Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại tp. tây ninh, tỉnh tây ninh...

Tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại tp. tây ninh, tỉnh tây ninh

.PDF
119
927
150

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/……… BỘ NỘI VỤ ………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH LONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/……… BỘ NỘI VỤ ………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH LONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN ÁNH HÈ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, không sao chép của người khác. Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn này, tôi có tham khảo một số tài liệu, báo cáo, bài giảng, kỷ yếu khoa học, luận văn của các tác giả khác. Các tài liệu được tham khảo và trích dẫn trong luận văn có ghi rõ ràng nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Người cam đoan Nguyễn Thanh Long LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, trao đổi, công tác tại cơ quan lâu dài, từ đó đúc kết được lý luận, áp dụng vào thực tiễn công tác. Để làm được những điều đó, tôi luôn nhận được sự truyền đạt tận tình của Quý thầy, cô Học viện Hành chính Quốc gia, các đồng chí lãnh đạo, của những đồng nghiệp trong cơ quan công tác, của các cơ quan khác có liên quan, và sự hỗ trợ của các bạn trong lớp học. Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tất cả Quý thầy, cô Học viện Hành chính Quốc gia, các đồng chí lãnh đạo, những đồng nghiệp trong cơ quan công tác, các cơ quan khác có liên quan, và các bạn trong lớp học! Tôi xin kính chúc Quý thầy, cô Học viện Hành chính Quốc gia, các đồng chí lãnh đạo, những đồng nghiệp trong cơ quan công tác, các cơ quan khác có liên quan, và các bạn trong lớp học luôn mạnh khỏe, thành công trong cuộc sống. Người cảm ơn Nguyễn Thanh Long MỤC LỤC trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 10 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 10 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 10 1.1.1. Khái niệm đô thị 10 1.1.2. Khái niệm đô thị hóa 10 1.1.3. Khái niệm quản lý đô thị 11 1.1.4. Khái niệm trật tự xây dựng đô thị 11 1.1.5. Khái niệm quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị 11 1.2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 12 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 12 1.3.1. Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đô thị 13 1.3.2. Cấp và thu hồi giấy phép xây dựng 16 1.3.3. Quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng 22 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng 23 1.3.5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ công chức quản lý về trật tự xây dựng đô thị 34 1.3.6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng đô thị 34 1.4. YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 35 1.5. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 36 Tiểu kết chương 1 42 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH 43 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH 43 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên – Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 43 2.1.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên – Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đến quản lý trật tự xây dựng đô thị 46 2.2. TÌNH HÌNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH 46 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH 2.3.1. Khái quát bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị 2.3.3. Nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh thời gian qua Tiểu kết chương 2 Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH,TỈNH TÂY NINH 3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NÓI CHUNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ NÓI RIÊNG 3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý phát triển đô thị 3.1.2. Quan điểm của tỉnh Tây Ninh về quản lý phát triển đô thị và quản lý trật tự xây dựng đô thị 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH 3.2.1. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị 3.2.2. Giải pháp về cấp và thu hồi giấy phép xây dựng 3.2.3. Giải pháp về quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng 3.2.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo 3.2.5. Giải pháp về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng 3.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng đô thị 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1. Với Trung ương 3.3.2. Với tỉnh Tây Ninh Tiểu kết chương 3 PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 Phụ lục 5 Phụ lục 6 Phụ lục 7 Phụ lục 8 Phụ lục 9 Phụ lục 10 Phụ lục 11 49 49 54 76 82 83 83 83 84 86 86 87 88 92 93 95 95 95 96 97 98 100 105 106 107 108 109 110 110 111 111 112 112 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BXD Bộ Xây dựng CT Chỉ thị CP Chính phủ HĐND Hội đồng nhân dân KH Kế hoạch NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sư QC Quy chế QĐ Quyết định QH Quốc hội SXD Sở Xây dựng TS Tiến sĩ TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, đô thị không chỉ là hạ tầng cơ bản của nền kinh tế mà nó còn là tâm điểm tăng trưởng kinh tế, là bộ mặt quốc gia và hạt nhân động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, quản lý phát triển bền vững đô thị có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế và quốc gia nói chung, vì nó góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Để một đô thị phát triển theo đúng định hướng, đúng quy hoạch thì vấn đề quản lý tốt trật tự xây dựng đô thị luôn là vấn đề nóng và thật sự cấp bách. Trong quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng đô thị là một yêu cầu tất yếu vừa là nội dung trọng tâm của quản lý nhà nước về đô thị. Nếu các nguyên tắc, quy trình, quản lý trật tự xây dựng đô thị có tính khoa học, sát thực tế và được tuân thủ một cách nghiêm minh thì công tác quản lý đô thị sẽ có nhiều thuận lợi, dễ dàng hơn, còn ngược lại thì công tác quản lý đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể thất bại. Đến nay cả nước đã có hơn 788 đô thị, trong đó được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và V theo các tiêu chí cơ bản, trong đó bao gồm 02 đô thị đặc biệt, 09 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 39 đô thị loại III, còn lại là loại IV, V. Việc xây dựng các công trình ở các đô thị đòi hỏi phải đúng quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và đúng với quy chế, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị là khá phổ biến và ngày càng phức tạp. Không phải công trình xây dựng nào được hình thành cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng đô thị, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu,... 2 Dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh, trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa thích ứng và đáp ứng kịp. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng trong các đô thị nước ta hiện nay. Điều này đòi hỏi công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị phải được quan tâm một cách đúng mức. Thành phố Tây Ninh là thành phố mới thành lập năm 2014, trên nền tảng của thị xã Tây Ninh trước đây, hiện đang phát triển về nhiều mặt. Thành phố Tây Ninh cũng không nằm ngoài xu thế chung của quá trình đô thị hoá đang diễn ra khá mạnh mẽ trên địa bàn. Tốc độ đô thị hoá nhanh, các công trình xây dựng, nhà cửa của người dân ngày một khang trang, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp, các công trình hạ tầng…đang ngày ngày đổi thay, kèm theo là tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị cũng đang diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy, việc quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Tây Ninh được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ ý nghĩa trên và thực tiễn công tác tại Phòng Quản lý đô thị thành phố Tây Ninh, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Thời gian qua, đã có một số các nghiên cứu về quản lý đô thị nói chung và trật tự xây dựng đô thị nói riêng; tiêu biểu có các công trình sau: Cụ thể thời gian qua có các nhóm bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đề tài được công bố sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã in thành sách: - Học viện hành chính quốc gia: “Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước”, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội – 1997. 3 - PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng – “Quản lý đô thị các nước đang phát triển”, Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội – 2016. - PGS.TS. Phạm Kim Giao (Chủ biên) – “Giáo trình quản lý nhà nước về đô thị”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội – 2013. - Trương Quang Thao – “Đô thị học - Những khái niệm”, Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội - 2007. - TS. Võ Kim Cương – “Quản lý phát triển đô thị, ý tưởng và trải nghiệm”, Nhà xuất bản Thanh Niên - 2013. Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp các khái niệm tổng quát về đô thị và tình hình phát triển đô thị thời gian qua, những ý tưởng của tác giả về quản lý phát triển đô thị; cũng như những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước. Hai là, các kỷ yếu hội thảo, báo cáo nghiên cứu và các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí: - Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển đô thị bền vững” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, trong đó có các đề tài sau: + Đề tài: “Về nguyên lý hạ tầng kỹ thuật đi trước trong mục tiêu phát triển đô thị bền vững” của TS. Võ Kim Cương. + Đề tài: “Đô thị quá độ và đô thị khủng hoảng” của GS. Mạc Đường. + Đề tài: “Phát triển đô thị bền vững và hài hòa” của TS. Lê Khắc Hiệp. + Đề tài: “Công tác quản lý phát triển đô thị bền vững: Một số bài học kinh nghiệm” của PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng. + Đề tài: “Xây dựng và Phát triển bền vững các đô thị cực lớn của Ciêt Nam trong thời kỳ chuyển đổi” của PGS.TS. Trần Trọng Hanh. - Đề tài: “Tăng cường năng lực quản lý và quy hoạch đô thị tại TP. HCM” của Bộ Xây dựng, Hà Nội - 2002; 4 - Đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng đáp ứng tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” của Nguyễn Hồng Quân - tạp chí Cộng sản số 32 - 2003; - Đề tài: “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS. Võ Kim Cương NXB Xây dựng, Hà Nội - 2004. - Bài giảng: “Quản lý nhà nước về đô thị” của TS. Phan Ánh Hè. - Bài giảng: “Pháp luật và Quản lý đô thị” của TS.KTS. Lê Trọng Bình, Hà Nội 2009. Các đề tài trong kỷ yếu hội thảo nêu trên đã cung cấp cái nhìn tổng quát về quản lý đô thị phát triển bền vững hài hòa, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng đáp ứng tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước. Ba là, các văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài: - Bùi Nguyễn Huy Hoàng (2013) “Quản lý nhà nước trong hoạt đông xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn Quận Gò Vấp, TP. HCM”. Luận văn Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM. - Chu Việt Hùng (2013) “Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng”. Luận văn Thạc sĩ Luật Hành chính. - Nguyễn Đình Hưng (2014) “Đổi mới phân công, phân cấp, phối hợp về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị (từ thực tiễn TP. HCM)”. Luận văn Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM. - Nguyễn Trịnh Anh Minh (2011) “Quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP. HCM”. Luận văn Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM. 5 - Phạm Đức Lâm (2012) “Quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Quận 11, TP.HCM”. Luận văn Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM. - Võ Thị Kim Hoàng (2008) “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu tư nhân tại TP. HCM”. Luận văn Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM. - Vũ Đức Huyền (2012) “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP Hà Nội. Các luận văn trên đã làm rõ khung lý luận quản lý nhà nước về xây dựng, từ kết quả phân tích thực tiễn đã phát hiện những điểm bất hợp lý, rút được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được các kiến nghị chung mô hình đổi mới phân công, phân cấp, phối hợp về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ, tìm ra những hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ, về cấp phép xây dựng trên địa bàn cấp quận, huyện, Thành phố trực thuộc tỉnh. Những nội dung quản lý nhà nước là quản lý chất lượng công trình xây dựng. Làm rõ được công tác xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ. Nhìn chung các công trình khoa học trên chủ yếu mới chỉ nghiên cứu, phân tích, đánh giá về quản lý phát triển đô thị trên các góc độ kinh tế, kỹ thuật và chuyên ngành nói chung hoặc trên một phạm vi, lĩnh vực nhất định. Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về quản lý trật tự xây dựng đô thị ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 6 Do vậy, luận văn “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” là sự bổ sung cơ sở khoa học về quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn cấp huyện, thực tiễn từ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn Từ các luận cứ khoa học hình thành khung lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; qua đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn để hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu đối với các hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 7 - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra có nghiên cứu kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các thông tin, dữ liệu được thu thập, sử dụng cho phân tích đánh giá chủ yếu giai đoạn 2011-2016. Định hướng tầm nhìn, giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của nghiên cứu được tiếp cận trên cơ sở phép biện chứng của Triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: + Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, công trình đã công bố như: sách, giáo trình, tập bài giảng, luận án, luận văn, báo cáo nghiên cứu, số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh và Chi cục Thống kê thành phố Tây Ninh… + Các thông tin sơ cấp: Được tác giả thu thập qua các giáo trình, luận văn, luận án, văn bản pháp luật của các tác giả thu thập thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia, trao đổi với các nhà quản lý, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. - Phương pháp xử lý thông tin: Thông tin được xử lý thông qua các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh một cách có hệ thống và khoa học. Phần mềm phân tích chủ yếu là Excel. - Phương pháp thống kê: Các số liệu sau khi thu thập được hệ thống hóa, thống kê suy luận qua từng năm. 8 - Phương pháp phân tích: Phân tích những khía cạnh khác nhau của số liệu, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa khoa học: + Tổng hợp và hệ thống các luận cứ khoa học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. + Xây dựng được khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn cấp huyện. + Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Ý nghĩa thực tiễn: + Chỉ ra những hạn chế, bất cập của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, từ đó đề xuất được hệ thống các giải pháp đồng bộ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa phương. + Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh, sinh viên, các nhà quản lý ở địa phương và những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. Chương 2. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Chương 3. Giải pháp để nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 9 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm đô thị - Khái niệm đô thị trên góc độ chung nhất: Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn. Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao. Đô thị là khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. - Khái niệm đô thị theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. 1.1.2. Khái niệm đô thị hóa Đô thị hoá là quá trình tăng tỉ lệ dân thành thị so với tổng số dân, mở rộng quy mô các thành phố và sự lan toả lối sống thành thị về nông thôn. Đô thị hoá là một xu hướng tất yếu của toàn cầu. Quá trình đô thị hoá, gắn liền với sự phát triển của các lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội và được cách mạng khoa học kỹ thuật thúc đẩy. Đô thị hoá không chỉ là sự phát triển riêng của 10 một đô thị về qui mô và số lượng dân số, mà còn gắn liền với những biến đổi kinh tế - xã hội và môi trường thiên nhiên của một hệ thống đô thị. Nói một cách khác, Đô thị hoá là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị và phổ biến lối sống thành thị, tập trung dân cư trên lãnh thổ. 1.1.3. Khái niệm quản lý đô thị Quản lý đô thị trước hết là sự thực thi quyền lực công, nhân danh Nhà nước. Vì vậy quản lý đô thị trước hết là quản lý nhà nước ở đô thị. Tuy nhiên, quản lý đô thị hiện đại đã có sự tham gia sâu sắc của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Mặc dù vậy, quản lý đô thị vẫn thể hiện bản chất và vai trò của Nhà nước đối với một khu vực định cư đặc thù này. Quản lý đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là sản phẩm kinh doanh, quy hoạch kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư và phát triển nhà, cơ sở hạ tầng công cộng, tài chính, hành chính, môi trường đô thị, an ninh trật tự xã hội,…Quản lý đô thị có ba mục tiêu cơ bản là: làm cho đô thị phát triển ổn định, trật tự và bền vững; Tạo môi trường sống thuận lợi cho đô thị; Phù hợp lợi ích quốc gia, cộng đồng và dân cư. 1.1.4. Khái niệm trật tự xây dựng đô thị Trật tự xây dựng đô thị là việc xây dựng công trình, nhà ở phải theo đúng quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố. 1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị là sự tác động mang tính đồng bộ, có chủ đích của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đến các chủ thể tham gia vào các hoạt động xây dựng, nhằm đảm bảo cho các hoạt động xây dựng tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Đó là bao gồm các hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên quan đến trật 11 tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng, quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép nước. 1.2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.2.1. Xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển đô thị theo đúng quy hoạch đô thị, để cho hoạt động xây dựng tại các đô thị có tính đồng bộ, thống nhất theo quy hoạch. 1.2.2. Xuất phát từ sự phức tạp của quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc xây dựng công trình, nhà ở của tổ chức và cá nhân có thể diễn ra từng ngày, từng giờ, cả ngày nghĩ và ngày làm việc, kể cả ban ngày hoặc diễn ra ban đêm. Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn giữa lợi ích của người dân với lợi ích của cộng đồng dân cư có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 1.2.3. Chỉ có Nhà nước với các công cụ và lực lượng của mình mới có thể quản lý được trật tự xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch. Chỉ có Nhà nước đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng và với công cụ, lực lượng của mình mới có thể đảm bảo quản lý được trật tự xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch. 1.2.4. Xuất phát từ sự phát triển bền vững của đô thị, mục tiêu quản lý phát triển bền vững đô thị là tạo dựng không gian sống và làm việc một cách tốt nhất cho con người. Do vậy, phải có sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tổ chức với lợi ích chung của cộng đồng. 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 12 1.3.1. Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đô thị Theo Luật Quy hoạch đô thị; Luật Xây dựng; các Nghị định và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, thì việc quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị bao gồm các nội dung sau: 1.3.1.1. Công bố quy hoạch đô thị Theo quy định, UBND các cấp có trách nhiệm phải tổ chức công bố công khai quy hoạch đô thị sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy các cơ quan quyền lực nhà nước, trực tiếp là HĐND nhân dân tại địa phương có thể theo dõi, giám sát trách nhiệm này của các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về quy hoạch đô thị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đây là vấn đề mà thời gian vừa qua, tại một số địa phương, tại các cơ quan có thẩm quyền đã không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nhiệm vụ, chức trách của mình. UBND cấp tỉnh trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch đô thị vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; UBND cấp huyện, cấp xã trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt và có trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để mọi người thực hiện và giám sát việc thực hiện. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt, UBND các cấp có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ quy hoạch đô thị và quy định về quản lý quy hoạch đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không công bố, công bố chậm, công bố sai nội dung quy hoạch đô thị đã được phê duyệt thì tùy theo mức độ thiệt hại, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người có trách nhiệm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính hoặc bị buộc phải bồi thường thiệt hại. 13 Tùy theo loại quy hoạch đô thị, người có thẩm quyền công bố quy hoạch đô thị quyết định các hình thức công bố, công khai quy hoạch đô thị như sau: - Hội nghị công bố quy hoạch đô thị có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí; - Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các panô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp, UBND cấp xã đối với quy hoạch chi tiết đô thị; - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Bản đồ quy hoạch đô thị, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng có thể in ấn để phát hành rộng rãi. 1.3.1.2. Cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới không quá 30 ngày kể từ ngày đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hồ sơ cắm mốc giới được phê duyệt. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa. Các loại mốc giới phải cắm bao gồm: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới các vùng cấm xây dựng ngoài thực địa trên địa giới hành chính do mình quản lý. - Các mốc giới phải đảm bảo độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định. - UBND cấp xã có trách nhiệm bảo vệ các mốc giới trên thực địa. - Người nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí; di dời, phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì có thể bị xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan