Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp quân đội...

Tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp quân đội

.PDF
121
3
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG HÀ NỘI – 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN DŨNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TICH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Nga MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại ..........................................................................................4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài .....................................................................4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................4 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại ...............................7 1.2.1.. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................7 1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu ở ngân hàng thƣơng mại .........................................11 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nợ xấu ở các ngân hàng thƣơng mại: ....30 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nợ xấu ...................................................37 1.3. Quản lý nợ xấu của một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội: ................................................................................38 1.3.1. Quản lý nợ xấu tại một số Ngân hàng thƣơng mại: ........................................38 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân Đội .................................43 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................46 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................................46 2.2. Các phƣơng pháp xử lý thông tin .......................................................................46 2.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả...........................................................................46 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ...................................................................47 2.2.3. Phƣơng pháp so sánh.......................................................................................48 CHƢƠNG 3: QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ...49 3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội ........................................49 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................49 3.1.2. Chức năng, đặc điểm hoạt động SXKD của Ngân hàng TMCP Quân Đội ....50 3.1.3. Nợ xấu của MB: ..............................................................................................53 3.2. Thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân Đội:...........................59 3.2.1 Ngăn ngừa nợ xấu ............................................................................................59 3.2.2. Nhận diện nợ xấu: ...........................................................................................71 3.2.3. Đo lƣờng nợ xấu..............................................................................................74 3.2.4. Xử lý nợ xấu ....................................................................................................75 3.3. Đánh giá chung ..................................................................................................81 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................................81 3.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu của MB ..................................84 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu của MB......85 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ..................................................96 4.1. Định hƣớng công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng Quân Đội .......................96 4.2 Giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ................................97 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, lƣợng hóa rủi ro theo chuẩn Basel 2 .......................................................................................................................97 4.2.2. Kiện toàn môi trƣờng pháp luật và cơ quan quản lý chuyên ngành ...............99 4.2.3. Nâng cao chất lƣợng công tác giám sát, kiểm soát tín dụng ...........................99 4.2.4 Cải tiến công tác thu hồi nợ xấu .....................................................................100 4.2.5. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực chuyên ngành gắn với đạo đức nghề nghiệp ......................................................................................................................101 4.2.6. Cải tiến qui trình nhận, định giá và quản lý, xử lý TSĐB ............................102 4.2.7. Giải pháp trong dài hạn về kiểm soát chất lƣợng tín dụng, giảm nợ xấu .....104 KẾT LUẬN ............................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................108 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BASEL Ủy ban giám sát về các hoạt động Ngân hàng 2 BĐS Bất động sản 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CIB Khách hàng doanh nghiệp lớn 5 HĐQT Hội đồng quản trị INDIV/ Khách hàng cá nhân 6 KHCN 7 LTV Tỉ lệ cho vay trên giá trị (Loan-to-Value Ratio) 8 MB Ngân hàng TMCP Quân Đội 9 MB AMC Công ty xử lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội 10 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 11 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 12 QSDĐ Quyền sử dụng đất 13 QTRR Quản trị rủi ro 14 RM Relationship Management officer (Chuyên viên quan hệ khách hàng) 15 ROA Thu nhập trên tổng tài sản 16 ROE Thu nhập trên vốn chủ sở hữu 17 RRTD Rủi ro tín dụng 18 SME Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 19 TCTD Tổ chức tín dụng 20 TP/PP Trƣởng phòng, phó phòng 21 TSĐB Tài sản đảm bảo 22 XLRR Xử lý rủi ro 23 XLN Xử lý nợ i DANH MỤC BẢNG TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bảng Bảng 3.1 Nội dung Trang Tỷ trọng nhóm nợ trên tổng dƣ nợ 3 năm 2017, 2018, 53 2019 Bảng 3.2 Số liệu nợ xấu 3 năm 2017 -2019 theo phân khúc khách 54 hàng Bảng 3.3 Tỷ trọng Nợ xấu theo kỳ hạn cho vay 56 Bảng 3.4 Tỷ trọng Nợ xấu theo sản phẩm cho vay (nhóm ngành) 57 2017-2019 Bảng 3.5 Giới hạn mức độ rủi ro tối đa theo Định hƣớng tín dụng 69 6 tháng đầu năm 2019 của MB Bảng 3.6 Giới hạn cho vay theo TSĐB theo Định hƣớng tín dụng 74 6 tháng đầu năm 2019 của MB Bảng 3.7 Tỷ lệ cho vay tối đa trên TSĐB theo Quy định nhận và 74 quản lý TSĐB của MB số 60/QĐ-HS ngày 25/05/2013) Bảng 3.8 Ma trận xử lý nợ theo tuổi nợ, quy mô dƣ nợ và ngƣời 76 xử lý Bảng 3.9 Qui trình phối hợp quản lý và thu hồi nợ xấu tại MB ii 76 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT 1 2 Biểu đồ, Nội dung Sơ đồ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tỷ trọng nhóm Trang nợ trong 3 năm 2017,2018,2019 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ tỷ trọng nợ xấu, nợ quá hạn 3 năm 2017, 2018, 2019 54 54 2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 62 3 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ cơ cấu quản trị rủi ro 63 4 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ 3 vòng bảo vệ của MB 66 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Là một thực thể kinh tế, ngân hàng thƣơng mại, tƣơng tự nhƣ các thực thể kinh tế khác, hoạt động nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của mình. Mục tiêu này đòi hỏi, bên cạnh việc không ngừng tìm kiếm các giải pháp tăng cƣờng lợi nhuận kinh doanh nhƣ gia tăng thị phần, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện chất lƣợng các loại hình dịch vụ..ngân hàng thƣơng mại cũng phải tập trung nghiên cứu, ứng dụng các chính sách quản lý rủi ro để tạo ra hành lang bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tối thiểu hóa các tổn thất tiềm tàng. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn trong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thƣơng mại đến đầu tƣ, kinh doanh ngoại hối... với nhiều mức độ khác nhau, nhƣng có ảnh hƣởng sâu rộng và trầm trọng nhất vẫn là rủi ro nợ xấu. Nợ xấu gây ra một lƣợng vốn lớn tƣơng ứng bị tồn đọng, dòng tiền trong nền kinh tế bị hạn chế lƣu thông và ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Nợ xấu ảnh hƣởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và quản lý thị trƣờng tiền tệ của Ngân hàng nhà nƣớc. Nợ xấu của nền kinh tế nhiều và kéo dài sẽ khiến cho số lƣợng doanh nghiệp không đƣợc vay vốn, thiếu vốn phải dừng hoạt động, tăng nguy cơ phá sản. Điều này đe dọa đến sự bền vững không những của hệ thống tài chính quốc gia mà còn ảnh hƣởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế nhƣ thất nghiệp, suy thoái kinh tế do giảm sản xuất, giảm cầu đầu tƣ …. Do vậy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, khi nợ xấu đủ lớn đe dọa sự an toàn hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô thì đòi hỏi Chính phủ cũng nhƣ các tổ chức tín dụng lập tức phải can thiệp xử lý nợ xấu, kể cả sử dụng nguồn ngân sách hoặc vốn vay từ nội lực hay bên ngoài. Xét riêng trong bối cảnh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội, trải qua nhiều năm tăng trƣởng mạnh mẽ, liên tục và những cải cách toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng nhƣ nhân lực, Ngân hàng đã đạt đƣợc những kết quả tiến bộ vƣợt bậc trong mọi mặt kinh doanh. Thế nhƣng, những bài học lịch sử trong quá khứ và những biến động bất lợi lớn lao về kinh tế vĩ mô 1 nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong những năm vừa qua và có thể cả trong một vài năm tới luôn nhắc nhở rằng, nguy cơ nợ xấu luôn luôn hiện hữu và có khả năng đe doạ lớn tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng (nợ quá hạn từ nhóm 2 trở lên năm 2017, 2018, 2019 lần lƣợt là 2.61%, 2.41% và 2.23%) Để tồn tại và phát triển, để nâng cao toàn diện chất lƣợng công tác quản lý nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế, nhanh chóng đạt đƣợc mục tiêu hoà nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới, nâng cao chất lƣợng quản lý nợ xấu là một vấn đề mang tính cốt yếu trong chiến lƣợc hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội. Xuất phát từ thực tế trên, học viên đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Những hạn chế, bất cập trong quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội là gì? Lãnh đạo Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội cần phải làm gì để hoàn thiện quản lý nợ xấu? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu ở Ngân hàng TMCP Quân đội. Từ mục đích nghiên cứu trên, Nhiệm vụ nghiên cứu là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại. Phân tích thực trạng quản lý nợ xấu của MB; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân. Đƣa ra những định hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu ở Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của MB. *Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Trong phạm vi hoạt động của MB trong thị trƣờng trong nƣớc. Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2017 – 2019, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong những năm tiếp theo. 2 Phạm vi về nội dung: Luận văn phân tích đánh giá thực tiễn tình hình quản lý nợ xấu của MB. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu. 4. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm: CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 3: QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Trong vài thập kỷ gần đây, hậu quả của việc nợ xấu tăng cao đối với hoạt động Ngân hàng đƣợc quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu đều cho rằng tác động của nợ xấu tăng cao là nguyên nhân làm phá sản ngân hàng. Nguyên nhân nợ xấu, có nhiều lập luận cho rằng trì trệ kinh tế là một trong những nguyên nhân chính nợ của nợ xấu ngân hàng. Mỗi khoản nợ xấu là thể hiện sự yếu kém của khách hàng và không có lợi nhuận. Khi nợ xấu tăng cao thì nguồn vốn lƣu thông trong nền kinh tế bị ngƣng trệ. Nghiên cứu tác động của nợ xấu đối với hiệu quả hoạt động Ngân hàng thì các nhà kinh tế Berger và Humphery [68], Barr và Siems [69], Wheelock và Wilson [70], cho rằng các ngân hàng phá sản có xu hƣớng nằm xa so với đƣờng biên hiệu quả. Đối với vấn đề về nguyên nhân gây ra nợ xấu thì theo công trình nghiên cứu của Sinley, Joseph. F và Greenwalt [71] thực hiện đối với các NHTM lớn ở Mỹ cho rằng yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng đều là tác nhân gây ra sự đổ vỡ tín dụng và mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ nợ xấu với các yếu tố chủ quan của ngân hàng nhƣ là lãi suất cao, ... Để tránh nợ xấu Duesenberry [72] cho rằng các ngân hàng nên đƣợc chuẩn bị để đáp ứng rút tiền gửi tại bất cứ lúc nào. Ngoài ra, họ phải đƣợc chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu tiền mặt tối thiểu của các khách hàng bất cứ lúc nào. Do đó, các tổ chức cần chuẩn bị một số lƣợng lớn các tài sản có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc và có đủ tiền mặt để đảm bảo nhu cầu của Khách hàng. (OLONISAKIN, COMFORT FOLAKE. 1992). 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong vài năm gần đây, giải quyết nợ xấu là một vấn đề cấp bách của Chính phủ và các ngân hàng thƣơng mại. Về vấn đề này đã có nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành nhƣ: Bài viết của Nguyễn Thị Mùi [21], Cảnh Chí Hoàng 4 [22], Huỳnh Thị Hƣơng Thảo [23] đã đề cập đến các nhận dạng của nợ xấu và đƣa ra các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả. Các bài viết này chủ yếu tập trung nghiên cứu các giải pháp để xử lý nợ xấu đạt kết quả cao. Các giải pháp đƣợc nói đến nhƣ thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là VAMC). Nguyễn Thị Minh Thanh [24] đề cập đến việc lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Phạm Phú Thái [25], bài viết phân tích, đánh giá vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc trong quản lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng nợ xấu và quản lý của NHNN đối với nợ xấu của hệ thống NHNN Việt Nam, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp đối với NHNN (môi trƣờng pháp lý, tổ chức thực hiện quản lý của NHNN đối với nợ xấu, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và nợ xấu, xử lý vi phạm của NHNN khi có nợ xấu vƣợt ngƣỡng) Trƣơng Thị Đức Giang [26] phân tích kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số Ngân hàng lớn nhƣ BIDV, Vietcombank từ đó rút ra bài học cho việc quản lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Bài viết Lê Quốc Phƣơng, [27] trên Tạp chí kinh tế và dự báo chỉ ra các nguyên nhân nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu theo mô hình công ty quản lý tài sản và mô hình công ty mua bán nợ ở Việt Nam, những hạn chế. Vũ Thị Phƣơng Thụy [28], giới thiệu về Basel 2, Thực trạng triển khai Basel II tại Việt Nam và đề xuất Giải pháp đẩy nhanh triển khai Basel II tại Việt Nam. Tô Ngọc Hƣng [29], đề cập đến thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nợ và vấn đề xử lý nợ xấu, hiệu quả của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong vấn đề xử lý nợ xấu. Phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu đƣợc ngành ngân hàng triển khai. Đinh Mai Long [29], nêu tổng quan các lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu, Kinh nghiệm xửlý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc và gợi ý chính sách cho quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Nguyễn Văn Thọ [30], đề cập biện pháp xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đó là chuyển nợ thành phần góp vốn. Bài viết nêu thực trạng hoạt động này ở Việt Nam, những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế. 5 Đinh Thị Thanh Vân [31], giới thiệu những quy định về cách phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro trong các tổ chức tín dụng Việt Nam. So sánh với quan điểm về nợ xấu, cách phân loại nợ, trích lập phòng rủi ro của tổ chức quốc tế: Ủy ban Basel II, IMF và một số quốc gia trên thế giới, từ đó đƣa ra những quan điểm cần lƣu ý khi đánh giá vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Nguyễn Văn Phƣơng [31], nêu ra những khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu ở Việt Nam nhƣ: Ngân hàng và chủ sở hữu phối hợp bán tài sản bảo đảm, ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm thông qua khởi kiện, thi hành án. Nguyễn Tiến Đức [32] và Bùi Khắc Tân [33] đều nêu các nội dung: Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại, thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thƣơng mại ĐT&PT Việt Nam Bắc Quảng Bình/Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, và nêu các giải pháp tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng này. Riêng với luận văn của thạc sỹ của Bùi Khắc Tân có thêm các kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành và NHNN. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng [33], tác giả đã chứng minh khi nào nợ xấu đƣợc nhận biết và đo lƣờng một cách chính xác thì ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả. Quy mô đối tƣợng nghiên cứu của tác giả ở phạm vi hệ thống ngân hàng chứ không phải một ngân hàng cụ thể. Nguyễn Thị Thu Hiền [34], công trình nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài hẹp, chỉ trong phạm vi một tỉnh nên các giải pháp xử lý phần nhiều còn mang tính xử lý tình huống. Công trình cũng chỉ tập trung giải pháp xử lý nợ xấu khi nợ xấu đã phát sinh, chƣa có hoạt động phòng ngừa từ rủi ro tín dụng. 1.1.3. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu trên đây đều đƣa ra những luận điểm chung về quản lý nợ xấu đó là: (i) Nguyên nhân nợ xấu (ii) Tác động của nợ xấu; (iii) Các giải pháp để xử lý nợ xấu (Chủ yếu khai thác giải pháp khi đã tồn tại nợ xấu, số dƣ nợ xấu đã phát sinh). 6 Tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết chƣa nói đến vấn đề lớn quản lý nợ xấu trong ngành Ngân hàng – là ngành kinh doanh vốn rất nhiều rủi ro và những rủi ro đều có thể đƣợc lƣợng hóa bằng sự thất thoát cụ thể của dòng tiền, của lợi nhuận; đó là việc quản lý nợ xấu thành công không chỉ là quản lý và thu hồi nợ xấu khi đã phát sinh mà điều cốt lõi và quan trọng tiên quyết là quản lý đƣợc rủi ro tín dụng, phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu phát sinh. Định hƣớng nghiên cứu này phù hợp với khái niệm hoạt động quản lý nợ xấu của Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng đó là: “Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cƣờng các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh. Từ đó nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của Ngân hàng thƣơng mại”. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, cũng đƣa ra 2 vấn đề: (i) Quản lý rủi ro tín dụng để đạt đƣợc mục tiêu cho vay an toàn, hiệu quả; (ii) Tăng cƣờng các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1.. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại nhiều hình thái kinh tế xã hội. Từ “tín dụng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là credtium có nghĩa là sự tin tƣởng, tín nhiệm, dựa trên sự tin tƣởng tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vay mƣợn một lƣợng giá trị biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hoặc vật chất trong một thời gian nhất định. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Tín dụng là quan hệ vay mƣợn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tƣởng số vốn đó sẽ đƣợc hoàn lại vào một ngày xác định trong tƣơng lai. Rủi ro tín dụng: Danh từ “rủi ro” đã đƣợc nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau. Frank Knight một học giả ngƣời Mỹ, định nghĩa “Rủi ro là sự bất 7 trắc có thể đo lƣờng đƣợc”. Allan Willett cho “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ tiền lãi hoặc tiền gốc theo các điều kiện và cam kết trong hợp đồng tín dụng. Theo khoản 1, điều 2 quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN, đề cập khái niệm “rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo Điều 2 khoản 24 Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016: “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng. Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trƣớc hoặc khi đến hạn của các giao dịch”. Nợ xấu: Nợ xấu thƣờng đƣợc nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “non-performing loan” (NPL), “doubtful debt”, thông thƣờng nợ xấu đƣợc hiểu là các khoản nợ dƣới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thƣờng xảy ra khi khách hàng vay đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại khá nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau. Có thể nhắc tới một số khái niệm nợ xấu nhƣ sau: Định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên hợp quốc cho rằng “Một khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dƣới 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ”. Định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS - International Accounting Standards), đƣợc khuyến cáo áp dụng ở một số nƣớc phát triển, chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay mà không quan tâm tới thời gian quá hạn chƣa tới 90 ngày hoặc chƣa quá hạn. Phƣơng pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng 8 thƣờng là phƣơng pháp phân tích dòng tiền tƣơng lai hoặc xếp hạng khoản vay. Hệ thống này đƣợc coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhƣng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Định nghĩa của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS - The Basel Committee on Banking Supervision) không đƣa ra thời gian quá hạn chi trả khi một khoản nợ bị coi là ”xấu” (có thể là 30-89 ngày, 90-179 ngày, trên 180 ngày ở các quốc gia khác nhau) mà cho rằng đó là “khoản nợ đã quá hạn và ngân hàng thấy ngƣời vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chƣa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi”. Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng trung ƣơng châu Âu (ECB - The European Central Bank) căn cứ trên tiêu chí chủ yếu của BCBS, cho rằng “Một khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày trở lên, phù hợp với định nghĩa của Basel II về tổn thất, hoặc khi có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ”. Tại Việt Nam, nợ xấu không đƣợc định nghĩa trực tiếp mà đƣợc xác định gián tiếp thông qua quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 bao gồm nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn (theo Điều 6 và 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN). Nhƣ vậy, định nghĩa về nợ xấu tại Việt Nam hiện nay đã khá tƣơng đồng với tiêu chuẩn quốc tế và thực tiễn áp dụng tại nhiều nƣớc trên thế giới (nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc). Hiệp ƣớc vốn Basel I: Là Hệ thống đo lƣờng vốn, cung cấp khung đo lƣờng rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Hiệp ƣớc vốn Basel II: Hiệp ƣớc vốn Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ƣớc Basel, trong đó đƣa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Ƣu điểm vƣợt trội của Basel II so với Basel I: Về cấu trúc và nội dung: Basel 1 chỉ tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro là “yêu cầu vốn tối thiểu”. Trong khi đó, Basel 2 lại tập trung nhiều hơn vào các phƣơng pháp nội bộ của ngân 9 hàng, thực hiện đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật dựa trên nguyên tắc thị trƣờng. Vì vậy, làm gia tăng quyền lực của các nhà quản lý quốc gia, bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng dựa trên đặc điểm rủi ro của nó; Về tính linh động của ứng dụng: Basel 1 quy định chung với một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng. Basel 2 có tính linh hoạt hơn với một danh sách bao gồm phƣơng pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng có thể lựa chọn phụ thuộc vào tình hình thực tế; Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo lƣờng rủi ro quá sơ bộ. Basel 2 nhạy cảm hơn đối với các rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu về vốn đối với sự gia tăng mức độ rủi ro và sự bắt buộc công khai chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và các chính sách rủi ro; Về trọng số rủi ro: Basel 2 quy định trọng số rủi ro từ 0 – 100% và ƣu đãi hơn với các nƣớc thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Basel 2 quy định từ 0 – 150% hoặc hơn và không có đặc quyền cho bất cứ quốc gia nào; Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel 2 thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn so với basel 1. Basel 2 đƣa ra nhiều kỹ thuật hơn nhƣ hỗ trợ, đảm bảo, lập mạng lƣới vị thế, , phái sinh tín dụng,… Nhận diện Nợ xấu: Nhận diện nợ xấu là việc phát hiện, xác định nợ xấu trên cơ sở các tiêu chí để nhận diện nợ xấu. Việc xác định đúng về con số và bản chất nợ xấu là một khâu quan trọng, tác động đến tất cả các khâu còn lại của quá trình quản lý nợ xấu. Nhận diện nợ xấu chủ yếu thông qua đánh giá lại các khoản tín dụng và phụ thuộc vào tiêu chí xác định nợ xấu do cơ quan quản lý Ngân hàng từng quốc gia và hệ thống tiêu chí nội bộ do Ngân hàng xây dựng. Việc nhận diện nợ xấu có thể thông qua tiêu chí định tính (mức độ nghi ngờ về khả năng trả nợ) và định lƣợng (dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ) hoặc kết hợp giữa định tính và định lƣợng. 1.2.1.2. Quản lý nợ xấu và sự cần thiết phải quản lý nợ xấu của NHTM: Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cƣờng các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh từ đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. 10 1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu ở ngân h ng thương mại Nội dung quản lý nợ xấu bao gồm 4 nội dung cơ bản: NGĂN NGỪA NỢ XẤU ĐO LƢỜNG ĐÁNH GIÁ NỢ XẤU NHẬN DIỆN NỢ XẤU XỬ LÝ NỢ XẤU 1.2.2.1. Ngăn ngừa nợ xấu Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai bao gồm tập hợp các hoạt động: Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lƣợc kinh doanh, chính sách, quy trình, thủ tục cấp tín dụng theo hƣớng lành mạnh, thận trọng; thƣờng xuyên quan tâm phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cải thiện năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và nâng cao trình độ chuyên môn, tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Tăng cƣờng tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng; xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng và vấn đề lợi ích nhóm trong tổ chức tín dụng; tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng, tăng số lƣợng và đa dạng hóa cổ đông, thành viên tham gia góp vốn của tổ chức tín dụng. Tập trung thu hồi nợ xấu hiệu quả. Trong đó quan trọng là phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lƣợc kinh doanh, chính sách, quy trình, thủ tục cấp tín dụng theo hƣớng lành mạnh, thận trọng. Cụ thể, trƣớc, trong và sau một phán quyết cho vay cần: Thẩm định khách h ng: Phân tích đánh giá khách hàng nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng đƣợc thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Nội dung phân tích khách hàng theo các chỉ tiêu định lƣợng và định tính để có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng Các chỉ tiêu định tính: 11 Tiêu chí định tính là tiêu chí không lƣợng hóa bằng con số mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của khách hàng. Các tiêu chí này đƣợc thể hiện rõ nét qua phƣơng pháp 6C. Character (tư cách người vay) Ngân hàng phải đánh giá tính đúng đắn và hợp lý của mục đích xin vay, có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng, thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có thiện chí và nỗ lực hoàn trả nợ vay khi đáo hạn. Capacity (năng lực của người cho vay): Ngân hàng phải chắc chắn rằng ngƣời xin vay đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng, ngƣời đại diện đặt bút ký phải là ngƣời đƣợc ủy quyền hợp pháp của công ty, có tƣ cách pháp nhân, nếu không toàn bộ văn kiện ký kết giữa Bên vay và Ngân hàng sẽ bị vô hiệu. Cash flow (Dòng tiền mặt): Nhìn chung, ngƣời vay có 3 khả năng tạo ra tiền: tiền từ doanh thu bán hàng hay lợi nhuận thu nhập; tiền từ thanh lý tài sản; tiền từ chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Ngân hàng ƣu tiên hơn về khả năng trả nợ của khách hàng theo nguồn thu từ khoản vay đầu tiên. Collateral (bảo đảm tiền vay): khách hàng đƣợc cấp tín dụng dựa trên giá trị tài sản bảo đảm: cầm cố, thế chấp, tín chấp, hay bảo lãnh từ bên thứ ba… Condition (các điều kiện): Ngân hàng phải nhận biết đƣợc những xu hƣớng tiến triển gần đây của khách hàng cũng nhƣ của ngành mà khách hàng hoạt động, thấy đƣợc mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản vay. Một khoản cho vay ban đầu dƣờng nhƣ rất tốt nhƣng có thể trở nên xấu đi do khả năng trả nợ của khách hàng giảm vì doanh thu/ thu nhập của khách hàng giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc do lãi suất tăng cao trƣớc sức ép của lạm phát... Control (kiểm soát): Tập trung vào những vấn đề nhƣ: các thay đổi trong luật pháp có ảnh hƣởng đến ngƣời vay, ngƣời vay có đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng không. Các chỉ tiêu cần đánh giá khách hàng gồm chỉ tiêu định lƣợng và định tính: Các chỉ tiêu định lượng: hầu hết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đều có thể tính trực tiếp từ các báo cáo tài chính của công ty. Dựa 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan