Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường lê hồng phong, thành phố quảng n...

Tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường lê hồng phong, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi

.PDF
54
147
90

Mô tả:

Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang LỜI CÁM ƠN Trong 5 năm học tại trường ĐH Quy Nhơn em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường. Đặc biệt để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng học hỏi của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS. TS. Hồ Xuân Quang – giảng viên Trường ĐH Quy Nhơn, cùng cán bộ của Phòng địa chính - nhà đất - xây dựng - đô thị của phường Lê Hồng Phong nói riêng và UBND phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi nói chung là đơn vị đã trực tiếp giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu đề tài, cùng với sự động viên quan tâm giúp đỡ của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đợt thực tập này. Đồ án tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nên em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để em có thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này. Trân trọng cảm ơn!!! Sinh viên Võ Tấn Huy Học viên: Võ Tấn Huy 1 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Quy Nhơn, ngày tháng năm 2018 GIẢNG VIÊN Học viên: Võ Tấn Huy 2 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2018 CHỦ TỊCH Học viên: Võ Tấn Huy 3 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CSHT : Cơ sở hạ tầng HĐND : Hội đồng nhân dân KH-UB : Kế hoạch-Uỷ ban KD : Kinh doanh KT : Kinh tế KTXH : Kinh tế - xã hội GCN : Giấy chứng nhận GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GPMB : Giải phóng mặt bằng GTVT : Giao thông vận tải NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết QLNN : Quản lý nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh TDTT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở TN&MT : Tài nguyên và môi trường TP : Thành phố UBND : Uỷ ban nhân dân UBTV : Uỷ ban thường vụ Học viên: Võ Tấn Huy 4 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................ 2 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC TẬP ..................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................ 4 MỤC LỤC ............................................................................................................ 5 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 8 PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG QUAN ............................................................... 11 1.1. Khái quát quá trình thực tập ........................................................................11 1.1. Giới thiệu về Uỷ ban nhân dân phường Lê Hồng Phong .........................14 PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ .............................................................. 18 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA................................................................. 18 1.1. Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta ...................................................................................................................... 19 1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ...................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LÊ HỒNG PHONG.......................................... 29 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .............................................................. 29 2.2. Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường.............................................................................................. 34 2.3. Tình hình thực hiện chính sách, pháp Luật Đất đai trên địa bàn phường .............................................................................................................................. 39 2.4. Tình hình sử dụng đất ở đô thị ................................................................... 47 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LÊ HỒNG PHONG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI ..................................... 49 Học viên: Võ Tấn Huy 5 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang 3.1. Những yếu tố gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đât đai trên địa bàn phường Lê Hồng Phong................................................................49 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Lê Hồng Phong ..................................................50 PHẦN III: KẾT LUẬN ..................................................................................... 52 1. Kết luận............................................................................................................... 52 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 54 Học viên: Võ Tấn Huy 6 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang PHẦN MỞ ĐẦU a. Tính tất yếu khách quan của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, văn minh, quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất như ngày nay. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chinh trị và phát triển xã hội. Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào. Ngay từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất đai không còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị... Khi xã hội càng phát triển thì giá đất (giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ được vị trí quan trọng như Mác đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra của cải vật chất”. Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu Quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả. Nước ta, với tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha (chỉ tính riêng phần đất liền) thuộc loại trung bình đứng thứ 60 trong số 160 nước trên thế giới, đứng thứ 4 trên tổng số 11 nước trong khu vực Đông Nam Á; dân số khoảng 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Bình quân diện tích đất tự nhiên tính theo đầu người rất thấp chỉ khoảng 4500 m2. Bình quân diên tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp chỉ khoảng hơn 1000 m2. Vì vậy, để việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội - xã hội chủ nghĩa. Học viên: Võ Tấn Huy 7 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Luật Đất đai cũng như các quy định khác vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản tính chất pháp lý còn chồng chéo và mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngoài sự kiểm soát của pháp luật xảy ra. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình còn chậm đặc biệt đối với đất ở… Đối với vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà ở thì triển khai còn chưa đồng bộ, kết quả đạt được thấp. Việc tranh chấp đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, việc phát triển các khu dân cư mới ven đô thị lấy từ đất lúa còn đang diễn ra ở nhiều nơi. Đứng trước thực trạng đó, để đưa vào việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn, bền vững hơn. Để đánh giá được một cách đầy đủ và khoa học tình hình quản lý đất đô thị trên địa bàn một phường của thành phố Quảng Ngãi. Được sự phân công của trường đại học Quy Nhơn, dưới sự hướng dẫn của thầy Hồ Xuân Quang, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi”. b. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và pháp luật đất đai. - Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Lê Hồng Phong – Tp Quảng Ngãi – Tỉnh Quảng Ngãi - Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất của phường Lê Hồng Phong trong thời gian tới. c. Yêu cầu - Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của phường. Học viên: Võ Tấn Huy 8 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang - Những kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của phường. - Có những đề xuất và kiến nghị với tình hình thực tế của địa phương. d. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện trong phạm vi của phường Lê Hồng Phong – Tp Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. e. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các văn bản luật, dưới luật về quản lý và sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. - Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu. + Thông tin được thu thập chủ yếu là cơ sở lý luận và các quy định của các cơ quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan Nhà nước ở địa phương về quản lý đất đô thị, trên cơ sở đó thu thập được những số liệu về việc sử dụng đất ở địa phương. Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua Công báo, các trang web của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đô thị. Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong đồ án. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. Phương pháp này được sử dụng để tập hợp, phân tổ và phân tích các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đô thị và phân tích thông tin về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung này. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin cũng được sử dụng để có được kết quả tổng hợp, có được các đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bày trong đồ án. - Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết và thực tế về tình hình quản lý và sử dụng đất đô thị của phường. Học viên: Võ Tấn Huy 9 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước khác từ đó chỉ ra các quy định tương thích, các quy định không tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước đó; thấy được nguyên nhân của những thành công và hạn chế của việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng đất đô thị. f. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài thực tập gồm có 03 chương Chương 1: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Lê Hồng Phong. Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi. Học viên: Võ Tấn Huy 10 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG QUAN 1.1 Khái quát quá trình thực tập Thực hiện theo quy chế đào tạo của Đại Học Quy Nhơn và theo sự phân công của Trường tôi được PGS.TS Hồ Xuân Quang – trực tiếp hướng dẫn thực tập và viết đề tài tốt nghiệp. 1.1.1 Một số thông tin về cơ quan thực tập 1.1.1.1 Một số thông tin về địa phương thực tập * Vị trí địa lý Phường Lê Hồng Phong là phường có diện tích tự nhiên là 344 ha có dân số khoảng 7.004 người, mật độ dân số là 2.036 (ng/km2). - Phía Đông giáp với phường Nghĩa Dõng - Phía Tây giáp với phường Chánh Lộ - Phía Bắc giáp với phường Trương Quang Trọng Phường Lê Hồng Phong là phường giữa đầu mối giao thông quan trọng phía Nam của Thành phố Quảng Ngãi nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung, với trục đường giao thông chính Quang trung nối với QL24B hướng nam đi Quảng Nam và các trục đường lớn như Hai Bà Trưng, Phan Bội Châu, Bà Triệu ... đã tạo điều kiện thuận lợi cho toàn Tỉnh Quảng Ngãi và cho phường có thể phát triển cao về kinh tế, chính trị, thương mại, dịch vụ, thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Địa hình, địa mạo Địa hình phường Lê Hồng Phong tương đối bằng phẳng, diện tích đất của phường nằm trong khu vực đất thuộc đồng bằng. Địa chất tầng đất khá vững chắc. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt, sét và pha cát, có cường độ chịu tải từ 0,5 kg/cm2 đến 1,5 kg/cm2. Nhìn chung, địa hình của phường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của người dân trong khu vực. * Khí hậu Học viên: Võ Tấn Huy 11 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang Phường Lê Hồng Phong nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ thời tiết khí hậu ở khu vực TP Quảng Ngãi. Điều kiện khí hậu, thời tiết có những yếu tố thuận lợi và không thuận lợi đối với sản xuất, sinh hoạt. Những bất lợi về thời tiết cần chú ý khắc phục như hiện tượng mưa lũ, đặc biệt ở các khu vực có hệ thống thoát nước cũng như kết cấu hạ tầng thấp kém, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi lại, sức khoẻ của nhân dân. * Chế độ thuỷ văn Khác với các phường khác trong quận, phường Lê Hồng Phong là một phường nằm giáp với con sông Trà Khúc, là biểu tượng của người dân Quảng Ngãi Với nếp sống ngày càng văn minh của người dân đô thị thì yêu cầu nước sạch đối với người dân ngày càng lớn hơn. Hiện nay, nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là nước sạch, nguồn nước chủ yếu là từ hệ thống kênh mương Thạch Nham được qua một hệ thống lọc khá hoàn chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cao. Những hộ không có điều kiện sử dụng nước máy đều tự khoan cho gia đình một hệ thống giếng khoan với bể lọc tại chỗ, tuy nhiên không loại bỏ được những chất độc hại được hoàn toàn nhưng phần nào cũng đảm bảo vệ sinh. * Cảnh quan thiên nhiên Phường Lê Hồng Phong sở hữu công viên lớn nhất nhì Tỉnh Quảng Ngãi là công viên Ba tơ, cùng với hệ thống đê dọc theo con sông Trà, tạo điều kiện cho các hoạt động vui chơi, kinh doanh ăn uống trên địa bàn phường cũng đang trên đà phát triển từng bước … tạo điều kiện thuận lợi cho phường tiềm năng mở rộng, phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ. Trên cơ sở đó phát huy các nguồn lực và khai thác hiệu quả lợi thế sẵn có. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên * Thuận lợi: Học viên: Võ Tấn Huy 12 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang - Vị trí địa lý của phường có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, nghỉ dưỡng. Với các khu trung tâm thương mại phát triển, dự án nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí…tạo điều kiện phát triển và nâng cao đời sông nhân dân. - Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại của người dân, trao đổi hàng hoá cũng như tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. * Khó khăn: - Một số khu dân cư phân bố lộn xộn, phát triển không theo quy hoạch, nhiều thành phần lấn chiếm vỉa hè làm chỗ giữ xe gây bát nháo, mất trật tự, buôn bán hàng rong xung quanh vỉa hè gây hình ảnh xấu cho du khách đến Quảng Ngãi. - Một số khu vực bị ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Bụi bẩn, tiếng ồn trong xây dựng, khí độc… cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. 1.1.2. Khái quát về thời gian thực tập và giảng viên hướng dẫn * Thời gian thực tập: Thời gian thực tập là 02 tháng (từ ngày 28/5/2018 đến ngày 28/7/2018 ). * Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS. Hồ Xuân Quang. * Địa điểm thực tập: Ủy ban Nhân dân phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 1.1.3. Nội dung thực tập - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại phường Lê Hồng Phong. - Đưa ra nhận xét và một số kiến nghị để tăng hiệu quả hơn trong việc quản lý nhà nước về đất đai tại phường Lê Hồng Phong. 1.1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tiễn... để thực hiện đề tài này. Học viên: Võ Tấn Huy 13 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang 1.1.5. Tiến trình thực tập (Từ ngày 28 tháng 5 năm 2018 đến ngày 28 tháng 7 năm 2018) Thời gian Nội dung công việc - Gặp gỡ lãnh đạo Uỷ ban và học tập quy chế làm việc của cơ Tuần 1 và 2 quan. - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. - Nộp tên đề tài báo cáo thực tập. Tuần - Lập đề cương chi tiết cho bài báo cáo thực tập. 3 và 4 - Thực hiện công việc tại UBND phường. Tuần 5 và 6 - Tìm hiểu và thu thập tài liệu liên quan đến đề tài báo cáo thực tập. - Tiếp tục hoàn thiện đề cương chi tiết báo cáo thực tập. - Tiếp tục thực hiện công việc tại UBND phường. Tuần - Thu thập tài liệu, số liệu thực tế để hoàn thiện báo cáo thực 7 và 8 tập. - Trình lãnh đạo cơ quan nhận xét quá trình thực tập. 1.2. Giới thiệu về ủy ban nhân dân phường Lê Hồng Phong 1.2.1. Giới thiệu về ủy ban nhân dân phường Lê Hồng Phong Ủy ban nhân dân phường Lê Hồng Phong là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở gần dân nhất trong các cấp chính quyền địa phương tại nước ta. Ủy ban nhân dân phường có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và các ủy viên (thường là chỉ huy trưởng BCH quân sự và Trưởng công an xã). Thường trực ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Người đứng đầu ủy ban nhân dân cấp phường là Chủ tịch ủy ban nhân dân. Về danh nghĩa, người này do Hội đồng nhân dân của phường bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch ủy ban nhân dân phường hay là một Phó Bí thư Đảng ủy của phường. Ủy ban nhân dân phường hoạt động theo hình thức chuyên trách. Học viên: Võ Tấn Huy 14 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang Bộ máy giúp việc của ủy ban nhân dân phường gồm có 7 chức danh : Công an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính. Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế tại địa phương mà bố trí số lượng biên chế phù hợp. UBND phường Lê Hồng Phong nằm tại phường Lê Hồng Phong thuộc thành phố Quảng Ngãi. Trong năm 2011, phường được tu sửa và nâng cấp. UBND phường có diện tích (46m2x15m2) với 3 tầng, trung bình mỗi tầng có từ 7 đến 9 phòng. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường Lê Hồng Phong. * Chức năng của Uỷ ban nhân dân phường Lê Hồng Phong - Uỷ ban nhân dân phường Lê Hồng Phong là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Quản lý và giải quyết các vấn đề trên địa bàn phường như: Kinh tế, văn hoá, xã hội và QPAN... - Chịu trách nhiệm chấp hành và tổ chức chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp. - Ủy ban nhân dân phường Lê Hồng Phong làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, đồng thời đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, người chịu trách nhiệm trực tiếp trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên. * Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường Lê Hồng Phong Trong lĩnh vực kinh tế: - Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Lập dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn phường, phương án phân bổ ngân sách cấp mình. - Tổ chức thực hiện ngân sách phường, quản lý ngân sách nhà nước, báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. - Quản lý sử dụng hợp lý quỹ đất ở phường. Học viên: Võ Tấn Huy 15 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang - Huy động sự đóng góp hợp lý của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: - Tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chương trình, khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, phòng trừ các bệnh dịch đối với vật nuôi và cây trồng.. - Tổ chức xây dựng các hệ thống thủy lợi, GTNT, tu bổ, bảo dưỡng đê điều thuộc địa phương quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều ở phường. - Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hướng dẫn việc khai thác, phát triển các ngành nghề truyền thống. Trong lĩnh vực xây dựng - giao thông vận tải: - Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường GTNT trong địa bàn phường. - Quản lý việc xây dựng cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị và kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế xã hội, văn hóa, thể dục thể thao: - Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục. - Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND cấp trên quản lý các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn phường. - Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, Dân số - KHHGĐ và trẻ em. - Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động VH - TDTT, lễ hội truyền thống, phát huy giá trị của các di tích lịch sử ở phường. Học viên: Võ Tấn Huy 16 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang - Thực hiện chế độ chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và những gia đình có công với nước và các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh: - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, xây dựng quốc phòng toàn dân. - Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch, đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên ... - Quản lý hộ khẩu tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa bàn phường. - Làm tốt công tác đảm bảo ANCT – TTATXH ở địa bàn phường, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và đảm bảo thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. Trong việc thi hành pháp luật: - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. - Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại - tố cáo, kiến nghị của công dân theo thẩm quyền. Học viên: Võ Tấn Huy 17 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA 1.1. Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 1.1.1. Đất đai * Vai trò của đất đai Đất đai là tặng vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, không do con người tạo ra. Đất đai không tự sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hoá từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai. Tất cả các cuộc chiến tranh trên Thế giới và các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều có liên quan đến đất đai bởi đất đai là yếu tố cấu thành lên mỗi quốc gia, là điều kiện không thể thiếu đối với môi trường sống và mọi ngành kinh tế. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, có đất đai mới có các hoạt động sống diễn ra. Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh thái của con người và các sinh vật trên trái đất. Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, địa bàn sản xuất của con người. Trong công nghiệp, đất đai có vai trò là nền tảng, cơ sở, địa điểm để tiến hành các thao tác, hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt, không những là địa điểm thực hiện quá trình sản xuất mà nó còn là tư liệu lao động để con người khai thác và sử dụng. Trong mọi nền kinh tế – xã hội thì lao động, tài chính, đất đai và các nguồn tài nguyên là ba nguồn lực đầu vào và đầu ra là sản phẩm hàng hóa. Ba nguồn lực này phối hợp với nhau, tương tác lẫn nhau, chuyển đổi qua lại để tạo nên một cơ cấu đầu vào hợp lý, quyết định tính hiệu quả trong phát triển kinh tế. Học viên: Võ Tấn Huy 18 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang Ngày nay, đất đai trở thành nguồn nội lực quan trọng, nguồn vốn to lớn của mọi quốc gia. Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay thế được nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò của nó dưới những tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát huy tác dụng nếu con người sử dụng đất một cách tùy tiện. Dù trong thực tế, mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận riêng, thống nhất với đặc điểm chung của đất đai và hoàn cảnh lịch sử của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mục tiêu bảo đảm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lập quyền bình đẳng về hưởng dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế – xã hội. Do đó, đất đai trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. * Đặc trưng của đất đai Với vai trò hết sức quan trọng, đất đai được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, có những đặc trưng riêng không giống những vật thể khác. Bởi đất đai có những đặc trưng:  Có nguồn cung giới hạn trong khi số lượng người và của cải do con người tạo ra ngày càng tăng. Như vậy, có thể so sánh tương đối thì nguồn cung về đất đai ngày càng hạn hẹp trong khi giá trị sử dụng của đất ngày càng tăng.  Đất đai luôn tồn tại trong tự nhiên, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau trong xã hội, người có quyền đối với đất không thể cất giấu được cho riêng mình, khi sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc chung của xã hội.  Đất đai không do con người tạo ra, không bị tiêu hao trong quá trình sử dụng. Do đó, khả năng sinh lợi của đất đai phụ thuộc vào khả năng sử dụng, khai thác của con người. 1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta Ở Việt Nam hiện nay, đất đai là tài nguyên quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân, chỉ có Nhà nước mới đủ tư cách là người đại diện hợp pháp. Do đó, đất đai phải được sự thống nhất quản lý của Nhà nước. Học viên: Võ Tấn Huy 19 Lớp QLNN L24B khóa 24 Báo cáo thực tập GVHD:PGS,TS Hồ Xuân Quang * Vai trò của quản lý nhà nuớc về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử riêng, trong điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể và mục tiêu phát triển đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 19 Hiến pháp 1980 và Điều 17 Hiến pháp 1992). Đây là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ Nhà nước ta là đại diện chủ sở hữu đối với toàn bộ quỹ đất quốc gia. Căn cứ để xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam:  Đất đai là tặng vật của thiên nhiên, do đó chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là vô lý bởi không ai có quyền chiếm hữu những thứ không phải do mình tạo ra ;  Các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ xưa đến nay của cha ông đều phải trả bằng xương máu và sức lực của toàn dân tộc mới giữ được chủ quyền quốc gia;  Mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc một số tư liệu sản xuất chủ yếu trong đó có đất đai phải thuộc sở hữu tập thể (toàn dân);  Trong xã hội công nghiệp, quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền quản lý có thể tách rời nhau mà không ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng về mặt kinh tế, xã hội. Do đó, quan trọng là phải xác định rõ quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất khi được Nhà nước trao quyền sử dụng thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất…  Nước ta đã trải qua thời gian chiến tranh lâu dài với sự thay đổi của nhiều chế độ chính trị, biến động về đất đai cũng như chủ sử dụng rất phức tạp, lịch sử quan hệ đất đai để lại cũng rất phức tạp. Việc thống nhất chế độ sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo điều kiện thiết lập một nền chính trị ổn định, cải thiện hệ thống hành chính công, tạo công bằng xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh – quốc phòng. Học viên: Võ Tấn Huy 20 Lớp QLNN L24B khóa 24
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan