Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở việt nam...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở việt nam

.PDF
206
410
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THỊNH VĂN KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THỊNH VĂN KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Trang Thị Tuyết 2. PGS.TS. Nguyễn Đình Long HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Thịnh Văn Khoa - nghiên cứu sinh khóa 12 của Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin cam đoan Luận án "Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam" là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận án là hoàn toàn trung thực và được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Thịnh Văn Khoa LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến hai người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trang Thị Tuyết và PGS.TS. Nguyễn Đình Long đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến khoa học trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả thầy cô giáo, cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô giáo, cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là nguồn động viên quý báu cho tôi hoàn thành luận án! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Thịnh Văn Khoa MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................ 3 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .............................................. 5 6. Những đóng góp mới của luận án ............................................................. 5 7. Cấu trúc của luận án .................................................................................. 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP7 1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp ............................................................................................................ 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .......................................... 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.......................................... 13 1.2. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ................................................................... 20 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ........................................ 21 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.......................................... 24 1.3. Những vấn đề chưa được nghiên cứu trong các công trình đã công bố và định hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án .......................................... 28 1.3.1. Những vấn đề chưa được nghiên cứu trong các công trình đã công bố - điểm khác biệt so với luận án .......................................................... 28 1.3.2. Định hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án................................ 29 Chƣơng 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP .................................................................. 31 2.1. Những vấn đề lý luận về hợp tác xã nông nghiệp................................ 31 2.1.1. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp ............................................... 31 2.1.2. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................................................ 34 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp ...................................................................................................... 39 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá hợp tác xã nông nghiệp .............................. 45 2.2. Lý luận về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ............. 48 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ...... 48 2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ...................................................................................................... 51 2.2.3. Các nội dung của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ...................................................................................................... 54 2.2.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp .......................................................................................................... 61 2.2.5. Sự cần thiết khách quan của hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................... 65 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp của một số nước và bài học cho Việt Nam ............................................................... 69 2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước ...................................................... 69 2.3.2. Bài học cho Việt Nam ................................................................... 74 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 78 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............................................................ 79 3.1. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ..................................... 79 3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam .................................................................................. 79 3.1.2. Thực trạng kết quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp .......... 87 3.1.3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân ...................................... 99 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp .......... 101 3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ... 101 3.2.2. Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp.................................................................................. 101 3.2.3. Ban hành và thực thi pháp luật có liên quan đến phát triển HTX nông nghiệp ........................................................................................... 108 3.2.4. Ban hành và thực thi các chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp .................................................................................................... 110 3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động của HTX nông nghiệp .................................................................. 117 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................................................ 119 3.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 119 3.3.2. Những hạn chế chủ yếu ............................................................... 121 3.3.3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế .................................... 124 Kết luận chương 3 ..................................................................................... 125 Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.............................................................................. 127 4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ................................................................. 127 4.1.1. Quan điểm ................................................................................... 128 4.1.2. Mục tiêu của hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................................... 131 4.1.3. Phương hướng ............................................................................. 136 4.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ............................................................................................... 137 4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................................... 138 4.2.2. Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp ............................................................... ..138 4.2.3. Hoàn thiện pháp luật có liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp..143 4.2.4. Hoàn thiện các chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp.... 147 4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp .............................. 153 4.3. Một số kiến nghị................................................................................. 155 4.3.1. Đối với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.................................... 155 4.3.2. Đối với Hội Nông dân Việt Nam ................................................ 155 4.3.3. Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ............................................ 155 4.3.4. Đối với các học viện, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức .............................................................................................. 156 Kết luận chương 4 ..................................................................................... 156 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 160 A. Tài liệu tiếng Việt................................................................................. 160 B. Tài liệu tiếng Anh ................................................................................. 165 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 166 Phụ lục 1. Mẫu phiếu thu thập thông tin về phát triển của HTX nông nghiệp ........................................................................................................ 166 Phụ lục 2. Mẫu phiếu khảo sát ................................................................. 171 Phụ lục 3. Báo cáo tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát............................ 174 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội HNQT Hội nhập quốc tế HTX Hợp tác xã KTTT Kinh tế thị trường XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1. Nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, và công bằng (%) 87 Bảng 2. Nguyên tắc dân chủ 88 Bảng 3. Nguyên tắc minh bạch 89 Bảng 4. Sự hài lòng của xã viên đối với HTX nông nghiệp 90 Bảng 5. Lợi ích của HTX nông nghiệp đối với xã viên 91 Bảng 6. Vai trò của HTX nông nghiệp đối với tạo việc làm và 92 cung cấp dịch vụ cho xã viên Bảng 7. Năng lực hợp tác của các HTX nông nghiệp 94 Bảng 8 Tổng hợp chính sách hỗ trợ đối với HTX nông nghiệp 116 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1. Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng Trang 95 khu vực HTX Đồ thị 2. Tổng số lượng xã viên và số lượng xã viên bình 96 quân/HTX Đồ thị 3. Quy mô vốn bình quân HTX 97 Đồ thị 4. Lợi nhuận bình quân/HTX 98 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã hiện hành 102 Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế hợp 139 tác PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp tác xã (HTX) mà chủ yếu là HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế cơ bản của thành phần kinh tế tập thể - một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam hiện nay. Có từ khá sớm trong nền kinh tế nước ta, HTX nông nghiệp không chỉ đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hóa, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và có nhiều chính sách để phát triển HTX nông nghiệp nói riêng và kinh tế tập thể nói chung. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập quốc tế (HNQT) hiện nay, các HTX nông nghiệp ở Việt Nam vẫn trong tình trạng khó khăn, yếu kém kéo dài, với năng lực nội tại yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu; năng lực, trình độ cán bộ quản lý trong khu vực HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong KTTT hiện nay; chính sách đối với cán bộ HTX nông nghiệp còn có nhiều bất cập; nhiều HTX hoạt động không đúng với nguyên tắc, chưa thực sự tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật HTX; sự liên kết, hợp tác của các HTX nông nghiệp chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp. Điều đó đòi hỏi cần thiết phải có sự nghiên cứu, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp góp phần hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN trong điều kiện HNQT ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, trong bối cảnh thế giới hiện nay, sự phát triển của các HTX nông nghiệp ở nhiều nước đã chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy rằng, HTX nông nghiệp bảo đảm hài hòa cả hai trách nhiệm là phát triển kinh tế và trách nhiệm với xã hội. Trong đó, trách nhiệm xã hội được đánh giá rất cao và là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của các HTX nông nghiệp. 1 Hơn nữa, cho đến nay, hầu như chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sỹ quản lý công. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án nhằm đạt 3 mục đích chính dưới đây: - Xác định cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015. Rút ra những bất cập và nguyên nhân cơ bản của những bất cập trong thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. - Đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp giai đoạn tới, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015 trên cơ sở khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. - Xây dựng những quan điểm, mục tiêu và phương hướng để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp giai đoạn tới trên cơ sở thực trạng phát triển HTX nông nghiệp và quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam. 2 - Luận giải đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp (bao gồm cả quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Dưới góc độ khoa học quản lý công, nội dung nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào các chức năng của quản lý nhà nước, đó là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch; Ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật; Ban hành và thực thi các chính sách; Công tác kiểm tra, giám sát; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước. - Về không gian: Quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. - Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2015 và định hướng nghiên cứu đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học quản lý công hiện đại và các lý thuyết về quản lý để xây dựng cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp và các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp thu thập tài liệu. + Nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp là cần thiết và quan trọng, các nghiên cứu này làm cơ 3 sở để nhận diện lịch sử và kết quả của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo những giá trị tương đồng của các kết quả này, luận án phân tích có hệ thống cơ sở lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Luận án thu thập số liệu thống kê thứ cấp để phân tích hoạt động của các HTX nông nghiệp ở Việt Nam trên các mặt, như về quy mô, hiệu quả, việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động... + Thu thập thông tin. Luận án sử dụng phương pháp thu thập thông tin về phát triển HTX nông nghiệp và công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trên cả 3 vùng (vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng ven biển) theo 2 mẫu phiếu điều tra, mẫu số 1 dành cho các HTX nông nghiệp (điều tra 230 phiếu - tương đương hơn 1/3 số HTX nông nghiệp hiện có của tỉnh Thanh Hóa), mẫu số 2 dành cho cán bộ, công chức cấp xã (điều tra 405 phiếu trên 81 xã của 9 huyện đại diện cho 3 vùng của tỉnh Thanh Hóa). Kết quả thu thập thông tin ở Thanh Hóa góp phần khẳng định tính khoa học của các phân tích và nhận định về quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015. - Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu. + Đối chiếu, so sánh. Các số liệu thu thập về phát triển HTX nông nghiệp, các dữ liệu về quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp đều được so sánh theo thời gian để chỉ ra sự biến đổi theo các xu hướng khác nhau của các quá trình này. Ở một số nội dung, luận án cũng so sánh số liệu của Việt Nam với một số nước trên thế giới để làm rõ vấn đề đang nghiên cứu. + Phân tích, tổng hợp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp theo các chức năng của quản lý nhà nước, luận án phân tích để đưa ra những đánh giá có tính khái quát về những thành công và hạn chế của công tác này trong giai đoạn 2005-2015 và đầu năm 2016. Việc phân tích, 4 tổng hợp sẽ giúp luận án chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công và hạn chế đó. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Vì sao quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam chưa phát huy được vai trò của HTX nông nghiệp trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT hiện nay? - Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn tới cần có những giải pháp nào? 5.2. Giả thuyết khoa học - Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, điều tiết, hỗ trợ để HTX nông nghiệp phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao. - Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp sẽ được nâng cao nếu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách một cách khoa học và phù hợp nhất cho sự ra đời và phát triển của HTX nông nghiệp kiểu mới trong giai đoạn hiện nay. - Để nâng cao hiệu quả của HTX nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, cần phải xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước để quản lý HTX nông nghiệp theo hướng thành lập cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý HTX nông nghiệp. 6. Những đóng góp mới của luận án - Luận án xây dựng và hoàn thiện lý luận về quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp, gồm: + Xây dựng khái niệm quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. + Xác định được các nội dung của quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. + Xây dựng được khung lý thuyết về hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. - Thông qua việc phân tích và đánh giá một cách khoa học về thực trạng phát triển HTX nông nghiệp và quản lý nhà nước đối với HTX nông 5 nghiệp ở Việt Nam, luận án có thể làm tài liệu cho việc thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp; đồng thời có thể sử dụng để nghiên cứu vận dụng cho loại hình kinh tế khác trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. - Các phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp mà luận án đưa ra là tài liệu tham khảo có giá trị đối với cơ quan hoạch định chính sách phát triển HTX nông nghiệp và các cơ quan nghiên cứu; làm tài liệu giảng dạy, học tập về quản lý công, về quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt là giải pháp về thành lập cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý HTX nông nghiệp. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung Luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nước đối với hợp tác xã nông nghiệp Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam Chương 4: Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới - Bài viết “The role of cooperatives in the 21st century”, Prof. HansH.Muenkner, Marburg University, Germany 6-1995. Đưa ra quan niệm mang tính bản chất của HTX, phân tích vai trò và thách thức chủ yếu của HTX trong thế kỷ 21: HTX là hiệp hội của những người tự nguyện gia nhập nhằm đạt được kết quả chung thông qua việc tạo dựng một tổ chức quản lý dân chủ, góp vốn công bằng và chấp nhận chia sẻ bình đẳng các rủi ro và lợi nhuận từ các hoạt động mà mình tham gia một cách chủ động. Vai trò cơ bản của HTX là tự giúp đỡ các thành viên của mình, hay nhiệm vụ của HTX là phải giúp các xã viên giải quyết các vấn đề đang đe dọa họ, và vì nó thành lập và gia nhập HTX, gồm: Đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là vào các xã viên và các nhóm xã viên; Vận động xã viên và huy động các nguồn lực của xã viên tham gia các hoạt động nhằm loại bỏ các xã viên không hoạt động; Sử dụng toàn bộ các tiềm năng của xã viên; Tái thiết kế lại cơ cấu tổ chức cổ điển nhằm đưa ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các xã viên chủ động tham gia. Thách thức chủ yếu của HTX trong thế kỷ 21 là phải lấp đầy khoảng trống giá trị đang ngày một tăng bằng cách đưa ra hệ thống giá trị chắc chắn và thiết thực, hoàn chỉnh các hướng dẫn (nguyên tắc) mà qua đó hướng con người tìm các giải pháp cho những vấn đề đang gây áp lực nhất cho họ bằng cách tự mình giúp mình, bằng việc công nhận trách nhiệm đối với tương lai của mình, tin tưởng vào sức mạnh của bản thân và sức mạnh của những nỗ lực chung, vào sự giúp đỡ, đoàn kết cộng đồng. 7 - Cuốn sách “The history of cooperatves in United state”, Kimberly A. Zeuli, University of Wisconsin, Madison, 2005. Đưa ra các định nghĩa về HTX, tại sao phải hợp tác: HTX là tổ chức tự chủ của những người tự nguyện tập hợp nhau lại nhằm thỏa mãn những nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc tham gia góp vốn và quản lý dân chủ. Định nghĩa này đề cập đến yếu tố chính của HTX, đó là thành viên tự nguyện. Ép buộc là trái ngược với HTX; người bị ép buộc hành động trái ngược với nguyện vọng của họ, không thực sự là hợp tác. HTX phải thực sự hình thành từ sự tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau, không thể là mệnh lệnh. HTX là cơ sở kinh doanh do những người sử dụng tự làm chủ và tự quản lý, lợi dụng được chia trên cơ sở của việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Định nghĩa này đưa ra ba nguyên tắc chung của HTX, đó là: xã viên tự làm chủ; tự quản lý; và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ. Lý do phải hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp ở Mỹ gồm: Nông dân thành lập HTX cung ứng và tiêu thụ sản phẩm để giúp họ tối đa hóa lợi nhuận; HTX tiêu dùng được thành lập để bán những sản phẩm mà họ muốn mua nhưng không thể tìm ở nơi khác giá cả như vậy; Xã viên được làm chủ và được quản lý HTX; HTX không mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa tư bản. Bài viết đưa ra nhận định, Ở Mỹ HTX đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2002, 3.140 HTX nông nghiệp cung cấp cho khoảng 3,1 triệu nông dân (nhiều nông dân tham gia nhiều HTX cùng một lúc) các dịch vụ về tiếp thị nông phẩm, cung ứng vật tư nông nghiệp và một số dịch vụ liên quan khác; nắm giữ 28% thị phần. - Bài viết “Building and destroying social capital: The case of cooperatives movement in Denmark and Poland”, Kluwer Academic Publishers, Printed in the Netherlands 2003. Bài viết đã tổng hợp đánh giá sự phát triển của HTX ở các nước châu Âu; đặc biệt khẳng định vai trò xây dựng 8 và thậm chí hủy hoại vốn xã hội thông qua phân tích sự chuyển động của các HTX ở Ba Lan và Đan Mạch cuối thế kỷ XX: Sự ra đời của các HTX ở Đan Mạch và Phần Lan từ thế kỷ thứ 19 đến đầu thế chiến thứ 20 là do nhu cầu khách quan của việc phát triển kinh tế, xã hội ở các quốc gia này. Và đưa ra nhận định, HTX nông nghiệp là một tổ chức của một nhóm người cùng nhau thành lập, tuân thủ 6 nguyên tắc sau: (1)Thành viên tự nguyện và mở rộng; (2)Quản lý dân chủ và quyền biểu quyết ngang nhau; (3)Lợi nhuận giới hạn trong phạm vi vốn góp; (4)Sự công bằng trong phân phối và trên cơ sở sự đóng góp; (5)HTX cung cấp giáo dục cho các thành viên; (6)Hợp tác giữa các HTX. - Tài liệu “Agricultural cooperatives in France”. Chantal. Chommel. Paris 2015. Tài liệu phân tích lịch sử pháp lý, những lý do phát triển HTX nông nghiệp ở Pháp: HTX là một cách để tổ chức các hoạt động kinh tế dựa trên việc đoàn kết các thành viên, những thành viên có điều kiện hơn giúp đỡ các thành viên yếu thế hơn và ủng hộ lẫn nhau để đạt được những lợi ích chung. Mục đích của HTX là để những nông dân cùng hợp tác nhằm tạo điều kiện và phát triển các hoạt động kinh tế, tăng cường và nâng cao kết quả của các hoạt động này. + Các nguyên tắc chính Tự do gia nhập: là nguyên tắc “mở”. Bất kỳ người sản xuất nào nếu có chung “mục đích” như HTX và có cùng địa bàn hoạt động thì đều có thể trở thành xã viên HTX (sau khi được ban quản trị thông qua). Quản lý dân chủ: là nguyên tắc “một người bằng một phiếu bầu” tại đại hội xã viên, tất cả các xã viên HTX đều có quyền bỏ phiếu như nhau, không phụ thuộc vào số lượng vốn do họ góp vào HTX và cũng không phụ thuộc vào tỉ lệ tham gia các giao dịch kinh tế mà họ thực hiện với HTX. Tuy nhiên, quy định này cũng có một số ngoại lệ: có một vài phiếu bầu có giá trị cao hơn phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của các sự tham gia của họ đối với hoạt động của HTX. Giá trị này không chỉ đơn thuần dựa trên các tính 9 chất tài chính và không làm tăng mức vốn góp. Thêm vào đó, giá trị này không thể vượt quá một mức độ nhất định: không ai nắm giữ được hơn 20% tổng số phiếu trong đại hội xã viên. “Acapitalim”: có nghĩa là HTX không chia lãi cổ phần mà đây là quỹ không chia của HTX. HTX là tổ chức đối nhân không phải tổ chức đối vốn - nơi mà các cổ đông có thể bán cổ phần của mình bất cứ lúc nào. + Quy tắc chính và các giá trị Minh bạch: tất cả các xã viên HTX đều phải tôn trọng các quy tắc hoạt động của HTX và ngược lại, các HTX cũng phải đào tạo và thông tin cho các thành viên. Tuy nhiên, những nông dân riêng lẻ cũng có thể phải thực hiện các dịch vụ mà họ được hưởng lợi từ HTX và phải được thông báo về chính sách, đặc biệt về giá của mỗi sản phẩm. Công bằng: tất cả các xã viên đều phải trả cùng một giá cho những sản phẩm giống nhau (về số lượng và chất lượng). Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có khả năng khác xảy ra tùy thuộc vào mức độ giá trị đóng góp của mỗi nông dân (ví dụ: rau quả sớm vụ). Việc đối xử này dựa trên mục tiêu kinh tế và được công khai. Đoàn kết: là nguyên tắc được ưu tiên trong HTX. Đó không phải là những hỗ trợ lâu dài mà chỉ là hỗ trợ cho những khó khăn hiện tại của nông dân hoặc cho những bước khởi đầu của nông dân trẻ. Trách nhiệm: một trong những mục tiêu của HTX nông nghiệp là giúp đỡ nông dân đạt được những mục đích của họ. HTX không những là cách thức giúp nông dân có được sự trả công xứng đáng đối với sản phẩm họ làm ra, mà còn cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để hiểu và thích ứng được với những thay đổi của nó. HTX do đó phải cung cấp cho xã viên những thông tin về thị trường và chính sách nông nghiệp để họ có thể điều hành nông trang của mình một cách có hiệu quả nhất. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan