Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng...

Tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn huyện đam rông, tỉnh lâm đồng

.DOC
103
2
92

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ HOÀNG NHÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP, LUẬT HÀNH CHÍNH Lâm Đồng, năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ HOÀNG NHÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Ngành: Luật Hiến Pháp, Luật Hành Chính Mã Số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Lâm Đồng, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Manh Hung. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Đỗ Hoàng Nhân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn........................................................................7 7. Kết cấu của Luận văn................................................................................. 7 Chương 1..........................................................................................................8 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH.................................................................................................................8 1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò của quản lí nhà nước về hộ tịch..............8 1.2. Nội dung và trách nhiệm của quản lý nhà nước về hộ tịch................17 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hộ tịch.....................21 Tiểu kết chương 1..........................................................................................30 Chương 2........................................................................................................32 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN 32 HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG............................................... 32 2.1. Những yếu tố ảnh hường đến quản lý nhà nước về hộ tịch tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng...........................................................................32 2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng...............................................................................................36 2.3. Đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng...........................................................................41 Tiểu kết chương 2..........................................................................................55 Chương 3........................................................................................................56 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ..............56 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG......................................................................... 56 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng................................................. 56 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng........................................................57 Tiểu kết chương 3..........................................................................................69 KẾT LUẬN....................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KHQN Kế hoạch Nghị quyết KHPL Kế hoạch pháp lệnh TPHT Tư pháp hộ tịch UBND Ủy ban Nhân dân DTTS Dân tộc thiểu số MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hộ tịch là công tác quan trọng. Mọi quốc gia trên thế giới hiện nay không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế đều phải quan tâm thực hiện công tác này. Nếu việc thực hiện đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch tốt sẽ tao cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền nhân thân phi tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản của cá nhân. Do đó những vấn đề lý luận và pháp lý có liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về hộ tịch cần được làm sáng tỏ để phục vụ cho việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoat động này của các chủ thể trong xã hội, cũng như hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan vấn đề này. Ở Việt Nam, quản lý hộ tịch và quản lý đất đai là hai vấn đề được thực hiện một cách trình tự và hệ thống xuyên suốt các thời kì lịch sư. Quản lý nhà nước về hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoat động quản lý nhà nước về dân cư. Chính vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta được thực hiện từ rất sớm (từ thời nhà Trần). Từ sau cách mang tháng Tám năm 1945 tới nay, công tác này tiếp tục được phát triển và hoàn thiện. Điều đó cho thấy công tác quản lý nhà nước về hộ tịch vô cung quan trọng và luôn được duy trì trong mọi hoàn cảnh. Công cuộc cải cách hành chính nói chung và ngành tư pháp nói riêng ở nước ta hiện nay được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Thực tiễn cho thấy, việc triển khai các giải pháp nhanh chóng, đông bộ, thống nhất trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta đat được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Công tác xây dựng thể chế được tăng cường; việc phổ 1 biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch ngày càng được coi trọng. Nhăm tao thuận lợi cho người, trình tự, thủ tục đăng kí hộ tịch cũng từng bước được đơn giản hóa… Với những kết quả đã đat được, công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với quản lý nhà nước và xã hội, góp phần bảo đảm ngày một tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông đang trong giai đoan phát triển với tỷ lệ tăng trưởng dân số khá cao nên công tác thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về hộ tịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, hoach định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Huyện. Được sự quan tâm, chỉ đao sát sao của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông từng bước được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, thực trang quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Đam Rông cho thấy những bất cập về hành lang pháp lý. Đứng trước thực trang đó và những đòi hỏi của tình hình mới, để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về hộ tịch, việc chọn đề tài “Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng” làm Luận văn tốt nghiệp thac sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Quản lý nhà nước về hộ tịch là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người, cụ thể: Pham Trọng Cường (2003), “Quản lý nhà nước về hộ tịch - lý luận, thực trang và phương hướng đổi mới”, Luận văn thac sĩ thực hiện tai Khoa luật - Đai học Quốc gia Hà Nội. Tác giả của Luận văn đã đề cập và phân tích 2 một cách có hệ thống các vấn đề lý luận, pháp lý liên quan đến công tác Quản lý nhà nước về hộ tịch. Trong đó nổi bật là tác giả đã đề cập và phân tích tương đối toàn diện khái niệm “hộ tịch”. Luận văn có pham vi nghiên cứu rất rộng, do đó công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND cấp huyện chưa được Luận văn quan tâm nghiên cứu nhiều. Đông thời, Luận văn được thực hiện trước năm 2003, khi Luật Hộ tịch và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP chưa được ban hành, vì vậy nhiều vấn đề mà tác giả Luận văn đề cập đã không còn phu hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Nhưng, Luận văn vẫn là nguôn tài liệu tham khảo có giá trị, đặc biệt là hệ thống các quan điểm về khái niệm “hộ tịch” và vai trò của công tác quản lý nhà nước về hộ tịch. Bui Thị Tư (2014), “Quản lý nhà nước về hộ tịch qua thực tiễn ở Hải Phòng”, Luận văn thac sĩ thực hiện tai Khoa luật - Đai học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ thực trang quy định các chủ thể quản lý nhà nước về hộ tịch, kinh nghiệm quản lý nhà nước về hộ tịch. Từ đó phân tích, đánh giá và chỉ ra những han chế của các quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết các vấn đề hộ tịch. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Luận văn là nguôn tài liệu tham khảo có giá trị. Ông Văn Tuân (2015), “Quản lý nhà nước về hộ tịch tai các huyện có đông bào dân tộc thiểu số (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đông)”, Luận văn thac sĩ luật được thực hiện tai Đai học Luật Thành phố Hô Chí Minh. Có thể nói Luận văn đã đề cập và phân tích một cách có hệ thống và tương đối sâu sắc các vấn đề lý luận, pháp lý có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn các huyện có đông bào dân tộc thiểu số với đời sống kinh tế còn khó khăn và trình độ nhận thức còn han chế. Luận văn đã khảo sát thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch tai các huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đông, qua đó chỉ 3 ra được những han chế, bất cập và nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó Luận văn đã đề cập một số giải pháp có tính khả thi. Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị. Ngoài ra còn một số công trình, bài báo, sách chuyên khảo có liên quan. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cho thấy hiện chưa có công trình nào đề cập một cách sâu sắc và toàn diện đến vấn đề quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông trong bối cảnh Luật Hộ tịch năm 2014 đã có hiệu lực; Đông thời cũng chưa có công trình nào nghiên cứu từ thực tiễn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông. Do đó, đề tài “Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng” là tương đối mới mẻ và cần thiết quan tâm đầu tư nghiên cứu. Đây cũng là một lý do đề tài được lựa chọn để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận, pháp lý của công tác quản lý nhà nước về hộ tịch; đánh giá thực trang công tác này trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông. Đề xuất một số giải pháp nhăm góp phần hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về hộ tịch với hi vọng công tác này sẽ đi sâu vào đời sống thực tiễn. Kiến nghị những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn Huyện trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Với mục đích nghiên cứu được trình bày ở trên, Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, luận giải một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và pháp luật quản lý nhà nước về hộ tịch thông qua việc xác định các khái niệm có liên quan như khái niệm hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch, vai trò quản lý nhà nước về hộ tịch. Thứ hai, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trang công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông. Từ đó đưa ra những đánh giá về nguyên nhân những kết quả đat được và những han chế trong công tác này. Thứ ba, đề xuất phương hướng, hệ thống giải pháp đủ cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông. 4. Đối tượng và pham vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những quan điểm lý luận về quản lý nhà nước về hộ tịch. Các quy định pháp luật về quản lý nhà nước về hộ tịch ở Việt Nam. Thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Pham vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoat động quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông, bao gôm các xã: Đa Long, Đa Tông, Đa M’Rông, Đa K’Nàng, Rô Men, Đa R’Sal, Phi Liêng, Liêng S’Rônh. 5 Pham vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoat động quản lý nhà nước về hộ tịch từ năm 2014 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hô Chí Minh về quản lý nhà nước; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý nhà nước về hộ tịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sư dụng trong luận văn cụ thể như sau: Phương pháp thống kê: đây là phương pháp được sư dụng trong chương 2, 3 của Luận văn, để thu thập và xư lý dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sư dụng xuyên suốt trong Luận văn nhăm mục đích làm rõ các vấn đề nghiên cứu, đông thời tổng hợp những luận cứ thành các nhận định và luận điểm của Luận văn. Phương pháp so sánh: phương pháp này được sư dụng trong chương 1 của Luận văn nhăm tìm ra những điểm giống và khác nhau của các vấn đề nghiên cứu, từ đó phân tích, đánh giá vấn đề khoa học và chính xác hơn. Phương pháp khảo sát thực tế được sư dụng để khảo sát thực tế quản lý nhà nước về hộ tịch tai 8 xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông; Theo đó cung cấp các căn cứ thực tiễn cho những kiến nghị tai chương 3 của Luận văn. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật quản lý nhà nước về hộ tịch; đánh giá thực trang quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông trong thời gian qua. Luận văn nêu lên những giải pháp nhăm nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước về hộ tịch và hiệu quả nó trên địa bàn Huyện. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm cơ sở để các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông nghiên cứu, vận dụng vào thực tế quản lý nhà nước về hộ tịch. Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về quản lý nhà nước về hộ tịch cho các học viên, sinh viên. 7. Kết cấu của Luận văn Kết cấu chính của luận văn gôm phần mở đầu, nội dung chính, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của Luận văn gôm 3 chương cụ thể sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về hộ tịch Chương 2. Thực trang quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đông 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò của quản lí nhà nước về hộ tịch 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch Hộ tịch là một khái niệm tương đối phức tap, xét dưới góc độ ngôn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính phụ, được ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập, trong đó “tịch” là thành tố chính. Xét về mặt từ loai thì đây là một danh từ thuộc nhóm danh từ chỉ khái niệm trừu tượng [32; tr211]. Từ “tịch” có nghĩa là: “sổ sách” hoặc “là sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc”, ghi chép liên quan đến tình trang nhân thân (thân trang) của mỗi người theo mối quan hệ về gia đình trong các việc sinh, tư, kết hôn… Tuy nhiên việc tổ hợp hai từ đơn này thành từ danh từ “hộ tịch” lai là một trường hợp rất đặc biệt về mặt ngôn ngữ và được sư dụng với thuộc tính là kết hợp han chế (han chế về việc sư dụng và khả năng tổ hợp của từ ngữ). Chính do tính chất đặc biệt ấy nên hiện nay, nếu khảo cứu qua các từ điển Tiếng Việt thì có thể thấy có rất nhiều cách giải nghĩa từ “hộ tịch” rất khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ: Quan niệm của các tác giả trong một số từ điển Hán – Việt: “Hộ tịch: Sổ sách ghi chép tên, họ, nghề nghiệp dân cư ngụ trong xã phường” [39; tr814]. “Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán nghề nghiệp của mọi người trong một địa phương” [41; tr321]. Quan niệm của các tác giả trong một số từ điển Tiếng Việt: “Hộ tịch: sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân trong địa phương mình theo từng hộ” [59; tr442]. 8 “Hộ tịch: quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tai nơi mình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cung một hộ, do chính quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần” [36; tr385]. Như vậy, thuật ngữ “hộ tịch” nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Tác giả của các cuốn từ điển Hán – Việt 1 đều cho răng hộ tịch là quyển sổ (của chính quyền) ghi chép thông tin có liên quan đến những người dân đang sinh sống trên địa bàn, bao gôm các thông tin về số lượng người, họ tên, quê quán, nghề nghiệp của từng người. Trái lai, tác giả của một số từ điển tiếng Việt lai có quan điểm khác cho răng “hộ tịch” bản thân nó là những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mỗi người và những sự kiện này chịu sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, cũng có một số tác giả lai đông nhất 2 thuật ngữ “hộ tịch” với thuật ngữ “hộ khẩu” khi cho răng hộ tịch là sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân trong địa phương mình theo từng hộ. Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ “hộ tịch” lần đầu tiên được định nghĩa tai Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ khẩu. Theo đó, “hộ tịch” được hiểu: “là những sự kiện cơ bản xác định tình trang nhân thân của một người từ khi sinh ra đến chết” [30; điều1]. Cách giải thích này tiếp tục được giữ lai trong Nghị định 158/2005/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch. Cách định nghĩa này vẫn được duy trì, nhưng được làm rõ hơn (theo phương pháp luật kê) trong Luật Hộ tịch năm 2014. Cụ 1Ít nhất là 4 cuốn từ điển Hán – Việt có uy tín ở Việt Nam 2Có thể nói đây là một sự nhầm lẫn khá phổ biến trong nhận thức của nhiều người hiện nay, do tác giả luận văn sẽ phân biệt thuật ngữ “hộ tịch” và thuật ngữ “hộ khẩu” tai mục 1.2.1 của luận văn 9 thể: “hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết” [26; khoản1 Điều 2]. Theo đó, điều 3 của Luật Hộ tịch ghi nhận các sự kiện sau đây: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải cách hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử; Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người đã mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nhăm làm rõ nội hàm một số thuật ngữ ở trên, Luật tiếp tục giải thích: Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lai dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ Luật Dân sự. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sưa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật những thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký. Như vậy dưới góc độ của ngôn ngữ và quy định của pháp luật có thể hiểu khái niệm “hộ tịch” như sau: Hộ tịch là những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi mà theo quy định của pháp luật nó được dùng để xác định tình trạng nhân thân của người đó. Với cách định nghĩa này, “hộ tịch” không được hiểu là “quyển sổ” dung để ghi chép các “sự kiện hộ tịch”, thay vào đó bản thân nó chính là các 10 “sự kiện hộ tịch” và những sự kiện hộ tịch này chính là căn cứ để xác định tình trang nhân thân của một cá nhân cụ thể trong xã hội với tư cách là một chủ thể cơ bản trong quan hệ pháp luật. Để xác định được quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong một quan hệ pháp luật, công việc đầu tiên cần xác định chủ thể là ai? Rõ ràng không có cách nào khách là căn cứ vào tình trang nhân thân của họ. Trong khoa học hình sự khi cần, người ta lấy mẫu vân tay để có cơ sở so sánh và kết luận. Trong hộ tịch, việc xác định các thành tố như họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, thời điểm chết hoặc các quan hệ thân nhân khác như quan hệ cha con, vợ chông, nghề nghiệp, nơi cư trú… là những cơ sở để phân biệt các chủ thể với nhau. Quản lý nhà nước về hộ tịch là một nội dung trong quản lý nhà nước về Hành chính – Tư pháp. Quản lý nhà nước là một dang quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sư dụng pháp luật làm công cụ để điều chỉnh hành vi của con người trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhăm thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Hiện nay, trong khoa học pháp lý, thuật ngữ quản lý nhà nước được hiểu theo hai pham vi: nghĩa rộng và nghĩa hẹp [46; tr51]. Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở để thi hành hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Trên cơ sở nội hàm khái niệm quản lý nhà nước và khái niệm hộ tịch có thể hiểu quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước 11 thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch, góp phần vào bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như đã đề cập, khi phân tích khái niệm hộ tịch, hiện nay trong thực tế nhiều người đang có sự nhầm lần giữa quản lý nhà nước về hộ tịch với quản lý nhà nước về hộ khẩu. Theo quy định của Luật Cư trú năm 2006: “Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp hộ khẩu cho họ”. Luật này tiếp tục quy định: “Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”. Như vậy, quản lý nhà nước về hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ khẩu đều là quản lý nhà nước dân cư. Tuy nhiên hai khái niệm này có thể được phân biệt dưới một số góc độ sau: Thứ nhất, về phạm vi quản lý Pham vi quản lý nhà nước về hộ khẩu chỉ là đặc điểm về nơi cư trú của cá nhân. Pham vi quản lý nhà nước về hộ tịch bao gôm tổng thể rất nhiều đặc điểm nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết: ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, nơi sinh, quê quán, quan hệ gia đình, quan hệ hôn nhân… Xét về tính chất, có thể thấy quản lý nhà nước về hộ tịch quan tâm đến các đặc điểm nhân thân có tính bền vững của cá nhân, những đặc điểm này chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, theo một thủ tục pháp lý chặt chẽ. Chúng ta biết răng đặc điểm về cư trú của cá nhân là đặc điểm nhân thân thường hay thay đổi, có tính “động”. Thứ hai, về phương diện bảo vệ quyền nhân thân 12 Quản lý nhà nước về hộ khẩu chỉ là biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của cá nhân, còn quản lý nhà nước về hộ tịch là phương tiện để mỗi cá nhân thực hiện tổng thể rất nhiều quyền nhân thân cơ bản của mình. Đơn vị “hộ” được dung làm đơn vị quản lý nhà nước về dân cư của cả quản lý nhà nước về hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ khẩu, nhưng trong quản lý nhà nước về hộ tịch, mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ chỉ có thể là mối quan hệ gia đình hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Trong quản lý nhà nước về hộ khẩu, thì cung một đơn vị hộ khẩu chỉ cần ở chung một nhà cũng có thể đăng ký theo một đơn vị hộ khẩu, không nhất thiết các thành viên phải có quan hệ gia đình với nhau. Thứ ba, về chủ thể quản lý Theo pháp luật hiện hành thì quản lý nhà nước về hộ tịch là hoat động chuyên môn của ngành Tư pháp3, còn quản lý nhà nước về hộ khẩu là hoat động chuyên môn của ngành Công an. Các vấn đề về hộ tịch và hộ khẩu có sự phân biệt tương đối rõ ràng được thể hiện ở trên, nhưng trong thực tiễn đời sống của mỗi cá nhân thì các vấn đề này có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau, chẳng han: Sau khi đã kết hôn, Giấy chứng nhận kết hôn là giấy tờ cần có để làm căn cứ cho việc chuyển hộ khẩu của người vợ về nơi cư trú của người chông. Hoặc cơ quan quản lý nhà nước về hộ khẩu phải căn cứ vào giấy chứng tư của một người đã chết trong gia đình để xóa tên người đó trong hộ khẩu gia đình. Thủ tục đăng ký hộ tịch bao gôm khai sinh, khai tư, kết hôn, nuôi con nuôi…, các giấy tờ về hộ khẩu như sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tam trú có thời han được xem là loai giấy tờ quan trọng trong hô sơ đăng ký hộ tịch các loai giấy tờ này cần phải có. Giấy tờ hộ khẩu thể hiện vai trò quan trọng của mình trong 3 không phải Tòa án và Viện Kiểm soát 13 hoat động đăng kí hộ tịch, từ đây cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật. Từ quan niệm, luận giải nêu trên, cho thấy, quản lý nhà nước về hộ tịch có các đặc điểm như sau: Đầu tiên, quản lý nhà nước về hộ tịch là một trong những hoat động của quản lý nhà nước, thể hiện quyền lực nhà nước đây là Quyền hành pháp. Quản lý nhà nước về hộ tịch được thể hiện thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy pham pháp luật về quản lý nhà nước về hộ tịch mang tính chất quyền lực nhà nước trong các hoat động về hộ tịch có liên quan. Việc tổ chức thực hiện các văn bản này thể hiện ý chí của nhà nước thông qua các hoat động áp dụng pháp luật băng các mệnh lệnh cá biệt để đưa pháp luật quản lý nhà nước về hộ tịch vào thực tiễn. Thứ hai, quản lý nhà nước về hộ tịch được thực hiện bởi các chủ thể được nhà nước giao quyền là các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức trong các cơ quan này thực hiện các công việc có liên quan về hộ tịch. Các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ được giao quyên là: Chính phủ, Bộ, các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc UBND, Uy ban Nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý về tư pháp - hộ tịch. Thứ ba, quản lý nhà nước về hộ tịch được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương tới địa phương và có tính thống nhất cao. Tôn tai song song đó còn có một số đặc thu riêng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vậy nên để tao sự sáng tao, chủ động trong việc điều hành, quản lý các vấn đề liên quan tới hộ tịch vẫn còn được tổ chức theo hướng trao quyền, phân cấp, giao nhiệm vụ cụ thể cho địa phương. 1.1.2. Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch 1.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan