Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo tin lành ở việt nam...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo tin lành ở việt nam

.PDF
214
484
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THẾ DUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 10/2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THẾ DUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Văn Chức 2. PGS.TS. Hoàng Minh Đô HÀ NỘI, 10/2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các thông tin, số liệu được trình bày trong luận án trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố khi đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 TÁC GIẢ Vũ Thế Duy i LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu về các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành là một chủ đề khó, nhưng thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà khoa học vàcác nhà quản lý ở nước ta trong những năm gần đây. Để hoàn thành nhiệm vụ đề tài luận án “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ của các nhà khoa học, Thầy, Cô giáo, nhà quản lý và nhiều tổ chức, cá nhân. Với tình cảm trân thành, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quí Thầy, Cô là giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Quản lý Nhà nước về Xã hội và đặc biệt là PGS.TS. Hoàng Văn Chức và PGS.TS. Hoàng Minh Đô, những người Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Lãnh đạo Khoa Sau Đại học, Khoa QLNN về Xã hội đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận án. Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện nghiên cứu Tôn giáo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; sự giúp đỡ của Ban Tôn giáo, Phòng Tôn giáo các địa phương cùng các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý kiến qua phiếu điều tra, qua trao đổi trực tiếp những nội dung mà đề tài nghiên cứu. Mặc dù luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc và khoa học, bản thân tác giả đã có nhiều nỗ lực và cố gắng, song sẽ không thể tránh được những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của Quí Thầy, Cô và bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện luận án. Tác giả chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2018 TÁC GIẢ Vũ Thế Duy ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTGCP Ban Tôn giáo Chính phủ CBCC Cán bộ, công chức CBQLTG Cán bộ quản lý tôn giáo CBMT, ĐT Cán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể CMA Tổ chức Liên hiệp Phúc âm (The Christian and Missionnary Alliance of American) CNXH Chủ nghĩa xã hội CPC Danh sách các nước cần có sự quan tâm đặc biệt về tôn giáo (The Countries of Particular Concern) DTTS Dân tộc thiểu số FEBC Đài phát thanh nguồn sống (Far East Broadcasting Company) HĐND Hội đồng nhân dân HTTL Hội Thánh Tin lành HTTLVN Hội Thánh Tin lành Việt Nam MB Miền Bắc MN Miền Nam QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân TBCN Tư bản chủ nghĩa TNTG Tín ngưỡng, tôn giáo VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của luận án ........................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 4 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 5 6. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................ 6 7. Kết cấu của luận án .................................................................................................. 7 Chương 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 8 1.1. Những công trình nghiên cứu chung về tôn giáo, về quan điểm, chính sách và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo .............................................. 8 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về tôn giáo, về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo...................................................................... 8 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ....................................................................................................................... 11 1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Tin lành ................................................ 13 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về lịch sử đạo Tin lành .................................. 13 1.2.2. Những công trình nghiên cứu cơ bản về đạo Tin lành .................................. 14 1.2.3. Những công trình nghiên cứu về hoạt động truyền giáo của đạo Tin lành .... 15 1.2.4. Những công trình nghiên cứu về các vấn đề xã hội, đạo đức của đạo Tin lành ....................................................................................................................... 16 1.2.5. Những công trình nghiên cứu về đặc điểm của đạo Tin lành ........................ 19 1.2.6. Những công trình nghiên cứu về đạo Tin lành trong vùng dân tộc thiểu số........................................................................................................................... 20 1.3. Những công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ............................................................................................................. 21 1.3.1. Những nghiên cứu cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành .......................................................................................................... 21 1.3.2. Những công trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở một số vùng miền, địa phương ....................................................... 22 1.4. Nhận xét về những công trình có liên quan đến đề tài luận án ....................... 24 iv 1.4.1. Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án......................................................................................................... 24 1.4.2. Một số nội dung về đạo Tin lành và quản lý nhà nước đối hoạt động của đạo Tin lành chưa nghiên cứu sâu ......................................................................... 27 1.4.3. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ thêm .............................. 28 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH................................................................................ 30 2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án ................................................ 30 2.1.1. Khái niệm tôn giáo ...................................................................................... 30 2.1.2. Hoạt động tôn giáo ...................................................................................... 32 2.1.3. Tổ chức tôn giáo .......................................................................................... 33 2.1.4. Tổ chức tôn giáo trực thuộc ......................................................................... 33 2.1.5. Tín đồ tôn giáo và tín đồ đạo Tin lành ......................................................... 34 2.2. Khái quát về đạo Tin lành trên thế giới ........................................................... 34 2.2.1. Hoàn cảnh và điều kiện ra đời đạo Tin lành ................................................ 34 2.2.2. Quá trình truyền bá đạo Tin lành ................................................................. 35 2.2.3. Giáo lý, luật lệ và lễ nghi của đạo Tin lành .................................................. 37 2.2.4. Chức sắc và tổ chức Giáo hội ...................................................................... 39 2.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành .................................. 41 2.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành ..... 41 2.3.2. Sự cần thiết quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành .............. 44 2.3.3. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành... 46 2.3.4. Nội dung và phương thức QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành .............. 48 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo của Trung Quốc, bài học đối với Việt Nam ............................................................................................................ 55 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo của Trung Quốc ........................ 55 2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ......................................................... 62 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM.................................................................... 66 3.1. Thực trạng hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam....................................... 66 3.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam ..................... 66 3.1.2. Tổ chức và hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam từ 2005 đến nay ............... 69 3.1.3. Đặc điểm của đạo Tin lành ở Việt Nam........................................................ 74 3.1.4. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam ....... 74 v 3.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam ......................................................................................... 81 3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ........................................................................................... 81 3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ........ 87 3.2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đạo Tin lành ..................... 96 3.2.4. Thực trạng thực hiện quản lý nhà nước về một số nội dung hoạt động hành chính đạo của các tổ chức, hệ phái Tin lành ............................................... 101 3.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và hoạt động đấu tranh phòng, chống hành vi lợi dụng đạo Tin lành xâm hại đến an ninh, trật tự .................................. 106 3.3. Nhận xét về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong những năm qua ................................................................ 109 3.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 109 3.3.2. Một số hạn chế, bất cập ............................................................................. 113 3.3.3. Nguyên nhân của những kết quả trên ......................................................... 116 3.3.4. Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động của đạo Tin lành ........................................................................................................ 118 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM .. 124 4.1. Quan điểm và phương hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ........................................................................................................... 124 4.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo và đạo Tin lành ..................................................................................................................... 124 4.1.2. Dự báo xu thế phát triển của đạo Tin lành trong những năm tiếp theo ....... 127 4.1.3. Phương hướng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ....... 129 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................... 132 4.2.1. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc đạo Tin lành, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ................................................................ 132 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về tôn giáo và đạo Tin lành ..................................................................................................................... 137 4.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Tôn giáo ..................................................................................................................... 140 vi 4.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội vùng có đông người theo đạo Tin lành, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa ........................ 146 4.2.5. Tăng cường quản lý các hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành; đấu tranh, phòng chống lợi dụng đạo Tin lành xâm hại đến an ninh, trật tự ......................... 148 4.2.6. Gắn chính sách tôn giáo với chính sách dân tộc, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành...... 151 4.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành .......................................................... 154 4.3. Những khuyến nghị......................................................................................... 156 4.3.1. Đối với Chính phủ...................................................................................... 156 4.3.2. Đối với Ban Tôn giáo Chính phủ................................................................ 156 4.3.3. Đối với các Bộ, ngành liên quan ................................................................ 156 4.3.4. Chính quyền các địa phương...................................................................... 157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về sự ảnh hưởng của đạo Tin lành ................................... 75 đến các mặt của đời sống xã hội................................................................................. 75 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thực trạng thể chế pháp luật QLNN đối với hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành ở nước ta hiện nay ............................................................... 86 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về sự phù hợp của vị trí và tổ chức bộ máy hiện nay của quản lý ngành tôn giáo ........................................................................................ 96 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác và đạo đức lối sống của CBCC QLNN về tôn giáo ............................................... 99 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về tính hiệu quả của công tác vận động và thuyết phục tín đồ Tin lành. ........................................................................................................ 104 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát hiệu quả kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và đạo Tin lành .................... 107 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về tôn giáo và đạo Tin lành. ......................................... 132 Bảng 4.2: Khảo sát tính cần thiết của việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành. ....................................................................... 138 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho vùng có đông người dân theo đạo Tin lành ........................................................ 147 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng được.................................................... 86 Biểu đồ 4.1: Khảo sát về tính cần thiết phải tăng cường cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo các cấp ...................................................................................................................... 143 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Tôn giáo là một thiết chế văn hóa xã hội, được hình thành bởi các nguồn gốc khác nhau, trong đó có nguồn gốc kinh tế, nhận thức và tâm lý tình cảm của con người. Tôn giáo đã xuất hiện trên thế giới từ hàng nghìn năm, trong cộng đồng nhiều dân tộc khác nhau, việc sáng tạo ra tôn giáo là nhằm giải thích các hiện tượng siêu nhiên, những hiện tượng xã hội và nhằm thỏa mãn về như cầu tinh thần, nhu cầu tín ngưỡng của con người. Việt Nam là một quốc gia rất đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) có tôn giáo nội sinh, có tôn giáo du nhập từ nước ngoài, các tôn giáo ở Việt Nam trong những năm qua đã có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhận thức TNTG là một sản phẩm của tự nhiên xã hội, nhu cầu TNTG là nhu cầu tất yếu của đời sống nhân dân từ hàng nghìn năm, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn khẳng định: Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người, điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo. Đại hội Ban Chấp hành Trung ương Khóa X đã khẳng định chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta đối với TNTG ở Việt Nam là: “… Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật…”[6], đồng thời khẳng định chủ trương ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng TNTG làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân. Đạo Tin lành là một tôn giáo quốc tế, được truyền vào Việt Nam từ năm 1911, đến nay, đã dần trở thành một trong những tôn giáo lớn, tầm ảnh hưởng ngày càng sâu, rộng và có quy mô và số lượng tín đồ ngày càng đông đảo [132, tr.288-304]. Từ cuối những năm 1980 trở lại đây, ở khu vực miền núi phía Bắc và ở vùng Tây Nguyên, xuất hiện một số các hệ phái Tin lành với các tên gọi Tin lành “Vàng Trứ”, Tin lành “Thìn Hùng”, Tin lành “Đề ga” được đông đảo bà con dân tộc thiểu số (DTTS) đón nhận và tin theo. Sự tăng trưởng nhanh chóng của đạo Tin lành ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội ở vùng đồng bào DTTS, kể cả về an ninh, trật tự. Những năm gần đây, một số những phần tử có tư tưởng cực đoan đã lợi dụng đạo Tin lành để tụ tập, lôi kéo và kích động nhân dân, đồng bào DTTS chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm phạm đến an ninh, trật tự và kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng vấn đề TNTG, đạo Tin lành, nhân quyền để vu khống, bịa đặt để xuyên tạc chính sách, pháp luật của Nhà nước về TNTG và phá hoạt ta trên mặt trận ngoại giao. 1 Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của các cơ quan Nhà nước, tình hình hoạt động của đạo Tin lành đã có những chuyển biến tích cực; hoạt động của các tổ chức, hệ phái và tín đồ Tin lành dần đi vào ổn định, nền nếp, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Hệ thống pháp luật về tôn giáo và đạo Tin lành ngày càng được cùng cố, hoàn thiện góp phần đảm bảo quyền tự do TNTG cho nhân dân. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị 01/2005/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, các tổ chức hệ phái và tín hữu Tin lành thực sự phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách tự do TNTG của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định đang đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết như: Hệ thống chính sách, pháp luật về đạo Tin lành mặc dù có nhiều nhưng chưa đồng bộ và hoàn thiện; nhận thức về đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành còn có những hạn chế; đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) chuyên trách QLNN về tôn giáo còn mỏng và thiếu kinh nghiệm công tác, còn lúng túng trước những vấn đề phát sinh trong quản lý hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành. Ở một số địa phương có biểu hiện buông lỏng quản lý đạo Tin lành sau cấp giấy chứng nhận đăng ký điểm nhóm sinh hoạt đạo; chưa thực hiện tốt việc đăng ký sinh hoạt đạo theo điểm, nhóm cho các hệ phái Tin lành. Hiện tượng xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, việc biến nhà dân thành nhà nguyện, sự quá đông về số lượng tín đồ, việc đặt bảng hiệu, Thánh giá, hoạt động truyền giáo trái pháp luật, sự tranh giành tín đồ giữa các hệ phái Tin lành đã gây ra nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác QLNN về tôn giáo. Một bộ phận tín đồ Tin lành bị các thế lực thù địch lợi dụng, vận động, lôi kéo, kích động, với tư tưởng ly khai, tự trị dưới chiêu bài tôn giáo như Tin lành “Đề ga”, Tin lành “Thìn Hùng”, Tin lành “Vàng Trứ”, và cái gọi là “Nhà nước Đề ga” ở Tây Nguyên và “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc [128, tr.104-115; 56, tr.54-60]. Sự gia tăng số lượng tín đồ Tin lành người nước ngoài ở Việt Nam đã và đang đặt ra những áp lực đối với việc xây dựng, cấp phép các điểm sinh hoạt đạo; hoạt động của các chức sắc Tin lành người nước ngoài ở Việt Nam cũng đang đặt ra những vấn đề đáng quan tâm. Vấn đề sử dụng kinh sách bằng tiếng Mông quốc tế ở các tỉnh phía Bắc; thẩm quyền cấp, đăng ký điểm nhóm đối với các điểm nhóm số người tham dự ở phạm vi rộng, nhiều xã hoặc nhiều huyện của cơ quan, chính quyền địa phương; sự hình thành các hội đoàn tôn giáo ở các điểm nhóm, vai trò của những người đứng đầu điểm nhóm đang là những vấn đề thách thức đối với các cấp chính quyền. Đặc biệt, 2 gần đây những tổ chức phản động bên ngoài lợi dụng đạo Tin lành, sự kiện Mường Nhé để kêu gọi các tổ chức quốc tế xem xét đưa Việt Nam trở lại các nước cần có sự quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Xuất phát từ tình hình thực tiễn công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Quản lý công. Đề tài có ý nghĩa không những về lý luận mà còn có ý nghĩa rất to lớn về mặt thực tiễn trong QLNN về hoạt động tôn giáo ở nước ta nói chung và đạo Tin lành nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích nghiên cứu là xây dựng cơ sở lý luận và làm rõ thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu về đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành trong và ngoài nước. - Nghiên cứu và hệ thống hóa những cơ sở lý luận QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam. - Điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương của Đảng; định hướng và chính sách của của Nhà nước về tôn giáo và đạo Tin lành, qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Về không gian: luận án được triển khai nghiên cứu thực tiễn tại các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lào Cai, Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Nội, Quảng Nam và TP. Hồ Chí Minh. 3 - Về Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu từ năm 2005 đến nay (từ có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về Một số công tác đối với đạo Tin lành). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, công tác tôn giáo và đạo Tin lành trong thời kỳ đổi mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ luận án đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau để thực hiện luận án: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu những thông tin, dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án để từ đó có những số liệu tổng hợp, thống kê phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án. Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu là nhằm thu thập những thông tin về cơ sở lý luận có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án; thu thập những thông tin về những thành tựu lý thuyết; kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, các nhà khoa học đã công bố trên các ấn phẩm; những chủ trương, chính sách về tôn giáo và những số liệu thống kê có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp quan sát thực địa, tác giả sử dụng phương pháp này để tìm hiểu thực tiễn hoạt động sinh hoạt tôn giáo, hoạt động truyền đạo của các chức sắc, tín đồ đạo Tin lành; phương pháp này cũng được sự dụng để tìm hiểu về đối tượng, thành phần tín đồ của đạo Tin lành; tìm hiểu phong cách kiến trúc, cách thức bài trí các vật dụng tại các nhà thờ Tin lành; tổ chức sinh hoạt đạo Tin lành. - Phương pháp phỏng vấn, được sử dụng để tìm hiểu về tình hình hoạt động của đạo Tin lành ở các địa bàn điều tra, khảo sát. Tác giả cũng sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về thực trạng tổ chức bộ máy, thực trạng việc thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành; tìm hiểu về thực trạng chính sách, pháp luật của nhà nước đối với tôn giáo, đạo Tin lành. - Phương pháp chuyên gia, được sử dụng cho việc định hướng cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án; sử dụng cho việc xây dựng đề cương, tổng quan nghiên cứu của luận án; xây dựng bảng hỏi và chọn mẫu nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập những thông tin khoa học, sự kiện khoa học có liên quan đến luận án, thảo luận những nội dung của luận án; luận giải những vấn đề thực tiễn trong các nội dung nghiên cứu của luận án như: lý 4 giải, đánh giá về số liệu điều tra, giải thích những vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành và thống nhất những kết quả đánh giá bao gồm cả thành công, hạn chế, cũng như những nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành. Để thu thập thông tin tác giả đã tổ chức điều tra thực tiễn bao gồm phỏng vấn 21 đối tượng là cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo (Số lượng phiếu phỏng vấn 21 phiếu bao gồm: 07 phiếu cán bộ cấp tỉnh; 07 phiếu cấp huyện và 07 phiếu cấp xã), việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp phi xác suất, kết hợp với phương pháp chuyên gia. Tiến hành điều tra xã hội học với số lượng mẫu điều tra là 300 phiếu gồm 100 phiếu cán bộ mặt trận và các đoàn thể chính trị, đoàn thể chính trị xã hội; 200 phiếu điều tra dành cho cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo ở cấp tỉnh, huyện, xã. (07 phiếu CBQLTG cấp tỉnh, phụ trách QLNN về đạo Tin lành; 21 phiếu cán bộ QLNN về tôn giáo cấp huyện; 172 phiếu cán bộ QLNN về tôn giáo cấp xã). Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp chuyên gia kết hợp với phi xác suất, phân tầng. Địa bàn điều tra, khảo sát được tiếp cận theo vùng có đông đồng bào theo đạo Tin lành, kết hợp với phương pháp chuyên gia đã lựa chọn được các địa phương gồm 07 tỉnh, thành phố: Lào cai, Điện Biên, Hà Nội, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lăk và TP. Hồ Chí Minh. (Xem phụ lục) - Ngoài những phương pháp cụ thể trên, trong quá trình tổ chức thực hiện đề tài luận án, tác giả cũng sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử để có góc nhìn toàn diện đối với sự hình thành và phát triển của đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam; phương pháp tiếp cận hệ thống để tìm hiểu và phân tích về tổ chức, hệ thống bộ máy QLNN về tôn giáo các cấp ở nước ta; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp định tính và định lượng phương pháp thống kê, xác suất. Trong quá trình xử lý số liệu, thống kê tác giả có sử dụng phương pháp SPSS để xử lý những số liệu thu thập, sau điều tra. Sử dụng phương pháp mô hình hóa, bảng hóa và biểu đồ hóa. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” và nhu cầu TNTG của một bộ phận công dân có đạo hay chưa? - Có những yếu tố nào tác động và ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta hiện nay? 5 - Thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta được thực hiện như thế nào? Những kết quả đạt được những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế là gì? - Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay cần phải có những giải pháp nào? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Trong những năm qua, QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam ngoài những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế, nếu xây dựng được một hệ thống các giải pháp quản lý mới, đồng bộ, có tính thực tiễn và tính khả thi cao để tác động tới cơ chế, thể chế, chính sách; tổ chức bộ máy và đội ngũ CBCC QLNN về tôn giáo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành; đảm bảo quyền tự do TNTG của nhân dân và tạo động lực, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của đạo Tin lành, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới. Để xây dựng được hệ thống những giải pháp quản lý đó, yêu cầu cần thiết, cấp bách là phải nghiên cứu thực trạng và các yếu tố tác động đến QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam, từ đó, có những kiến nghị, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta được tốt hơn. 6. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận của khoa học về tôn giáo; khoa học quản lý, quản lý công và quản lý hành chính nhà nước; dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo vào công tác tôn giáo trong tình hình mới, luận án đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống những cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành, cụ thể: xây dựng được một hệ thống các khái niệm về QLNN đối với hoạt động tôn giáo; QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành; xây dựng được hệ thống những cơ sở lý luận QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành gồm: chủ thể, đối tượng, các nội dung và phương thức QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành. - Về mặt thực tiễn: triển khai nghiên cứu, điều tra thực tiễn trên địa bàn 7 tỉnh/ thành phố trên 4 vùng lãnh thổ Việt Nam cho thấy, mặc dù chúng ta đã đạt những kết quả tích cực trong QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức, hạn chế, tập trung vào những vấn đề: (1) hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện; (2) công tác vận động, thuyết phục tín đồ vẫn mang tính hình thức, 6 thiếu hiệu quả; (3) mô hình tổ chức bộ máy QLNN còn chưa phù hợp; (4) đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo còn mỏng, yếu và thiếu kinh nghiệm chuyên môn; (5) hoạt động của một số chức sắc, tín đồ Tin lành vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, có hiện tượng lôi kéo, kích động tín đồ với tư tưởng ly khai, tự trị; (6) hoạt động quản lý đăng ký điểm nhóm sinh hoạt ở phía Bắc; cơ sở vật chất, đất đai của các hệ phái Tin lành vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực; những quy định về hoạt động từ thiện nhân đạo còn chưa được tháo gỡ,.. đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có những biện pháp khắc phục trong giai đoạn kế tiếp. Nghiên cứu cho thấy để thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành trong giai đoạn tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục (1) hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo và đạo Tin lành; (2) đổi mới phương thức vận động và thuyết phục tín đồ; (3) tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp; (4) nâng cao trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức; (5) tăng cường các hoạt động giúp tín đồ Tin lành phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; (6) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức hệ phái Tin lành tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo; tháo gỡ những vấn đề về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự đối với đạo Tin lành và (7) làm tốt nhiệm vụ phòng, chống lợi dụng đạo Tin lành để xâm phạm đến an ninh, trật tự của đất nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 04 chương, cụ thể: - Chương 1. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - Chương 2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành - Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam - Chương 4. Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 7 Chương 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đạo Tin lành là một trong những tôn giáo quốc tế, có lịch sử hình thành, phát triển hơn năm thế kỷ và có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đạo Tin lành được truyền vào nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ thứ XX [132, tr.288-293; 124, tr.2123], vì sự khác biệt về văn hóa và nhiều nguyên nhân khác nên không được các tầng lớp nhân dân Việt Nam tiếp nhận và tin theo. Tuy nhiên, từ 1986 trở lại đây, đạo Tin lành lại phát triển mạnh mẽ, với số lượng hệ phái và quy mô tín đồ ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các địa bàn Tây Nguyên, Tây Bắc, trong cộng đồng một số đồng bảo DTTS. Sự gia tăng nhanh chóng của đạo Tin lành đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội ở Việt Nam, cá biệt có những hành vi lợi dụng đạo để xâm hại đến an ninh, trật tự của đất nước. Nghiên cứu về tôn giáo, đạo Tin lành; tìm hiểu về những quan điểm, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và QLNN đối với hoạt động tôn giáo, đạo Tin lành là những chủ đề không chỉ nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức nhà nước, mà còn là sự quan tâm của nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà thần học, chức sắc tôn giáo, những học giả trong và ngoài nước. Những công trình nghiên cứu đó thực sự là những nguồn tư liệu quý cho nhân loại và có thể khái quát như sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu chung về tôn giáo, về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về tôn giáo, về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo Tìm hiểu cơ bản và nghiên cứu về những chủ trương quan điểm của Đảng, chính sách nhà nước về tôn giáo là một chủ đề được khá nhiều các nhà khoa học, các nhà quản lý ở nước ta rất quan tâm, có thể kể đến một số công trình sau: - Sách chuyên khảo: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo”, của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ. Thông qua cuốn sách, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo; về mối quan hệ giữa tôn giáo với một số lĩnh vực của đời sống xã hội: mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc [85, tr.2426]; mối quan hệ giữa đạo với đời [85, tr.27-28]; về mối quan hệ giữa tôn giáo với văn hóa, đạo đức [85, tr.28-32]; về mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị [85, tr.32-48]. Những vấn đề lý luận và thực tiễn rút ra từ tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do 8 TNTG cho thấy: (1) quyền tự do TNTG có mối quan hệ hữu cơ với nền tự do độc lập của tổ quốc ta, giành được tự do độc lập cho đất nước chính là điều kiện để tôn giáo có độc lập, tự do; (2) quyền tự do TNTG chỉ được đảm bảo trong mối quan hệ với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và với khối đại đoàn kết toàn dân; (3) đảm bảo quyền tự do TNTG trước hết là trách nhiệm của hệ thống chính trị, trong đó Đảng và Nhà nước là nhân tố hàng đầu [85, tr.172-186]. - Sách chuyên khảo: “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Lữ. Nội dung cuốn sách là tập hợp các bài viết chuyên sâu về lý luận tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; về tình hình tôn giáo trên thế giới và đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Theo tác giả đã có nhiều thành công trong việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong những năm qua trong công tác tôn giáo, song bên bên cạnh đó cũng còn những hạn chế: (1) một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, chưa làm tốt công tác vận động và thuyết phục tín đồ; (2) quản lý hoạt động tôn giáo còn cứng nhắc, còn buông lỏng; chưa kiên quyết đấu tranh với những hành vi lệch lạc, sai trái của một bộ phận chức sắc, tín đồ; (3) hoạt động tôn giáo của một số chức sắc, tín đồ ở một số nơi chưa tuân thủ pháp luật, chính sách của nhà nước; (4) có nơi còn lợi dụng cơ sở thờ tự để hành nghề mê tín dị đoan [82, tr.314-315]. - Sách chuyên khảo: “Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác- Lênin đến thực tiễn Việt Nam” của tác giả Ngô Hữu Thảo. Nội dung tác phẩm tìm hiểu, phân tích về các quan điểm của các nhà kinh điểm Mác - Lênin về công tác tôn giáo như: (1) Quan điểm Mác với việc nhận thức về công tác tôn giáo của hệ thống chính trị; (2) quan điểm của Ph. Ăngghen về vấn đề tôn giáo qua một số tác phẩm kinh điển như tác phẩm Chống Đuyrinh; tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức; Ph.Ăngghen bàn về mối quan hệ giữa chính trị với tôn giáo; (3) quan điểm của V.I. Lênin về vấn đề kết nạp người có tôn giáo vào Đảng [108, tr.7-54]. Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo cho thấy Bác đã khẳng định:“Quyền tự do TNTG ở Việt Nam chỉ có thể được đảm bảo khi gắn liền, hữu cơ với nền độc lâp tự do dân tộc của tổ quốc; quyền tự do TNTG chỉ được đảm bảo trong mối quan hệ với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và với khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đảm bảo quyền TNTG trước hết là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng trong đó Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng hàng đầu” [108, tr.69-80]. - Nghiên cứu Nguyễn Hồng Dương trong cuốn sách: “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về TNTG; quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, công 9 tác tôn giáo và chính sách tôn giáo qua các cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng từ thời kỳ đổi mới đến nay [50, tr.19-69]. Theo tác giả, tình hình tôn giáo Việt Nam hiện nay mang 7 đặc điểm cơ bản: (1) bộ mặt tôn giáo có sự thay đổi; (2) sự trở lại của niềm tin tôn giáo; (3) các tôn giáo ngày càng được củng cố và phát triển; (4) kiện toàn hành chính đạo và bộ máy nhân sự; (5) gắn bó và đồng hành cùng dân tộc; (5) ẩn chứa nhiều yếu tố tiêu cực; hiện tượng tôn giáo mới luôn diễn biến phức tạp [50, tr.125138]. Tác giả cũng đã đã trình bầy kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam so sánh, đối chiếu với một số quốc gia trên thế giới như: kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Thái Lan [50, tr.190-250]. - Nghiên cứu của Phạm Hữu Xuyên về“Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo” cho thấy, với Hồ Chí Minh tự do tín ngưỡng thực sự chỉ có được khi đất nước được độc lập. Nói cách khác tự do tín ngưỡng phải gắn với lợi ích của cả dân tộc, tự do tín ngưỡng không phải để duy trì và biện hộ cho quan hệ thống trị giai cấp [135, tr.57] và quyền tự do tín ngưỡng là quyền dân chủ, được pháp luật thừa nhận, cũng như các quyền khác; quyền phải gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân [135, tr.59]. Tác giả cho rằng: “Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh sự tương đồng giữa tôn giáo với chủ nghĩa cộng sản và người ít đề cập đến sự khác biệt giữa hai hệ tư tưởng. Trong công tác TNTG, Hồ Chí Minh luôn có quan điểm đề cao sự tương đồng, tôn trọng sự khác biệt; ứng xử khoan dung với tôn giáo; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh tránh sự chia rẽ của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng”[135, tr.107-119]. - Bài viết của Lưu Ngọc Khải với chủ đề “Đảng và Nhà nước đổi mới chính sách tôn giáo - Phát huy truyền thống Đại đoàn kết các dân tộc” cho thấy những thay đổi trong nhận thức và quan điểm của Đảng; chính sách của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo được thể hiện qua những văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước như: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”;“Đảng và Nhà nước ta không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, giữa những người theo đạo hoặc không theo đạo”;“Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”;“Công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, do Đảng lãnh đạo” và “các tôn giáo và các tín đồ đều có quyền truyền đạo, hành đạo hợp pháp tại cơ sở thờ tự, tại tư gia” [77, tr.4-5]. Theo tác giả với những đổi mới về quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về TNTG đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tôn giáo và tín đồ theo đạo, để đồng bào, tín đồ, chức sắc tôn giáo không 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan