Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công nhà thép tiền chế tại việt nam sử dụng q...

Tài liệu Quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công nhà thép tiền chế tại việt nam sử dụng quy trình atom

.PDF
150
1
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA PHAN NGỌC KHÁNH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG NHÀ THÉP TIỀN CHẾ TẠI VIỆT NAM SỬ DỤNG QUY TRÌNH ATOM Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2022 NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương Chữ ký: Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Thanh Phong Chữ ký: Cán bộ chấm nhận xét: Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn Chữ ký: Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đặng Thị Trang Chữ ký: Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM, ngày 16 tháng 01 năm 2022. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. PGS.TS. Phạm Hồng Luân : Chủ tịch hội đồng 2. PGS.TS. Trần Đức Học : Ủy viên thư kí hội đồng 3. TS. Chu Việt Cường : Ủy viên hội đồng 4. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn : Cán bộ phản biện 1 5. TS. Đặng Thị Trang : Cán bộ phản biện 2 Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Phạm Hồng Luân TRƯỞNG KHOA PGS. TS. Lê Anh Tuấn i ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : PHAN NGỌC KHÁNH MSHV : 1870498 Ngày, tháng, năm sinh: 17/08/1993 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành Mã số : 8580302 : Quản lý xây dựng I. TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG NHÀ THÉP TIỀN CHẾ TẠI VIỆT NAM SỬ DỤNG QUY TRÌNH ATOM II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Bằng cách sử dụng hệ thống quản lý rủi ro ATOM để thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nhận dạng, xác định được các yếu tố rủi ro thường gặp trong quá trình thi công dự án nhà thép tiền chế ở Việt Nam. - Xác định mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công bằng phương pháp DEMATEL. - Đề xuất kế hoạch ứng phó rủi ro thông qua quy trình ATOM. Từ đó, ứng dụng để giúp giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra trong dự án. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/08/2021 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/12/2021 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GVHD1: TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương GVHD2: TS. Nguyễn Thanh Phong CB HƯỚNG DẪN 1 TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương CB HƯỚNG DẪN 2 CN BỘ MÔN ĐÀO TẠO TS. Nguyễn Thanh Phong TS. Lê Hoài Long TRƯỞNG KHOA PGS. TS. Lê Anh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương, TS. Nguyễn Thanh Phong đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh. Cảm ơn tất cả bạn bè cùng lớp, đã cùng đồng hành với tôi những ngày học tại trường. Cảm ơn những người đồng nghiệp, đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Chính những kinh nghiệm thực tế từ những đồng nghiệp đã đóng góp rất nhiều ý kiến, dữ liệu cho tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn gia đình đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi kính chúc quý thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp lời chúc sức khỏe và bình an trong cuộc sống. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021 Phan Ngọc Khánh iii TÓM TẮT Trải qua thời gian dài phát triển, nhà thép tiền chế dần khẳng định được vị trí của mình trong nhiều lĩnh vực, từ công trình dân dụng, thương mại cho đến các công trình công cộng có quy mô lớn. Với những ưu điểm có thể thấy ở nhà thép tiền chế như: vượt nhịp lớn, thi công và chế tạo nhanh chóng, kết cấu bền vững, giảm đáng kể trọng lượng công trình,… thì kết cấu nhà thép tiền chế vẫn là lựa chọn tối ưu cho cả doanh nghiệp sản xuất, lẫn nhà ở dân dụng. Trong quá trình thi công nhà thép tiền chế luôn tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến chất lượng, an toàn và tiến độ. Và khi dự án có quá nhiều rủi ro thì sẽ rất khó quản lý, khắc phục hậu quả và phát sinh chi phí - điều mà các nhà quản lý không mong muốn xảy ra. Các dự án xây dựng nhà thép tiền chế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà các nhà quản lý không thể kiểm soát được. Do đó, trong nghiên cứu này đề xuất sử dụng phương pháp ATOM (Active Threat and Opportunity Management) để quản lý rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro ở mức thấp nhất. Phương pháp ATOM là một quy trình toàn diện bao gồm các bước xác định, đánh giá, phân tích lập kế hoạch ứng phó; ứng dụng thực tế và cuối cùng là đánh giá và thay đổi quy trình. Kỹ thuật Phòng thí nghiệm Đánh giá và Thử nghiệm Ra Quyết định (DEMATEL) được sử dụng trong giai đoạn đánh giá và phân tích rủi ro của phương pháp ATOM. Từ khóa: Quy trình ATOM; Phương pháp DEMATEL; Chỉ số đánh giá quản lý rủi ro RPI;… iv ABSTRACT Pre-engineered steel buildings have steadily gained traction in a variety of industries, ranging from civil and commercial construction to large-scale public works. Pre-engineered steel buildings are still an alternative because of the benefits that can be found in them, such as large spans, quick construction and fabrication, sustainable structure, greatly reducing the weight of the job, and so on. The best option for both manufacturing companies and private residences. During the construction process, there are always hidden risks related to quality, safety and progress. And when there are too many risks for the project, it will be very difficult to manage, overcome the consequences and incurred costs – that managers do not want to happen. The pre-engineered steel building projects have many hidden risks that managers cannot control. Therefore, in this study, we proposed to use the ATOM method (Active Threat and Opportunity Management) to manage risks and build risk prevention measures at the lowest level. The ATOM method is a comprehensive process that includes the steps of risk identification, assessment, analysis - response planning; practical application and finally evaluate and change the process. The Decision-Making Trial and Evaluation Laboratory (DEMATEL) technique is used in the risk assessment and analysis phase of the ATOM method. Keywords: ATOM methodology; DEMATEL technique; RPI Risk Management Index;… v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công nhà thép tiền chế tại Việt Nam sử dụng quy trình ATOM” do tôi hoàn toàn tự nghiên cứu thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương và TS. Nguyễn Thanh Phong, các thông tin dẫn chứng trong luận văn được trích dẫn từ nguồn gốc khoa học rõ ràng, các số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn không sao chép với bất kỳ nghiên cứu nào trước đó. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021 Phan Ngọc Khánh vi MỤC LỤC NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ .......................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... x DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................xii CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................... 1 1.2. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 7 1.4. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 7 1.5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7 1.6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 8 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..................................................................................... 9 2.1. Giới thiệu chung ................................................................................................... 9 2.2. Các nghiên cứu trước đó....................................................................................... 9 2.3. Khái niệm rủi ro .................................................................................................. 13 2.4. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu .................................................... 13 2.4.1. Hệ thống quản lý rủi ro ATOM...................................................................... 13 2.4.2. Kỹ thuật thử nghiệm và đánh giá khi đưa ra quyết định (DEMATEL) ......... 14 vii CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 16 3.1. Hệ thống quản lý rủi ro dựa theo hệ thống ATOM ............................................ 16 3.1.1. Bắt đầu xác định rủi ro ................................................................................... 16 3.1.2. Nhận dạng ...................................................................................................... 17 3.1.3. Định lượng, thẩm định, đánh giá .................................................................... 17 3.1.4. Lập kế hoạch ứng phó .................................................................................... 18 3.1.5. Báo cáo ........................................................................................................... 19 3.1.6. Thực hiện ........................................................................................................ 19 3.1.7. Xem xét lại ..................................................................................................... 19 3.1.8. Đánh giá sau dự án ......................................................................................... 20 3.2. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................ 20 3.3. Thu thập dữ liệu giai đoạn 1: Nhận dạng các yếu tố rủi ro chính trong quá trình thi công nhà thép tiền chế tại Việt Nam .................................................................... 29 3.3.1. Quy trình thu thập dữ liệu giai đoạn 1 ........................................................... 29 3.3.2. Nhận dạng các yếu tố rủi ro ........................................................................... 30 3.3.3. Xây dựng bảng câu hỏi................................................................................... 33 3.3.4. Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 34 3.4. Thu thập dữ liệu giai đoạn 2: Thực hiện ma trận so sánh tương quan, mối quan hệ nguyên nhân kết quả của các yếu tố rủi ro và trọng số yếu tố rủi ro.................... 35 3.4.1. Quy trình thu thập dữ liệu giai đoạn 2 ........................................................... 35 3.4.2. Thiết kế ma trận tương quan .......................................................................... 35 3.4.3. Lựa chọn chuyên gia ...................................................................................... 36 3.4.4. Cách thức thu thập dữ liệu ............................................................................. 37 3.4.5.Xác định chỉ số đánh giá quản lý rủi ro RPI .................................................... 37 viii CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG NHÀ THÉP TIỀN CHẾ TẠI VIỆT NAM ............................................... 38 4.1. Giới thiệu chung ................................................................................................. 38 4.2. Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................ 38 4.2.1. Kinh nghiệm công tác trong ngành xây dựng ................................................ 38 4.2.2. Chuyên môn ................................................................................................... 39 4.2.3. Trình độ học vấn ............................................................................................ 40 4.2.4. Cơ quan/ đơn vị công tác................................................................................ 41 4.2.5. Vai trò/ vị trí đang công tác............................................................................ 42 4.2.6. Chức vụ hiện tại đang công tác ...................................................................... 43 4.2.7. Quy mô dự án lớn nhất đã tham gia ............................................................... 44 4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................................... 45 4.3.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo về khả năng xảy ra P ....................................... 45 4.3.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo về mức độ ảnh hưởng I .................................... 45 4.4. Xếp hạng các yếu tố rủi ro .................................................................................. 46 4.4.1. Xếp hạng các rủi ro theo khả năng xảy ra P ................................................... 46 4.4.2. Xếp hạng các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng I ............................................... 49 4.4.3. Xếp hạng các rủi ro theo ma trận khả năng xảy ra - mức độ ảnh hưởng PIM (probability impact matrix) ....................................................................................... 53 CHƯƠNG 5. XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ CÁC YẾU RỦI RO THÔNG QUA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEMATEL . 60 5.1. Giới thiệu chung ................................................................................................. 60 5.2. Áp dụng DEMATEL .......................................................................................... 60 5.2.1. Thiết lập ma trận và tính trung bình cộng ma trận ......................................... 60 ix 5.2.2. Thiết lập ma trận ảnh hưởng trực tiếp chuẩn hóa X....................................... 64 5.2.3. Xây dựng ma trận tổng ảnh hưởng T ............................................................. 65 5.2.4. Thiết lập bản đồ quan hệ ảnh hưởng - influential relation map IRM ............ 67 5.2.5. Ma trận ảnh hưởng ròng ................................................................................. 71 5.2.6. Tính trọng số cho các tiêu chí ........................................................................ 80 5.3. Đề xuất thang đo mức độ quản lý rủi ro ............................................................. 81 5.4. Đề xuất chỉ số đánh giá quản lý rủi ro RPI......................................................... 81 CHƯƠNG 6. LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ ......................................................... 83 6.1. Lập kế hoạch ứng phó ........................................................................................ 83 6.2. Ứng dụng phương pháp Earned Value và Project Risk Management (EVM– PRM) vào dự án thực tế đã thi công ......................................................................... 85 6.2.1. Giới thiệu ......................................................................................................... 85 6.2.2. Đo lường chi phí và tiến độ ............................................................................. 85 6.2.3. Dự báo chi phí và tiến độ ................................................................................ 87 6.2.4. Ví dụ áp dụng vào dự án thực tế ..................................................................... 88 CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 99 7.1. Kết luận .............................................................................................................. 99 7.2. Thảo luận .......................................................................................................... 100 7.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 101 7.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 103 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 109 x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. So sánh các hệ thống quản lý rủi ro khác với quy trình ATOM (các bước khác nhau của mỗi quy trình được đối chiếu tới các bước của ATOM, ..................... 3 Bảng 3. 1. Chiến lược ứng phó chung....................................................................... 18 Bảng 3. 2. Các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công nhà thép tiền chế ................... 30 Bảng 3. 3. Mẫu ma trận khảo sát đợt 2 ..................................................................... 36 Bảng 4. 1. Số năm kinh nghiệm công tác trong ngành xây dựng ............................. 38 Bảng 4. 2. Chuyên môn ............................................................................................. 39 Bảng 4. 3. Trình độ học vấn ...................................................................................... 40 Bảng 4. 4. Cơ quan/ đơn vị công tác ......................................................................... 41 Bảng 4. 5. Vai trò/ vị trí đang công tác ..................................................................... 42 Bảng 4. 6. Chức vụ hiên tại đang công tác................................................................ 43 Bảng 4. 7. Quy mô dự án lớn nhất đã tham gia ........................................................ 44 Bảng 4. 8. Hệ số Cronbach’s Alpha khả năng xảy ra rủi ro P của mỗi thang đo...... 45 Bảng 4. 9. Hệ số Cronbach’s Alpha mức độ ảnh hưởng rủi ro I của mỗi thang đo .. 46 Bảng 4. 10. Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo Khả năng xảy ra P .............................. 46 Bảng 4. 11. Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo Mức độ ảnh hưởng I ........................... 49 Bảng 4. 12. Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo Mức độ rủi ro P×I ............................... 55 Bảng 5. 1. Ví dụ về bảng câu hỏi để thực hiện DEMATEL. .................................... 61 Bảng 5. 2. Tính tổng hàng ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình Z ...................... 64 Bảng 5. 3. Ma trận ảnh hưởng trực tiếp chuẩn hóa X ............................................... 65 Bảng 5. 4. Ma trận ảnh hưởng tổng thể T ................................................................. 66 Bảng 5. 5. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro ............................................... 68 Bảng 5. 6. Phân chia vùng trên IRM ......................................................................... 69 xi Bảng 5. 7. Quan hệ nguyên nhân – kết quả của các yêu tố rủi ro ............................. 70 Bảng 5. 8. Ma trận ảnh hưởng ròng .......................................................................... 72 Bảng 5. 9. Kết quả tính toán trọng số của các yếu tố rủi ro ...................................... 80 Bảng 6. 1. Kế hoạch ứng phó cho từng rủi ro ........................................................... 83 Bảng 6. 2. Bảng trọng số của các chỉ số trong từng giai đoạn thực hiện dự án ........ 88 Bảng 6. 3. Chỉ số quản lý rủi ro của dự án X ............................................................ 89 Bảng 6. 4. Bảng tính toán các tiêu chí của dự án X tại thời điểm tháng 6 ................ 91 Bảng 6. 5. Bảng tổng hợp ước lượng chi phí hoàn thành dự án tại thời điểm tháng 6 ................................................................................................................................... 92 Bảng 6. 6. Bảng so sánh chi phí hoàn thành dự án tại thời điểm tháng 6 ................. 94 Bảng 6. 7. Bảng tính toán các tiêu chí của dự án X tại thời điểm tháng 9 ................ 95 Bảng 6. 8. Bảng tổng hợp ước lượng chi phí hoàn thành dự án tại thời điểm tháng 9 ................................................................................................................................... 96 Bảng 6. 9. Bảng so sánh chi phí hoàn thành dự án tại thời điểm tháng 9 ................. 98 xii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 1. Minh họa ma trận Xác suất - Tác động của rủi ro và cơ hội .................... 14 Hình 3. 1. Hệ thống quản lý rủi ro dựa theo quy trình ATOM[1] ............................ 16 Hình 3. 2. Mô hình bốn phần IRM (Four-quadrant IRM)......................................... 25 Hình 3. 3. Quy trình phân tích định lượng DEMATEL ............................................ 27 Hình 3. 4. Quy trình thực hiện khảo sát đợt 1 ........................................................... 29 Hình 3. 5. Quy trình thực hiện khảo sát đợt 2 ........................................................... 35 Hình 4. 1. Ma trận mức độ rủi ro (Probability–Impact matrix) ................................ 54 Hình 4. 2. Ma trận mức độ rủi ro (Probability–Impact matrix) ................................ 57 Hình 5. 1. Bản đồ quan hệ ảnh hưởng - influential relation map IRM ..................... 71 Hình 5. 2. Bản đồ quan hệ ảnh hưởng của yếu tố” Thiết kế hoặc chế tạo không hoàn chỉnh, nhà máy gia công thiếu chi tiết” (C4) ............................................................ 73 Hình 5. 3. Bản đồ quan hệ ảnh hưởng của yếu tố” Những thay đổi về thiết kế - kỹ thuật không lường trước được” (C2) ......................................................................... 74 Hình 5. 4. Bản đồ quan hệ ảnh hưởng của yếu tố” Nhà thầu quản lý, giám sát công trường kém” (D2) ...................................................................................................... 75 Hình 5. 5. Bản đồ quan hệ ảnh hưởng của yếu tố nhóm II ....................................... 76 Hình 5. 6. Bản đồ quan hệ ảnh hưởng của yếu tố nhóm III, IV ................................ 78 Hình 5. 7. Thang đo mức độ quản lý rủi ro đề xuất .................................................. 81 1 1.1. CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giới thiệu chung Trải qua thời gian dài phát triển, kết cấu thép tiền chế đang dần trở nên sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, từ các công trình công cộng lớn đến công trình dân dụng vừa và nhỏ. Với những điểm vượt trội có thể thấy về kết cấu thép tiền chế như: nhịp lớn, thi công và sản xuất nhanh, công trình bền vững, giảm trọng lượng công trình đáng kể, ...thì kết cấu thép tiền chế vẫn là phương án thích hợp vừa cho cả doanh nghiệp sản xuất, lẫn nhà ở dân dụng. Tuy nhiên thực trạng thời gian gần đây, nền kinh tế gặp không ít khó khăn, dịch bệnh gây ảnh hưởng, giá vật tư ngày càng leo thang, các tổ chức, công ty xây dựng đang gặp thử thách không nhỏ để định hình và phát triển. Do đó, vấn đề kiểm soát trong quá trình đấu thầu, thiết kế, sản xuất chế tạo phải càng được chú trọng, giảm tối đa những sai phạm, tăng lợi thế cạnh tranh về giá cả, …là công việc rất cần thiết của mỗi công ty. Với các rủi ro không thể lường trước được, quản lý rủi ro là điều cần thiết để tối ưu hóa thời gian và lợi ích trong môi trường không ít khó khăn như hiện nay (việc mà đa phần chúng ta bỏ qua, hoặc không quan tâm trước đây). Việc xác định được các rủi ro thường gặp trong các khâu quan trọng của dự án nhà thép tiền chế phải được quan tâm và đầu tư đầy đủ, giúp quản lý tốt hiệu quả nguồn vốn và giảm tối đa mức thiệt hại. Các rủi ro thường xuất hiện trong khi lắp dựng nhà thép như: biện pháp lắp dựng không đúng gây thất thoát tài sản, hơn hết là nhân mạng con người…Và việc nhận biết những rủi ro thường gặp và đề xuất phương hướng quản lý nó cũng là mục đích của việc nghiên cứu này. 1.2. Lý do chọn đề tài Rủi ro không được kiểm soát rất hiểm nguy vì có thể gây ra kết quả không được như ý. Trong thực tế, quản lý rủi ro rất cần phải được ứng dụng cho dù trong kinh doanh, dự án hay cuộc sống hàng ngày. Việc quản lý rủi ro trong dự án hiện nay vẫn chưa được quan tâm nhiều vì nhiều người nghĩ rằng nó là một kỹ thuật chỉ sử dụng cho các dự án lớn và phức tạp. Hoặc nghĩ rằng quản lý rủi ro là một hình thức nhất thời trong một giai đoạn nào đó (theo 2 phong trào hay đại loại như vậy). Vì thế, bởi những suy nghĩ này mà dẫn đến việc quản lý rủi ro không được chú trọng và quan tâm, hoặc không dành sự chú ý một cách đầy đủ đến nó, dẫn đến hiệu quả đã đề ra không đạt được. Để có hiệu quả đầy đủ, quản lý rủi ro phải được tích hợp chặt chẽ vào quy trình quản lý dự án tổng thể. Coi nó là một phần chính, không phải coi nó như là một lựa chọn mà có thể thêm vào hoặc bỏ ra tùy ý. Những rủi ro khác nhau sẽ có mặt hầu hết trong từng thời điểm thực hiện dự án. Trên thực tế ngành nhà thép tiền chế, những rủi ro thường xuất hiện thường xuyên ở giai đoạn thi công. Phổ biến ở những bước các cấu kiện đầu tiên được lắp dựng, lúc này những cấu kiện chưa được liên kết lại với nhau nên chưa có sự ổn định … hoặc là chỉ một sai sót nhỏ trong việc cẩu lắp, dẫn đến những cấu kiện va chạm với nhau, gây ra biến dạng, lệch hướng và sập đổ. Trong giai đoạn này, sự cố xuất hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín, thời gian, chi phí và quan trọng nhất là tính mạng con người. Giai đoạn gia công – sản xuất cũng tác động không nhỏ đến chi phí. Ở công đoạn này, những sai sót về chủng loại vật tư, sai về cấu tạo, đường hàn,.. ảnh hưởng nghiệm trọng đến quá trình lắp dựng, tiến độ thi công, chưa kể đến tình huống nghiêm trọng hơn, là nếu các công trình xuất khẩu ra nước ngoài thì chi phí sửa chữa sẽ rất tốn kém. Luận văn này sẽ nghiên cứu và quản lý rủi ro trong thời gian thi công dự án kết cấu thép tại Việt Nam bằng quy trình Chủ động quản lý cơ hội và mối đe dọa (Active Threat and Opportunity Management - ATOM). ATOM được thiết lập để đáp ứng nhu cầu về một hệ thống quản lý rủi ro và có thể mở rộng và áp dụng cho tất cả các dự án. ATOM tập hợp các kỹ thuật, công cụ và phương pháp đã được thử nghiệm, kết hợp chúng thành một hướng dẫn dễ sử dụng nhưng có hệ thống để quản lý rủi ro. Trên thế giới và tại Việt Nam, có những quy trình kiểm soát rủi ro phổ biến như: • ISO 31000: 2009 - Quản lý rủi ro - Nguyên tắc và hướng dẫn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). • BS 31100: 2011 - Quản lý rủi ro - Quy tắc thực hành và hướng dẫn thực hiện BS ISO 31000 từ Viện Tiêu chuẩn Anh. 3 • Quản lý rủi ro (M_o_R) từ Văn phòng thương mại Chính phủ Vương quốc Anh (OGC) • Tiêu chuẩn quản lý rủi ro IRM / ALARM / AIRMIC. • Tiêu chuẩn thực hành kiểm soát rủi ro dự án từ Viện quản lý dự án (PMI). • Hướng dẫn PMBOK từ Viện quản lý dự án, Chương 11, “Quản lý rủi ro dự án” • Hướng dẫn Kiểm soát và Phân tích rủi ro dự án (PRAM) từ Hiệp hội quản lý Dự án (APM) (ở Vương quốc Anh) • Phân tích và quản lý rủi ro cho các dự án (RAMP) từ Viện kỹ sư xây dựng Vương quốc Anh. • BS IEC 62198: 2001 - Quản lý rủi ro dự án - Hướng dẫn áp dụng Bảng 1. 1. So sánh các hệ thống quản lý rủi ro khác với quy trình ATOM (các bước khác nhau của mỗi quy trình được đối chiếu tới các bước của ATOM, kí hiệu từ A-H) [1] ATOM ĐỊNH NGHĨA VỀ RỦI RO Là những điều không chắc chắn. Nếu xuất hiện sẽ mang lại kết quả tiêu cực hoặc tích cực. CÁC BƯỚC QUẢN LÝ RỦI RO A. Khởi đầu B. Nhận dạng C1. Đánh giá C2. (Phân tích định lượng rủi ro) D. Lập kế hoạch ứng phó E. Báo cáo F. Thực hiện G. Xem xét lại H. Đánh giá sau dự án ƯU ĐIỂM    Có thể mở rộng Có thể ứng dụng vào mọi dự án Dễ dàng áp dụng 4 Management of Risk – Guidance for Prectitioners [M_o_R]-3rd ed.(2010) ISO 31000:2009 Risk Management – Principles and Guidelines (2009) PMI Practice Standard for Project Risk Management (2009) Guide to the Project Management Body ĐỊNH NGHĨA VỀ RỦI RO Là một hoặc nhiều sự việc không chắc chắn. Nếu sự việc đó xuất hiện, nó sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu dự án. Rủi ro được đo lường bằng sự kết hợp giữa xác suất xảy ra (hoặc cơ hội) và mức độ ảnh hưởng của nó đến mục tiêu. CÁC BƯỚC QUẢN LÝ RỦI RO A Nhận dạng tình huống B Nhận dạng – Rủi ro C1 Đánh giá – Định lượng C2 Đánh giá – Phỏng đoán D Lập kế hoạch ứng phó F Thực hiện ? Áp dụng và xem xét ? Đánh giá, tương tác Là những ảnh hưởng của sự không chắc chắn đến mục tiêu dự án. A Thiết lập tình huống B Xác định rủi ro C Phân tích rủi ro C Đánh giá rủi ro D Xử lý rủi ro G Giám sát và xem xét E Tương tác và tham vấn  A. Lập kế hoạch quản lý rủi ro B. Nhận định rủi ro C1. Phân tích định tính rủi ro C2. Phân tích định lượng rủi ro D. Lập kế hoạch ứng phó rủi ro E/G. Giám sát và kiểm soát rủi ro Là những sự việc A. Lập kế hoạch quản không chắc chắn. lý rủi ro  Là những sự việc chắc chắn. Nếu nó xảy ra sẽ mang lại điều tích cực hoặc tiêu cực cho mục tiêu của dự án. ƯU ĐIỂM        Toàn bộ các chương đều là các nguyên tắc, bám sát và xem xét quản lý rủi ro Áp dụng cho chiến lược, chương trình, dự án. Là một phần của bộ phương pháp Quản lý các chương trình thành công (Managing Successful Programmes) và PRINCE2 Áp dụng cho tất cả các cấp độ quản lý rủi ro Bao gồm các nguyên tắc quản lý rủi ro và khuôn khổ quản lý rủi ro Tương tác và tham vấn được xem là các yếu tố riêng biệt của quá trình Xác định các yếu tố thành công quan trọng cho mỗi bước của quy trình Các công cụ, kỹ thuật và mẫu được cung cấp trong phụ lục Định hướng quy trình rõ ràng (dữ 5 of Knowledge [PMBOK Guide]7th ed.(2021) Risk Analysis and Management for Projects [RAMP]3rd ed.(2014) IRM/ALARM/ AIRMIC Risk Management Standard (2002) BS IEC 62198:2001-Project Risk Management- ĐỊNH NGHĨA VỀ RỦI RO Nếu nó xảy ra sẽ mang lại điều tích cực hoặc tiêu cực cho mục tiêu của dự án. CÁC BƯỚC QUẢN LÝ RỦI RO B. Nhận định rủi ro C1. Phân tích định tính rủi ro C2. Phân tích định lượng rủi ro D. Lập kế hoạch ứng phó rủi ro E/G. Giám sát và kiểm soát khiển rủi ro Là mối đe dọa hoặc A. Khởi động quy trình cơ hội. B. Lập kế hoạch và bắt đầu xem xét rủi ro B. Nhận định rủi ro C. Đánh giá rủi ro D. Mô tả các biện pháp ứng phó D. Đánh giá rủi ro còn lại và quyết định xem có nên tiếp tục hay dừng lại D. Lập kế hoạch ứng phó với những rủi ro tồn đọng E. Bàn bạc chiến lược ứng phó rủi ro và kế hoạch ứng phó F. Thực hiện chiến lược và kế hoạch G. Kiểm soát rủi ro H. Kết thúc quy trình Sự kết hợp giữa xác A. Mục tiêu chiến lược suất của và kết quả của tổ chức của một sự kiện. B. Nhận định rủi ro B. Mô tả rủi ro C. Ước lượng rủi ro C. Đánh giá rủi ro E. Báo cáo rủi ro D. Ứng phó rủi ro G. Giám sát và xem xét Sự kết hợp giữa xác A. Thiết lập tình huống suất của và kết quả B. Nhận định rủi ro của một sự kiện. C. Đánh giá rủi ro ƯU ĐIỂM        liệu đầu vào / các công cụ và kỹ thuật / dữ liệu đầu ra) Giải quyết các mối đe dọa Xem xét cơ hội cũng như các mối đe dọa Tập trung vào các dự án trọng tâm Áp dụng cho kinh doanh và dự án Liên kết với các tổ chức quản lý chiến lược Chương (9) nói về vai trò của các chức năng khác nhau trong tổ chức Như một tiêu chuẩn 6 ĐỊNH NGHĨA VỀ RỦI RO Application Guidelines (2002) BS6079-3:2000Project Management-Part 3: Guide to the Risk Management of Business Related Project Risk (2000) Sự không chắc chắn trong các kế hoạch và khi nó xảy ra sẽ ảnh hưởng đến doanh thu hoặc mục đích của dự án CÁC BƯỚC QUẢN LÝ RỦI RO D. Ứng phó rủi ro F/G. Xem xét và giám sát rủi ro H. Đánh giá sau dự án A. Tình huống B. Nhận định rủi ro B. Phân tích rủi ro B. Đánh giá rủi ro D. Ứng phó rủi ro E/F/G. Tương tác/ giám sát và xem xét /cập nhật kế hoạch ƯU ĐIỂM  Tập trung vào các dự án có sử dụng công nghệ  Tập trung liên kết mục tiêu kinh doanh và chiến lược Vai trò của nhận thức và phân tích từ các bên liên quan  Từ bảng so sánh trên, quy trình ATOM và RAMP có đầy đủ các bước đánh giá hơn so với các quy trình còn lại. Nhưng nhìn chung, ATOM tương đồng với các tiêu chuẩn kiểm soát rủi ro khác. Sự khác biệt chính là ATOM không phải là một tiêu chuẩn quá khắc khe. Thay vào đó, nó là một phương pháp mô tả cách thực hiện quản lý rủi ro cho một dự án thực tế, chứ không phải là một khuôn khổ lý thuyết hay một tiêu chuẩn, nguyên tắc. ATOM nhằm mục đích làm cho việc kiểm soát rủi ro dự án có thể tiếp cận được với tất cả mọi người và dễ sử dụng. Trong quy trình ATOM, việc khảo sát thống kê và phân tích rủi ro định lượng đóng vai trò quan trọng. Có nhiều kỹ thuật, định lượng có thể được ứng dụng để xây dựng mô hình phân tích như Monte Carlo, phân tích thứ bậc AHP, phân tích thứ bậc mờ fuzzy AHP, phân tích mạng ANP, phân tích quan hệ xám GRA, kỹ thuật thử nghiệm và đánh giá khi đưa ra quyết định DEMATEL, ... Mỗi trường hợp khác nhau, thì các kỹ thuật khác nhau có thể được sử dụng phù hợp. Kỹ thuật thử nghiệm và đánh giá khi đưa ra quyết định (DEMATEL) là một phương pháp hiệu quả để xác định các thành phần chuỗi nguyên nhân - kết quả của một hệ thống phức tạp. Nó đề cập đến việc đánh giá các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố và tìm ra những chỉ tiêu quan trọng thông qua một mô hình trực quan. Trong nghiên cứu, để định lượng các rủi ro thường gặp thì phương pháp DEMATEL sẽ được áp dụng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan