Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về chất lượng nông sản từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi...

Tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng nông sản từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi

.PDF
91
299
80

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGỌC HƯNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGỌC HƯNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH PHÚ HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Minh Phú. Luận văn cao học này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả về đề tài luận văn. Mọi số liệu, quan điểm, quan niệm của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn theo đúng quy định. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Trần Ngọc Hưng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN VÀ QLNN VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN ...................................................... 8 1.1. Khái niệm, vai trò và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản ............ 8 1.2. Quản lý Nhà nước về chất lượng nông sản .............................................. 17 1.3. Kinh nghiệm một số nước trong QLNN về chất lượng nông sản ............ 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN 35 2.1. Khái quát chung về tình hình địa lý tác động đến vấn đề nghiên cứu ..... 35 2.2. Thực trạng QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ......................................................................................................................... 39 2.3. Đánh giá thực trạng công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .............................................................................................. 55 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÓ HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QLNN VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................. 60 3.1. Quan điểm, định hướng QLNN về chất lượng nông sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi của Đảng, Nhà nước ta ............................................................... 60 3.2. Mục tiêu, định hướng QLNN về chất lượng nông sản của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: ................................................ 61 3.3. Giải pháp đảm bảo thực hiện có hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ........................................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QLNN : Quản lý nhà nước ATTP : An toàn thực phẩm BVTV : Bảo vệ thực vật TTHC : Thủ tục hành chính DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng 2.1 Tên bảng Trang Tình hình chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh 38 Quảng Ngãi giai đoạn 2016 -2018 2.2 Kết quả giải quyết TTHC trong lĩnh vực quản lý chất 51 lượng nông sản tỉnh Quảng Ngãi 2.3 Hệ thống các TTHC trong lĩnh vực quản lý chất lượng 52 nông sản tỉnh Quảng Ngãi 2.4 Số cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản bị xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 54 DANH MỤC HÌNH Số hiệu Tên bảng Trang Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về chất lượng nông sản 26 hình 1.1 ở Việt Nam 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về chất lượng nông sản 42 tỉnh Quảng Ngãi 2.2 Cơ cấu tổ chức của Chi Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh Quảng Ngãi 44 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý chất lượng nông sản là vấn đề, khâu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh Ngành Nông nghiệp của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ; nó không chỉ tạo ra chuỗi giá trị thương hiệu về nông sản đối với các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là yếu tố để nông sản một quốc gia hội nhập, cạnh tranh với các nước trên thế giới. Mặt khác, quản lý chất lượng nông sản là góp phần bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và tài nguyên, thiên nhiên. Với ý nghĩa nêu trên, thời gian qua; Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành hệ thống chính sách, pháp luật cơ bản đầy đủ về quản lý chất lượng nông sản như: Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 (nay là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018) của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 (nay là Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 – 2015 và Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2030,... làm cơ sở pháp lý để các ngành, địa phương từng bước nâng cao, cải thiện chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân, doanh nghiệp kinh doanh về nông sản và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) về chất lượng nông sản; tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều thách thức, nguy cơ trong hoạt động quản lý chất lượng nông sản như: Bộ máy, nguồn nhân lực quản lý chất lượng nông sản chưa đáp ứng yêu cầu QLNN, vụ việc vi phạm nghiêm trọng về chất lượng nông sản diễn ra 1 khắp nơi, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nông sản trong và ngoài nước, đến sức khỏe, tính mạng và khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của con người. Quảng Ngãi là một tỉnh Duyên Hải Miền Trung, có cơ cấu Ngành Nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao với lực lượng sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 47%. Thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về quản lý chất lượng nông sản, những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý như: Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 21/3/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 6295/KH-UBND ngày 03/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 -2020,... nhằm từng bước nâng cao chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh; song, hiện nay tình hình sản xuất, kinh doanh nông sản kém chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng nông sản giả, hàng nông sản nhái, hàng cấm sử dụng vẫn còn xảy ra và đang là nỗi lo, là bức xúc của Nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tăng sản lượng, năng suất và giá trị các loại sản phẩm hàng hóa của Ngành Nông nghiệp tỉnh nhà. Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh chưa được kiện toàn và củng cố; các văn bản phân công nhiệm vụ, phân cấp về quản lý chất lượng nông sản chưa được rà soát, sửa đổi bổ sung kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản lý xuyên suốt, hệ thống từ tỉnh đến cơ sở; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng nông sản chưa được đầu tư đúng mức; năng lực đội ngũ làm công tác quản lý chất lượng nông sản tại địa phương chưa được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính về vi phạm chất lượng nông sản... làm cho công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập. Đứng trước yêu cầu cấp thiết phải có các giải pháp, biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm khắc thực trạng nêu trên; tác giả quyết định chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về chất lượng nông sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính với mong muốn tìm hiểu một cách có hệ 2 thống từ phương diện lý luận đến thực tiễn, từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này, góp phần xây dựng thương hiệu chất lượng nông sản và nâng cao tính cạnh tranh của nông sản tỉnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo vệ sức khỏe, chất lượng cuộc sống Nhân dân. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Ở các nước như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,... có một vài công trình nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong quản lý chất lượng nông sản từ nhiều gốc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu này đều có chung một kết luận, đó là việc kiểm soát, nâng cao chất lượng nông sản không thể thiếu vai trò hạt nhân của Nhà nước và cũng chỉ ra một số hạn chế cụ thể trong việc quản lý chất lượng nông sản của Nhà nước như nguồn nhân lực còn hạn chế về kiến thức chuyên môn, không có đủ kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất,... thực hiện việc quản lý, nhất là trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát. - Ở Việt Nam; qua tìm hiểu, các công trình nghiên cứu QLNN về chất lượng nông sản rất ít, chỉ có một vài công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến quản lý chất lượng nông sản và QLNN về chất lượng nông sản như: + Tiến sĩ Đỗ Thị Bích Thủy (2009), Bài giảng Quản lý chất lượng nông sản. Qua tác phẩm này, tác giả đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chất lượng nông sản (các khái niệm về chất lượng, chất lượng nông sản,...); tuy nhiên, vấn đề quản lý chất lượng nông sản được nhìn nhận dưới gốc độ quản lý của nhà sản xuất kinh doanh nông sản, chưa đề cấp đến hoạt động quản lý chất lượng nông sản của Nhà nước, bởi các hoạt động quản lý chất lượng nông sản trong tác phẩm chỉ thể hiện thông qua các hoạt động quản lý chất lượng của các nhà sản xuất kinh doanh trên cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng được công nhận. + Một số đề tài nghiên cứu, bài viết về quản lý chất lượng nông sản như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước (2014), Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; Lan Anh – Mạnh Thắng (2016), Chất lượng nông sản – rào cản xuất khẩu của Việt Nam; Thiên Tú (2017), Quản lý chất lượng nông sản: Mỏng nhân lực, vướng cơ chế; Tùng Lâm (2017), Nhiều khó khăn trong quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản; An Nguyên (2018), Nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm – mấu chốt giúp phát triển thị trường. 3 Đây là các bài viết nghiên cứu tập trung chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý chất lượng nông sản và từ đó, tác giả đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng nông sản; tuy nhiên, các bài viết nghiên cứu này chưa khái quát, đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng nông sản, vai trò, tầm quan trọng của công tác QLNN về chất lượng nông sản; chưa chỉ ra những nguyên nhân cụ thể (khách quan, chủ quan) của những hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý chất lượng nông sản của Nhà nước,... và việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng nông sản còn mang tính chất chung chung, chưa đưa ra các biện pháp cụ thể, phù hợp, mang tính định hướng. - Ở tỉnh Quảng Ngãi; tính đến nay, chỉ có một bài viết của tác giả Mỹ Hoa (2017), “Loay hoay giám sát chất lượng nông lâm thủy sản” và một số báo cáo thống kê về công tác quản lý chất lượng nông sản từ năm 2013 đến năm 2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi; ngoài ra, chưa có công trình nghiên cứu sâu, đầy đủ về công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh. Tóm lại, ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, các công trình nghiên cứu QLNN về chất lượng nông sản rất hạn chế; mặc dù có một vài công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến QLNN về chất lượng nông sản ở nhiều mức độ khác nhau nhưng thật sự chưa có một công trình, đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh, đi sâu vào nghiên cứu hoạt động QLNN về chất lượng nông sản, nhất là khi sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội trước thách thức về tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới, trước nguy cơ chất lượng nông sản không đảm bảo, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người dân,… làm cho đề tài của tác giả trở nên cấp thiết hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Làm sáng tỏ và tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nông sản nhằm cải thiện, đảm bảo chất lượng nông sản, nâng cao chất lượng cuộc sống con người trên địa bàn tỉnh và tăng tính cạnh tranh, giá trị nông sản của tỉnh trên thị trường trong nước và thế giới. 4 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình thực hiện,... - Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách và các biện pháp triển khai thực hiện công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu, đánh giá công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu dưới gốc độ triển khai thực hiện công tác QLNN đối với lĩnh vực chất lượng nông sản; - Về mặt không gian: Nghiên cứu sự QLNN về chất lượng nông sản tại tỉnh Quảng Ngãi; - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng chất lượng nông sản và sự QLNN về chất lượng nông sản tại tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công tác QLNN về chất lượng nông sản. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương 5 pháp nghiên cứu như: Tổng hợp, phân tích; tham vấn chuyên gia; so sánh và thống kê, dự báo. Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp này là làm cho các phương pháp riêng lẽ bổ sung lẫn nhau để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu và cho kết quả chính xác, tin cậy. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó; từ đó, kết nối các thông tin, đưa ra nhận định để làm sáng tỏ những nội dung, vấn đề nghiên cứu. Yêu câu đối với phương pháp này là tổng hợp phải được thực hiện trên cơ sở của việc phân tích khoa học các tài liệu chính thống, có nguồn trích dẫn cụ thể, tin cậy với các thông tin, số liệu khảo sát thực tế về tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về chất lượng nông sản. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Là phương pháp dựa vào sự tham khảo ý kiến của những người có kiến thức, hiểu biết hay kinh nghiệm (chuyên gia) về các vấn đề nghiên cứu. Đối với đề tài này, phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng để nêu thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và cơ sở để nghiên cứu áp dụng, triển khai các công cụ QLNN về chất lượng nông sản có hiệu quả hơn. - Phương pháp thống kê, dự báo: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả xử lý các số liệu theo phương pháp thống kê trên cơ sở sử dụng phần mềm Excel. Kết quả tính toán trên phần mềm Excel phản ánh trung thực về thực tiễn công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh; là cơ sở để phân tích, đánh giá, luận giải,... làm sáng tỏ, rõ nét hệ thống lý luận về QLNN đối với chất lượng nông sản. Còn đối với phương pháp dự báo, tác giả sử dụng để đưa ra những nhận định khách quan, tính tất yếu của xu thế phát triển của lý luận, thực tiễn, cũng như dự báo những vấn đề thực tiễn có thể phát sinh trong công tác QLNN về nông sản để đề ra giải pháp, biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ, bổ sung các khai niệm, vai trò và sự cần thiết khách quan phải QLNN về chất lượng nông sản; quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý chất lượng nông sản và đặc biệt là làm rõ nội dung công tác QLNN về chất lượng 6 nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác QLNN về chất lượng nông sản, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và chất cập của công tác QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; để từ đó, đề xuất, kiến nghị các giải pháp về hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện QLNN về chất lượng nông sản có hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn: Gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng nông sản và QLNN về chất lượng nông sản. Chương 2: Thực trạng QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Quan điểm, giải pháp đảm bảo thực hiện có hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN VÀ QLNN VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN 1.1. Khái niệm, vai trò và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản 1.1.1. Khái niệm về chất lượng nông sản 1.1.1.1. Khái niệm về nông sản Theo các Hiệp định và Nguyên tắc WTO (Hiệp định Nông nghiệp) thì, nông sản bao gồm các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp, không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Còn theo Wikipedia thì, nông sản là hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Cũng có tác giả cho rằng, nông sản là những sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất. Khác với các khái niệm trên, tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ quy định: “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp”. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu đề tài này, tác giả chọn khái niệm: Nông sản là các loại sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp, không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Tức là, nông sản chỉ bao gồm các loại sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: Lúa gạo, bột mỳ, sữa, động vật tươi sống (trừ lĩnh vực thủy sản), cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, rau, củ, quả tươi,... (sản phẩm nông nghiệp cơ bản); bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,... (sản phẩm phái sinh) và các sản phẩm chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, thuốc lá, nước ngọt, bia, rượu,... 1.1.1.2. Khái niệm về chất lượng Hiện nay, do trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều cách tiếp cận về khái niệm chất lượng; cụ thể: - Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác. Chất lượng của khách thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn 8 chặt với khách thể như một khối thống nhất bao chùm toàn bộ khách thể. Theo quan điểm này thì chất lượng mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng về sự hoàn hảo, tốt đẹp, nó không phù hợp với thực tế đang đòi hỏi, nhất là hoạt động sản xuất hàng hóa. - Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, thì chất lượng là tổng thể những thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)..., làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác. Theo cách định nghĩa này, thì chất lượng được đánh giá thông qua các đặc trưng, đặc tính riêng biệt của sự vật (sự việc); đây cũng là một định nghĩa chung chung, trừu tượng. - Tiếp cận chất lượng theo nhà sản xuất: “Chất lượng là sự tuân thủ những yêu cầu kinh tế, yêu cầu kỹ thuật và bản thiết kế lập ra”. Với quan niệm này, nhà sản xuất gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận nhu cầu sử dụng, tiêu thụ của người tiêu dùng; đúng hơn, với nhà sản xuất thì chất lượng là theo thiết kế đề ra nhưng đôi khi lại không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. - Tiếp cận chất lượng theo người tiêu dùng và một số nước: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng”; “chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng (Tiêu chuẩn của Pháp - NF X50 109) hay "Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng" (Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu - EOQC). Với cách tiếp cận này, chất lượng được thể hiện thông qua sự thỏa mãn nhu cầu, mục đích của người tiêu dung đối với một sản phẩm, nó không phản ánh được đặc điểm, đặc trưng hay đặc tính của sản phẩm; đây là một hạn chế, vì nó tách rời các tính chất bên trong (khách quan) với yếu tố bên ngoài (chủ quan). - Để khắc phục hạn chế, tình trạng trên, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO đã đưa ra định nghĩa về chất lượng sau: "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng), tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn". Cách tiếp cận này đang được các nước trên thế giới chấp nhận và sử dụng rộng rãi (hai mặt bên trong và ngoài của thực thể được phản ánh). Ở Việt Nam, khái niệm chất lượng được hiểu theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, đó là toàn bộ các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và dự định (TCVN ISO 8402: 1999) hay 9 chất lượng là tập hợp các tính chất của một thực thể (đối tượng), tạo cho thực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn (TCVN ISO 5814 : 1994). 1.1.1.3. Khái niệm về chất lượng nông sản Từ những khái niệm về chất lượng nêu trên, xét ở khía cạnh lĩnh vực nông sản, có thể khái quát: Chất lượng nông sản là tổng hợp các tính chất, thuộc tính cơ bản của nông sản, tạo cho nông sản khả năng thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng bao gồm những nhu cầu mong muốn được nêu ra và tiềm ẩn. Với khái niệm này; chúng ta có thể nhận thấy chất lượng nông sản có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, chất lượng là thuộc tính, tính chất đặc trưng cơ bản của nông sản và được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu nhất định, phù hợp với công dụng. Thứ hai, chất lượng nông sản là một phạm trù kinh tế, kỹ thuật, xã hội nói lên tính hữu ích của nông sản, nhằm phục vụ mục đích sử dụng của người tiêu dùng; do vậy, nó phụ thuộc vào thị yếu của người tiêu dùng trong từng thời kỳ nhất định. Thứ ba, chất lượng của nông sản được tạo thành ngay từ khâu thiết kế, xây dựng phương án sản phẩm nông sản đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Trong quá trình đó, khâu sản xuất là khâu quan trọng, quyết định nhất tạo nên chất lượng nông sản và khâu tiêu dùng lại là khâu phản ánh chất lượng nông sản đầy đủ nhất. Thứ tư, có ba chủ thể liên quan đến chất lượng nông sản, đó là nhà sản xuất, nhà nước và người tiêu dùng. Với nhà sản xuất, mục tiêu là đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhưng phải mang lại lợi nhuận cao; người tiêu dùng luôn yêu cầu chất lượng cao gắn với giá rẽ và nhà nước là người quyết định thế nào là một sản phẩm/nông sản có chất lượng với những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể mà cả nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng phải tuân thủ, đồng thời đưa ra các công cụ, chế tài (luật, nghị định) để giám sát, quản lý chất lượng nông sản. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng nông sản Chất lượng nông sản được cấu thành từ nhiều yếu tố và được thể hiện trên tất cả các khâu từ nguyên liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu thụ; tuy nhiên, ta có thể chia thành các yếu tố cấu thành sau: 1.1.2.1. Chất lượng dinh dưỡng Theo quan niệm về nông sản nêu trên, thì nông sản là loại sản phẩm hàng hóa với vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho con người, do vậy khi nói đến nông 10 sản người ta nghĩ đến chất lượng dinh dưỡng, chất lượng cho nhu cầu của sự phát triển. Chất lượng dinh dưỡng nông sản là hàm lượng dinh dưỡng (%) chứa trong nông sản và được cấu thành 02 yếu tố: - Yếu tố số lượng: Là năng lượng tiềm tàng của nông sản tồn tại dưới dạng các hợp chất hóa học. Năng lượng này cung cấp cho con người một hàm lượng dinh dưỡng theo nhu cầu của sự phát triển về thể chất, trí tuệ và sức khỏe. - Về chất lượng: Là sự cân bằng về thành phần dinh dưỡng trong nông sản theo theo tiêu chuẩn nhất định, nó thể hiện sự có mặt của các chất vi lượng, nhóm chất cần thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Theo hai yếu tố trên, chất lượng dinh dưỡng là loại chất lượng quan trọng nhất đối với nông sản, có thể lượng hóa được bằng các phương pháp định lượng theo tiêu chuẩn quy định (thành phần chứa bao nhiêu %); tuy nhiên, một nông sản có hàm lượng chất dinh dưỡng cao (thỏa mãn nhiều nhất các yếu tố dinh dưỡng như nước, năng lượng, các muối khoáng, vitamin, các chất có hoạt tính sinh học khác,...) chưa phải là tốt nhất và ngược lại, vì nó còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người và văn hóa, phong tục tập quán. 1.1.2.2. Chất lượng vệ sinh Nói đến chất lượng vệ sinh là nói đến tính chất an toàn của nông sản và có thể hiểu, nông sản không được chứa các chất độc, hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh dùng trong chăn nuôi, các độc tố sinh học, ký sinh trùng...) đến sức khỏe con người (chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) cũng như gây ô nhiễm môi trường thì đó là nông sản có chất lượng vệ sinh. Đây là một yêu cầu quan trọng và bắt buộc đối với sản phẩm nông sản. Chất lượng vệ sinh của nông sản bị ảnh hưởng nhiều yếu tố cả bản chất hóa học bên trong lẫn môi trường bên ngoài (sinh học, vật lý, cách bảo quản, vận chuyển, đóng gói,...) hoặc do sự kết hợp giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Chất lượng vệ sinh của nông sản có thể tiêu chuẩn hóa bằng việc quy định về một ngưỡng giới hạn cho phép, không được vượt quá dẫn đến độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường; đặc biệt, tiêu chuẩn về ngưỡng này phải được quy định bằng một công cụ pháp luật cụ thể và áp dụng chung, rộng rãi. Ngày nay, có một số người sẵn sàng đánh đổi chất lượng dinh dưỡng để để 11 lấy chất lượng vệ sinh (chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) với nhiều lý do như: Môi trường đất, không khí, nước bị ô nhiễm nhiều nơi; việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp; việc chế biến, bảo quản, bày bán nông sản chưa thật sự an toàn và kiểm soát chặt chẽ,... 1.1.2.3. Chất lượng thị hiếu (chất lượng cảm quan) Là chất lượng được đánh giá bằng mức độ ưa thích của con người trên cơ sở các giác quan cảm tính. Đây là loại chất lượng quan trọng mà nhà sản xuất hướng đến vì nó thỏa mãn nhu cầu, sự ưa thích, hấp dẫn của con người (mục tiêu của nhà sản xuất); song, đây là một loại chất lượng mang tính chủ quan, nó biến đổi theo không gian, thời gian và thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, con người gắn chất lượng thị hiếu với nguồn gốc của nông sản hoặc địa phương sản xuất nông sản (hành tím Bình Hải; hành, tỏi Lý Sơn; quế Trà Bồng,...) hoặc tên truyền thống, phương pháp làm ra sản phẩm nông sản cũng là một loại chất lượng thị hiếu. 1.1.2.4. Chất lượng sử dụng Chất lượng sử dụng được thể hiện qua các yếu tố: Khả năng bảo quản; thuận lợi trong quá trình sử dụng; phương diện kinh tế; phương diện thương mại và phương diện pháp luật. - Khả năng bảo quản: Là khả năng tự bảo bảo lâu dài của nông sản (thời hạn sử dụng) từ khi mua về và để trong điều kiện bảo quản bình thường đến lần đầu mở ra sử dụng. Đây là đặc tính rất quan trọng để người tiêu dùng chọn với số lượng lớn. - Thuận lợi trong quá trình sử dụng: Dễ bảo quản, dễ đóng gói, mở gói, dễ cất giữ, đóng thành nhiều gói,... - Phương diện kinh tế: Thể hiện qua giá bán lẻ, giá sĩ và giá phụ thuộc vào chất lượng nông sản và tâm lý xã hội. - Phương diện thương mại: Nông sản phải luôn có sẵn, dễ đổi hay trả lại nếu không đạt yêu cầu tiêu chuẩn thiết kế đề ra. - Phương diện pháp luật: Nhãn hiệu sản phẩm nông sản phải rõ ràng, chính xác, nhãn phải ghi đúng ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thành phần, khối lượng tịnh, thể tích,... 12 1.1.2.5. Chất lượng công nghệ Là toàn bộ hoạt động công nghệ tạo ra sản phẩm nông sản cuối cùng (từ công đoạn đầu vào đến đầu ra) mà trong quá trình đó sẽ tạo ra chất lượng sử dụng và chất lượng cảm quan. Công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với lực lượng sản xuất thì chất lượng công nghệ càng tốt, tạo ra sản phẩm nông sản có chất lượng. 1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nông sản 1.1.3.1. Với người tiêu dùng Đối với người tiêu dùng, chất lượng nông sản được phản ánh thông qua “cảm nhận”, “đánh giá”, “kinh nghiệm” và “tin tưởng”. Tùy vào mỗi loại nông sản khác nhau, người tiêu dùng có các cách đánh giá chất lượng khác nhau: - Cảm nhận: Đó là sự cảm nhận tính chất bề ngoài về nông sản như hình ảnh, đặc điểm mô hình sản xuất, uy tín của doanh nghiệp,... - Đánh giá: Là việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nông sản thông qua các đặc tính tiêu dùng như màu sắc, hương vị, độ tươi, sống,... - Kinh nghiệm: Trong điều kiện thiếu thông tin về nông sản, người tiêu dùng đánh giá chất lượng nông sản thông qua kinh nghiệm tiêu dùng sản phẩm nông sản hoặc hiểu biết về nông sản (cảm nhận và đánh giá không thực hiện được). - Tin tưởng: Đánh giá chất lượng nông sản thông qua thương hiệu của doanh nghiệp, người sản xuất, nhà phân phối. 1.1.3.2. Với nhà sản xuất Với nhà sản xuất, chất lượng nông sản được đánh giá trên cả ba phương diện Marketin, kỹ thuật, kinh tế và được đánh giá trên các chỉ tiêu sau: - Thuộc tính kỹ thuật: Nó phản ánh công dụng, chức năng (giá trị sử dụng) của nông sản thông qua các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ – lý – hóa của nông sản. - Yếu tố thẩm mỹ: Đây là đặc trưng cho sự truyền cảm, thích thú, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí và tính thời trang,... - Tuổi thọ (thời gian sử dụng): Là yếu tố đặc trưng cho tính chất của nông sản giữ được khả năng tồn tại, thích ứng hoặc làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn đã thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan