Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý tài chính tại liên đoàn địa chất đông bắc...

Tài liệu Quản lý tài chính tại liên đoàn địa chất đông bắc

.PDF
132
79
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT ĐÔNG BẮC Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Nhung THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc” là trung thực và là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Liên đoàn Địa chất Đông Bắc cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Các trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Bích ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Liên đoàn Địa chất Đông Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Trần Thị Nhung. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Liên đoàn, các phòng ban chuyên môn và đặc biệt là các cán bộ phòng Kế hoạch, phòng Kế toán - Thống kê trong quá trình thực hiện luận văn đã cộng tác và giúp đỡ tôi trong quá trình cung cấp tài liệu và điều tra số liệu. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đã giúp tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Bích iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 4. Những đóng góp chủ yếu của luận văn ......................................................... 4 5. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 5 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7 Chương 1: CƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.............................. 8 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 8 1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập ...................................................................... 8 1.1.2. Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ............................. 13 1.2. Nội dung quản lý hoạt động tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ...... 17 1.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch quản lý tài chính ..................................... 17 1.2.2. Công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ..................... 18 1.2.3. Công tác kiểm tra, thanh tra quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ........................................................................................................... 26 1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập................................................................................................. 29 1.3.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 29 iv 1.3.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................. 31 1.4. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 33 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp trong nước .... 33 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ................ 39 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 42 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 42 2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 47 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 47 2.3.1. Chỉ tiêu về tài chính .............................................................................. 47 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về dự toán ...................................................................... 48 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về quyết toán ngân sách ................................................ 48 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT ĐÔNG BẮC.................................................................. 49 3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ......................................................................................................... 49 3.1.1. Quá trình phát triển của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ........................ 49 3.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc..... 50 3.1.3. Xây dựng bộ máy quản lý tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ..................... 51 3.2. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ................................................................................................. 56 3.2.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ................................................................................. 56 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ... 64 3.3.3. Thực trạng Kiểm tra, thanh tra quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ................................................................................................. 84 v 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc .......................................................................................... 89 3.3.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 89 3.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 92 3.4. Đánh giá kết quả thực hiện quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ......................................................................................................... 94 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 94 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 96 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHÂT ĐÔNG BẮC ................................ 99 4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ... 99 4.1.1. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 99 4.1.2. Định hướng phát triển ........................................................................... 99 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chât Đông Bắc .. 103 4.2.1. Tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính .................................... 103 4.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán.......................................................... 105 4.2.3. Hoàn thiện quản lý chi tiêu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ....... 106 4.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ...................................................... 107 4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát nội bộ ................. 108 4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 109 4.3.1. Về phía Bộ tài chính ............................................................................ 109 4.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Địa chất và Khoáng Sản Việt Nam .............. 110 KẾT LUẬN .................................................................................................. 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 113 PHỤ LỤC: PHIẾU ĐIỀU TRA ................................................................. 115 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa Chữ viết tắt Báo cáo tài chính BCTC Đề án ĐA Đơn vị sự nghiệp ĐVSN Địa chất Đông Bắc ĐCĐB Địa chất và Khoáng Sản ĐC&KS Hợp đồng HĐ Hoạt động sự nghiệp HĐSN Ngân sách nhà nước NSNN Nguồn vốn Ngân sách NVNS Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD Sự nghiệp công lập SNCL Tài nguyên và Môi trường TN&MT vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn số điều tra .....................................................................44 Bảng 2.2: Bảng Thang đo Likert 5 ............................................................................46 Bảng 2.3: Bảng Thang đo Likert 5 ............................................................................46 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ, dự án chuyên môn ...........................60 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ giao cho các Đơn vị trực thuộc, Tổ Đội Đề Án tại Liên đoàn Địa Chất Đông Bắc....................................62 Bảng 3.3: Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch quản lý tài chính .........................63 Bảng 3.4: Một số công trình, đề án địa chất của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc trong giai đoạn 2015 -2017 ......................................................................66 Bảng 3.5: Tổng hợp báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2017 tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc .......68 Bảng 3.6: Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán ................................................73 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp dự toán sử dụng giai đoạn 2015-2017 tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ...................................................................................77 Bảng 3.8: Đánh giá thực trạng công tác chấp hành dự toán ....................................79 Bảng 3.9: Báo cáo quyết toán ngân sách giai đoạn 2015-2017 ................................82 Bảng 3.10: Đánh giá thực trạng công tác quyết toán thu chi ...................................84 Bảng 3.11: Tổng hợp số phải nộp vào NSNN theo kiến nghị của cấp trên tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc..................................................................86 Bảng 3.12: Đánh giá công tác Kiểm tra thanh tra quản lý tài chính ........................88 Bảng 3.13: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế độ chính sách Nhà nước ............89 Bảng 3.14: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của cơ chế quản lý tài chính....................91 Bảng 3.15: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của trình độ cán bộ quản lý tài chính .......93 Bảng 3.16: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ ................94 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ ......................................... 21 Sơ đồ 1.2: Phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ ...................... 22 Sơ đồ 3.1 : Tổ chức bộ máy tại Liên đoàn địa chất Đông bắc ................................. 55 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ trình tự xây dựng kế hoạch ........................................................... 59 Sơ đồ 3.3: Quy trình lập, giao dự toán ngân sách Nhà nước tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc ......................................................................................... 72 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn tài chính Liên đoàn ĐCĐB giai đoạn 2015-2017 ... 65 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển và hoàn thiện hơn đem lại những lợi ích thiết thực cho từng nguời dân cũng như cả xã hội. Việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là hết sức cần thiết, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân văn hết sức sâu sắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển nói chung của các loại hình kinh tế, công tác quản lý tài chính các đơn vị SNCL ở Việt Nam đang từng bước được cải cách và đổi mới trên nhiều phương diện nhằm nâng cao hiệu quả. Việc quản lý tài chính góp phần quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ ngân sách nhà nước (NSNN), từ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, công tác quản lý tài chính cũng góp phần tạo khuôn khổ chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính, làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán tại đơn vị; Đảm bảo được nguồn tài chính cho hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra những kế hoạch, định hướng phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn của sự phát triển. Ngoài ra, việc quản lý tài chính cũng giúp cho các khoản chi được thực hiện theo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả hoạt động cao đồng thời tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên, phát huy tính chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập được triển khai đã tạo ra sự đột phá từ tư duy đến hành động trong việc huy động các nguồn lực xã hội để phát triển hoạt động sự nghiệp, tăng cường phân cấp và mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị SNCL. Tuy đã đạt được 2 nhiều kết quả tích cực song việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn bất cập, yếu kém. Việc triển khai ở nhiều lĩnh vực còn chậm đổi mới, nặng về tư duy bao cấp, các đơn vị chưa chủ động huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội để phát triển dịch vụ. Với mục tiêu thúc đẩy các đơn vị SNCL vươn lên, tăng cường khả năng tự chủ ở mức cao hơn, thúc đẩy khu vực sự nghiệp công phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.... Ngày 10/10/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác là động lực mới giúp các đơn vị sự nghiệp tự chủ, phát triển. Liên đoàn địa chất Đông Bắc là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, có chức năng nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, đánh giá khoáng sản trong phạm vi hoạt động ở các tỉnh miền Đông Bắc Bộ, giới hạn ở phía Tây bởi Sông Chảy. Đồng thời thăm dò khai thác trên lãnh thổ 6 tỉnh phía Bắc là: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc Hiện nay, Liên đoàn ĐCĐB đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 420/QĐ-ĐCKS ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Liên đoàn ĐCĐB có 05 đơn vị trực thuộc gồm : Đoàn Địa chất 116; Đoàn Địa chất 107, Đoàn Địa chất 117, Đoàn Địa chất 115, Đoàn Địa chất 913. Các đơn vị trực thuộc có tài khoản và con dấu riêng nên được tổ chức hạch toán kế toán riêng tại đơn vị mình. Các đơn vị có chức năng tham gia nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất, đánh giá khoáng sản theo kế hoạch giao hàng năm của Liên đoàn ĐCĐB và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ địa chất, khoáng sản và dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. 3 Kể từ khi thành lập đến nay, Liên đoàn ĐCĐB đã trải qua nhiều biến động về nhiệm vụ và lực lượng sản xuất nhưng Liên đoàn ĐCĐB đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc trong công tác điều tra, đánh giá và thăm dò địa chất. Kết quả hoạt động của Liên đoàn đã góp phần phát hiện và xác định rõ triển vọng, trữ lượng khoáng sản của hàng trăm mỏ khoáng sản các loại, Trong đó, nhiều mỏ có trữ lượng lớn và đáng kể: chì - kẽm Chợ Điền, Bắc Kan; sắt Sàng Thần và Tòng Bá, Hà Giang, Sắt Nà Rụa và Nà Lũng, tỉnh Cao Bằng; thiếc, vonfram vùng Tam Đảo; quặng wonfram - đa kim Núi Pháo, Thái Nguyên. Các loại khoáng sản được Liên đoàn ĐCĐB tìm kiếm và thăm dò có ý nghĩa quan trọng trong việc quy hoạch khai thác chế biến khoáng sản, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Thực tế cho thấy, tại Liên đoàn ĐCĐB công tác chuyên môn kỹ thuật luôn luôn là thế mạnh và được Liên đoàn ưu tiên trong việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và bổ nhiệm. Giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong Liên đoàn ĐCĐB đều là các bộ kỹ thuật, những người được đào tạo bài bản về công tác địa chất, khoan thăm dò, …Do vậy công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn ĐCĐB trong bối cảnh tự chủ tài chính còn có một số hạn chế, khó khăn và bất cập. Việc lập và giao dự toán chưa sát với thực tế đối với các nhiệm vụ Nhà nước giao. Việc quản lý các hoạt động dịch vụ còn sai sót, không hạch toán kịp thời doanh thu, chi phí dẫn tới thực hiện nghĩa vụ với NSNN không đầy đủ. Việc định hướng tăng nguồn thu cho đơn vị chưa có kế hoạch cụ thể. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc” mong muốn qua tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại Liên đoàn ĐCĐB để đưa ra một số giải pháp chủ quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại chính tại Liên đoàn, hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính để phù hợp, hòa nhập với xu hướng phát triển đất nước. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Từ việc nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập. - Phân tích, đánh giá được thực trạng tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn ĐCĐB. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý tài chính tại Liên đoàn ĐCĐB. - Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn ĐCĐB 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017. + Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc + Phạm vi nội dung: Công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc. 4. Những đóng góp chủ yếu của luận văn + Đóng góp về mặt lý luận: - Luận văn hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về đơn vị SNCL và quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL. 5 - Luận văn xây dựng được khung lý thuyết để nghiên cứu về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL. Cụ thể luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại đơn vị SNCL. Trên cơ sở đó, đã hệ thống hoá và xây dựng các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL. + Đóng góp về thực tiễn: - Phân tích rõ thực trạng công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn ĐCĐB qua các phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, tổng hợp. - Đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nhằm mục đích tăng nguồn thu, tăng tính tự chủ trong hoạt động quản lý tài chính, đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về nguồn tài chính tại Liên đoàn ĐCĐB. - Luận văn đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý, lãnh đạo Liên đoàn ĐCĐB trong công tác quản lý tài chính để phù hợp, hòa nhập với xu hướng phát triển đất nước. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị SNCL. 5. Tổng quan nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như trong các chính sách phát triển của từng quốc gia. Với bối cảnh hiện nay, khi ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp, bội chi và nợ công tăng thì việc quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có hiệu quả, giảm bớt gánh nặng bao cấp của Nhà nước là vấn đề luôn được Quốc hội, Chính phủ và các bộ ban ngành quan tâm đặc biệt. Vì vậy, cho đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến lĩnh vực này như: Đề tài: “Quản lý tài chính ở Nhà xuất bản Chính tri Q ̣ uốc gia – Sự thật” của tác giả Lưu Thị Bình, trường Đại học kinh tế, năm 2014. Luận văn đã đề cập đến quản lý tài chính điển hình tại đơn vị sự nghiệp là Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia– Sự thật. Tuy nhiên, quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đặc thù của một cơ quan ngôn luận của Đảng. 6 Đề tài : “Tổ chức công tác kế toán thu, chi với viêc ṭ ăng cường tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc Bộ y tế tại Hà Nội ”của thạc sỹ Tô Thị Kim Thanh, trường Đại Học Thương Mại. Luận văn đã trình bày và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu và chính sách kế toán áp dụng tại các đơn vị hoạt động theo mô hình này. Đồng thời thông qua các phương pháp nghiên cứu, điều tra, luận văn cũng làm rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kế toán thu chi tại các bệnh viện công lập. Từ những nghiên cứu đó, luận văn đã làm rõ sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ y tế. Từ đó trình bày cu ̣thể các đề xuất, các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi với việc tăng cường tự chủ tài chính. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở chương trình kế toán thu, chi tại đơn vị sự nghiệp chưa đề cập được có hoạt động quản lý tài chính tại đơn vị. Đề tài: “Tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu giai đoạn 2013-2015 tại tỉnh Lào Cai” của tác giả Phan Đức Thắng, trường Học viện Tài chính, năm 2016. Luận văn đã đề cập đến những nội dung cơ bản của quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp nói chung và ở địa phương nói riêng. Tuy nhiên quản lý tài chính và NSNN cấp tỉnh chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố về điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đó, nên có những nội dung khác với quản lý tài chính và NSNN cho cơ quan cấp bộ tại trung ương. Có thể thấy quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và đổi mới công tác quản lý tài chính là vấn đề rất được quan tâm. Các nghiên cứu trên đã đề cập đến việc quản lý tài chính ở các lĩnh vực và địa phương khác nhau. Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp tuân theo quy định chung của Nhà nước, tuy nhiên hoạt động của các đơn vị sự nghiệp các lĩnh vực khác nhau có sự khác biệt đặc biệt tại các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có nhiều nét đặc thù riêng, cụ thể: tất cả các nhiệm vụ đều thi công 7 và thực hiện trên rừng núi cao do vậy phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, trang thiết bị, con người…Những yếu tố này chi phối rất lớn đến công tác quản lý tài chính. Do vậy, việc nghiên cứu quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc là rất cần thiết và quan trọng trên góc độ quản lý. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Liên đoàn Địa chất Đông Bắc. 8 Chương 1 CƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Theo Khoản 1 điều 9 quy định tại Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 : “ Đơn vị sự ngiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. [19]. Theo Giáo trình Tài chính công của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 thì: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động cơ bản của nó là cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội trong các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao,…[11]. Theo Giáo trình Quản lý tài chính công của Học viện Tài chính năm 2009 thì: Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm,…[12, tr 330]. Theo chế độ kế toán HCSN năm 2006 thì đơn vị sự nghiệp công lập là: Đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn 9 trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho từng giai đoạn [1]. Như vậy, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này có giá trị tinh thần vô hạn, chủ yếu được tổ chức để phục vụ xã hội, do đó chi phí chi ra không được trả lại trực tiếp bằng hiệu quả kinh tế nào đó mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. 1.1.1.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập chi phối đến cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc công tác quản lý hoạt động của đơn vị. Theo Giáo trình Quản lý tài chính công của Học viện Tài chính năm 2009 Đơn vị sự nghiệp công lập dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều mang những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là không vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng Trong nền kinh tế, các sản phẩm, dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn 10 nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp công lập tạo ra chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe, tri thức, văn hóa, đạo đức, xã hội,… Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Mặt khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp công lập chủ yếu là các “hàng hóa công cộng” phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình tái sản xuất xã hội. Hàng hoá công cộng có hai đặc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không loại trừ . Nói cách khác, đó là những hàng hóa mà nếu có một người tiêu dùng một hàng hóa thì trong cùng một lúc không làm cho người khác phải ngừng tiêu dùng hàng hóa đó và tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác. Nhờ việc sử dụng những “hàng hóa công cộng” do hoạt động sự nghiệp công lập tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình xóa mù chữ,… Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước, với vai 11 trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.[12, tr 332]. 1.1.1.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận của nền kinh tế và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện: Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao….có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao; khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật…. phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương trình lớn phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thứ tư, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đã góp phần tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động sự nghiệp của nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời qua đó cũng thực hiện xã hội hóa bằng cách thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan