chính có thực và nguồn tài chính dưới dạng tiềm năng. Ở đây nguồn tài chính tiềm năng có thể hiểu là tiềm lực từ nhân dân, đó là một sức mạnh lớn lao để Chương trình xây dựng NTM có thể thành công. Với tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM, nguồn tài chính của Chương trình được huy động từ nhiều kênh khác nhau. Nguồn tài chính sử dụng cho Chương trình xây dựng NTM, bao gồm: Các nguồn tài chính công; các nguồn tài chính thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế tư nhân. Cụ thể hơn, Nguồn tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bao gồm: V n ngân sách nhà nước: vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo; V n b trí trực tiếp cho Chương trình; Nguồn v n trái phiếu Chính phủ; Nguồn v n tín dụng, bao gồm: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn tín dụng thương mại; V n đầu tư của doanh nghiệp; các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã và các nguồn v n h p pháp khác. 10 1.3.1 Nguồn tài chính công Nguồn NSNN trực tiếp, Nguồn ngân sách được giao riêng cho Chương trình MTQG xây dựng NT để thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được các mụ tiêu do Chương trình đề ra. Nguồn NSNN trực tiếp g n với nhiệm vụ chi cho việc khảo sát lập đề án xây dựng NTM, khảo sát thực trạng và phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM, thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh đề án, quy hoạch xây dựng NTM...Nguồn NSNN trực tiếp theo tiêu chí của Chương trình MTQG xây dựng NTM chiếm 17 tổng nguồn tài chính huy động được của Chương trình. Trong nguồn NSNN trực tiếp chia làm một số nguồn như sau: Nguồn tài chính lồng ghép từ các chương trình các MTQG khác, nguồn tài chính từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn gồm: Chương trình giảm nghèo; Chương trình quốc gia về việc làm; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình phòng, chống tội phạm; Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS;Chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; Chương trình về văn hóa; Chương trình giáo dục đào tạo; Chương trình 135; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề….; Nguyên tắc lồng ghép các nguồn tài chính của chương trình mục tiêu qu c gia xây dựng nông thôn mới Nguyên tắc 1: Tất cả các công trình, dự án được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước triển khai trên địa bàn xã phải phù hợp với Bộ tiêu chí quốc 11 gia về nông thôn mới. Đây là nguyên t c nhằm đảm bảo cho việc huy động tối đa nguồn lực tập trung cho việc thực hiện Chương trình. Nguyên tắc 2: Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm v chi. Trên cùng một địa bàn các nguồn vốn thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi phải được cân đối vào nguồn vốn thực hiện Chương trình và được tổng hợp trong phân bổ, thanh toán, quyết toán. Nguyên tắc 3: Việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả. Một công trình, hoặc một số nhiệm vụ chi có thể do nhiều nguồn vốn đảm nhận, song các nguồn vốn này phải được tổng hợp trong phân bổ, thanh toán, quyết toán, giám sát và đánh giá kết quả; Nguyên tắc 4: Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi m c tiêu, tổng mức vốn đầu tư phát triển, tổng mức kinh phí sự nghiệp được giao. Đây là nguyên t c nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đúng mục tiêu của Chương trình và đảm bảo việc thực hiện đúng yêu cầu về quản lý đầu tư, dự án, quản lý ngân sách nhà nước. Nguồn v n trái phiếu Chính phủ, để đầu tư các dự án thuộc Chương trình theo Nghị quyết của Quốc hội. Nguồn tài chính từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP 12 ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế. 1.3.2 Nguồn tài chính huy động từ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp V n tín dụng thương mại: theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định này [9]. V n đầu tư của doanh nghiệp; các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã và các nguồn v n h p pháp khác, là các khoản hỗ trợ từ Doanh nghiệp, các khoản đóng góp bằng tiền hoặc tiền tệ hóa thông qua việc hiến đất, tài sản, ngày công lao động...bao gồm: V n đầu tư của doanh nghiệp, h p tác xã, đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp, hợp tác xã được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật và các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã và các nguồn v n h p pháp khác. 1.3.3 Cơ cấu các nguồn tài chính huy động, cơ chế phân bổ, sử dụng nguồn tài chính, quản lý, giám sát các nguồn tài chính thực hiện chương trình Cơ cấu các nguồn tài chính huy động, bao gồm: Nguồn tài chính từ NSNN 40 : Gồm vốn từ Chương trình MTQG, hỗ trợ lồng ghép 23 (Chi tiết các dự án, chương trình có nguồn vốn trùng với các mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo Phụ biểu 03/NVCT,DA-NTM); vốn trực tiếp cho Chương trình 17%; V n tín dụng 30%; v n từ các doanh nghiệp, h p tác xã (HTX) 13 và các loại hình kinh tế khác 20%; v n huy động đóng góp 10%. Có thể v n t t hóa cơ cấu các nguồn tài chính của Chương trình cho dễ nhớ và dễ hiểu đó là: “ Cơ cấu nguồn tài chính: 4-3-2-1”. Cơ chế phân bổ các nguồn tài chính: Các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm từ 50 vốn trở lên thì thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2001/TTLT-BNNPTNT- KHHĐT- BTC [2]. Trong đó , việc lập dự toán, phân bổ, quản lý vốn ngân sách thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Nguyên t c phân bổ: Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các tỉnh được căn cứ vào khả năng của ngân sách trung ương và phân bổ theo định mức số xã, mức độ khó khăn của các tỉnh và ưu tiên các địa phương làm tốt. Căn cứ mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, các tỉnh phân bổ cho từng xã theo mức độ hoàn thành ộ tiêu chí quốc gia NTM, không bình quân chia đều. Đối với các địa phương ngân sách trung ương không hỗ trợ hoặc hỗ trợ một phần, phải bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm và cả giai đoạn để thực hiện đề án theo tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ chế sử dụng các nguồn tài chính [2]: Đối với nguồn tài chính từ ngân sách trung ương chỉ được sử dụng chi hỗ trợ cho đối tượng 1 theo quy định tại Quyết định 800/QĐ-TTg. Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Ưu tiên hỗ trợ 1 Hỗ trợ 100 từ ngân sách trung ương cho: công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã. Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 an Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt. 14 thực hiện công tác quy hoạch; xây dựng đề án xây dựng NTM cấp xã; tuyên truyền; hoạt động của an Chỉ đạo các cấp; đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, cán bộ thôn, cán bộ HTX; phát triển sản xuất và dịch vụ. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển: Huy động, lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để tập trung thực hiện các công trình: Đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hoá xã; công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hoá thôn; công trình thể thao thôn; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản. Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hoá khác mua của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình xây dựng NTM thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được U ND xã xác nhận. Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương được trích 1,0 nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình để hỗ trợ chi cho: Hoạt động kiểm tra, giám sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của trung ương, tỉnh, huyện và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của an Chỉ đạo. U ND tỉnh phân bổ cụ thể kinh phí cho an Chỉ đạo các cấp ở địa phương. Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho cơ quan chỉ đạo Chương trình từ nguồn ngân sách địa phương. 15 Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua K NN. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi K NN nơi giao dịch để hạch toán vào giá trị công trình, dự án và tổng hợp vào thu, chi ngân sách nhà nước. Căn cứ dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được cấp có thẩm quyền giao cho các tỉnh thuộc phạm vi chương trình; ộ trưởng ộ Tài chính chuyển vốn cho các địa phương theo quy định hiện hành. Cơ chế quản lý, giám sát nguồn tài chính của Chương trình [2]: Việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án do UBND xã làm chủ đầu tư được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2008 của ộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn. Quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của an Quản lý xã: Thực hiện theo Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2010 của ộ Tài chính hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và các văn bản sửa đổi bổ sung. Quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án (công trình) khác thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của ộ Tài chính. 16 1.4 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước Trong hệ thống NSNN được chia làm 2 loại: Ngân sách địa phương và ngân sách trung ương. Điều 36 Luật NSNN 2015 [12] có nêu nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, bao gồm: Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực: Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp khoa học và công nghệ, sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn, sự nghiệp thể dục thể thao, sự nghiệp bảo vệ môi trường; các hoạt động kinh tế, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật, các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; chi viện trợ; chi cho vay theo quy định của pháp luật; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương; chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau; chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, bao gồm: Chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp khoa học và công nghệ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý, sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp phát thanh, truyền hình, sự nghiệp thể dục thể thao, sự nghiệp bảo vệ môi trường, các hoạt động kinh tế, hoạt động của các cơ quan quản lý 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan