Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh kiên giang...

Tài liệu Quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh kiên giang

.PDF
98
554
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……../…….. BỘ NỘI VỤ ……../…….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VIỆT BẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG M số: 60 34 04 03 N ƣờ ƣớn n o ọ TS TRỊNH THANH HÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Kiến thức là vốn quý của con ngƣời. Thời gian qua, đƣợc sự chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất, bản thân tôi đ học xong chƣơng trình, và thực hiện luận văn với đề tài “Quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Qua quá trình học và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đ nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện để bản thân tôi hoàn thành chƣơng trình học. Đặc biệt xin cảm ơn Tiến sĩ Trịnh Thanh Hà đ tận tình hƣớng dẫn tôi trong thực hiện và hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học và thực hiện luận văn tốt nghiệp, còn có sự giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất của Ban Giám đốc và đồng nghiệp Sở Lao động – Thƣơng binh và X hội tỉnh Kiên Giang, của đồng nghiệp, cơ quan ban ngành có liên quan. Tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự quan tâm, giúp đỡ đó. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2017 Tá ả N uyễn V ệt Bằn LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” đƣợc thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017. Luận văn sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đ đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, có một số thông tin thu thập từ thực tế của địa phƣơng, một số tài liệu đ đƣợc phân tích, tổng hợp và xử lý với mục đích nghiên cứu khoa học trong phạm vi đề tài luận văn. Tôi xin cam đoan: 1. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, đảm bảo. 2. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này hoàn toàn vì mục đích khoa học, cống hiến, không có mục đích vụ lợi hoặc làm sai lệch thông tin ảnh hƣởng đến đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. 3. Cam kết đ nghiêm túc nghiên cứu, minh bạch trong sử dụng thông tin, không làm ảnh hƣởng đến uy tín của bất cứ nhà nghiên cứu nào có liên quan đến đề tài của luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2017 Tá ả Luận văn N uyễn V ệt Bằn MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2 3. Mục đích và nhiệm vụ 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 8 6. Ý nghĩa của luận văn 8 7. Kết cấu của luận văn 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 10 10 1.1.1. Lao động 10 1.1.2. Nguồn lao động 10 1.1.3. Lực lượng lao động 10 1.1.4. Nguồn nhân lực 12 1.1.5. Việc làm và người có việc làm 13 1.1.6. Thất nghiệp và người thất nghiệp 15 1.2. Khái niệm quản lý, quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc về lao động 16 1.2.1. Quản lý 16 1.2.2. Quản lý nhà nước 18 1.2.3. Quản lý nhà nước về lao động 20 1.3. Nội dung Quản lý nhà nƣớc về lao động 20 1.4. Thẩm quyền Quản lý nhà nƣớc về lao động 21 1.5. Vai trò của Quản lý nhà nƣớc về lao động 22 1.6. Những yếu tố tác động đến Quản lý nhà nƣơc về lao động 25 1.6.1. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước về lao động 25 1.6.2. Dân số - chất lượng nguồn lao động 26 1.6.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 27 1.6.4. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện Quản lý nhà nước về lao động TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - x hội của tỉnh Kiên Giang 30 32 33 33 2.1.1. Vị trí địa lý 33 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 33 2.2.Thực trạng về dân số, nguồn lao động 36 2.2.1. Thực trạng về dân số 36 2.2.2. Thực trạng về Nguồn lao động 37 2.3. Tình hình Quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2.3.2. Ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang 39 39 40 2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lao động 42 2.3.4. Về đội ngũ cán bộ, công chức 43 2.4. Một số kết quả về quản lý lao động, giải quyết việc làm thời gian qua 2.5. Đánh giá chung 44 51 2.5.1. Ưu điểm 51 2.5.2. Hạn chế 52 2.5.3. Nguyên nhân 55 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 57 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 59 3.1. Dự báo tình hình 59 3.2. Quan điểm định hƣớng 60 3.2.1. Chủ trư ng, quan điểm của Trung ư ng 60 3.2.2. Chủ trư ng, quan điểm của tỉnh Kiên Giang 61 3.3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.1. Tiếp t c xây dựng và hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước về lao động 62 62 3.3.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật 63 3.3.3. Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước 64 3.3.4. Tăng cường phối hợp giữa c quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm với các c quan, tổ chức khác. 3.3.5. Tăng cường sử d ng các nguồn lực khác có hiệu quả 3.3.6. Đ y mạnh nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm cho người lao động 70 70 72 3.3.6.1. Đào tạo nghề 72 3.3.6.2. Phát triển thị trường lao động 77 3.3.7. Giải quyết việc làm thông qua chư ng trình, đề án 3.3.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo 80 84 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 86 PHẦN KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý o ọn đề tà Lực lƣợng lao động là yếu tố không thể thiếu để thực hiện các hoạt động lao động – hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho x hội. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, nhƣng cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn, trong đó có vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động x hội. Hơn lúc nào hết, nguồn lao động Việt Nam đang đứng trƣớc nguy cơ gia tăng thất nghiệp do không đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng, đặc biệt ở các lĩnh vực hoạt động đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế… Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển công nghiệp, du lịch - thƣơng mại và dịch vụ; nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, do chất lƣợng nguồn lao động còn thấp nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại và xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Là một trong những tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam và đang vƣơn lên, phát triển mạnh m , đang hình thành các khu, cụm công nghiệp đòi hỏi phải có lực lƣợng lao động có trình độ, tay nghề cao với cơ cấu hợp lý, giải quyết việc làm hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành chức năng của tỉnh, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động của tỉnh. Tƣơng đồng với các tỉnh, thành phố khác, tỉnh Kiên Giang dƣ thừa sức lao động ở nông thôn thì khu vực thành thị, đặc biệt ở những nơi ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển lại thiếu hụt lao động trầm trọng; nguồn lao lao động dồi dào nhƣng chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp và chủ yếu đào tạo nghề trong lĩnh vực nông 1 nghiệp. Điều này dẫn đến việc Nhà nƣớc phải điều tiết về quy luật cung cầu nguồn lao động trong x hội, nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nhằm hạn chế tình trạng lao động thất nghiệp do chất lƣợng lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc; do cung, cầu lao động chƣa đƣợc liên thông hiệu quả. Trƣớc yêu cầu mới hiện nay, việc tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về lao động là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để nguồn lực lao động sử dụng hiệu quả, đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là đòi hỏi cấp thiết. Để giải quyết những vấn đề đặt ra và góp phần vào phát triển kinh tế x hội của tỉnh nhà, tôi mạnh dạn chọn nội dung "Quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang" làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên ứu l ên qu n đến đề tà luận văn Quản lý nhà nƣớc về lao động luôn là một trọng tâm của đời sống x hội không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngay cả ở những quốc gia phát triển và giàu có nhất thì đây vẫn là nhiệm vụ cần quan tâm hàng đầu của các nhà l nh đạo quốc gia, cũng nhƣ các nhà quản lý nhà nƣớc ở nhiều cấp độ. Nghiên cứu về lao động,việc làm, quản lý nhà nƣớc về lao động, giải quyết việc làm đ đƣợc nhiều nhà khoa học x hội học; kinh tế học, quản lý học…) đề cập. Có thể kể ra một số trong số các công trình đó nhƣ: Ngô Quỳnh An, Luận án tiến sĩ, bảo vệ năm 2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Trong đề tài: “Tăng cƣờng khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” đề tài đ phân tích các ảnh hƣởng tới khả năng có đƣợc việc làm đƣợc trả lƣơng cho toàn bộ dân số từ 10 tuổi trở lên trong khi các yếu tố khác đƣợc giữ nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ phải đạt từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và dạy nghề trở lên mới 2 tăng khả năng có đƣợc việc làm của ngƣời lao động, yêu cầu về trình độ này làm tăng khả năng có việc làm của nữ cao hơn so với nam. Nhƣ vậy trình độ văn hóa, đào tạo nghề có ảnh hƣởng lớn đến cơ hội có việc làm của ngƣời lao động. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra rằng lao động là ngƣời thuộc các hộ gia đình nghèo có khả năng có đƣợc việc làm cao hơn ở những hộ gia đình không nghèo. Nguyên nhân có thể là do gia đình nghèo thì động lực thúc đẩy các thành viên tìm kiếm việc làm để cải thiện cuộc sống mạnh m hơn. Ngoài ra nó cũng phù hợp với cơ cấu việc làm hiện nay đối với ngƣời nghèo, phổ biến nhiều công việc lao động chân tay và việc làm trong khu vực phi kết cấu. Đối với nữ trong các gia đình nghèo, xác suất có việc làm cũng cao hơn so với nam giới. Nguyễn Trọng Vân, Luận văn Thạc sĩ, bảo vệ năm 2014, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong đề tài “Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh”. Tác giả đ phân tích làm rõ thực trạng việc làm, các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Kết quả của nghiên cứu đ chỉ ra rằng, ngoài các yếu tố về đặc điểm kinh tế x hội, điều kiện tự nhiên thì các yếu tố ảnh hƣởng lớn đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhƣ các chính sách tạo việc làm cho thanh niên, hỗ trợ về vốn sản xuất, kỹ thuật, đào tạo nghề. - Bài viết của ông Lê Quang Trung – Phó Cục trƣởng Cục việc làm: Những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực lao động – việc làm thời kỳ hội nhập, tháng 12/2016, Tạp chí Lao động và X hội số 521. Bài viết đ đề cặp đến cơ hội và thách thức khi Việt Nam đ và đang hội nhập sâu rộng với khu vực và các nƣớc trên thế giới, các vấn đề đó là: 3 Hội nhập s tạo đƣợc nhiều việc làm và nâng cao chất lƣợng việc làm; nguồn lao động của Việt Nam lớn nhƣng chất lƣợng còn hạn chế cả về chuyên môn, kỹ thuật, thể lực và cả về ý thức, tác phong làm việc; năng suất lao động thấp; vấn đề di chuyển lao động tạo ra nhiều cơ hội về việc làm nhƣng cũng có nhiều mặt trái cần giải quyết; hệ thống thông tin thị trƣờng lao động còn nhiều hạn chế; cần quan tâm đến đảm bảo an sinh x hội, hỗ trợ kịp thời cho ngƣời lao động mất việc làm trong quá trình cạnh tranh về lao động. Tác giả bài viết cũng đề nghị thời gian tới cần quan tâm đến các nội dung: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm và các văn bản liên quan cho phù hợp với các cam kết và điều kiện của Việt Nam; Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng lao động để tạo điều kiện cho thị trƣờng lao động phát triển đúng theo quy luật của nó; Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động về trình độ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng hành nghề; Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong nƣớc và pháp luật lao động khu vực và các nƣớc có hợp tác về lao động; Xây dựng mối quan hệ lao động minh bạch, lành mạnh nhằm ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động; Hoàn thiện hệ thống an sinh x hội. - Bài viết của Thạc sĩ Trịnh Hoàng Lâm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, tháng 6/2016, Tạp chí Lao động và X hội số 528. Nội dung bài viết, tác giả đ nêu bật đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam, về dân số đông thứ 13 trên thế giới; lực lƣợng lao động Việt Nam dồi dào với hơn 53 triệu ngƣời, trong đó 50% lao động có độ tuổi từ 15 đến 39; trình độ qua đào tạo thấp, phân bố lao động trẻ khu vực nông thôn nhiều hơn thành thị; và tình hình sử dụng nhân lực với tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn cao. Tác giả bài viết đ phân tích những mặt hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó đ đề xuất 4 các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian tới: Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nƣớc, hoàn thiện bộ máy và đổi mới phƣơng pháp quản lý, tạo cơ chế chính sách để phát triển nguồn nhân lực; Đảm bảo nguồn lực về tài chính; Đẩy mạnh cải cách giáo dục; Chủ động hội nhập. - Bài viết của Phó Giáo sƣ, tiến sĩ Vũ Hoàng Ngân và Thạc sĩ Hoàng Thị Huệ: Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam, tháng 8/2016, Tạp chí Lao động và X hội số 532. Bài viết đ đề cặp đến năng suất lao động doanh nghiệp Việt Nam, qua nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2014, năng suất lao động Việt Nam tăng dần qua các năm, năng suất lao động bình quân chung năm 2011 đạt 241,29 triệu đồng/lao động, đến năm 2014 tăng lên 306,83 triệu đồng/lao động, giai đoạn này tăng bình quân hàng năm là 8,34%/năm. Tác giả bài viết đ đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam: Cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp; Đầu tƣ cho khoa học và công nghệ; Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; Tạo môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Phùng Ngọc Triều, Luận văn Thạc sĩ, bảo vệ năm 2007, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trong luận văn Thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” đ xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ hội làm việc phi nghiệp của lao động nông thôn đó là: Giới tính của lao động có tác động nhiều đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động trong vùng. Tác động của yếu tố này thể hiện nữ giới có khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp tại địa phƣơng cao hơn nam giới, họ tham gia dƣới các hình thức việc làm tự tạo nhƣ buôn bán, may 5 mặc, thiêu hay việc làm hàng gia công tại nhà; Trình độ giáo dục ảnh hƣởng đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp, xu hƣớng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng tham hoạt động phi nông nghiệp càng lớn. Bên cạnh đó học nghề cũng có tác động rất lớn thúc đẩy lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp và đặc biệt đối với lao động nữ thì học nghề có tác động mạnh hơn lao động nam; Thông tin việc làm có tác động khá lớn đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động, nhƣng là tác động ngƣợc chiều. Lao động có biết nguồn cung cấp thông tin về việc làm phi nông nghiệp nhƣng khả năng tham gia rất ít do chất lƣợng nguồn thông tin kém và việc làm không phù hợp; Các nhà máy, tổ hợp sản xuất chƣa thể hiện tác động rõ nét đối với vùng nghiên cứu trong hiện tại nhƣng sự xuất hiện và phát triển của chúng s có tác động tích cực đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của ngƣời lao động. Các giáo trình, công trình nghiên cứu, bài viết nói trên đ có đóng góp hết sức quan trọng vào lý luận cũng nhƣ thực tiễn quản lý nhà nƣớc về lao động và giải quyết việc làm nói chung. Tuy nhiên, mới chỉ đề cập đến từng vấn đề, từng khía cạnh hoặc tập trung giải quyết một số vấn đề riêng lẻ về lao động hoặc giải quyết việc làm hoặc chỉ là những nghiên cứu chung toàn quốc hoặc địa phƣơng khác. Chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết vấn đề quản lý nhà nƣớc về lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận văn này là một hƣớng cứu của tác giả nhằm khắc phục điều đó. 3 Mụ đí và n ệm vụ - Mục đích: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về lao động; đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về lao động trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; tác giả tập trung đánh giá về công tác triển khai và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; công tác đào tạo 6 nâng cao chất lƣợng nguồn lao động; công tác thông tin thị trƣờng lao động và công tác giải quyết việc làm; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Nhiệm vụ: Hệ thống hóa cơ sở lý luận để làm rõ quan niệm về lao động và quản lý nhà nƣớc về lao động. Phân tích, đánh giá thực trạng về lao động và công tác quản lý nhà nƣớc về lao động, tìm ra những ƣu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân đó trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4 Đố tƣợn và p ạm v n ên ứu - Đối tƣợng: Quản lý nhà nƣớc về lao động. Quản lý nhà nƣớc về lao động là một lĩnh vực quản lý rất rộng, có nhiều nội dung nhƣ quản lý nguồn lao động, thông tin thị trƣờng lao động, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đến quản lý mối quan hệ lao động nhƣ hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, tiền lƣơng, hòa giải tranh chấp lao động, đình công l n công…. Với thời gian xác định, tác giả giới hạn nội dung nghiên cứu tập trung vào vấn đề quản lý nhà nƣớc về lao động, nghiên cứu chủ yếu đối với nguồn lao động, chất lƣợng lao động và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016, tầm nhìn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 7 5 P ƣơn p áp n ên ứu - Phƣơng pháp luận: Đề tài luận văn thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và logic. - Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu; phƣơng pháp tổng hợp, phân tích nhằm tạo lập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá các khía cạnh thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về lao. Sử dụng phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh đối chiếu những kết quả từ thực tiễn để làm sáng tỏ những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nƣớc về lao động; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 6 Ýn ĩ ủ luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận cũng nhƣ phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Ý nghĩa thực tiễn: Nêu đƣợc những bất cập trong công tác quản lý nhà nƣớc về lao động tại tỉnh Kiên Giang; Đề xuất, giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới; Luận văn mang ý nghĩa tham khảo đối với bộ máy quản lý nhà nƣớc các cấp, các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc, các doanh nghiệp, hộ gia đình và Ngƣời lao động trong việc quản lý, sử dụng lao động hiệu quả, tạo mở việc làm, chắp nối cung cầu lao động và góp phần nâng cao hình ảnh lao động Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 7 Kết ấu ủ luận văn 8 Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chƣơng với những nội dung chính: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về lao động; Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG 1 1 Một số á n ệm ơ bản 1.1.1. Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngƣời nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con ngƣời. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho x hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tƣ liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con ngƣời. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế. 1.1.2. Nguồn lao động Nguồn lao động là toàn bộ những ngƣời đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhƣng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chƣa có nhu cầu làm việc và những ngƣời thuộc tình trạng khác. Nhƣ vậy, khái niệm về nguồn lao động hẹp hơn so với khái niệm nguồn nhân lực. Nguồn lao động không bao gồm lao động trẻ em. Nguồn lao động gồm hai bộ phận: bộ phận hoạt động tích cực) và bộ phận chƣa hoạt động tiềm tàng). Bộ phận hoạt động của nguồn lao động gồm những ngƣời đang và sẵn sàng tham gia lao động, những ngƣời đang tích cực tìm việc làm và những ngƣời thực tế đang làm việc. Bộ phận chƣa hoạt động của nguồn lao động gồm những ngƣời có khả năng lao động nhƣng tạm thời chƣa tham gia lao động vì những lý do nhƣ đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, chƣa có nhu cầu làm việc… 1.1.3. Lực lượng lao động Quan niệm về lực lƣợng lao động nhìn chung tƣơng đối thống nhất 10 giữa các tổ chức và quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Lao Động Quốc Tế ILO), lực lƣợng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những ngƣời thất nghiệp. Trong khái niệm của ILO không đề cập đến phạm trù “có khả năng lao động” và không bao gồm số ngƣời “trên độ tuổi lao động đang làm việc”. Nhiều học giả cho rằng, lực lƣợng lao động bao gồm tất cả những ngƣời có việc làm và những ngƣời thất nghiệp, tức là ngoài bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, trong lực lƣợng lao động cần tính thêm cả lao động trẻ em và lao động cao tuổi. Quan điểm này thực tế hơn quan điểm của ILO vì ở các nƣớc đang phát triển, số Ngƣời lao động dƣới tuổi và trên tuổi thực tế đang làm việc chiếm một tỷ lệ khá cao trong dân số. Trong nhân khẩu học và kinh tế lao động, ngƣời ta còn xác định nhân khẩu hoạt động kinh tế và nhân khẩu không hoạt động kinh tế. Theo cách hiểu của Tổ chức khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng và Tổng cục thống kê Việt Nam, khái niệm lực lƣợng lao động đƣợc hiểu đồng nghĩa với khái niệm dân số hoạt động kinh tế. Khái niệm “lực lƣợng lao động” hẹp nghĩa hơn so với khái niệm "nguồn lao động”. Theo nghĩa đ nêu, lực lƣợng lao động chính là bộ phận hoạt động của nguồn lao động không tính bộ phận chƣa hoạt động). Cụ thể: Lực lƣợng lao động là những ngƣời đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những ngƣời thất nghiệp. Để thấy rõ hơn về những khái niệm trên, có thể biểu diễn mối quan hệ giữa dân số, nguồn nhân lực, nguồn lao động và lực lƣợng lao động theo sơ đồ sau: 11 xuyên Lực lƣợng vũ trang thƣờng Không có khả năng lao động Tình trạng khác Không có nhu cầu VL Nội trợ Đi học Thất nghiệp Làm công ăn lƣơng Chủ doanh nghiệp Tự tạo việc làm lao động cao tuổi việc Lao động trẻ em việc Dƣới tuổi lao động không làm Trên tuổi lao động không làm NGOÀI TUỔI LĐ TRONG TUỔI LAO ĐỘNG LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG NGUỒN LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI DÂN SỐ Hình 1.1. Mối liên hệ giữa dân số và nguồn nhân lực x hội Ghi chú: Lực lượng vũ trang thường xuyên không thuộc đối tượng thống kê dân sự.;…[8, trang 11]. 1.1.4. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong thời kỳ xác định của một địa phƣơng, một ngành, một vùng, một quốc gia, một khu vực hay trên toàn thế giới. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - x hội, là nguồn cung cấp sức lao động cho x hội, đóng vai trò tạo ra mọi giá trị của cải vật chất, văn hóa và dịch vụ cho x hội. Quan niệm về nguồn nhân lực có một số sự khác biệt giữa các quốc gia. Theo từ điển Thuật ngữ Pháp 1977-1985), nguồn nhân lực bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có 12 việc làm. Nhƣ vậy, những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhƣng không mong muốn có việc làm, theo quan niệm này, không đƣợc tính vào nguồn nhân lực. Một số quốc gia khác có quan niệm ở chỗ nguồn nhân lực không có giới hạn trên về tuổi nó bao gồm cả những ngƣời không mong muốn có việc làm, tức quy mô nguồn nhân lực theo quan niệm này s lớn hơn quan niệm trên. Ở Việt Nam, theo quy định của Tổng cục Thống kê, nguồn nhân lực bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có tính thêm cả lao động trẻ em và lao động cao tuổi. Lao động trẻ em là lao động chƣa đủ 15 tuổi, chƣa trƣởng thành cả về thể chất và tinh thần đang làm việc. Lao động cao tuổi là lao động trên độ tuổi lao động theo quy định của Pháp luật trên 55 đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam) đang làm việc. Khi nói đến nguồn nhân lực không đơn thuần chỉ là số lƣợng lao động mà đó là sự tổng hợp cả số lƣợng và chất lƣợng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế – x hội. Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng thể lực; trình độ học vấn; trình độ chuyên môn, kỹ thuật; kỹ năng nghiệp vụ, nghề; tính năng động x hội khả năng sáng tạo, tính linh hoạt, mức độ sẵn sàng tham gia lao động…); tác phong nghề nghiệp [8, trang 13]. 1.1.5. Việc làm và người có việc làm - Việc làm: Ở nƣớc ta, có một số quan niệm về việc làm. Theo giáo trình kinh tế lao động của trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, việc làm đƣợc hiểu là: “Sự kết hợp giữa sức lao động với tƣ liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tƣợng lao động theo mục đích của con ngƣời”. Một số học giả lại cho rằng: “Bất cứ hoạt động nào trong đƣờng biên sản xuất của hệ thống tài khoản quốc gia đều đƣợc coi là việc làm”. 13 Về cơ bản, các định nghĩa trên đều thống nhất với quy định điều 9 của Bộ Luật lao động năm 2012: “Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật cấm” đều đƣợc thừa nhận là việc làm. Nhƣ vậy, việc làm theo khái niệm trên bao gồm ba dạng: + Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lƣơng bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó. + Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm hoạt động nông nghiệp trên đất do chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần. + Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhƣng không đƣợc trả thù lao dƣới hình thức tiền công, tiền lƣơng cho công việc đó bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý. - Ngƣời có việc làm: Ở Việt Nam theo từ điển thuật ngữ Lao động Thƣơng binh và X hội, ngƣời có việc làm là ngƣời làm việc trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, mang lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho x hội. Nhƣ vậy, trong khái niệm ngƣời có việc làm không có quy định cận trên và cận dƣới của độ tuổi lao động. Có nghĩa là, những ngƣời trên tuổi lao động và dƣới tuổi lao động, nếu đang làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề dạng hoạt động có ích, mang lại thu nhập cũng đều đƣợc coi là ngƣời có việc làm. Số ngƣời có việc làm đƣợc chia thành hai loại: ngƣời có việc làm đầy đủ và ngƣời thiếu việc làm. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan