Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái...

Tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

.PDF
134
77
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐINH THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐINH THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018 Tác giả Đinh Thị Thu Phương ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường. Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Trần Chí Thiện vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hoàn thành bản luận văn được thuận lợi. Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này. Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Đinh Thị Thu Phương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ........... 5 1.1. Cơ sở lý luậnquản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện .............................................................................................. 5 1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 5 1.1.2. Chức năng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ...................... 8 1.1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện ..................................................................................... 12 1.1.4. Công cụ của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện ............................................................................................ 18 1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện .......................................................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .... 23 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .................................................. 23 1.2.2. Bài học cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.................................. 28 iv Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 30 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 30 2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ....................................................... 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 31 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 31 2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin......................................................... 34 2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................ 34 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 36 2.4.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội huyện Võ Nhai .................... 36 2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh các nội dung quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .... 38 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................................... 42 3.1. Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................ 42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 42 3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................. 48 3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................. 50 3.1.4. Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên......... 52 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên....................................................................... 54 3.2.1. Hệ thống quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện Võ Nhai .......... 54 3.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên....................................................................... 59 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ở huyện Võ Nhai ..................................................................... 83 3.3.1. Nhân tố bên ngoài ............................................................................... 83 3.3.2. Nhân tố bên trong................................................................................ 87 v Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 92 3.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 92 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................ 94 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 94 3.4. Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN .................................. 96 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ........................ 96 4.1.1. Quan điểm ........................................................................................... 96 4.1.2. Định hướng ......................................................................................... 97 4.1.3. Mục tiêu .............................................................................................. 97 4.2. Các giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.......................................................................... 99 4.2.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách ........................................ 99 4.2.2. Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác bộ máy QLNN về nông nghiệp ....................................................................................... 101 4.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, công chức QLNN về nông nghiệp . 103 4.2.4. Giải phápđầu tư vốn cho nông nghiệp .............................................. 104 4.2.5. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ cho nông nghiệp .. 106 4.2.6. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp ................................... 107 4.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện.......................................................................................... 108 4.3. Một số kiến nghị ............................................................................... 110 4.3.1. Đối với Nhà nước ................................................................................ 110 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 116 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSHT : Cơ sở hạ tầng GTSX : Giá trị sản xuất GTSXNN : Giá trị sản xuất nông nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KH&CN : Khoa học và công nghệ KHCN : Khoa học công nghệ NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NN : Nông nghiệp QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Ý nghĩa của thang đo Likert ....................................................... 33 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Võ Nhai giai đoạn 2015-2017....... 45 Bảng 3.2: Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2017 ................................ 51 Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai qua một số năm 2015-2017 .......................................... 52 Bảng 3.4: Nguồn ngân sách hỗ trợ cho quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai qua các năm 2015-2017......................... 59 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai ................................................................ 61 Bảng 3.6: Thống kê các chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .......................... 62 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về công tác xây dựng và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp huyện Võ Nhai ................. 64 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai ............ 66 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát công tác kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp huyện Võ Nhai.......... 69 Bảng 3.11. Ứng dụng cơ giới hóa trong phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai qua các năm 2015-2017 ............................................... 71 Bảng 3.12: Kết quả khảo sát công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp huyện Võ Nhai .............. 73 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai ............................................................................ 76 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp huyện Võ Nhai ................................................................ 78 viii Bảng 3.15: Thống kê các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai qua các năm 2015-2017 ............................................... 79 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát công tác quản lý nhà nước về các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp huyện Võ Nhai ................................ 81 Bảng 3.17: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp huyện Võ Nhai ..................... 82 Bảng 3.18: Trình độ của cán bộ thực hiện công tác QLNN về phát triển nông nghiệp tại huyện Võ Nhai từ năm 2015-2017 ................... 91 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2015-2017 ....................................................................... 49 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai qua các năm 2015-2017 ... 88 Sơ đồ: Sơ đồ 3.1: Bộ máy QLNN về nông nghiệp tại huyện Võ Nhai ...................... 54 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự tác động của Nhà nước ta đối với phát triển nông nghiệp từ khi tiến hành đổi mới đến nay ngày càng có hiệu quả rõ rệt. Thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước ta đã thể hiện được vai trò quản lý phát triển nông nghiệp của mình trên cả ba phương diện: định hướng sự phát triển, phân bổ nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Nhờ sự tác động này mà có bước chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là sự chuyển biến cả trong mô hình sản xuất kinh doanh lẫn sự đa dạng của các hình thức tiêu thụ sản phẩm, cả trong đời sống vật chất lẫn trong đời sống tinh thần của người nông dân, cả trong nguồn thu nhập lẫn sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Nhìn một cách khái quát, nông nghiệp nước ta đang chuyển dần sang nền sản xuất theo cơ chế thị trường. Sản phẩm nông nghiệp ngày càng trở thành hàng hoá nhiều hơn trong tổng sản phẩm nông nghiệp. Đời sống văn hoá tinh thần trong nông thôn ngày càng xích lại dần với thành thị và với toàn xã hội. Huyện là một cấp quản lý nhà nước dưới cấp Trung ương và cấp Tỉnh có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện quản lý nhà nước nói chung, trong phát triển nông nghiệp nói riêng. Thời gian vừa qua, có rất nhiều sáng kiến mang tính “vượt rào”, tạo bước đột phá về thể chế quản lý, có tác động lớn đến quá trình đổi mới tư duy và phát triển ngành nông nghiệp đều xuất phát từ quản lý nhà nước cấp huyện. QLNN về phát triển nông nghiệp góp phần định hình sự phát triển nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thúc đẩy nông thôn phát triển. Trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi đất nước thì vấn đề định hướng là vô cùng quan trọng, bởi nếu phát triển thiếu định hướng thì dẫn tới sự lệch lạc, sai lầm trong phát triển. Do vậy, QLNN về phát triển nông nghiệp cần tăng cường hơn nữa sự quản lý 2 của nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và tăng tính cạnh tranh, chú trọng hơn nữa ở khâu chế biến, sau thu hoạch sẽ là bước đi cần thiết. Huyện Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên diện tích khoảng 845km2, địa hình chủ yếu là đồi núi (diện tích khoảng 562 km2 chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích huyện), đất nông nghiệp chỉ có khoảng 77,24 km2. Với điều kiện đặc thù về địa hình như vậy, người dân sống chủ yếu bằng nghề đi rừng và làm nông nghiệp. Tuy nhiên, rừng chặt phá nhiều, giá trị khai thác giảm dần, chỉ có sản xuất lương thực, thực phẩm mới duy trì và cải thiện được cuộc sống cho nên hơn bao giờ hết, ngành nông nghiệp huyện rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo ra giá trị mới cho ngành, giúp người dân không chỉ cải thiện về vấn đề an ninh lương thực mà còn tạo ra giá trị sản phẩm nông nghiệp cao. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước còn thiếu đồng bộ; việc bố trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế do chưa ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật, địa hình nhiều đồi núi, phức tạp; khâu phân cấp thực hiện quản lý nhà nước còn chưa rõ ràng; hiện tượng giống cây trồng, vật nuôi kém chất lượng thâm nhập nông thôn, người dân gánh hậu quả đánh tiếc; vai trò quản lý của chính quyền các xã, phường, thị trấn trong huyện còn rất mờ nhạt,… Do vậy cần phân tích quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp một cách khoa học, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế về ngành nông nghiệp huyện. Vì vậy, “Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là một đề tài Luận văn Thạc sĩ có tính cấp thiết cao, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, góp phần tăng cường 3 hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp tại địa bàn huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2022. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Nhận diện, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý luận quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện và thực trạng, giải pháp đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian:Luận văn được nghiên cứu tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Về đối tượng khảo sát: do điều kiện thời gian nghiên cứu và dung lượng luận văn có hạn, tác giả tập trung khảo sát các cán bộ công chức tham gia QLNN về phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện: cấp huyện, xã, thị trấn. Luận văn chưa có điều kiện để khảo sát ý kiến đánh giá của doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác và hội nông dân. - Về thời gian:Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2015-2017. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 4 4. Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Hệ thống hóa lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyệntrong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam một cách đầy đủ, khoa học và toàn diện. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp Ban lãnh đạo huyện Võ Nhai vận dụng giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Ngoài ra, có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và các đơn vị quản lý nhà nước về phát triển nôngnghiệp cấp huyện. Bên cạnh đó, luận văn có thể cung cấp các thông tin cần thiết hữu ích tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh cùng chuyên ngành. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 1.1. Cơ sở lý luậnquản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chứccủa chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. [3] 1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý, chứa đựng bên trong nhiều kỹ năng thuộc về quản lý như mọi tổ chức đã vận dụng, QLNN mang tính quyền lực nhà nước, nó hướng tới đối tượng nhất định. Theo cách hiểu chung nhất, đứng trên góc độ quản lý thì QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, manh tính quyền lực của nhà nước. Như chúng ta đã biết thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cùng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Từ đó, có thể hiểu theo các góc độ khác nhau. Nhìn chung quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN được xem như một chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. 6 Như vậy, Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.[3] 1.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Qua cách hiểu chung nhất về QLNN thì QLNN đối với nông nghiệp là một lĩnh vực riêng biệt, chuyên ngành của quản lý, gắn với một địa bàn cụ thể. Để có được cái nhìn chính xác và toàn diện đối với hình thực quản lý này, chúng ta cần căn cứ vào các đặc điểm và đối tượng mà lĩnh vực hướng tới. Trong phát triển nông nghiệp, các đối tượng cơ bản chính là trồng trọt, chăn nuôi và các loại hình dịch vụ nông nghiệp. Quản lý và thúc đẩy đối tượng này được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức có chức năng được pháp luật quy định và có thẩm quyền xem xét theo góc độ quản lý tại địa phương cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố/huyện, cấp xã. Tóm lại: Quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra... của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn một huyện cụ thể nào đó đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai trò,vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của ngành nông nghiệp để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa bàn huyện, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất. [5] 1.1.1.4. Chủ thể quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước hiểu là hoạt động tổ chức, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động cụ thể của con người theo pháp luật và bằng pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu đặt ra của QLNN dựa trên những điều kiện 7 và quy luật khách quan của đời sống xã hội. Tham gia vào quá trình QLNN gồm chủ thể QLNN (các cơ quan, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước) và đối tượng QLNN (các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi tác động của QLNN) quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ... nhằm duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong đời sống xã hội; nội dung, hình thức, phương pháp và công cụ QLNN do pháp luật quy định. Như vậy, chủ thể quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm: - Huyện ủy: đưa ra chính sách, chủ trương, đường lối về phát triển nông nghiệp cho huyện. - Hội đồng nhân dân phê duyệt kế hoạch, dự án, đề án, chương trình về phát triển nông nghiệp cho huyện. - Ủy ban nhân dân trực tiếp chỉ đạo, điều hành về phát triển nông nghiệp cho huyện. - Phòng chức năng như: phòng nông nghiệp và PTNT, phòng kinh tế hạ tầng, trung tâm khuyến nông thành phố/huyện, đài phát thanh truyền hình. -Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và lãnh đạo thôn bản. - Các tổ chức chính trị xã hội tại huyện, xã trực thuộc huyện như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên,…Các tổ chức này trực tiếp tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 1.1.1.5. Đối tượng bị quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Đối tượng được quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện là các đối tượng chịu sự kiểm soát từ các cơ quan quản lý về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện, bao gồm: các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp: doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, gia trại, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, hộ gia đình,… 8 1.1.2. Chức năng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp Một là, định hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp cho phù hợp từng giai đoạn phát kinh tế triển đất nước Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, có vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự phát triển hài hoà cân đối của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xác định chiến lược phát triển của ngành phù hợp với chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển, Nhà nước cụ thể hoá thành các chương trình, các kế hoạch định hướng phát triển trung hạn và ngắn hạn hàng năm để hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. các chiến lược và kế hoạch phát triển nói trên được xây dựng cụ thể cho toàn bộ nền nông-lâm-ngưnghiệp ở từng cấp trong bộ máy quản lý nhà nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta từ nay đến năm 2010 được Đại hội Đảng IX (4/2001) nêu ra chủ yếu gồm: Chiến lược dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Chiến lược phát triển các vùng kinh tế; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ; Chiến lược sản xuất và xuất khẩu,... Hai là, điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nông nghiệp, nông thôn và giữa nông nghiệp, nông thôn với phần còn lại của nền kinh tế Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá dựa trên trình độ xã hội hoá sản xuất hàng hoá ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ nông nghiệp nông thôn cũng như giữa nông nghiệp nông thôn với phần còn lại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế khu vực và quốc tế, ngày càng phát triển rộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các mối quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển, lại cũng có thể không phù hợp và thậm chí xa lạ với bản chất kinh tế xã hội tốt đẹp của đất nước. Trong điều kiện như vậy, Nhà nước phải thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tếbằng các biện pháp khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán. Các mối quan hệ kinh tế mà Nhà nước cần điều chỉnh có nhiều 9 loại. Có loại liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng các tài nguyên, nguồn lực như: Đất đai nguồn lực vốn góp cổ phần... Nhà nước cần điều chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hoá sở hữu ở mức độ phù hợp. Có loại quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất như quan hệ hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ... dưới những hình thức đa dạng khác nhau, Nhà nước cần điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi để các quan hệ này phát triển một cách tối ưu, hiệu quả. Có loại quan hệ liên quan đến lĩnh vực ăn chia phân phối, Nhà nước cần hướng dẫn để các quan hệ này được thực hiện một cách công bằng ... Nói tóm lại, việc quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhằm lành mạnh hoá toàn bộ các mối quan hệ kinh tế xã hội nông thôn. Chỉ có trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ kinh tế lành mạnh được duy trì ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển ổn định của của nông nghiệp, nông thôn. Ba là, hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp, nông thôn phát triển. Chuyển sang kinh tế thị trường, ở nước ta kể từ tháng 4/1988 hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, kinh tế trang trại dần hình thành và phát triển.Với việc xác định lại vai trò của hộ kinh tế như vậy, hợp tác dần dần đổi mới để chuyển sang dịch vụ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Trong một số doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất và chế biến thuộc sở hữu, Nhà nước thực hiện đổi mới bằng cách từng bước chuyển sang công ty cổ phần... Có thể nói việc thay đổi cách thức làm kinh tế cho phù hợp với những yêu cầu của cơ chế mới, trong nền nông nghiệp nước ta đã và đang hình thành những loại hình doanh nhân hoàn toàn mới. Đối với họ mặc dù đã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan