Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về viễn thông tỉnh đồng nai...

Tài liệu Quản lý nhà nước về viễn thông tỉnh đồng nai

.PDF
96
1
142

Mô tả:

HỒ BIÊN CƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI * LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ BIÊN CƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI * LUẬN VĂN KHÓA 4 - NĂM 2021 THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỒNG NAI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI HỒ BIÊN CƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số ngành: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG Đồng Nai, tháng 05 năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài:“Quản lý Nhà nước về hoạt động Viễn thông tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng Nai, ngày 30 tháng 05 năm 2021 Tác giả thực hiện Luận văn Hồ Biên Cương i LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai, bản thân đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài:“Quản lý Nhà nước về hoạt động Viễn thông tỉnh Đồng Nai”. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng biết ơn: Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Quang Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra của đề tài. Quý thầy cô giáo Trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai những người đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức làm nền tảng lý luận trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra của luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn VNPT Đồng Nai và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai, các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu cho đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Đồng Nai, ngày 30 tháng 05 năm 2021 Học viên thực hiện Luận văn Hồ Biên Cương ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5 5. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 6 1.1. Một số vấn đề chung quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông ................. 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về viễn thông ............................................................................ 7 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước. ................................................................................... 7 1.1.1.2. Khái niệm về viễn thông. .......................................................................................... 7 1.1.1.3. Đặc điểm về viễn thông ............................................................................................ 8 1.1.2. Vai trò lĩnh vực viễn thông ......................................................................................... 9 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về viễn thông ................ 10 1.1.4. Khái niệm quản lý Nhà nước trong hoạt động viễn thông ..................................... 15 1.1.5. Tầm quan trọng của quản lý Nhà nước trong hoạt động viễn thông..................... 15 1.2. Nội dung về quản lý Nhà nước trong hoạt động viễn thông ........................ 17 1.2.1. Quy hoạch phát triển Viễn thông và cấp giấy phép ................................................ 17 1.2.2. Thiết lập mạng Viễn thông ....................................................................................... 18 1.2.3. Quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng Viễn thông và quản lý tài nguyên Viễn thông ......................................................................................................... 19 1.2.4. Quản lý chất lượng mạng, dịch vụ Viễn thông và giá cước ................................... 20 1.2.5. Quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Viễn thông .................................... 21 1.2.6.Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ........................................................................ 23 iii 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý Nhà nước về hoạt động Viễn thông tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm .................................................................. 23 1.3.1. Quản lý Nhà nước về hoạt động Viễn thông tại thành phố Hồ Chí Minh ............. 23 1.3.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng ....................................................................................... 27 1.3.3.Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đồng Nai ....................................................... 28 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................ 31 2.1. Đánh giá sự tác động tổng quan về hoạt động Viễn thông tỉnh Đồng Nai .. 31 2.2. Đánh giá tình hình phát triển ngành Viễn thông tỉnh Đồng Nai ................. 32 2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động Viễn thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................... 36 2.3.1. Thực trạng quy hoạch, phát triển Viễn thông và cấp giấy phép ............................. 36 2.3.2. Thực trạng thiết lập mạng Viễn thông..................................................................... 38 2.3.3. Thực trạng quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng Viễn thông và quản lý tài nguyên Viễn thông....................................................................................... 39 2.3.4. Thực trạng quản lý chất lượng mạng, dịch vụ Viễn thông và giá cước ................. 43 2.3.5. Thực trạng quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Viễn thông .................. 45 2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm .................................................... 49 2.4. Đánh giá chung công tác quản lý Nhà nước về hoạt động Viễn thông tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................... 51 2.4.1. Những thành tựu ...................................................................................................... 51 2.4.1.1. Quy hoạch, phát triển Viễn thông và cấp giấy phép ............................................... 52 2.4.1.2. Thiết lập mạng Viễn thông ..................................................................................... 53 2.4.1.3.Quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng Viễn thông và quản lý tài nguyên Viễn thông .......................................................................................................... 53 2.4.1.4. Quản lý chất lượng mạng, dịch vụ Viễn thông và giá cước ................................... 54 2.4.1.5. Quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Viễn thông ...................................... 54 2.4.1.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ...................................................................... 54 2.4.2. Những hạn chế ......................................................................................................... 55 2.4.2.1. Quy hoạch, phát triển Viễn thông và cấp giấy phép ............................................... 55 iv 2.4.2.2. Quản lý chất lượng dịch vụ Viễn thông .................................................................. 55 2.4.2.3. Quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Viễn thông ...................................... 56 2.4.2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra ................................................................................. 56 2.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................................. 57 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 58 3.1. Quan điểm, mục tiêu tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động Viễn thông tỉnh Đồng Nai ....................................................................................... 59 3.1.1. Quan điểm phát triển ................................................................................................ 59 3.1.2. Mục tiêu phát triển.................................................................................................... 59 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 59 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 ................................................................................ 60 2.1.2.3. Chỉ tiêu bổ sung ...................................................................................................... 60 3.2. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Viễn thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 .................................................................................................... 61 3.2.1. Điểm cung cấp dịch vụ Viễn thông công cộng ........................................................ 61 3.2.2. Cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động ........................................................... 61 3.2.3. Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm ...................................................... 62 3.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động Viễn thông tỉnh Đồng Nai ................................................................................................ 62 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch, phát triển Viễn thông và cấp giấy phép ............ 62 3.3.2. Nhóm giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ Viễn thông ........................................ 63 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Viễn thông . 65 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm .................................... 67 3.4. Một số kiến nghị, đề xuất................................................................................. 69 3.4.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông ......................................................... 69 3.4.2. Đối với Tỉnh Đồng Nai................................................................................... 70 3.4.2.1. Hoàn thiện quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng Viễn thông và quản lý tài nguyên Viễn thông ........................................................................................ 70 3.4.2.2. Hoàn thiện thiết lập mạng Viễn thông .................................................................... 72 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 75 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76 v TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 79 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 79 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 80 PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 82 PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. 85 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1:Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông trên địa bàn……...……33 Bảng 2.2:Số lượng đại lý dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2015 – 2020……...……...35 Bảng 2.3:Các doanh nghiệp Viễn thông được cấp giấy phép và hoạt động……….37 Bảng 2.4:Số lượng mạng Viễn thông được thiết lập giai đoạn 2016 – 2020...…….38 Bảng 2.5:Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ Viễn thông phân theo đơn vị hành chính……………………………………………………………………………......40 Bảng 2.6: Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten mạng thông tin di động…………........…41 Bảng 2.7: Số lượng trạm BTS dùng chung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20172020…………………………………………………………………………...……42 Bảng 2.8: Số lượng doanh nghiệp chấp hành quản lý chất lượng dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2015 – 2020…………………………………….......................................44 Bảng 2.9: Số lượng doanh nghiệp vi phạm về giá cước Viễn thông giai đoạn 20152020…………………………………………………………………………..…….45 Bảng 2.10:Tình hình vi phạm về cạnh tranh trong hoạt động Viễn thông trên địa bàn giai đoạn 2016- 2020……………………………………..………………………...49 Bảng 2.11: Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ Viễn thông được thanh tra trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020……………………………………………….…….......50 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Thị phần thuê bao điện thoại cố định của các doanh nghiệp………. 46 Hình 2.2: Thị phần thuê bao điện thoại di động của các doanh nghiệp………..47 Hình 2.3: Thị phần dịch vụ Internet của các doanh nghiệp……………..……..48 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh BTS Trạm thu phát sóng CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp ĐN Đồng Nai QLNN Quản lý Nhà nước MAN Mạng băng rộng QoS Chất lượng dịch vụ TP Thành phố TTTT Thông tin truyền thông UBND Ủy ban Nhân dân VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng phục vụ công tác quản lý, điều hành của Đảng và chính quyền, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai. Công tác quản lý Nhà nước về bưu chính viễn thông được tăng cường, chú trọng xây dựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, cùng nhau phát triển và hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật. Đồng Nai xác định viễn thông có vai trò quan trọng trong phục vụ điều hành của cấp ủy, chính quyền và đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh nên thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này luôn được tăng cường nhằm kiểm soát hành lang pháp lý, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật... Có thể thấy, thị trường viễn thông trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển mạnh theo chiều hướng đa dịch vụ. Các doanh nghiệp chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, coi đây là yếu tố chính để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Các doanh nghiệp tích cực đầu tư khai thác theo hướng đa dịch vụ, phát triển mạnh hạ tầng băng rộng di động 4G, 5G (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai, 2019). Có nhiều lý do để tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về viễn thông trên địa bàn, bởi cùng sự phát triển, hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông cũng bộc lộ những hạn chế mà không khó để nhận ra những “điểm yếu” này. Đó là các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động triển khai thực hiện, chưa tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định của Nhà nước trong sản xuất- kinh doanh cũng như phát triển hạ tầng, dẫn đến còn có sai sót trong công tác quản lý, phát triển thuê bao di động trả trước; có những doanh nghiệp còn chậm trễ trong việc triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật Viễn thông thụ động tại địa phương, nội dung Quy hoạch chưa đảm bảo theo các quy định tại Nghị định số 25/2011/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các doanh nghiệp chưa chủ động triển khai thực hiện, chưa tuân thủ các quy định 1 của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh như: chưa thực hiện thường xuyên việc thông báo xây dựng cột ăng ten đến Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định Thông tư liên tịch số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22/6/2016 của Liên Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Viễn thông thụ động chưa thường xuyên; chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.... Những tồn tại nêu trên dẫn đến cần phải nâng cao công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Viễn thông, đảm bảo việc phát triển đúng định hướng, phù hợp với quy hoạch cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Viễn thông phát triển và đáp ứng được nhu cầu của người dân về các dịch vụ Viễn thông tại tỉnh Đồng Nai thời gian tới. Vì những lý do nói trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về viễn thông tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu về quản lý Nhà nước lĩnh vực Viễn thông, đánh giá thực trạng tại tỉnh Đồng Nai và đưa ra các khuyến nghị cho tỉnh là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông. Sách “Quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin”, TS Lê Minh Toàn, NXB Chính trị quốc gia, năm 2012 đề cập đến các nội dung cơ bản liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý, quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanh tra và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông. Cuốn sách này cũng đã hệ thống hóa lịch sử ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 1945 đến nay, nêu bật những chính sách của Nhà nước đối với ngành Bưu chính Viễn thông theo từng giai đoạn: từ năm 1945 đến 1995 ngành Bưu điện vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung cấp dịch vụ Bưu chính viễn thông cho Nhà nước, doanh nghiệp, người dân; đến sau năm 1995, Nhà nước chủ trương cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, vì thế cần phải tách bạch chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi ngành Bưu 2 điện; đến năm 1996 Nhà nước chủ trương thành lập Tổng cục Bưu điện nhằm thống nhất công tác quản lý lĩnh vực bưu chính viễn thông, là cơ sở để sau này thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông. Giáo trình “Quản lý Nhà nước về Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin”, Ths Dương Hải Hà, Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội, năm 2007 cung cấp nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, tập trung vào từng lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, cơ sở lý luận chủ yếu dựa vào Pháp lệnh Bưu chính viễn thông năm 2002. Lịch sử Bưu điện Việt Nam, TS Mai Liêm Trực; GS, TS Đỗ Trung Tá, NXB Bưu điện, năm 2002. Các tác giả đã tập trung làm rõ quá trình phát triển của Bưu điện Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000, trong đó nêu rõ đặc điểm của ngành Bưu điện qua thời kỳ độc quyền Nhà nước đến thời kỳ cạnh tranh, vừa mang tính chất phục vụ Nhà nước và xã hội, vừa mang tính chất quản lý Nhà nước. Đặc biệt, cuốn sách này cung cấp cho người đọc những văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với ngành bưu chính, viễn thông qua các thời kỳ. Luận án Tiến sỹ “Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020” Trần Đăng Khoa, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh năm 2007. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng của ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, dự báo tính toán về số lượng thuê bao tăng trưởng, kết hợp với xu hướng công nghệ thế giới, từ đó đưa ra các khuyến nghị về mục tiêu tăng trưởng của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 cũng như đề xuất các chính sách liên quan đến công tác quản lý, hoạch định chính sách, thu hút vốn, nguồn lực cho việc phát triển ngành viễn thông Việt Nam. Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức cơ quan quản lý viễn thông Việt Nam” do Nguyễn Tiến Sơn – Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì nghiên cứu, đề xuất năm 2011. Tác giả nghiên cứu hiện trạng cơ quan quản lý viễn thông tại Việt Nam, mô hình của một số nước như Anh, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, khuyến nghị của ITU, từ đó đưa ra đề xuất thành lập cơ quan quản lý viễn thông tại Việt Nam. Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu xu hướng phát triển mạng xã hội và đề xuất chính sách định hướng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam” do Đỗ Công Anh - Viện chiến lược thông tin và truyền thông – Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu, đề xuất năm 2011. Tác 3 giả đã phân tích xu hướng sử dụng mạng xã hội sẽ được phổ biến rộng rãi, những tác động của mạng xã hội đến người dùng, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, so sánh với công tác quản lý mạng xã hội ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, EU .v.v từ đó tác giả đưa ra các khuyến nghị về chính sách quản lý đối với mạng xã hội như bổ sung thêm các thông tư nghị định về quản lý nội dung trên mạng xã hội, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tác động xấu của mạng xã hội đối với tình hình an ninh chính trị tại Việt Nam. Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông” do Nguyễn Thành Chung – Cục Viễn thông chủ trì nghiên cứu năm 2011. Tác giả đã đưa ra các số liệu thống kê, đánh giá về tình hình thị trường viễn thông tại Việt Nam từ năm 2006 đến 2010, trong đó tập trung vào dịch vụ Internet và các nhà cung cấp dịch vụ Internet, nêu lên những quy định mới của Nhà nước về công tác quản lý dịch vụ Internet, đặc biệt là trò chơi trực tuyến, các đại lý Internet. Tác giả cũng đã so sánh công tác quản lý tại một số nước có 6 dịch vụ Internet phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, từ đó đưa ra khuyến nghị nên bổ sung nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành việc quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên nền Internet như game online; nhắn tin, quảng cáo .v.v Các công trình trên đều có nội dung rất rộng, liên quan đến các lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin ở các nước phát triển cũng như tại Việt Nam. Mặt khác, do viễn thông là ngành có công nghệ thay đổi nhanh chóng, liên tục, nên một số khuyến nghị về chính sách quản lý Nhà nước trong các sách hoặc đề tài nêu trên sẽ không phù hợp với điều kiện hiện tại ở nước ta. Ngoài ra, đối với tỉnh Đồng Nai, chưa có một đề tài nào nghiên cứu đến thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Viễn thông, và đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho tỉnh Đồng Nai về công tác hoạch định, quản lý, thực thi lĩnh vực viễn thông. Vì vậy đề tài “Quản lý Nhà nước về viễn thông tỉnh Đồng Nai” được lựa chọn có tính kế thừa nhưng không trùng lặp, đảm bảo cơ sở lý luận và tính thời sự. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông tại Đồng Nai trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. - Thứ hai, Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông tại tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2016 - 2020. Nhằm đánh giá được những thành tựu đạt được và các hạn chế còn tồn tại, đánh giá tìm ra nguyên nhân của những hạn chế. - Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp, định hướng để nâng cao công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông tại Đồng Nai thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: quản lý Nhà nước về lĩnh vực Viễn thông tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi không gian: nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn nghiên cứu từ 2016 - 2020. Đồng thời các số liệu thứ cấp được thu thập phục vụ phân tích thực trạng cũng trong giai đoạn 5 năm từ 2016 - 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính là chủ đạo và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thông qua phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề; được phân tích, khái quát hóa để xây dựng khung phân tích theo yêu cầu của đề tài luận văn. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp - Dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được vận dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài nghiên 5 cứu. Các báo cáo của Tổng cục thống kê, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Đồng Nai về tình hình kinh tế - xã hội, giáo trình và đề tài nghiên cứu của các tác giả liên quan đến lĩnh vực viễn thông. Dữ liệu thứ cấp từ Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, Sở Thông tin truyền thông Đồng Nai, các Sở ngành liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông, từ đó đưa ra các phân tích phù hợp với đề tài nghiên cứu. - Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đồng nghiệp về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước trong hoạt động Viễn thông Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông tỉnh Đồng Nai Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông tỉnh đồng nai 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG 1.1. Một số vấn đề chung quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về viễn thông 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Quản lý Nhà nước là sự điều khiển chỉ đạo một hệ thống hay quá trình để nó vận động theo phương hướng đạt mục đích nhất định căn cứ vào các quy luật hành chính, luật nguyên tắc tương ứng. 1.1.1.2. Khái niệm về viễn thông. Theo Tổ chức Thương mại thế giới WTO, viễn thông là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua khoảng cách địa lý. Theo định nghĩa của Thương mại thế giới WTO, viễn thông chỉ thực hiện nhiệm vụ truyền dẫn thông tin, có nghĩa là tín hiệu được truyền từ điểm này đến điểm khác, không bao gồm việc xử lý thông tin. Ngoài ra, WTO không chỉ rõ thông tin là bao gồm những nội dung gì, cũng như không thể hiện rõ môi trường để truyền tải thông tin. Theo Tổ chức Liên minh Viễn thông thế giới ITU, viễn thông là tất cả sự chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp quang, các phương tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác. Định nghĩa của Liên minh viễn thông thế giới ITU có chỉ rõ, không chỉ làm nhiệm vụ truyền dẫn thông tin, viễn thông còn có nhiệm vụ thu nhận và phát đi thông tin. Ngoài ra, nội dung thông tin trong định nghĩa của ITU rõ ràng hơn, bao gồm các thành phần như ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, giọng nói, dữ liệu. Trong định nghĩa của ITU còn đề cập đến môi trường để truyền thông tin, 7 bao gồm dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp quang, các phương tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác. Theo Luật viễn thông Luật số 41/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2009, viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác. Đối với Việt Nam, khái niệm viễn thông được hiểu theo nghĩa rộng hơn, điều này cũng phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời gian gần đây. Thông tin không chỉ được gửi từ thiết bị gửi, truyền đi qua các phương tiện truyền dẫn đến được thiết bị nhận mà còn được xử lý, mã hóa để đảm bảo việc bảo mật thông tin .v.v. Về phần thông tin được mở rộng, không chỉ là tín hiệu thoại đơn thuần, mà đó có thể là ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và được truyền đi thông qua rất nhiều môi trường truyền dẫn khác như như cáp, vệ tinh, sóng vô tuyến. 1.1.1.3. Đặc điểm về viễn thông Về cơ bản, viễn thông gồm ba thành phần chính: - Thiết bị phát: tiếp nhận thông tin, xử lý và phát tín hiệu. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong những năm gần đây, các thiết bị viễn thông ngày càng được hiện đại hóa, tích hợp ứng dụng, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng cũng như người vận hành, khai thác, quản lý mạng viễn thông. Chỉ với chiếc điện thoại di động cũng đã bao gồm cả thiết bị thu/phát/nhận/xử lý thông tin, chỉ với một phần mềm ứng dụng trên laptop cũng có thể thực hiện gửi/nhận/mã hóa các file hình ảnh, số liệu, âm thanh. - Môi trường truyền dẫn: đảm bảo việc thông tin truyền đến nơi yêu cầu. Môi trường truyền dẫn cũng đã được mở rộng, trước đây việc truyền tín hiệu bị hạn chế về mặt không gian và thời gian. Ví dụ, nếu truyền tín hiệu thoại phải có cáp kết nối trực tiếp, nhưng giờ đây với các ứng dụng về sóng điện từ, về thông tin vệ tinh có thể thực hiện việc gửi nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo nhanh chóng, chính xác. 8 - Thiết bị thu: nhận tín hiệu đến và xử lý chuyển thành thông tin có ích. Sau khi tín hiệu được được thiết bị phát chuyển qua môi trường truyền dẫn, thiết bị thu tiếp nhận tín hiệu, xử lý giải mã và đưa thông tin hữu ích đến với người sử dụng. 1.1.2. Vai trò lĩnh vực viễn thông Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: dựa vào các tính chất của kỹ thuật, công nghệ, ngành viễn thông làm nhiệm vụ đảm bảo kết cấu cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ kết nối cho khách hàng sử dụng, góp phần thúc đẩy trao đổi thông tin, rút ngắn khoảng cách địa lý và thời gian, tạo điều kiện cho Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân phát triển. viễn thông tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức quản lý, cơ cấu kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Viễn thông là một ngành kinh tế lớn: Xã hội ngày càng phát triển thì đóng góp của ngành viễn thông ngày càng lớn. Với tính chất là một ngành kinh tế dịch vụ, viễn thông đã tạo ra rất nhiều việc làm cho người lao động, kể cả lao động trực tiếp để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ viễn thông cũng như các lao động gián tiếp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này đến với người sử dụng. viễn thông thúc đẩy ứng dụng viễn thông - công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội như thương mại điện tử, giáo dục đào tạo từ xa, y tế từ xa. Ngoài ra, ngành viễn thông là một trong những ngành có triển vọng và đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Viễn thông thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, khoa học, công nghệ: Trong thế giới ngày nay, bất kỳ quốc gia nào cũng cần có mối quan hệ, liên kết với các quốc gia khác, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ. viễn thông là một trong những ngành đi đầu trong quá trình hội nhập quốc tế, rút ngắn chênh lệch về công nghệ, dịch vụ ứng dụng với các nước tiên tiến trên thế giới, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo tiền đề để các lĩnh vực kinh tế, thương mại hội nhập sâu rộng. Là công cụ cho Nhà nước đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, điều hành chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt: viễn thông đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Nhà 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan