Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện núi thành, tỉnh quảng nam...

Tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện núi thành, tỉnh quảng nam

.DOC
80
4
128

Mô tả:

 Áá VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ĐỖ VĂN THÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, NĂM 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ĐỖ VĂN THÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI, NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các tài liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày 19 tháng 8 năm 2020 NGƯỜI CAM ĐOAN Đỗ Văn Thành MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài…………………………………………………………..1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………...4 3.1. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………………………4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………………… 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………..4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………….4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu…………………………………………..5 5.1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………………………….5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………5 6. Ý Nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn…………………………………………...5 6.1. Ý nghĩa lý luận……………………………..………………………………………………….5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………………………………………5 7. Kết cấu luận văn………………………………………………………………………5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN…………..………………………….7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò chứng thực của Ủy ban nhân dân…………………7 1.1.1. Khái niệm chứng thực của Ủy ban nhân………………………………………………...7 1.1.2. Đặc điểm chứng thực của Ủy ban nhân dân…………………………………………….8 1.1.3. Vai trò chứng thực của Ủy ban nhân dân………………………………………..…….10 1.2. Hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân………………………..…...………12 1.2.1. Quy trình quản lý, thực hiện hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân………..12 1.2.2. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của Ủy ban nhân dân……………………..17 1.2.3. Trình thự, thủ tục thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân……………………..18 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chứng thực của Ủy ban nhân dân……………...20 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về chứng thực……………………………....20 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về chứng thực……………………………………………..21 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chứng thực…………………....23 1.4.1. Sự hoàn thiện các quy định về chứng thực……………………………………...............23 1.4.2. Công tác tổ chức, thực hiện về chứng thực…………………………………………….24 1.4.3. Năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức………..24 1.4.4. Ngận thức xã hội về công tác chứng thực……………………………………………… 25 1.4.5. Sự phát triển của công nghệ-thông tin……………………………………………….....25 Tiểu kết chương…………………………………………………………………………27 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TẠI HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM……………..28 2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hiện nay…………………………………………………………………...28 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên…………………………………………………………………………27 2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội…………………………………………………………………..29 2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về chứng thực của Ủy ban nhân dân tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam……………………………………………………………….34 2.2.1. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực thực hiện chứng thực…………………… 34 2.2.2. Thực hiện chứng thực theo thẩm quyền pháp luật quy định…………………………38 2.2.3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng thực………………………………41 2.3. Đánh giá chung…………………………………………………………………….43 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân…………...………………………………….43 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân………………………………………………….……… 44 Tiểu kết chương…………………………………………………………………………47 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TẠI HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM...............................................................................................................48 3.1. Nâng cao chất lượng chứng thực của Ủy ban nhân dân tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam...............................................................................................................................................48 3.1.1. Thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước về chứng thực từ Trung ương đến địa phương....................................................................................................................................................................48 3.1.2. Đảm bảo nhu cầu chứng thực của người dân và pháp chế xã hội chủ nghĩa trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...................................................................................................51 3.1.3. Nâng cao chất lượng chứng thực của Ủy ban nhân dân theo hướng cải cách hành chính và cải cách tư pháp...............................................................................................................................53 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chứng thực của Ủy ban nhân dân tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam........................................................................54 3.2.1. Đổi mới nhận thức về chứng thực của Ủy ban nhân dân xã ..................................................................................................................................................................................... 54 3.2.2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực.............................................56 3.2.3. Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện pháp luật về chứng thực..................................57 3.2.4. Xây dựng đôi ngũ công chức tư pháp thực hiện công tác chứng thực theo hướng chuyên nghiệp......................................................................................................................................................59 3.2.5. Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động chứng thực............................60 3.2.6. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động chứng thực............................................................................................................................................................61 Tiểu kết chương.................................................................................................................................................63 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 64 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 HĐ, GD Hợp đồng giao dịch 2 KTM Kinh tế mở 3 KCN Khu công nghiệp 4 NSNN Ngân sách nhà nước 5 NTM Nông thôn mới 6 QLNN Quản lý nhà nước 7 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên bảng Trang 1.1 Quy trình quản lý, thực hiện chứng thực cấp huyện 22 1.2 Mô hình quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số 24 2.1 Cơ cấu bộ máy của UBND huyện Núi Thành 34 2.2 Mô hình chứng thực tại “một cửa” của UBND huyện Núi Thành 36 2.3 Trình tự, thủ tục, các bước thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch của Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành 37 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu các bảng Tên bảng Trang 2. Phân biệt cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn 49 2.1 Thực trạng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Núi Thành giai đoạn 2015-2019 32 2.2 Bảng tổng hợp kết quả chứng thực của UBND cấp xã giai đoạn 2015-2019 38 2.3 Tổng hợp thống kê số việc chứng thực, số lệ phí chứng thực của UBND cấp huyện giai đoạn 2015 – 2019 39 2.4 Đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp cấp huyện giai đoạn 2015 – 2019 51 2.5 Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015 – 2019 51 DANH MỤC BẢN ĐỒ Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tổng thể quy hoạch huyện Núi Thành 29 2.2 Quy hoạch khu kinh tế mở Chu Lai và vùng đông tỉnh Quảng Nam 30 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động chứng thực ở các địa phương đã có bước phát triển nhanh chóng, bảo đảm thực hiện công tác QLNN về chứng thực, đáp ứng nhu cầu thực hiện việc công chứng, chứng thực của các tổ chức và cá nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của hoạt động chứng thực được nâng cao, mọi thủ tục giải quyết các vụ việc chứng thực được các cơ quan có thẩm quyền chứng thực bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Theo pháp luật hiện hành, Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Qua đó, tạo điều kiện cho các thủ tục hành chính giải quyết công tác chứng thực của công dân được thực hiện kịp thời, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các cấp chính quyền thực hiện QLNN và triển khai hiệu quả công tác chứng thực tại các địa phương. Trong những năm qua, các cấp chính quyền, UBND tại huyện Núi Thành đã thực hiện tốt công tác QLNN về chứng thực, triển khai thực hiện pháp luật về chứng thực đạt kết quả. Tuy nhiên do tác động của hệ thống pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật chứng thực thường xuyên sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ và giai đoạn lịch sử nhất định. Đồng thời các cấp chính quyền địa phương chưa xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức QLNN, thực thi công vụ còn nhiều hạn chế nên hiệu quả QLNN và kết quả triển khai thực hiện pháp luật về chứng thực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ những nhiệm vụ trên, nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sỹ ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, nghiên cứu về công tác chứng thực đã có nhiều tác giả nghiên cứu với những công trình sau: Lê Hồng Dân (2016), Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, 1 Học viện hành chính quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa. Đồng thời, tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận một cửa của UBND Thị xã Sơn Tây và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của công chức tại UBND Thị xã Sơn Tây nói riêng và của Việt Nam nói chung trong công cuộc cải cách hành chính. Nguyễn Thùy Dung (2014), Quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Mục tiêu nghiên cứu phân tích, làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về chứng thực thông qua thực tiễn Thành phố Hà Nội. Đồng thời nghiên cứu các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và của UBND thành phố Hà Nội nói riêng điều chỉnh hoạt động chứng thực trên quan điểm đổi mới, phù hợp với tình hình của thực tiễn. Qua đó đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quản lý nhà nước về chứng thực của Việt Nam nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Dương Văn Đức (2018), Chứng thực của UBND Phường từ thực tiễn Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật Hiền pháp và Luật Hành chính, Học viện khoa học xã hội. Tác giả đã nghiên cứu những lý luận về chứng thực và đánh giá thực tiễn chứng thực tại địa phương, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chứng thực của UBND phường từ thực tiễn Quận Nam Từ Liên. Nguyễn Kiều Diễm Phúc (2018), Quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện khoa học xã hội. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận; Đánh giá một cách khách quan về các ưu điểm và hạn chế trong QLNN về chứng thực trên địa bàn. Qua đó, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường QLNN về chứng thực tại địa phương. Lương Xuân Hùng (2017), Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã – từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực ở cấp xã từ thực 2 tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực nói chung và ở cấp xã thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Hà Thị Hồng (2016), Quản lý nhà nước về chứng thực của UBND Phường – từ thực tiễn Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu, phân tích tổng quan chung về cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chứng thực của UBND phường trên địa bàn. Hoàng Thị Phương Thảo (2019), Quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật Hiền pháp và Luật Hành chính, Học viện khoa học xã hội. Luận văn nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chứng thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực, quản lý nhà nước về chứng thực trên địa bàn quận. Nguyễn Thành Trung (2019), Chứng thực của UBND cấp phường, từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật Hiền pháp và Luật Hành chính, Học viện khoa học xã hội. Tác giả đi sâu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác chứng thực các cấp phường, quận tại thành phố Hà Nội. Qua đó, đề xuất giải pháp tăng cường công tác chứng thực tại các địa phương. Đinh Xuân Trịnh (2019), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật Hiền pháp và Luật Hành chính, Học viện khoa học xã hội. Tác giả nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực và đề xuất các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước trong lĩnh vực chứng thực trên địa bàn tỉnh. Nguyễn Thị Thùy Vân (2017), Chứng thực của UBND xã từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội. Tác giả nghiên cứu pháp luật và hoạt động chứng thực Ủy ban nhân dân xã; nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động chứng thực của UBND xã từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà 3 Nội. Qua đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và thực thi pháp luật về chứng thực của UBND xã tại địa phương. Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, phân tích của các công trình trên về công tác cải cách thủ tục hành chính; nâng cao kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ của công chức tại bộ phận một cửa; công tác QLNN về chứng thực và thực hiện pháp luật về chứng thực đã tạo tiền đề để tác giả tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích đề tài: “Quản lý nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật của QLNN về chứng thực; phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về chứng thực tại địa phương; qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chứng thực của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nói riêng, trên địa bàn cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận; đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân từ thực tiễn quản lý Nhà nước về chứng thực của UBND tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam giai đoạn năm 2015 đến 2019. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chứng thực của Ủy ban nhân dân tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn là những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về chứng thực của UBND; các quy định pháp luật về chứng thực của UBND và thực tiễn quản lý nhà nước về chứng thực tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật và quản lý nhà nước về chứng thực của UBND tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến 2019. Về không gian: Nghiên cứu QLNN về chứng thực từ thực tiễn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự quản lý nhà nước bằng pháp luật, cải cách nền hành chính nhà nước,… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận văn để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận như khái niệm; nội dung các quy định pháp luật về chứng thực; vai trò chứng thực; những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân tại các địa phương. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh dữ liệu từ các cơ quan chuyên môn liên quan, đối chiếu những quy định pháp luật để phân tích từ thực tiễn thực hiện QLNN về chứng thực từ thực tiễn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Với những nội dung đã được phân tích, làm rõ trong đề tài hy vọng sẽ đem lại những đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật QLNN về chứng thực từ thực tiễn huyện Núi Thành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng, những kết quả đạt được và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về chứng thực trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp cho các cấp chính quyền địa phương trong việc tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế chính sách QLNN về chứng thực, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung pháp luật về chứng thực, triển khai thực hiện pháp luật về chứng thực đạt hiệu quả trong thời gian đến. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật của quản lý Nhà nước về chứng thực của Ủy ban nhân dân 5 Chương 2. Thực trạng quản lý Nhà nước về chứng thực của Ủy ban nhân dân tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chứng thực của Ủy ban nhân dân tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chứng thực của Ủy ban nhân dân 1.1.1. Khái niệm chứng thực của Ủy ban nhân dân Theo quy định pháp luật về chứng thực trong đó có cơ chế hoạt động, phạm vi thực hiện, thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền địa phương được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có thể quan niệm về chứng thực như sau: - Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. - Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên giao kết hợp đồng, giao dịch [31] Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính [khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP]. Theo Từ điển Tiếng Việt, “chứng thực” là: “Sao. Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản gốc; Sao đúng nguyên văn một tài liệu...” [Viện Ngôn ngữ (1997) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng]. Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết, năng lực hành vi dân sự tham gia hợp đồng, giao dịch. Bản chính là văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền. 7 [Điều 2, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/12/ 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực HĐ, GD] Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, chứng thực là hành vi hành chính được cơ quan nhà nước giao thẩm quyền để thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực HĐ, GD của các cá nhân, tổ chức và mọi công dân có yêu cầu theo luật định. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên [31, khoản 1, Điều 8]. Là một trong những chức năng của Ủy ban nhân dân cấp xã, chứng thực là hoạt động mà Ủy ban nhân dân xã cung cấp dịch vụ hành chính công theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Chứng thực của Ủy ban nhân dân xã là hoạt động mang tính hành chính nhà nước do ủy ban nhân dân xã thực hiện việc cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; xác nhận thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch [khoản 2, khoản 3, khoản 4, Điều 2, Nghị định 23/2015/NĐ-CP]. 1.1.2 Đặc điểm chứng thực của Ủy ban nhân dân Đối tượng chứng thực: bản sao từ sổ gốc, bản sao từ bản chính; Hợp đồng, giao dịch; Chữ ký trong giấy tờ, văn bản... Chủ thể có thẩm quyền: UBND cấp huyện, xã. Giá trị pháp lý của việc chứng thực: bản sao được cấp từ sổ gốc, được chứng thực từ bản chính, chữ ký và hợp đồng, giao dịch được chứng thực [Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP] Theo đó, chứng thực của UBND có những đặc điểm cụ thể sau: Hoạt động chứng thực của UBND xã là hoạt động hành chính 8 UBND xã thực hiện chứng thực phải đảm bảo về trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Qua đó, bảo vệ quyền lợi của công dân, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hoạt động chứng thực của UBND xã là việc xác nhận giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản được chứng thực Bản sao có giá trị sử dụng như bản chính trong các giao dịch. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. Bản sao được cấp từ sổ gốc co giá trị pháp lý như bản chính trong các hoạt động giao dịch Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch [Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch] Bản sao được chứng thực từ bản chính co giá trị pháp lý như bản chính để đối chiếu, bổ sung trong các giao dịch, các thủ tục hành chính Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐCP có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [Khoản 2, Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP] 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan