Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam giai đoạn hiện nay...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam giai đoạn hiện nay

.PDF
84
231
95

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1................................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ...................................6 XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ......................................................................................6 1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động .............................................................. 6 1.2. Nội dung quản lý nhà nướcivề xuất khẩu lao động ............................ 11 1.3. Các yếu tố tác động tới QLNNivề xuất khẩu lao động ........................ 20 CHƯƠNG 2..............................................................................................................23 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM ........................................................................................23 2.1 Tình hình xuất khẩu lao động của Việ Nam Trong thời gian qua................ 23 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam ... 29 CHƯƠNG 3..............................................................................................................62 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG .................62 THỜI GIANiTỚI ....................................................................................................62 3.1. Quân điểm và định hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới......................................................................................................... 62 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gianitới. .............................................. 68 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A. TiếngViệt STT Viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. CP Chính phủ 2. CT Chỉ thị 3. CNH Công nghiệp hóa 4. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5. GD-ĐT Giáo dục và đào tạo 6. HĐH Hiện đại hóa 7. HHSLĐ Hàng hóa sức lao động 8. HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 9. QLNN Quản lý nhà nước 10. XKLĐ Xuất khẩu lao động 11. XHCN Xã hội chủ nghĩa 12. NĐ Nghị định 13. NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội 14. NHTM Ngân hàng Thương mại 15. NKLĐ Nhập khẩu lao động 16. NLĐ Người lao động 17. LĐXK Lao động xuất khẩu 18. LĐTBXH Lao động - Thương binh và xã hội 19. NNPTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 20. QLLĐNN Quản lý lao động ngoài nước 21. TTHTCG Trung tâm hợp tác chuyên gia 22. TTLĐ Thị trường lao động 23. TTLĐNN Trung tâm lao động ngoài nước 24. TW Trung ương 25. UBND Ủy ban nhân dân B. Tiếng Anh Viết đầy đủ Chữ STT viết tắt Tiếng Anh 26. ASEAN Association of Southeast Asian Tiếng Việt Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á 27. FTA Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do 28. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 29. DOLAB Department of Overseas Labour Cục Quản lý việc làm ngoài nước 30. GATS General Agreement on Trade in Hiệp định chung về Thương mại Services Dịch vụ 31. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 32. GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân 33. ILSSA Institute of Labour Science and Viện Khoa học lao động & Xã Social Affairs hội 34. ILO International Labour Organization Tổ chức lao động quốc tế 35. IOM International Organization for Tổ chức Di cư quốc tế Migration 36. UAE United Arab Emirates Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất 37. USD United State Dollar Đô la Mỹ 38. WB World Bank Ngân hàng Thế giới 39. WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu XKLĐ theo trình độ tay nghề thời kỳ 2010-2016 ........................26 Bảng 2.2 : Cơ cấu XKLĐ theo giới tính giai đoạn 2010-2016 .................................27 Bảng 2.3: Tình hình XKLĐ của Việt Nam tại các thị trường từ 2010-2016 ............27 Bảng 2.4:Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài/vùng lãnh thổ và số nước/ vùng lãnh thổ nơi đến theo năm đi từ năm 2010 – 2016 ................................28 Bảng 2.5: Cơ cấu nhân lực của Cục QLLĐNN.........................................................42 Bảng 2.6: Số lượng lao động, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận với nước ngoài của Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTBXH từ 2007 đến 10/2013 ...................47 Bảng 2.7: Số lượt doanh nghiệp được thanh, kiểm ta và xử lý hàng năm ................50 Bảng 2.8: Số tiền người lao động đi xuất khẩu gửi về so với kim ngạch xuất khẩu hàng năm (2000 - 2016) ............................................................................................54 Bảng 2.9: Tỷ trọng của XKLĐ trong tổng số việc làm hàng năm trong nước .........55 Bảng 3.1: Triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới và một số nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới 2014-2020 ..................................................63 Bảng 3.2: Dự báo thất nghiệp theo khu vực và thế giới từ năm 2014-2018 .............64 Bảng 3.3: Dự báo tình hình thất nghiệp của Việt Nam đến năm 2020 .....................65 Sơ đồ 1.1: Mô hình quả lý lao động của VINACONEX tại Libya ...........................11 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý và thực hiện XKLĐ từ 1991 đến nay ...40 Biểu 2.1: Quy mô xuất khẩu lao động qua các năm thời kỳ 2010-2016 ...................25 Biểu 3.1: Triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới và một số nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới 2014-2020 (%) ...........................................63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề lao động và giải quyết công ăn việc làm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Trong những năm qua XKLĐ đã mang về nguồn thu ngoai tệ lớn cho đất nước, đồng thời cải thiện cuộc sống cho rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, XKLĐ vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng sức lao động của đất nước. Thực tế trong những năm gần đây XKLĐ cũng gặp nhiều khó khăn do sự khủng hoảng kinh tế thế giới, trình độ lao động thấp, sự cạnhitranh quyết liệt từ các thị trường lao động khác. Để vượt qua những thách thức khó khăn đó thì đòi hỏi không những nỗ lực từ nhà nước, các doanh nghiệp XKLĐ mà còn chính từ người tham gia XKLĐ. QLNN về XKLĐ còn nhiều hạn chế, bất cập như chưa trang bị cho người lao động đầy đủ kiến thức pháp luật, kỹ năngilàm việc, các điều khoản hợp đồng phong tục tập quán, tiêu chuẩn theo yêu cầu của phía đơn vị tiếp nhận và luật pháp về XKLĐ chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường…nên xảy ra rất nhiều hậu quả như tình trạng lao động bỏ trốn, bị chèn ép ngược đãi do sự thiếu hiểu biết, giá nhân công thì bèo bọt…Do vậy cần có những nghiên cứu về thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam nhằm tìm hiểu những vấn đề và nguyên nhân tồn tại cũng như đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng QLNN đối với XKLĐ của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Với tất cả những lý do trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sức laoiđộng được coi là một loại hàng hóa với vai tròilà một yếu tố cơ bản đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, sức lao động đượciđưa ra mua bán, trao đổi trên thị trường ở cả trong và ngoài nước cũng như giữa các nước, tạoira sự di chuyển quốc tế về HHSLĐ và hình thành hoạt động mua bán hay xuất - nhập khẩu HHSLĐ có định hướng và quản lýicủa mỗi Chính phủ. Ở Việt Nam, QLNN vềiXKLĐ có vai trò rất quanitrọng trong sự nghiệp phát triển XKLĐ của mình. Những vấn đề này được 1 nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, theoicác quan điểm khác nhau ở cả trong và ngoài nước. Các nghiênicứu liên quan ở trong nước như: ‘Hoạt độngXKLĐ ở Việt Nam: thực trạng và một số khuyến nghị” - đề tài được tác giả Nguyễn Tiến Dũnginghiên cứu. Hay khi đề cấp tới hợp tác quốc tế, tác giả Bùi Ngọc Thanh trong luận án tiến sỹ của mình:”Tạo việc làm ở nước ngoàiiđể góp phần nâng cao hiệu quả nguồn lao động trong nước” đã chỉ ra XKLĐ ở Việt Nam hiện nay nặng về hình thức, chưa nối lên được nội dung và bản chất, đó là xuất – NKLĐ khôngingang giá. Tác giả Nguyễn Mạnh Cường trong đề tài nghiên cứu khoa họcicấp bộ “ Vấn đề di chuyển thể nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ LĐTBXH quan niệm: sự di chuyển của ngườiilao động trong XKLĐ thuộc khuôn khổ thỏa thuận về thượng mại và lao động được điều chỉnh bởi luật lao động và luật thương mại. Về mặt lịch sử, ở Việt Nam, việc diichuyển của NLĐ ra nước ngoài làm việc vì các mục đích khác nhau đã có từ lâu, song để trở thành hệ thống và đặc biệt là có sự tham gia của vai trò QLNN. Các công trình nghiên cứu chủ yếu giảiiquyết một các vấn đề như: (1) Phân tích và xây dựng lý luận chung về diichuyển lao động quốc tế, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hay hoạt động XKLĐ; Làm rõ tính tất yếu, sự cần thiết, vai trò củaiXKLĐ đối với nước ta; phân tích nguyên nhân và tác động của di chuyển lao động quốc tế hay hoạt động XKLĐ. (2) Khảo sát và phân tích kinh nghiệmiquốc tế của một số nước khu vực Đông Nam Á, châu Á về XKLĐ. (3) Hệ thống hóa lý luận chungivề QLNN về di chuyển lao động ra nước ngoài làmviệc. (4) Đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiệnicơ chế, chính sách quản lý và mô hình tổ chức hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Năm 2006, Việt Nam ban hành Luật NgườiiViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật này đưa ra khái niệm đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, trong điều 1 của Luật này quy định phạmiivi điều chỉnh của Luật là “hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của NLĐ đi làm 2 việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền nghĩa và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân liên quan”.Điều này cũng có nghĩa là “đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài” cũng chính là“XKLĐ”. Từ thực tế trên cho thấy, việc NLĐ từimột nước, vùng lãnh thổ tới một quốc gia hay vùng lãnh thổ khác làm việciđược môitả bằng nhiều thuật ngữ và khái niệm khác nhau theo các cách tiếp cận, giác độinghiênicứu khác nhau như: Thứ nhất, là di cư lao động quốc tế: "Di cư lao động quốc tế" là sự di chuyển của NLĐ từ một nước hay vùng lãnh thổinày tới một nước hay vùng lãnh thổ khác để làm việc hay có mục đích tìm việc làm. Thứ hai, là di chuyển thể nhân để cung cấp dịch vụ: "Di chuyển thể nhân đế cung cấp dịch vụ" là một thuật ngữ đượcisử dụng trong lĩnh vực thương mại để chỉ những NLĐ di chuyển từ nước này tới nước khác nhằm mục đích thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ. Thứ ba, là hợp tác quốc tế về lao động: Đây là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng để phản ánh hoạt động cung ứng và tiếp nhận laoiđộng giữa Việt Nam với các nước XHCN ở Đông Âu và một số nước ở châu Phi, Trung Đông theo các hiệp định hợp tác quốc tế về lao động của Chính phủ các nước. Thứ tư, là đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Trong hoạt động này, sự di chuyển của NLĐ ra nước ngoài làicó chủ đích, có tổ chức, có tính toán chi phí - lợi ích khi thực hiện và mang tính tự giác. Thứ năm, là xuất khẩu lao động: Thuật ngữ nàyiít được sử dụng trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, nhưng lại được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNNivề XKLĐ của Việt Nam, luận văn đưa ra một số các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐicủa Việt Nam giai đoạn hiện nay. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá và xây dựng cơ sởilý luận về XKLĐ, QLNN về XKLĐ; tổng kết kinh nghiệm quốc tế QLNN về XKLĐ. Phân tích thực trạng QLNN vềiXKLĐ của Việt Nam những năm qua, rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN về XKLĐ của Việt Nam Đề xuất một số định hướng vàigiải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với XKLĐ của Việt Namgiai đoạn hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động QLNN đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016, chủ yếu tập trung đi sâu phân tích thực trạng theo các nội dung của QLNN về XKLĐ trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016, tương ứng với cơ chế quản lý mới. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứuiQLNN đối với hình thức XKLĐ trực tiếp, đó là hình thức đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Hình thức XKLĐ tại chỗ sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu củailuận văn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp luận của chủ nghĩa duyivật biện chứng, duy vật lịch sử.Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về XKLĐ cũng là cơ sở cho phương pháp luận nghiên cứu của luận văn.Bên cạnh đó, luận văn sử dụng những phương pháp cụ thể mang tính truyền thống như: Phương pháp phânitích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp mô hình, phương pháp suy diễn và quy nạp... Ngoài ra luận văn còn sử dụngiphương pháp so sánh để phân tích làm sáng tỏ hơn các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể. Các phương pháp này được sử dụng kết hợp và bổ sung cho nhau. 4 Nguồn thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận văn đượcilấy từ Bộ LĐTBXH, tổng cục Thống kê, viện Khoa học Lao động & Xã hội, IOM, các trang mạng… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Từ lý luận chung về QLNN về XKLĐ, luậnivăn tập trung làm rõ: Khái niệm QLNN về XKLĐ, trong đó chủ thể QLNN về XKLĐ là các cơ quan QLNN tác động có chủ đích lên đối tượng bị quản lý là toàn bộ hoạt động XKLĐ và các khách thể là các doanhinghiệp XKLĐ và NLĐ nhằm đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường. Nội dung QLNN về XKLĐ, bao gồm: (1) Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp tạo môi trường phápilý cho hoạt động XKLĐ, (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách về XKLĐ, (3) Tổ chức hoạt động XKLĐ,(4) Hợp tác quốc tế và phát triền thịitrường XKLĐ,(5) Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động XKLĐ. Các yếu tố tác động đếniQLNN về XKLĐ theoihai nhóm nhân tố tác động chủ yếu là: Nhóm các yếu tố thuộc về nướciXKLĐ và nhóm các yếu tố thuộc ngoài nước XKLĐ. Trong đó, bối cảnh quốc tế tiếpitụcidiễn biến phức tạp là yếu tố mà QLNN về XKLĐ cần phải tính đến. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Luận văn đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằmihoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt Nam, trong đó tập trung vào kiện toàn, bổ sung thêm bộ phận và nhân sự cho các khâu phân tích và dự báo về thị trường cũng như quản lý lao động ở nước ngoài để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm những nội dung sau: Chương 1: Những c ơ sở lý luận về Q L N N đối với h o ạ t đ ộ n g XKLĐ Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu lao động XKLĐ là một phạm trù có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nó có mối quan hệichặt chẽ với các yếu tố kinh tế xã hội khác. Làm rõ mối quan hệ này cho phép chúng ta nhìn nhận vấn đề XKLĐ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách khách quan và thực tế hơn. Để quá trình nghiên cứu được hệ thống và thống nhất, trước hết phải định hình rõ một số khái niệm liên quan đến hoạt động XKLĐ từ đó giúpichúng ta có cái nhìn tổng thể, rõ ràng về vấn đề XKLĐ. 1.1.1.1.Sức lao động: Sức lao động là tổng hợp thểilực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. 1.1.1.2. Lao động: Lao động là hoạt động cóimục đích và có ý thức của con người, nó diễn ra giữa con người với tự nhiêninhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người. Lao động là sự vận dụng của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Như vậy, sức lao động của một con người là khả năng lao động của một con người. Còn lao động là sự vận dụng sức lao độngicủa người đó để tiến hành hoạt động sản xuất, chính vì vậy lao động được coi là hành vi của con người trong hoạt động sản xuất. 1.1.1.3. Nguồn lao động: Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư bao gồm những người trong độ tuổi lao động (không kể số người mất khả năng lao động) và những người ngoài độ tuổi laoiđộng (trên hoặc dưới tuổi lao động) nhưng thực tế có tham gia lao động. 1.1.1.4. Thị trường lao động: Thị trường là một phạmitrù riêng của kinh tế hàng hoá. Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Nội dung của thị trường được biểu hiện qua hai nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau: cung và cầu hàng hoá. 6 Thị trường lao động quốc tế có một số đặc điểm sau: TTLĐ quốc tế xuất hiện là do quá trình quốcitế hoá đời sống kinh tế thế giới và nảy sinh cung cầu lao động vượt ra khỏi biên giới quốcgia. Cung cầu lao động trên TTLĐ quốc tế biến động mạnhimẽ do tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động thường xuyên. 1.1.2. Xuất khẩu sức lao động (XKLĐ) Xuất khẩu sức lao động là một loại hình di chuyển quốc tế sức lao động. Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tượngiNLĐ di chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích tìm việc làm để có thu nhập. Khi ra khỏi một nước, người đó được gọi là người xuất cư, còn sức lao động của người đó được gọi là sức LĐXK. 1.1.2.1. Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt Trước hết ta thấy TTLĐ là một thị trường đặc biệt, đặc trưng cơ bản của hoạt động XKLĐ khác so với xuất khẩu các loạiihàngihoá khác xuất phát từ tính đặc thù của loại hàng hoá này. Sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt vì con người là chủ thể lao động, có tư duy và khả năng làm chủ bản thân. XKLĐ là một lĩnh vực hoạt động kinh tế đốiingoại đặc thù, XKLĐ là một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế giữa các nước trong sản xuất, phù hợp với quy luật phânicông lao động quốc tế, góp phần đưa Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 1.1.2.2. Xuất khẩu lao động thể hiện rõ tính chất nhân văn Đây là một đặc điểm có ý nghĩa lớn nhất của hoạt động XKLĐ. Vì XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức laoiđộng, trong khi sức lao động lại gắn bó chặt chẽ với NLĐ, không tách rời NLĐ. Do vậy, mọi hoạt động của các doanh nghiệp tham gia XKLĐ không phải chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn phải xuất phát từ con người, quan tâm tới lợi íchicủa người đi LĐXK. 1.1.2.3..Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại Đối với nhiều nước trên thếigiới, hoạt động XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng hoặc dư thừa ra nước ngoài làm việc và thu ngoại tệ bằng cách chuyểnitiền về nước của NLĐ và các lợi ích khác. Khi hoạt động XKLĐ diễn ra thì có nghĩa là đã tạo các quan hệ kinh tế quốc 7 tế, cụ thể ở đây là các quan hệ di chuyển quốcitế về sức lao động, đây cũng chính là một nội dung của hoạt động kinh tế đốiingoại. 1.1.2.4. Là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinhitế thực hiện hoạt động XKLĐ Đối với nhiều nước trên thế giới , hoạt động XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng đang gia tang hoặc dư thừa ra nước ngoài và thu hút ngoại tệ về. Những lợi ích này buộc các nướciXKLĐ phải chiếm lĩnh được thị trường có nghĩa là đã tạo được các quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ di chuyển quốc tế về sức lao động. 1.1.2.5..Là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý vĩ mô của nhà nước và sự chủ động chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động XKLĐ. Trong cơ chế thị trường và hội nhập thì hầu hết các hoạt động XKLĐ đều do các tổ chức kinh tế thực hiện trên cơ sở ký kết đồngithời chịu trách nhiệm về hoạt động XKLĐ trên cơ sở tuân thủ pháp luật. 1.1.2.6..Hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp diễn ra trong điều kiện, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trongicác doanh nghiệp XKLĐ mà còn là sự cạnh tranh giữa các nước tham gia cung ứng trên cùng một thị trường. 1.1.2.7. Hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ phải đảm bảo lợi ích trong quan hệ ba bên Lợi ích kinh tế của nhà nước từ khoản ngoại tệ mà người LĐ gửi về, lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ là các khoảnithu phí, lệ phí. Lợi ích của NLĐ là khoản thu nhập từ lương thưởng mà họ nhận được. 1.1.2.8. Hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ chịu sự tác động mạnh mẽ của các biến động của thị trường sử dụng lao động Trên TTLĐ quốc tế thì thường các nướciXKLĐ phải chấp nhận các điều kiện do các nước nhập khẩu lao động đưa ra như: Số lượng lao động, tiền lương, thưởng… 8 1.1.3. Nội dung của công tác xuất khẩu lao động 1.1.3.1. Tìm kiếm, khai thác thị trường + Đối với thị trường cung ứng lao động trong nước:iDo tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của nước ta là rất lớn, nhu cầu tìm kiếm việc làm rất cao nhưng không phải đối tượng nào muốn đi XKLĐ là có thể điidễ dàng được do nhiều nguyên nhân như: Sức khỏe, điều kiện kinh phí, trình độ… + Đối với thị trường nước ngoài tiếp nhậnilao động: Nhà nước đóng vai trò quyết địnhicho sự ổn định và phát triển XKLĐ.Ngoài chức năng xác định chủ trương, định hướngichiến lược... để hỗ trợ cho XKLĐ phát triển, Chính phủ còn có vai trò hết sức to lớnitrong phát triển thị TTLĐ ngoài nước. Sau khi đã khai thác được thị trường, có được đối tác tiếp nhận lao động thì ta tổ chức đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động. 1.1.3.2. Công tác tuyển chọn Nhằm cung cấp lực lượng lao độngiđủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian và đảm bảo yêu cầu của bên sử dụng lao động, phần lớn các doanh nghiệp làchọn những lao động có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn bên sử dụng lao động yêu cầu và tổ chức thi sát hạch để tuyểnichọn lấy người phù hợp với yêu cầu của từng nghề. 1.1.3.3. Tổ chức thực hiện dịch vụ kinh tế, hành chính, luật pháp để đưa người lao động ra nước ngoàiilàm việc Các thủ tục hồ sơ chuẩn bị cho xuất cảnh: Người lao động sau khi đã đượcichấp thuận, tuyển chọn phù hợp với các yêu cầu về công việc cũng như các yêu cầu khác của phía chủ sử dụng lao động, có kết quả khám sức khoẻ đảm bảo đủ tiêu chuẩniđi lao động ở nước ngoài sẽ được thoả thuận với doanh nghiệp để kýihợp đồng (theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 28/1999/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/1999 của Bộ LĐTBXH). Khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ của NLĐ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp sẽ làm thủ tục xin cấp visa cho NLĐ. 9 1.1.3.4 .Về chế độ tài chính đối với người lao động và tổ chức xuất khẩu lao động. Đối với người lao động cóitrách nhiệm: - Nộp một khoản tiền đặt cọc cho tổ chức XKLĐ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, nộp phí dịch vụ tổ chức XKLĐ. Đối với các tổ chức XKLĐ có trách nhiệm: - Thu từ người lao động các khoản trên. - Hoàn trảitiền đặt cọc cho NLĐ trong vòngimột tháng kể từ ngày NLĐ hoàn thành hợp đồng về nước hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức XKLĐ. - Nộp phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao theo qui định của Chính phủ sau khi trích thu từ tiền lương hàng tháng của NLĐ. Khoản phí dịch vụ thuicủa NLĐ là doanh thu của tổ chức XKLĐ để tính thuế dịch vụ công ích cuả tổ chức XKLĐ nộp cho nhà nước.Tổ chức XKLĐ không được thu thêm của NLĐ bất kỳ một khoản nào ngoài một số phí đào tạo, huấn luyện trước khi đi, chi phí khám sức khoẻ, làm hồ sơ, chi phí kiểm tra tay nghề, ngoại ngữ nhưng không quá 1 triệu đồng. - Các khoản chi phí trực tiếp liêniquan đến hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp như: Phí quản lý: Theo quy định tại khoản 12 điều 13 của Nghị định 152, doanh nghiệp XKLĐ phải nộp phí quản lýicho Cục QLLĐNN - Bộ LĐTBXH, mức phí quản lý 1% số phí dịch vụ doanh nghiệp thu của NLĐ. Phí hoa hồng môi giới: Các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam phải chi phí môi giới, tư vấn, dịch vụ việc làm cho phía nướcingoài để khai thác hợp đồng, quản lý NLĐ, công tác quản lý lao động ở nước ngoài. Tổ chức XKLĐ chịu trách nhiệm quản lýitrực tiếp NLĐ ở nước ngoài, cử người làm đại diện ở nước nhận lao động để quản lý lực lượng lao động của mình, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồngiđã ký, xử lý tranh chấp lao động và những vấn đề phát sinh liên quan đến NLĐ. Các doanh nghiệp XKLĐ tuỳ theo qui mô, cơ cấu lao động của mình ở từng nước màicó mô hình quản lý thích hợp, chẳng 10 hạn mô hình quản lý lao động của Tổng công ty VINACONEX tại Libya - nơi có hàng ngàn lao động Việt Nam đang làm việc tại các công trường xây dựng như sau: Tổng đội trưởng tổng đội xây dựng Điều phối viên Đội trưởng, Đội phó, Đốc công Bí thư chi bộ Tổ trưởng , Trưởng phòng ở Tổ trưởng, Trưởng phòng ở Tổ trưởng, Trưởng phòng ở Tổ trưởng, Trưởng phòng ở Sơ đồ 1.1: Mô hình quả lý lao động của VINACONEX tại Libya Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Những vấn đề phát sinh của NLĐ ở nước ngoài vượt quá phạm vi thẩm quyền thì doanh nghiệp báo cáo ngay cơ quan chủiquản bằng văn bản để xin ý kiến chỉ đạo, với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước tiếp nhận lao động, Cục QLLĐNN. Nếu có vụ việc đột xuất (vi phạm pháp luật, tranh chấp lao động, tai nạn, chết người...), doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo ngay vớiicơ quan chủ quản, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận lao động, Cục QLLĐNN. 1.2. Nội dung quản lý nhà nướcivề xuất khẩu lao động 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Trước hết phải lảm rõ khái niệm "Quản lý" rồi sau đó sẽ tiếp cận đến khái niệm "Quản lý nhà nước" và “Quản lý nhà nướcivề XKLĐ”. Ngay thuật ngữ “quản lý” cũng có nhiều cách hiểu, cụ thể: Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. 11 Quản lý là công tác phối hợpicó hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự cùng chung một tổ chức. Hay quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu vàinhất định dựa trên những quy luật khách quan… Từ đó có thể hiểu khái niệm QLNN theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, QLNN được đặt trong cơ chế "Đảng lãnhiđạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ". Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ QLNN. Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm QLNN mộticách khái quát nhất như sau: QLNN là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể QLNN (các cơ quan QLNN) lên đối tượng bị quản lýivà khách thể của QLNN nhằm sử dụng có hiệuquảnhất các tiểm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Theo cách hiểu đó, QLNN về XKLĐ là sự táciđộng có chủ đích, có tổ chức của chủ thể QLNN (các cơ quan QLNN) lên đối tượng bị quản lý là hoạt động XKLĐ và khách thể của QLNN là các doanh nghiệp hoạtiđộng đưa lao động ra nước ngoài làm việc (doanh nghiệp XKLĐ) và NLĐ tham gia thị trườnginhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiểm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.. Như vậy, phải có ít nhất một chủ thể QLNN là các cơ quan QLNN về XKLĐ là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là mộtiđối tượng bị QLNN là các hoạt động XKLĐ chịu các tác động của chủ thể QLNN tạo ra và các khách thể là các doanh nghiệp XKLĐ và NLĐ tham gia thị trường có quan hệ gián tiếp với chủ thể QLNN. 12 1.2.2. Một số nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay.……. Xuất phát từ các nguyên tắc quản lý kinh tế và trên cơ sở phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước về QLNN đối vớiinền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có thể xác định và rút ra một số nguyên tắc của QLNN đối với XKLĐ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay như sau: Một là, QLNN về XKLĐ phải đảm bảoinguyên tắc gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo định hướng XHCN, tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường. Hai là, QLNN về XKLĐ phải đảm bảo phù hợp và tuân thủ các yêu cầu, quy tắc mà Việt Nam đã cam kết khi tham gia vào cácitổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu như WTO cũng như các thông lệ và chuẩn mực khác trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Hiện nay, xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với các cấp độ khu vực hóa và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnhimẽ đã đặt ra yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta cũng như các nước khác.Trong các hoạt động kinh tế quốc tế, XKLĐ mang lại lợi ích to lớn về xã hội, đóng góp giá trị kinh tế rất lớn để phát triển kinh tế đất nước nên Nhà nước cần phải đầu tư bằng nguồn lực nhà nước để phát triển XKLĐ. Ba là, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động QLNN về XKLĐ. Nội dung của nguyên tắc làiphải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong QLNN. Tập trung phải dựa trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung. Bốn là, kết hợp hài hòa các loại lợi ích xã hội... QLNN trước hết là quản lýicon người, là tổ chức có hiệu quả các hoạt động lao động của con người. Đối với QLNN về XKLĐ phải kết hợp hài hòa các loại lợi ích của xã hội như lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, tổ chức, doanh nghiệp XKLĐ và lợi ích của các cá nhân, người laoiđộng... 13 Năm là, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốcilần thứ IX của Đảng có ghi rõ: "Nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh và phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Sáu là, đảm bảo nguyên tắc xử lý đúng đắn mốiiquan hệ giữa kinh tế và chính trị. Kinh tế và chính trị cóimối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau.Thông thường chính trị ngoại giao mở đường thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển. Phương hướng xử lý mối quan hệ này đã đượcichỉ ra tại Đại hội IX: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.Việt Nam sẵn sàng là bạn, làiđối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" và nhấn mạnh: "Chủ động HNKTQT và khu vực theo tinh thần phát huy tốiiđa nội lực, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường". 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Căn cứ vào Luật Người Việt Namiđi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có thể thấy các nội dung QLNN về XKLĐ đã được đề cập khá chi tiết và cụ thể không chỉ về nội dung của QLNN mà còn đề cập cả những biện pháp, công cụ, giải pháp cụ thể để thực hiện các nội dung củaiQLNN (như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cấp giấy phép hoạt động XKLĐ...Đây là những nội dung mang tính chất là công cụ quản lý), thể hiện cách tiếp cận chi tiết, cụ thể hóa những công việc phải làm của QLNN. Qua nghiên cứu và khảo sát thựcitiễn, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả đề xuất đi sâu vào xem xét một số nội dung cơ bản của QLNN về XKLĐ như sau: 14 1.2.3.1. Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý cho hoạt động xuất khẩu laoiđộng Trên cơ sở quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như chiến lược XKLĐ, Nhà nước xây dựng, ban hànhivà thực thi hệ thống pháp luật cũng như các chính sách liên quan đến XKLĐ như: Luật laoiđộng, luật di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc, luật Xuất nhập cảnh, luật Giáo dục… để tạo hành lang, môi trường pháp lý choihoạt động XKLĐ. Trên cơ sở hệ thống pháp luật về XKLĐ, Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ vàingười lao động. Trong quá trình thực hiện, sẽ có những phát sinh bất cập về hệ thống luật pháp, chính sách với thực tiễn cũng như nhữngihạn chế, tồn tại trong công tác QLNN về XKLĐ nói riêng và hoạt động XKLĐ nói chung. Do vậy, sau mỗi giaiđoạn cần phải đánh giá và điều chỉnh và bổ sung hệ thống văn bàn pháp luật và chính sách đối với hoạt động XKLĐ. Hiệu quảivà chất lượng của quá trình đánh giá, điều chỉnh là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng hay tác động tới kết quả của quá trình quản lý tiếp theo. 1.2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiệnichiến lược, kế hoạch và chính sách về xuất khẩu lao động Căn cứ vào việc phân tích tìnhihình kinh tế xã hội cũng như bối cảnh trong nước và quốc tế, kết hợp với các phân tích và dự báo có căn cứ và khoa học để đưa ra các định hướng về XKLĐ đúng đắn và phù hợp. Chiến lược về XKLĐ là hệ thống các quan điểm, định hướng phátitriển, mục tiêu tổng quát và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra cho hoạt động XKLĐ trong một khoảng thời gian dài. Nó là căn cứ để hoạch định cácichính sách XKLĐ, kế hoạch, chương trình hay dự án trong từng giai đoạn 5 năm hoạch hàng năm. Kế hoạch về XKLĐ là việc cụ thể hóa cácimục tiêu và biện pháp đã được xác định trong chiến lược về XKLĐ.Kế hoạchithường là trung hạn (3-5 năm) hoặc kế hoạch hàng năm. 15 - Kế hoạch 5 năm là việc xác định hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của hoạt động XKLĐ, các chính sách phân bổinguồn lực, vốn cho các chương trình, dự án về XKLĐ. Nội dung cơ bản bao gồm: Xác định nhiệm vụ tổng quát, các mục tiêu và chỉ tiêu XKLĐ như chỉ tiêu về lao động và việc làm như: Quy mô, chỉ tiêu, số lượng… Xác định các chương trình choiXKLĐ như: Đào tạo nghề cho LĐXK, xúc tiến thương mại dịch vụ và XKLĐ… Xây dựng các giải pháp lớn cho kế hoạch 5 năm - Kế hoạch hàng năm về XKLĐ: Là việcicụ thể hóa kế hoạch trung hạn nhằm thực hiện kế hoạch trung hạn, là cơ sở để chỉ đạo và điều hành các hoạt động XKLĐ trong năm. - Chính sách về XKLĐ là hệ thống cáciquan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhàinước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động XKLĐ của quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Chính sách XKLĐ bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Chính sách về thịitrường (cả đầu vào và đâu ra của hoạt động XKLĐ): Bao gồm việc định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường XKLĐ. Chính sách về phát triển nguồn cho hoạt động XKLĐ. Chính sách hỗ trợ và các chính sáchikhác liên quan đến hoạt động XKLĐ. 1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Tổ chức thực hiện là tập hợp nhữngicông việc cụ thể mà Nhà nước phải làm để thiết lập hệ thống quản lý, hệ thống hoạt động XKLĐ và vận hành hệ thống đó theo định hướng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ: Theo nghĩa rộng, bộ máy QLNN về XKLĐ là hệ thống tổ chức gồm các cơ quan, các bộ phận hợp thành nhằm thực hiện chức năng QLNN về XKLĐ như: Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hiểu theo nghĩa hẹp, bộ máy QLNN về XKLĐ là hệithống các cơ quan hành chính nhà nước quản lý hoạt động XKLĐ. Bộ máy QLNN về XKLĐ được tổichức từ trung ương đến địa phương và cơ quan quản lý lao động ở nước ngoàiNhà nước tuyển chọn, đào tạo và xây dựng đội 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan