Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm từ thực tiễn huyện bình chánh, thành ph...

Tài liệu Quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm từ thực tiễn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh

.PDF
94
186
71

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH KHÔI HÀ NỘI - 2020 LỜI CẢM ƠN Học viện Khoa học xã hội là nơi đào tạo tin cậy, có uy tín đối với học viên, đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, các ngành trong lĩnh vực đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ,…Trong 2 năm ở giảng đường Học viện là khoảng thời gian mà mỗi học viên được tiếp nhận vốn tri thức cơ bản về Luật hiến pháp và Luật hành chính. Có được kết quả như ngày hôm nay cũng như hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khoẻ chân thành đến: - Lãnh đạo Học viện cùng các thầy, cô tại Học viện đã tận tình giảng dạy, dành nhiều thời gian để tôi trau dồi tri thức, kỹ năng và đạo đức. - PGS.TS. Đỗ Minh Khôi – Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đúng tiến độ luận văn này. - Các CBCC Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh và đồng nghiệp nơi tôi công tác đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, có những góp ý thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành tốt luận văn. - Gia đình, các anh chị khóa trên và bạn bè cùng khóa đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Tuyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện nào. Các thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài được dẫn nguồn cụ thể theo quy định hiện hành của Học viện. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và đạo đức đối với lời cam đoan này. Người cam đoan Nguyễn Thị Thanh Tuyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCPHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM ...................................................... 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm ............................................................................................................. 10 1.2. Trách nhiệm, thẩm quyền quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm 14 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm ......................... 19 1.4. Phương pháp quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm ................... 28 1.5. Pháp luật về xử lý vi phạm phòng, chống mại dâm .............................. 29 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm33 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 37 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................. 38 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 38 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................... 42 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................... 58 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 66 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................. 67 3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 67 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 71 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 79 KẾT LUẬN................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLNN : Quản lý nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh & Xã hội TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân CT-XH : Chính trị - xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mại dâm là một vấn đề xã hội phức tạp, khó giải quyết của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số khu vực như: Đồng bằng sông Hồng: 3.673 người; Đông Bắc: 913 người; Bắc Trung bộ: 887 người; Đông Nam Bộ: 3.200 người; Đồng bằng Sông Cửu Long: 1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó [28]. Tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội, như: trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội; nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS; bạo lực, bóc lột tình dục; chiếm đoạt tài sản, tiền bạc; sự kỳ thị, xa lánh và khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội của đối tượng mua bán dâm; làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chức hoạt động mại dâm, tổ chức mua bán người;… Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo ước tính của Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các chuyên gia phòng, chống HIV/AIDS thì hiện có khoảng 20.000 phụ nữ hoạt động mại dâm, khoảng 1/3 trong tổng số 52.000 người tính nam có nguy cơ kép như bán dâm, nghiện chích ma túy [34]. Hoạt động mại dâm đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến TP.HCM nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng. Năm 2003, huyện Bình Chánh được tách thành huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao, quỹ đất nông nghiệp lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt là khu vực giáp ranh với các quận ven thành phố; trong đó xã Bình Hưng là một trong 2 xã trong tổng số 58 xã của thành phố không xây dựng nông thôn mới vì tốc độ đô thị hóa cao. Dự báo 1 trong thời gian tới, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện Bình Chánh tiếp tục diễn ra. Bên cạnh đó, hiện nay, tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện khá cao bao gồm dân nhập cư từ các tỉnh và dân cư từ các khu vực nội thành thành phố di dời ra Bình Chánh. Dự báo trong những năm sắp tới, tốc độ tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện Bình Chánh có xu hướng tăng nhanh. Điều này dẫn đến những áp lực về phát triển cơ sở hạ tầng, về đảm bảo an sinh xã hội, nhà ở dân cư và an ninh trật tự trên địa bàn huyện [45]. Với vị trí thuận lợi, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhưng trong những năm qua các tiềm năng và lợi thế này của huyện chưa được khai thác hiệu quả, còn nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước dẫn đến những khó khăn trong huy động và sử dụng các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đối với huyện Bình Chánh, trong thời gian vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về phòng, chống mại dâm đã đạt được những kết quả nhất định: công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm đã được triển khai thực hiện quyết liệt; đấu tranh triệt phá các đường dây mại dâm, xử lý các đối tượng vi phạm; hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mại dâm được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả; thực hiện hỗ trợ cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi mại dâm;…Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động QLNN về phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn còn tồn tại những hạn chế, cần khắc phục như: việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống mại dâm nhiều địa phương, cơ quan chưa kiên quyết, thiếu đồng bộ; tình hình hoạt động mại dâm trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp; công tác tuyên truyền, vận động phòng, chống mại dâm vẫn còn nặng về hình thức, phương pháp tuyên truyền chưa được đổi mới;… Trên cơ sở lý luận và từ thực tiễn đặt ra, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, 2 Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ ngành Luật hiến pháp và luật hành chính của mình, cho thấy đây là đề tài khó, nhưng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tệ nạn mại dâm, quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đã tiếp cận một số công trình liên quan đến đề tài, cụ thể: - Hà Thúy Yến (2008), “Đấu tranh phòng, chống tội phạm chứa mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận, pháp lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm chứa mại dâm, nghiên cứu thực trạng về nó và đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chứa mại dâm tại TP. Hồ Chí Minh. Song, luận văn tiếp cận khá nhiều dưới góc độ tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan - Lưu Thị Thảo Huyên (2012), “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương về trật tự, an toàn xã hội (Từ thực tiễn thành phố Đã Nẵng)”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận – pháp lý và thực trạng về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương về trật tự, an toàn xã hội (từ thực tiễn TP. Đà Nẵng). Tuy nhiên, luận văn chỉ mới đề cập đến một phần rất nhỏ về mại dâm, trong mối liên hệ giữa tình hình mại dâm với trật tự, an toàn xã hội. - Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2012), “Đặc điểm di biến động của người mại dâm nhìn từ góc độ giới: kết quả khảo sát mẫu từ 3 thành phố Việt Nam”. Báo cáo gồm 5 phần: Giới 3 thiệu; các khái niệm cơ bản, mục tiêu và phương pháp; các đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người hoạt động mại dâm được phỏng vấn; giới và các khía cạnh di biến động của mại dâm; kết luận và kiến nghị. Nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM. Đây là ba thành phố có lượng người hoạt động mại dâm tương đối cao so với các địa phương trong cả nước, đồng thời có thể đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, đề tại này tiếp cận thiên về góc độ xã hội học, nhưng đây là đề tài có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá tác động về giới trong đánh giá tác động của chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. - Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2013), “Quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm ở nước ta hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước phòng, chống tệ nạn mại dâm ở Việt Nam. - Võ Thị Cẩm Tú (2013) “Quản lý nhà nước trong phòng, chống tội phạm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính. Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận về QLNN trong phòng, chống tội phạm về trật tự an toàn xã hội; thực trạng và giải pháp trong phòng, chống tội phạm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên, luận văn cũng mới dừng lại đề cập một phần rất nhỏ về tình hình mại dâm, chưa đi sâu nghiên cứu về mại dâm, bởi lẽ tác giả dừng lại theo phạm vi nghiên cứu của mình. - Nguyễn Quốc Tuân (2017), “Các tội mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội. Tác giả nghiên cứu về các tội phạm mại 4 dâm dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, kết quả nghiên cứu khả thi, có đóng góp dưới góc độ lý luận và thực tiễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các địa phương khác. - Trần Thanh Khánh (2018), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận tội phạm học mại dâm, nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017. Đồng thời, luận văn đã dự báo tình hình tội về mại dâm trên cơ sở nguyên nhân và điều kiện điều kiện của tình hình các tội về mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm về mại dâm trên địa bàn. - Mai Ngọc Tuấn (2015), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận của QLNN đối với hoạt động cai nghiện ma túy; thực trạng và giải pháp tăng cường QLNN đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn TP. HCM. Luận văn đã đề cập đến mối liên hệ giữa vấn đề ma túy và vấn đề mại dâm, song, tác giả chỉ mới dừng lại ở phạm vi nghiên cứu của đề tài mà chưa đi sâu nghiên cứu về tình hình mại dâm. - Lê Ngự Bình & Triệu Thị Phượng (2018), “Định hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ xã hội cho người bán dâm”, Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Bài viết tổng quan lại các quan điểm về mại dâm ở Việt Nam, những chính sách hỗ trợ người bán dâm trong thời gian qua, và những định hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm. Tóm lại, các đề tài nghiên cứu nêu trên có nhiều vấn đề cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên, đến 5 hiện nay chưa có một đề tài luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính nào nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về phòng, chống mại dâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm, mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm; + Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh; + Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: những kết quả đạt được và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân; + Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN về phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN về phòng, chống mại dâm. - Phạm vi nghiên cứu: 6 + Về nội dung: đề tài làm rõ thực trạng QLNN về phòng, chống mại dâm trên cơ sở các nội dung thực hiện: ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch phòng, chống mại dâm; tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; tổ chức và quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm; thống kê về phòng, chống mại dâm; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống mại dâm; nghiên cứu và áp dụng khoa học phục vụ công tác phòng, chống mại dâm; tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên quan đến mại dâm; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm; hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm. + Về không gian: Trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh. + Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2019, các định hướng và giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2020 - 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của nhà nước. - Phương pháp nghiên cứu: Cùng với phương pháp luận nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được dùng để nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, kế hoạch, báo cáo,… của các cơ quan quản lý nhà nước về về 7 phòng, chống mại dâm. Cùng với đó, các công trình khoa học, đề tài, đề án, bài báo khoa học có liên quan đến đề tài đã công bố để phục vụ cho đề tài; từ đó tác giả thực hiện việc đối chiếu, tham khảo số liệu, phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra. + Phương pháp thống kê, phân tích: Trên cơ sở các chương trình, kế hoạch, đề án, báo cáo, số liệu,… của các cơ quan quản lý nhà nước, tác giả thực hiện thống kê, phân tích và tổng hợp để đánh giá thực trạng QLNN về phòng, chống mại dâm tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh ở chương 2. Qua đó, làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm ở chương 3. + Phương pháp so sánh: Phương pháp này được tác giả sử dụng trong chương 2 luận văn để so sánh sự thay đổi trong QLNN về phòng, chống mại dâm ở các giai đoạn khác nhau nhằm làm rõ hoạt động QLNN về phòng, chống mại dâm tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn đã góp phần khái quát, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm. - Về mặt thực tiễn: + Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho cơ quan QLNN về phòng, chống mại dâm trong hoạt động thực tiễn. + Đồng thời luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo và những người quan tâm đến hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm. 7. Kết cấu của luận văn 8 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: - Chương 1:Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3:Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm 1.1.1. Khái niệm mại dâm và quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm 1.1.1.1. Khái niệm mại dâm Theo quan điểm các nhà tâm lý học: mại dâm là hành vi thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định ngoài phạm vi hôn nhân. Theo quan điểm xã hội học: Mại dâm là việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ một giá trị vật chất nào. Là sự cung cấp tình dục ngoài phạm vi vợ chồng. Tiếp cận kinh tế học chỉ ra mại dâm là một ngành của “kinh tế ngầm” rất “béo bở” và thu nhập cao (một nghịch lý) đối với người hành nghề, là động lực mạnh nhất, bất chấp các rủi ro thể chất và tinh thần, đối với phụ nữ hành nghề mại dâm [23]. Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên (2012), Nxb. Từ điển Bách Khoa thì “Mại dâm là bán thân làm đĩ. Gái mại dâm. Nạn mại dâm” [21, tr.783]. Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 17/3/2003 thì mại dâm được hiểu là hành vi mua dâm, bán dâm, cụ thể: - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Để đạt được điều này họ chủ động thực hiện hành vi giao cấu với người đã hoặc sẽ trả tiền hay lợi ích vật chất cho họ; 10 - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Mại dâm là một hoạt động bất hợp pháp ở Việt Nam. Điều 4 Pháp lệnh Phòng chống mại dâm nghiêm cấm các hành vi: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm, các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật [44]. Hoạt động mại dâm hầu hết dưới dạng trá hình, tập trung trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, ngày càng tinh vi hơn, với nhiều hình thức biến tướng mới, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại nên khó phát hiện. Các đối tượng hoạt động mại dâm theo phương thức gái gọi và thông qua gái bán dâm là một phương thức phổ biến, có sự liên kết chặt chẽ hình thành các ổ nhóm, đường dây hoạt động, có sự ăn chia về “quyền lợi” núp dưới các danh nghĩa kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, quán bar, vũ trường, massage, karaoke, giải khát... và có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm và liên kết với các đối tượng tội phạm là người nước ngoài.Địa bàn hoạt động mại dâm có ở khắp mọi nơi song chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, các khu công nghiệp, du lịch, nghỉ mát, những nơi có đông người nước ngoài cư trú,... 1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường [10,tr.12]. Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Những hoạt động này nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật của quốc gia đi vào cuộc sống [13, tr.46-47]. 11 Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản lý toàn xã hội và mang những điểm: - Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước được trao quyền, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp; - Đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia. - Quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao và các lĩnh vực khác. - Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội. - Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội [14,tr.8]. Nhà nước với vai trò của mình sẽ thực hiện quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm cả phòng và chống mại dâm. Quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm là một nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. Từ cách hiểu về quản lý nhà nước trên, có thể hiểu: Quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống mại dâm. 1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm Quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm có các đặc điểm cụ thể như sau: 12 Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm là các cơ quan hành chính nhà nước. Chủ thể chịu trách nhiệm thống nhất chung là Chính phủ, cùng với đó là các các Bộ, (cơ quan ngang Bộ), chính quyền địa phương và các cơ quan khác theo thẩm quyền được quy định. Thứ hai, khách thể của QLNN về phòng, chống mại dâm rất rộng lớn, liên quan đến các đối tượng trực tiếp và gián tiếp mua bán, môi giới, chứa chấp mại dâm và chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động này. Thứ ba, đối tượng quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm bao gồm các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc công dân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi liên quan đến mại dâm. Thứ tư, công cụ của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm là hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến phòng, chống mại dâm. Thứ năm, mục tiêu quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm là phát hiện, ngăn chặn hoạt động mại dâm, nhằm xây dựng xã hội nếp sống văn minh, không có tệ nạn mại dâm. 1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm Nhà nước phải tiến hành hoạt động QLNN về phòng, chống mại dâm vì những lý do như sau: Thứ nhất, nhà nước với vai trò của mình thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mại dâm là tệ nạn xã hội vẫn tồn tại, hoạt động dù trái pháp luật. Thứ hai, xuất phát từ những tác động của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội. Mại dâm mang đến những hệ lụy tiêu cực cho xã hội như: trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự phát triển giống nòi; ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội;… Do đó, 13 nhà nước phải thực hiện phòng, chống mại dâm để hạn chế những tác động tiêu cực do hoạt động mại dâm mang lại. Thứ ba, mại dâm là hoạt động phức tạp về cả tính chất, quy mô, đòi hỏi hoạt động phòng chống phải đảm bảo về tài chính, lực lượng, trang bị,… Trong xã hội, chỉ có nhà nước với tiềm lực của mình mới có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. 1.2. Trách nhiệm, thẩm quyền quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm Pháp luật về phòng, chống mại dâm quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm của các cơ quan như sau: 1.2.1. Trách nhiệm của Chính phủ Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm. Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng, chống mại dâm, trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ để ban hành các văn bản chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác này. 1.2.2. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan ngang Bộ - Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: + Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về công tác phòng, chống mại dâm. + Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan cấp trên ban hành các văn bản pháp luật, chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống mại dâm và hướng dẫn tổ chức thực hiện. + Thường trực về công tác phòng, chống mại dâm của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. + Thống nhất quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm. 14 + Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; chỉ đạo hệ thống tổ chức phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp trong công tác phòng, chống mại dâm thuộc ngành quản lý. + Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống mại dâm. + Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan quy định cụ thể danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi. + Hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm và buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm, theo sự phân cấp của Chính phủ. + Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về phòng, chống mại dâm [7]. - Trách nhiệm của Bộ Công an: + Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức đấu tranh chống tội phạm về mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm. + Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, chiến sĩ chuyên trách trong ngành làm công tác đấu tranh phòng, chống mại dâm. + Thực hiện thống kê nhà nước về tội phạm mại dâm; tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm; quản lý thông tin về tội phạm mại dâm. + Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm đăng ký tạm trú, tạm vắng và cam kết thực hiện các quy định về đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. + Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý giáo dục những người có hành vi mại dâm, liên quan đến mại dâm tại cộng đồng; lập hồ sơ đề nghị đưa đối 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan