Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh đăk lăk...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh đăk lăk

.PDF
119
460
96

Mô tả:

O V OT O N HỌ V ỆN H NH HÍNH QUỐ V A ------------------------------ PH M THỊ HỒN QUẢN LÝ NH NƢỚ MON Ố VỚ HO T TRÊN ỊA LUẬN VĂN TH N N TỈNH ẮK LẮK SĨ QUẢN LÝ CÔNG ẮK LẮK – 2017 O HÍ O V OT O N HỌ V ỆN H NH HÍNH QUỐ V A ----------------------- PH M THỊ HỒN QUẢN LÝ NH NƢỚ MON Ố VỚ HO T TRÊN ỊA LUẬN VĂN TH N BÁO CHÍ N TỈNH ẮK LẮK SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 N ƢỜ HƢỚN ẪN KHOA HỌ : P S.TS. HO N ẮK LẮK - 2017 VĂN HỨ LỜ AM OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận trong luận văn chưa sử dụng trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đắk Lắk , ngày 28 tháng 03 năm 2017 Tác giả Phạm Thị Hồng Mong i LỜ ẢM ƠN Trong quá trình học tập chương trình Thạc sỹ Quản lý Hành chính công tại Phân viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên và trong cả thời gian nghiên cứu để thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân và gia đình. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học viện Hành Chính Quốc gia, Phân Viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên; Lãnh đạo các Khoa, Phòng thuộc Học viện, Giáo viên chủ nhiệm lớp, cùng các Thầy, Cô giáo là những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hoàng Văn Chức là người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan: Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk, Đài Phát Thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Báo Đắk Lắk, Tạp chí Chư Yang Sin Đắk Lắk. Xin chân thành cảm ơn gia đình và tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả luận văn Phạm Thị Hồng Mong ii M L MỞ ẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 5 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................... 6 5.1. Phương pháp luận ............................................................................... 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................. 7 6.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 7 7. Kết cấu luận văn .................................................................................... 7 hƣơng 1: HO T Ơ SỞ KHOA HỌ N QUẢN LÝ NH NƢỚ Ố VỚ O HÍ ........................................................................ 9 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn ..................... 9 1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ................ 23 1.3. Nội dung, chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ...... 27 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí của một số địa phương ............................................................................................... 34 Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................. 43 hƣơng 2: THỰ HO T N TR N QUẢN LÝ NH O HÍ TRÊN ỊA iii N TỈNH NƢỚ Ố VỚ ẮK LẮK ........ 44 2.1. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ở Đắk Lắk .......................................................................................... 44 2.2. Thực trạng hoạt động báo chí được cấp phép trên địa bàn bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................... 47 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn Đắk Lắk ..................................................................................... 56 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 69 Tiểu kết hƣơng 2 ................................................................................. 78 hƣơng 3: PHƢƠN HO T ỊA N HƢỚN QUẢN LÝ NH V Ả NƢỚ N TỈNH ẮK LẮK TRON THỜ PH P NÂNG CAO Ố VỚ O HÍ TRÊN AN TỚ .................. 82 3.1. Phương hướng nâng cao hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí ở Đắk Lắk ......................................................................................... 82 3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí ở Đắk Lắk trong thời gian tới ..................................................................... 86 3.3. Khuyến nghị ..................................................................................... 96 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................ 100 KẾT LUẬN .......................................................................................... 103 T L ỆU THAM KHẢO .................................................................. 106 ANH M PH L ……………………………………………..109 iv DANH M C CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nội dung 1 UBND Ủy ban Nhân dân 2 KT-XH Kinh tế - xã hội 3 TTTT Thông tin truyền thông 4 PT-TH Phát thanh – truyền hình 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 CQTT Cơ quan thường trú 7 VPĐD Văn phòng đại diện 8 VHNT Văn học nghệ thuật 9 TTĐT Thông tin điện tử v MỞ ẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng trước đây và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt trong hơn 30 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện tốt chức năng tư tưởng, báo chí nước ta đã chủ động, tích cực và có nhiều sáng tạo, góp phần vào việc truyền bá, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Có thể khẳng định rằng, báo chí nước ta đã quan tâm, xử lý tốt mối quan hệ giữa tính định hướng chính trị, tư tưởng và việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng; phát huy được vai trò, vị thế trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu là dòng chủ đạo, báo chí nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Một số cơ quan báo chí chưa thực hiện tốt chức năng tư tưởng, văn hóa; nhiều sản phẩm báo chí tiếp tục chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng, nhất là trong các ấn phẩm phụ, số chuyên đề, báo điện tử. Thông tin thiếu chuẩn xác, thiếu nhạy cảm chính trị. Việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống báo chí vẫn còn những bất cập, dẫn đến trùng lắp về nội dung, phân tán, lãng phí về nhân lực, tài chính… Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên. Trong đó, đáng quan tâm là công tác chỉ đạo, quản lý, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí của cơ quan chỉ đạo, quản lý ở Trung ương và địa phương còn 1 nhiều hạn chế; cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu và bất cập; một số nội dung của Luật Báo chí không còn phù hợp với thực tiễn... Đắk Lắk là tỉnh ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh; diện tích tự nhiên là 13.125 km2, dân số trên 1,8 triệu người, gồm 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 33%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm hơn 22%. Toàn tỉnh có 184 xã, phường, thị trấn thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố; 2.470 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 608 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tín đồ các tôn giáo chiếm gần 25%. Hiện nay, các cơ quan báo chí của tỉnh được Bộ Thông tin – Truyền thông cấp giấy phép hoạt động, gồm: Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và Tạp chí Chư Yang Sin (Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh). Bên cạnh 01 Đài Phát thanh – Truyền hình cấp tỉnh còn có 15 Đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện, thị xã, thành phố và 184 Đài truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, còn có một số cơ quan báo chí Trung ương và báo ngành thường trú tại địa phương (11 cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện và 05 cơ quan báo chí có phóng viên thường trú). Hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương về các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; chú trọng tuyên truyền, biểu dương gương điển hình tiên tiến; phê phán những tiêu cực, thói hư, tật xấu trong đời sống xã hội; đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số biểu tình, gây rối, vượt biên trái phép…Các cơ quan báo chí của tỉnh ngày càng được đổi mới cả về hình thức và nội dung; cung cấp, truyền tải thông tin ngày 2 càng phong phú, nhanh chóng kịp thời, góp phần quan trọng vào sự phát triển trên mọi lĩnh vực của tỉnh; thực hiện nghiêm tôn chỉ, mục đích, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, hiệu quả, hoạt động báo chí của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định: Nội dung, hình thức báo chí chưa thật hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền chưa cao, chưa thật sự chi phối làm chủ thông tin và dư luận xã hội; tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước chưa thường xuyên, chưa sâu rộng; chưa có nhiều tác phẩm có giá trị, sức lan tỏa cao và đạt giải thưởng báo chí quốc gia. Đáng lo ngại nhất là một số cơ quan đại diện, phóng viên thường trú thông tin một số vụ việc trên báo chí chưa thật khách quan, trung thực, chuẩn xác, gây dư luận không tốt trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh, nhất là đối với một tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên có yếu tố an ninh, chính trị, quốc phòng nhạy cảm… Trước yêu cầu mới của cách mạng, tăng cường công tác quản lý, phát huy vai trò của báo chí là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để báo chí của tỉnh Đắk Lắk phát triển đúng định hướng, đúng quy định là đòi hỏi cấp thiết, nhất là hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Từ thực tiễn và yêu cầu cấp thiết cần phải có những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về báo chí hiện nay trên địa bàn tỉnh, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu, viết luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý công 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đây là hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, có vai trò vị trí rất quan trọng, vì vậy cần phải được quan tâm thường xuyên để có những giải pháp phù hợp kịp thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong thời gian qua 3 đã có rất nhiều bài viết, đề tài, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, v.v… liên quan đến vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, với những lý giải, kiến nghị sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao. Hiện nay các công trình, đề tài, tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến một số tài liệu sau: - PGS.TS. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS.TS. Lê Thanh Bình, ThS. Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn hóa Thông tin. - TS. Lê Minh Toàn (2009), Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, Nxb Chính trị quốc gia. - TS. Hoàng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính. - TS. Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia. -Ths. Phí Thị Thanh Tâm (2009) “Quản lý nhà nước về báo chí trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp - Một số bài viết trên các báo tạp chí như: - TS Hà Huy Phượng, (2017) Báo chí – Công cụ hoạt động hiệu quả trong công tác tư tưởng 2017; - Ths. Doãn Thị Thuận, (2016) Kinh nghiệm quản lý báo chí điện tử ở một số quốc gia trên thế giới; - Ths. Nguyễn Thị Mai Anh, ( 2016) Quản lý nhà nước về báo chí trong thời kì đổi mới. Tóm lại tất cả các công trình liên quan đến lĩnh vực Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí và truyền thông mà tác giả liệt kê ở trên là các công trình xây dựng và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí, vai trò và đóng góp của báo chí 4 trong đời sống xã hội. Phân tích những bất cập của pháp luật nước ta trong những quy định về quản lý hoạt động báo chí. Trình bày các ưu khuyết diểm trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí của Nhà nước ta và tìm ra các nguyên nhân. Từ cơ sở trên, hầu hết các tác giả đề ra những biện pháp mang tính khả thi cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí truyền thông và đưa ra những ý kiến mới cho việc xây dựng pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ hơn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý tích cực cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí. Về thực tiễn quản lý nhà nước đối với báo chí tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua chưa có một bài viết cũng như đề tài nghiên cứu nào. Qua các tài liệu trên thì đây là các công trình rất giá trị đối với những người nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học pháp lý, chuyên ngành Quản lý công và ở mức độ nhận xét chung về thực trạng hoạt động báo chí trong phạm vi toàn quốc. Trên thực tế, nguồn tài liệu tham khảo, các sách khảo cứu chuyên đề về quản lý báo chí khá nhiều, nhưng tài liệu mới còn quá ít, nhất là chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ở tỉnh Đắk Lắk, vì thế đã có khó khăn, trở ngại trong việc nghiên cứu của tác giả. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công của mình không trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu trước đây, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã giúp tác giả bổ sung thêm kiến thức về khung lý thuyết cũng như phương pháp ứng dụng các kiến thức cơ bản của khoa học báo chí, kế thừa một số nội dung về lý luận nhằm giải quyết những vấn đề đặt ta trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 5 Luận văn có mục đích hệ thống và phân tích cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí; vận dụng vào quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với báo chí, vận dụng trong quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động báo chí và quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua. - Phân tích phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quản lý nhà nước đối với hoạt động của báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo quy định của pháp luật. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2016 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 6 Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí cách mạng và quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu; - Phương pháp tổng hợp; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp phân tích; - Phương pháp so sánh; 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn tổng quan góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí; được vận dụng trong quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích làm rõ thực trạng hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập và cho các nhà quản lý liên quan đến báo chí. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương: 7 Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 8 hƣơng 1 Ơ SỞ KHOA HỌ QUẢN LÝ NH NƢỚ HO T N Ố VỚ BÁO CHÍ 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Thông tin và truyền thông - Thông tin: Chúng ta đang sống trong thời đại mà ngôn ngữ thông tin được đề cập mọi lúc, mọi nơi, chẳng hạn như, một nền công nghiệp thông tin, một xã hội thông tin, thông tin là nguồn lực của sự phát triển, thông tin là lợi nhuận…Có thể nói, khái niệm thông tin là khái niệm cơ bản của khoa học, cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong kỷ nguyên số. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về những điều đã diễn ra, về những cái người ta đã biết, đã nói và đã làm. Và điều đó luôn xác định bản chất và chất lượng của những mối quan hệ của con người Thông tin được hiểu là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp, một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh. Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người, khi khoa học công nghệ phát triển đến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, thuật ngữ thông tin cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến nó. Trong lĩnh vực viễn thông, thông tin là toàn bộ hoạt động nhằm mục đích vận chuyển, đảm bảo tính chính xác của các thông điệp. 9 Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, thông tin hoạt động chủ yếu dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng. Trong lĩnh vực báo chí, thông tin được dùng để nói đến chất liệu ngôn ngữ sống, sự miêu tả câu chuyện, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của thực tại. Những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng như: phóng viên, biên tập viên, nhà báo…là những người được đào tạo chủ yếu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, những vấn đề liên quan đến con người luôn là nguồn cảm hứng chính trong các hoạt động thông tin của họ. Với họ, thông tin là mục tiêu để họ sáng tạo không ngừng. Như vậy, cùng sử dụng thuật ngữ thông tin, nhưng khái niệm thông tin mà các nhà báo sử dụng hoàn toàn khác với những khái niệm thông tin mà các nhà kỹ thuật viễn thông xử lý hoặc thông tin mà các nhà tin học chế tạo. Để có cái nhìn phù hợp với định hướng, trong nghiên cứu này, chúng ta đi sâu vào phân tích thuật ngữ thông tin trong báo chí. - Thông tin trong báo chí: Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng. Nó là dụng cụ làm việc của nhà báo, với sự giúp đỡ của dụng cụ đó, những công việc đa dạng và quan trọng được thực hiện. Trong thực tiễn báo chí hiện nay, khi đề cập tới thuật ngữ thông tin, các nhà báo cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau. Có trường hợp, các nhà báo sử dụng nó để biểu thị tính chung nhất của các thông báo ngắn, không kèm theo lời phân tích, bình luận về một sự kiện mới (như tin vắn, tin ngắn). Trong trường hợp khác, nó được dùng để chỉ tất cả các thể loại được dùng để ghi chép những sự kiện, hiện tượng mới như: tin tức, tường thuật, phỏng vấn… Thông tin hiện thực là những thông tin được nhà báo sáng tạo và được công chúng tiếp nhận qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thể họ là người nhận thứ hai (nghe người đã từng đọc, từng xem qua kể lại). Việc 10 đảm bảo sự ổn định trong mối quan hệ lẫn nhau giữa nhà báo và công chúng được thể hiện qua các tác phẩm và chương trình là cần thiết, đảm bảo cho thông tin tiềm năng trở thành thông tin hiện thực. - Truyền thông: Truyền thông (communication) là quá trình truyền đạt, chia sẻ thông tin, là một kiểu tương tác xã hội với sự tham gia của ít nhất 02 tác nhân. Lịch sử loài người cho thấy, con người có thể sống được với nhau, giao tiếp và tương tác lẫn nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ, hành vi…để chuyển tải những thông điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc). Qua quá trình truyền thông liên tục, con người sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Chính vì vậy, truyền thông được xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, là nền tảng hình thành nên cộng đồng, xã hội. Nói cách khác, truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức xã hội nào. Thông thường người ta thường chia truyền thông thành 3 loại đó làTruyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác);Truyền thông tập thể (truyền thông trong nội bộ một tổ chức);Truyền thông đại chúng. - Báo chí: là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng; và ngược lại, nói đến truyền thông đại chúng - trước hết phải nói đến báo chí. Báo chí trong trường hợp này đươc dùng, đươc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử (phát hành trên mạng internet) và hãng thông tấn. Báo chí theo 11 nghĩa hẹp, là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự. Bản chất của báo chí truyền thông có tính chất sau: Thứ nhất, là họat động thông tin – giao tiếp xã hội; Thứ hai, là họat động liên kết (kết nối) xã hội; Thứ ba, là họat động can thiệp xã hội. Thứ tư, là họat động chính trị - xã hội. Thứ năm là hoạt động kinh tế - dịch vụ xã hội - Bảo đảm quyền được thông tin: Được thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, được pháp luật bảo vệ. Truyền thông đại chúng (còn gọi là báo chí) có vai trò quan trọng và không thể thay thế trong việc đáp ứng quyền cơ bản đó và thông tin cũng được xem là chức năng cơ bản của báo chí. Truyền thông đại chúng ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của công chúng và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng dựa trên nền tảng là sự gia tăng nhu cầu thông tin trong xã hội. Nhiều cuộc điều tra xã hội đã cho thấy, phần lớn người dân thường trả lời là mình biết tin tức và tất cả những thông tin diễn ra xung quanh nhờ theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng. Nói cách khác báo chí, truyền thông chính là phương tiện hữu hiệu trong việc cung cấp, trang bị thông tin, kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức cho công chúng. Đây cũng là lý do tạo nên sự tin tưởng của công chúng đối với chất lượng và nội dung thông tin được báo chí đưa ra. Chính từ sự tin tưởng đó, công chúng mới đi theo định hướng của báo chí, có phản hồi và tích cực hợp tác, thậm chí trở thành nguồn tin của báo chí. 1.1.2. Báo chí Báo chí là phương tiện thông tin, tuyên truyền. Trong xã hội có giai cấp, báo chí là công cụ đấu tranh giai cấp. Theo các nhà nghiên cứu, báo chí 12 là một mặt của đời sống xã hội, từ khi ra đời đến nay đã tồn tại song hành cùng quá trình phát triển của loài người. Trong quá trình đó, báo chí có những tác động to lớn đối với xã hội loài người được thể hiện trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống… Việc nhận thức đúng vai trò của báo chí có ý nghĩa rất lớn góp phần vào việc điều hòa các mối quan hệ xã hội theo định hướng chung của nhà nước, tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội. Vì thế, trong quá khứ cũng như hiện tại có nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra những khái niệm khác nhau về báo chí dưới những góc độ khác nhau. Theo triết học cổ Hy Lạp: “Chữ báo chí xuất phát từ chữ “information” có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo- tác phẩmcông chúng” [47, tr.6]. Một số quan điểm khác thì không định nghĩa báo chí riêng biệt mà gắn liền báo chí với truyền thông. Ở cách hiểu này, trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa báo chí truyền thông hiểu theo nghĩa chung nhất và trừu tượng nhất là “quá trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng” [37, tr.1053]. Tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn Xã hội học truyền thông đại chúng thì khẳng định: áo chí truyền thông là một quá tr nh truyền đạt tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người”. Theo đó, tác giả định nghĩa: Truyền thông đại chúng là quá tr nh truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh truyền h nh” [38, tr.3]. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan