Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ n...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố đà nẵng

.PDF
128
189
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ ĐỨC HẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ ĐỨC HẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu về đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Đức Hảo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại Học viện Hành chính, tôi luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong Học viện Hành chính, các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện Hành chính, các thầy cô trong khoa Sau Đại học đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ học viên trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Học viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô và trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS.TS Vũ Trọng Hách đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn một số cơ quan, tổ chức, cán bộ quản lý và nhân viên làm công tác phi chính phủ nước ngoài, các đồng nghiệp, cùng bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Đức Hảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI ...... 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu .................. 10 1.1.1. Tổ chức phi chính phủ ...............................................................................10 1.1.2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài............................................................11 1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài .....................................................................................................................12 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ......................................................................... 13 1.2.1. Bảo đảm, tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tham gia hoạt động nhân đạo và phát triển .............................................. 13 1.2.2. Ngăn ngừa các tổ chức phi chính phủ nước ngoài lợi dụng hoạt động nhân đạo và phát triển để vi phạm phát luật ............................................. 16 1.3. Nội dung, chủ thể và những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài .......................... 18 1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ............................................................................... 18 1.3.1.2. Quản lý hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ........................................................................................................ 20 1.3.2. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ............................................................................... 25 1.3.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ...................................................... 29 1.3.3.1. Mức độ hoàn thiện của các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà về hoạt động tổ chức phi chính phủ nước ngoài .................... 29 1.3.3.2. Yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, sự phát triển tổ chức phi chính phủ nước ngoài ......................................................................... 31 1.3.3.3. Thu hút nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài .. 32 1.4. Kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở một số địa phương............................ 33 1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước ..........................................33 1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho thành phố Đà Nẵng ..............38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 40 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................. 41 2.1. Khái quát thực trạng QLNN đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................................... 41 2.1.1. Vị trí địa lý thành phố Đà Nẵng ................................................................41 2.1.2. Thực trạng hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..............................................................................................43 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng....................... 55 2.2.3. Quản lý cán bộ, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài .....................................................................................................................62 2.2.4. Quản lý việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ..........................................................................................64 2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố .....................................................................66 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố.....................................68 2.3.1. Thành tựu cơ bản và nguyên nhân ............................................................68 2.3.1.1. Thành tựu ................................................................................................68 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...........................................................................72 2.3.2.1. Hạn chế ...................................................................................................72 2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế...............................................73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 76 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......... 77 3.1. Định hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................................... 77 3.2. Giải pháp hoàn thiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .......... 85 3.2.1. Hoàn thiện thể chế hành chính quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..............................................................................................................85 3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.....................87 3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng........................90 3.2.4. Tăng cường thu hút sự viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng …………………………………………………………90 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..............................................................................................94 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 97 KẾT LUẬN ................................................................................................. 98 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 100 1. Đối với Nhà nước (Qua các Bộ, ngành có trong NĐ số 12/2012/NĐ-CP)100 2. Đối với thành phố Đà Nẵng .................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KTXH : Kinh tế xã hội NGO, TCPCPNN : Tổ chức phi chính phủ nước ngoài PCPNN : Phi chính phủ nước ngoài QLNN : Quản lý nhà nước TCPCP : Tổ chức phi chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 42 2.2. Tỷ lệ giải ngân dự án viện trợ PCPNN 6 tháng đầu năm 51 2016 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ biểu đồ Trang 2.1. Thống kê khu vực các tổ chức PCPNN tại thành phố Đà Nẵng năm 2016 44 2.2. Thống kê lĩnh vực hoạt động của các TCPCPNN tại thành phố Đà Nẵng 50 2.3. Xếp loại các dự án PCPNN được viện trợ trên địa bàn 51 thành phố Đà Nẵng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài luận văn) Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là khi phát triển nền kinh tế thị trường nói riêng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với những vấn đề xã hội nảy sinh như: vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng; vấn đề người khuyết tật; vấn đề người già cô đơn không có nguồn thu nhập; tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em; vấn đề sử dụng ma túy; vấn đề mại dâm; vấn đề nghiện rượu và các chất gây nghiện khác; vấn đề nghèo đói, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội; vấn đề thất nghiệp; vấn đề di dân tự do, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra thành thị; vấn đề nạo phá thai lứa tuổi vị thành hôn, vấn đề tảo hôn; vấn đề HIV/AIDs; vấn đề tại nạn thương tích; biến đổi khí hậu… Song song với quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải tìm các giải pháp đối phó với các vấn đề trên, chỉ có điều mức độ các vấn đề xã hội đó ở mỗi nước, mỗi giai đoạn có khác nhau mà thôi. Thông thường các nước phát triển sớm và nhanh, thường phải đối phó với các vấn đề xã hội đó trước so với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Điều này có lợi cho các nước đi sau, vì ít nhiều họ cũng học được kinh nghiệm của các nước đi trước. Do vậy việc tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội là một xu hướng tất yếu của các nước nghèo, nước đang phát triển hay nói một cách khác là các nước đi sau. Trong quá trình hợp tác quốc tế đó diễn ra theo ba mối quan hệ chính đó là hợp tác giữa Chính phủ với các tổ chức quốc tế như UNDP, UNICEF, WHO, … gọi chung là hợp tác đa phương; thứ hai là hợp tác giữa các chính phủ với các chính phủ đó là hợp tác song phương; và 1 ba là hợp tác giữa chính phủ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (viết tắt: TCPCPNN). Hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nghèo, nước đang phát triển như Việt Nam đều duy trì cả ba mối quan hệ hợp tác này. Mỗi loại hình tổ chức quốc tế đều có thế mạnh riêng về mặt định hướng phát triển chính sách, cơ chế hoặc tài chính hay kinh nghiệm can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội. Và kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường thì các TCPCPNN mới có cơ hội vào Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện công cuộc giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hướng vào nhóm trẻ em, nhóm nghèo nhất, nhóm yếu thế và vùng đồng bào dân tộc thiểu số vì thế mạnh của các TCPCPNN là hợp tác với các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong nước tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội đó là: kinh nghiệm thực hành can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp cơ sở; là việc thiết lập các mô hình can thiệp trợ giúp các đối tượng xã hội dựa vào cộng đồng; là sự huy động sự tham gia của cộng đồng và tăng cường tính tự chủ của cộng đồng trong việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của bản thân đối tượng; thử nghiệm cơ chế chính sách can thiệp trợ giúp các đối tượng xã hội…. Trong cuộc họp báo về các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống của Liên hiệp, tổ chức tại Hà Nội ngày 29/10/2015, ông Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã cho biết Việt Nam hiện có quan hệ với gần 1.000 TCPCPNN đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 15 năm qua, các TCPCPNN đã giải ngân trên 3 tỷ đô la Mỹ cho hàng chục nghìn chương trình, dự án tại Việt Nam. Đây là kết quả của một loạt các chính sách được Chính phủ kiện toàn và ban hành nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này. Nổi bật trong số những chính sách trên là Nghị định số 93/2009/NĐ-CP về quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ 2 nước ngoài, đặc biệt là Nghị định số 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định cũng quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Việc phê duyệt khoản viện trợ không phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn mà phụ thuộc vào nội dung khoản viện trợ. Thủ tướng cũng đã ký Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017. Đối với thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua, công tác quản lý các TCPCPNN luôn được quan tâm, chú trọng và tạo ra ảnh hưởng lan tỏa nhất định cũng như thu hút được một lượng lớn các TCPCPNN đến hoạt động trên địa bàn thành phố. Hầu hết các TCPCPNN hoạt động tại thành phố Đà Nẵng đang mang lại hiệu quả cao. Nhìn chung, các dự án đã và đang hoạt động trên địa bàn thành phố tập trung chủ yếu về nâng cao năng lực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức, phòng chống dịch bệnh, quyền bình đẳng giới, thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em… Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nghèo…Các dự án đã có một số kết quả, tác động nhất định, góp phần cải thiện điều kiện sống của một bộ phận dân cư của thành phố nhất là nâng cao năng lực cho người nghèo, bởi đối tượng hưởng ứng lợi thế của các chương trình, dự án phi chính phủ trong những năm qua phần lớn là người nghèo, nhóm nghèo và địa phương nghèo, trong đó phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và nông dân nghèo được quan tâm nhất. Thông qua các chương trình, dự án này đã góp phần làm thay đổi hoạt động sản xuất, giúp họ được tiếp cận với công nghệ thích hợp, cải thiện điều kiện làm việc, tạo thu nhập, giảm nợ nần. 3 Có thể thấy thành phố Đà Nẵng đã giải quyết được hầu hết vấn đề xã hội của địa phương. Các dự án hợp tác với các TCPCPNN đều quan tâm đến hiệu quả và tính bền vững của dự án, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thành công của dự án. Do đó các cơ quan chính phủ cũng như địa phương là đối tác thực hiện dự án cần chủ động nâng cao tinh thần làm chủ, tính hiệu quả, tính bền vững của các dự án. Từ thực tế này, tôi xin chọn đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" làm nội dung cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đã có một số công trình khoa học của một số tác giả nghiên cứu về Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức phí chính phủ nước ngoài, quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ, như: - "Giải pháp khai thác nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị" do tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết, học viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế nghiên cứu làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học năm 2014. - Đề tài khoa học cấp Bộ "Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: Vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu" do TS.Đinh Quý Độ, Trung tâm phân tích dự báo-Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài. - Bài viết nghiên cứu - lý luận về "Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam", nguồn Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử. - Luận văn tốt nghiệp cao học năm 2014 của tác giả Đặng Quang Toàn, Học viện Hành chính Quốc gia về "Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị". Luận văn làm rõ các nội dung quản lý cũng như thực trạng nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Quảng trị. 4 Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra những giải pháp để hoạt động QLNN đối với các tổ chức phi chính phủ tại Quảng Trị đạt hiệu lực, hiệu quả. - Công trình nghiên cứu "Hoàn thiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN tại Việt Nam", Luận văn thạc sỹ của Phan Thu Hằng (HVCTQG HCM), 2010. Trong nghiên cứu tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với các TCPCP, quan điểm của Đảng và Nhà nước cũng như các nguyên tắc, nội dung, phương thức QLNN đối với các TCPCP. Đánh giá thực trạng về nội dung phân công, phân cấp QLNN đối với các TCPCP tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay, từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và phân tích các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu lực QLNN đối với các TCPCP tại Việt Nam. - Công trình nghiên cứu "Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ", Luận văn của Th.S Nguyễn Song Nam, Học viện Hành chính Quốc gia, 2010 đã đề cập một cách hệ thống về cơ sở hình thành, quá trình hình thành, cơ cấu và nội dung hoạt động của các TCPCP, đã đề cập vai trò QLNN đối với các TCPCP ở Việt Nam trên các phương diện về thể chế, chính sách, phân công, phân cấp, quyền hạn và nghĩa vụ của từng cấp trong quá trình thực hiện QLNN đối với các TCPCP tại Việt Nam, đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả QLNN đối với các TCPCP tại Việt Nam. - Bài viết nghiên cứu "Đổi mới phương thức QLNN đối với các TCPCPNN tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" (Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 3, 2011) của tác giả Nguyễn Kim Ngọc đã phân tích những tác động của hội nhập quốc tế đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng về kinh tế - xã hội của các 5 TCPCPNN tại Việt Nam thời gian qua, những vấn đề khắc phục và cơ chế hành chính, giấy phép đăng ký, các thủ tục hành chính khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam vừa đảm bảo đúng thủ tục pháp lý quốc tế vừa đảm bảo được mục tiêu phát triển ổn định và bền vững của nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, năm 2015 của tác giả Cấn Việt Anh, Học viện Hành chính Quốc gia về "Hoàn thiện nội dung Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Hà Nội hiện nay". Tại chương I, tác giả đã chỉ ra cơ sở khoa học QLNN đối với các tổ chức PCPNN; Chương II, tác giả đã phân tích thực trạng QLNN đối với các tổ chức PCPNN tại Hà Nội; Chương III, tác giả đã nêu được các giải pháp hoàn thiện nội dung QLNN đối với các tổ chức PCPNN tại Hà Nội. Trong đó tác giả đã chỉ rõ những nội dung cụ thể: Quan điểm chỉ đạo về công tác PCPNN ; Phương hướng đối với quản lý hoạt động của tổ chức PCPNN ở Hà Nội; Giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với các tổ chức PCPNN ở Hà Nội. Các giải pháp tác giả nêu ra đều rất thiết thực và có khả năng ứng dụng cao như: + Nhận thức về công tác quản lý; + Hoàn thiện hệ thống pháp luật; + Tổ chức bộ máy quản lý; + Đội ngũ cán bộ quản lý; + Nghiên cứu và thống kê; + Quy chế phối hợp; + Kiểm tra giám sát. Những công trình khoa học trên đề cập đến nhiều khía cạnh từ lý luận đến hoạt động thực tiễn của tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi chính 6 phủ nước ngoài, quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ. Các kết quả trên được tác giả nghiên cứu kế thừa trong luận văn. Tuy nhiên, bàn về "Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động của các TCPCPNN. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động của TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với TCPCPNN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các TCPCPNN đang hoạt động/có dự án tại thành phố Đà Nẵng. 7 - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các TCPCPNN từ giai đoạn 2010 đến năm 2016 cập nhật năm 2017 và định hướng 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngoại giao, ngoại giao nhân dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập và phân tích thông tin, tài liệu; - Phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp; - Phương pháp thống kê và phương pháp quản trị học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước đối với các TCPCPNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của TCPCCPNN trên địa ban thành phố Đà Nẵng chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân. 6.2. Về mặt thực tiễn - Đề xuất được hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 8 - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên và là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý liên quan tới các TCPCPNN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục. Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan