Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường trung học phổ thông huyện...

Tài liệu Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường trung học phổ thông huyện si ma cai, tỉnh lào cai

.PDF
119
173
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÙNG THỊ HẰNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nhận và triển khai nghiên cứu đề tài, hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Thị Hằng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình công tác. Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở GD & ĐT Lào Cai, Ban Giám hiệu các trường THPT trên địa bàn huyện Si Ma Cai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được những thông tin bổ ích phục vụ quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu xong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Tình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ......................................................................... v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................... 6 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................... 6 1.1.1. Trên thế giới..................................................................................................... 6 1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 11 1.2.1. Quản lý........................................................................................................... 11 1.2.2. Tư vấn tâm lý học đường, hoạt động tư vấn tâm lý học đường .................... 12 1.2.3. Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ................................................. 15 1.3. Hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT .................................... 16 1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THPT ................................................. 16 1.3.2. Tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT .... 19 1.3.3. Mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT .......................................................... 20 1.4. Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT ....................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT........ 26 1.4.2. Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT ....... 27 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT........ 28 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT ...... 30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT .................................................................................................. 31 1.5.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................... 31 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 32 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI ...................................................... 35 2.1. Khái quát về thực trạng các trường khảo sát ................................................. 35 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Si Ma Cai ......... 35 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục trung học phổ thông ở huyện Si Ma Cai .... 35 2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng ............................. 38 2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 38 2.2.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 38 2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu ..................................... 38 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ........................................................................... 39 2.3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại các trường THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ....................................................................... 39 2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ............................................................ 53 2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTL học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ............................ 62 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác tư vấn tâm lý học đường và quản lý hoạt động tư vấn học đường tại các trường THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ............................................................................................. 64 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI ...................................................... 69 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................................... 69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................ 69 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................................. 69 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................................. 70 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................... 70 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ........................................................... 71 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường và quản lý hoạt động này ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ............................... 71 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng dựa trên năng lực về tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ CBQL, giáo viên tham gia hoạt động TVTL học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai .................... 75 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ................ 78 3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai................. 81 3.2.5. Quản lý hiệu quả và lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào cai ..................... 83 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................... 86 3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất .............................................................. 87 3.4.1. Mục đích ........................................................................................................ 87 3.4.2. Nội dung và cách tiến hành ........................................................................... 87 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ..................................................................................... 88 3.4.4. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ....................... 90 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 93 1. Kết luận ................................................................................................................... 93 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BDGV : Bồi dưỡng giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất ĐBKK : Đặc biệt khó khăn GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh PHHS : Phụ huynh học sinh THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TVHĐ : Tư vấn học đường TVTLHĐ : Tư vấn tâm lý học đường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 2.1. Mạng lưới trường lớp HS, GV THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai năm học 2018 - 2019 ...........................................................................................36 Bảng 2.2. Xếp loại học lực của HS THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai năm học 2018-2019 ......................................................................................................37 Bảng 2.3. Xếp loại hạnh kiểm của HS THPT huyện Si Ma Cai năm học 2018-2019 .......37 Bảng 2.4. Nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai...........................................................................................................40 Bảng 2.5. Đánh giá của các khách thể điều tra về mục đích tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai .........................42 Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai .........................44 Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ..................................................................................................47 Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể khảo sát về phương pháp tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai .................49 Bảng 2.9. Nhu cầu của học sinh về chủ thể thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai .................51 Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung kế hoạch quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ...................................................................................................................53 Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ....56 Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động TVTL học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai...........................................................................................................58 Bảng 2.13. Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động TVTL học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.14. Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTL học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai .............................................................................................. 62 Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ...................................................................................................................88 Bảng 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ......... 90 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ...........89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế, hiện nay cả nước đang tích cực thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông nói chung và cấp THPT nói riêng, với mục tiêu hình thành những năng lực cần thiết cho học sinh. Các cấp quản lí giáo dục đã có những giải pháp đồng bộ để thực hiện được mục tiêu đó. Để góp phần thực hiện nghị quyết trên, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Với mục tiêu nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam đã có bước đột phá lớn. GDP hàng năm liên tục tăng nhanh tạo ra sự chuyến biến nhanh chóng về tất cả mọi mặt trong đời sống của con người Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế mới đem lại thì chúng ta cũng phải nhìn nhận thêm một số mặt hạn chế còn tồn tại và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đó là sự tác động của kinh tế đến đời sống tình cảm, tâm lý của con người đặc biệt là giới trẻ mà trong đó điển hình là trẻ thanh niên - học sinh trung học phổ thông Hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường. Mục đích của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông là nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. Học sinh THPT là lứa tuổi chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập, ở tuổi này, các em có những biến đổi mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm hồn. Nhân cách của các em đã được định hình về cơ bản, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các em còn bộc lộ rõ sự bồng bột và xốc nổi. Trong cuộc sống, từ sinh hoạt gia đình đến việc học tập ở trường và tham gia các hoạt động xã hội, các em luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khúc mắc, tình huống bất ngờ như: áp lực học tập, sự lựa chọn nghề, tình yêu tuổi học trò... Những băn khoăn, vướng mắc của HS nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường, thậm chí tự tử, gây án mạng… Nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc giáo dục con cái ở độ tuổi này… Thực trạng này cho thấy, các em thật sự cần người đáng tin cậy và có chuyên môn để chia sẻ tâm sự hoặc trợ giúp các em tìm cách thức giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Để đạt được mục tiêu giáo dục là đạo tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc nghiên cứu và nhận diện về hành vi của HS nói chung và HS cấp THPT nói riêng là cần thiết, bởi có như vậy mới xác định được những yếu tố ảnh hưởng đưa đến những hành vi sai lệch, gây bất lợi cho sự phát triển của của các em. Do vậy, việc xây dựng một mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh với sự lồng ghép những kiến thức về tâm lý, giáo dục sẽ giúp cho việc phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của các em, giúp các em phòng ngừa và điều chỉnh những hành vi sai lệch của mình, có đủ sức khỏe và trí tuệ để tiếp thu, lĩnh hội tri thức ở nhà trường, tạo điều kiện cho việc phát triển nhân cách một cách hài hòa, toàn diện. Điều này cho thấy, tổ chức tốt hoạt động tư vấn tâm lý học đường với mục đích giúp học sinh nhận diện khó khăn tâm lý của bản thân, từ đó chủ động lựa chọn biện pháp khắc phục khó khăn một cách hiệu quả là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà trường nói chung và bậc THPT nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Ở các trường THPT, hầu hết học sinh ở đây đều là người dân tộc thiểu số, các em gặp nhiều khó khăn tâm lý trong học tập và giao tiếp, do đó công tác tư vấn tâm lý học đường có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành mô hình tư vấn tâm lý học đường, mô hình này mới được áp dụng ở một số trường học với thời gian hoạt động ngắn và bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, đối với nhiều trường THPT, hoạt động này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Xuất phát từ những điều nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường Trung học phổ thông huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tư vấn tâm lý học đường, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn tâm lý học đường trên địa bàn tỉnh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai còn có những hạn chế nhất định như: hình thức tư vấn chưa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của học sinh; kỹ năng tư vấn của giáo viên còn hạn chế… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý, do đó, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường trung học phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài * Giới hạn về khách thể điều tra và địa bàn khảo sát - Về khách thể điều tra: Tiến hành khảo sát 270 khách thể, trong đó có 30 cán bộ quản lý; 40 giáo viên tham gia hoạt động tư vấn tâm lý học đường; 200 học sinh thuộc các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. - Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 03 trường THPT thuộc địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai: Trường THPT số 1 huyện Si Ma Cai; trường THPT số 2 huyện Si Ma Cai; trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Si Ma Cai thuộc tỉnh Lào Cai. 7. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận, các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến GD&ĐT, quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2 1. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài với mục đích quan sát cách thức quản lý, cách thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại các trường THPT nhằm thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại Trao đổi, phỏng vấn một số cán bộ quản lý, tư vấn viên, giáo viên tham gia vào hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, đồng thời làm sáng tỏ những thông tin thu nhận được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát nhu cầu, nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thức, sự đánh giá của các khách thể điều tra về các hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai. 7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp này được sử dụng với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường các trường THPT, đồng thời kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp này được sử dụng với mục đích đánh giá, tổng kết công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai để thu thập thêm thông tin thực tiễn cho đề tài. 7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán thống kê như tính trung bình cộng, tính phần trăm… để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường trung học phổ thông. - Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường trung học phổ thông huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. - Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Tư vấn tâm lý học đường hay còn gọi là tư vấn học đường là một nhánh của ngành tư vấn tâm lý được xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ. Từ đó cho đến nay, có khá nhiều cách tiếp cận về lĩnh vực này, tuy nhiên, có thể khái quát một số xu hướng nghiên cứu chính như sau: * Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhu cầu tư vấn tâm lý học đường của học sinh, sinh viên Đây là xu hướng nghiên cứu khá phổ biến trên thế giới. Các nội dung nghiên cứu thường tập trung làm rõ nhu cầu tư vấn từ các trung tâm tư vấn, các vấn đề cần tư vấn, tần suất đến phòng tâm lý học đường, nguyên nhân cản trở đến các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, mối quan hệ giữa stress và nhu cầu tư vấn… Các nghiên cứu theo khuynh hướng này cho thấy những vấn đề mà học sinh, sinh viên cần hỗ trợ tâm lý thường là các mối quan hệ xã hội, sự phát triển nghề nghiệp, giá trị sống, kĩ năng học tập, việc rèn luyện và phát triển bản thân (Egbochuku, 2008; Nyutu & Gysbers, 2007; Morgan, Stiffan, Shaw & Wilson, 2007). Các kết quả nghiên cứu khẳng định rằng, tần suất đến phòng tâm lý học đường của học sinh, sinh viên là khá hạn chế vì họ bị cản trở bởi nhiều nguyên nhân, như: lo ngại về tính bảo mật của thông tin cá nhân; sự phức tạp của một số quy trình tư vấn, tư vấn tâm lý; không tự tin vào bản thân và không tin tưởng vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của của đội ngũ hỗ trợ tâm lý học đường (Morgan, Stiffan, Shaw Wilson, 2007). Kết quả của các nghiên cứu đồng thời cho thấy học sinh, sinh viên với nhu cầu khác nhau sử dụng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tâm lý khác nhau. Có thể nói, xu hướng khảo sát thực trạng tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường cũng là một xu hướng nổi bật ở các nước Châu Á hiện nay, nơi mà tư vấn tâm lý học đường vẫn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Vì thế, những nghiên cứu về thực trạng tư vấn tâm lý học đường nói chung và hoạt động tư vấn tâm lý học đường của nhà quản lý nói riêng ở các trường là hết sức cần thiết nhằm phát triển thế hệ trẻ một cách toàn diện theo xu thế chung của thời đại. Đối với các nước Âu Mỹ, xu hướng khảo sát thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường chỉ phát triển và được chú trọng vào những năm 80 và 90 của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thế kỷ XX. Hiện nay, việc điều tra về nhu cầu tư vấn tâm lý học đường ở học sinh, sinh viên nói chung là điều tất yếu mà các trung tâm tư vấn trong các trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học ở các nước Âu Mỹ phải chú trọng thực hiện hàng năm, hàng quý. Việc khảo sát này hầu hết được tiến hành và xử lý một cách chuyên nghiệp và khoa học qua các hệ thống trực tuyến trên các website (dẫn theo [2]). * Xu hướng thứ hai: Phát triển các thang đo về nhu cầu tư vấn, tư vấn tâm lý Theo Nyutu (2001), ban đầu, những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn, tư vấn tâm lý theo xu hướng điều tra (survey research) được thực hiện dựa trên một số công cụ và phương pháp đơn giản như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn trọng tâm (focus group) và bảng hỏi… hoặc chỉ sử dụng các công cụ đánh giá về nhu cầu (Students Needs Assessment Survey) ở học sinh, sinh viên. Về sau, nhằm đánh giá chính xác, khách quan và khoa học về thực trạng nhu cầu tư vấn, tư vấn tâm lý ở học sinh, sinh viên nói trên, việc xây dựng và phát triển các thang đo về nhu cầu tư vấn, tư vấn tâm lý có đầy đủ tính hiệu lực và độ tin cậy được chú trọng. Ở Châu Phi, thang đo “The Students Counseling Needs Scale” (Thang đo nhu cầu tư vấn cho học sinh) của Nyutu (2007) được sử dụng khá phổ biến. Thang đo này cũng được chính Nyutu & Gysbers (2010) sử dụng trong một nghiên cứu gần đây “Nhu cầu tư vấn của học sinh trung học phổ thông Kenya”. Nghiên cứu được thực hiện trên học sinh THPT ở Kenya. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng công cụ đánh giá để xác định nhu cầu tư vấn tại Kenya thay cho các công cụ đánh giá nhu cầu chung ở học sinh, sinh viên. Xu hướng này vẫn đang rất được khuyến khích tại các nước Châu Á và Châu Phi. Riêng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ, các nghiên cứu về phát triển thang đo và công cụ đánh giá nhu cầu tư vấn, tư vấn tâm lý học đường đang dần được chú trọng. Các công cụ này hỗ trợ rất lớn cho các nhà tư vấn xây dựng mô hình tư vấn, đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh, sinh viên như McGannon, Carey & Dimmitt (2007) có nhận định: “Tư vấn học đường có tiềm lực to lớn trong việc giúp học sinh, sinh viên đạt các tiêu chuẩn cao hơn trong các lĩnh vực học đường và cuộc sống; điều này phần lớn phụ thuộc vào các công cụ đo lường nhu cầu tư vấn, hỗ trợ tâm lý và các phương pháp cải thiện hành vi của học sinh, sinh viên” (Corey Gerald (1991), Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy, Brooks/Cole Publishing Company) (dẫn theo [2]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn * Xu hướng thứ ba: Nghiên cứu xây dựng các mô hình tư vấn tâm lý học đường thay đổi nội dung, chương trình hoạt động tư vấn học đường. Đây là một xu hướng nghiên cứu mang tính thực tiễn và có ý nghĩa xã hội rất lớn. Nhiều mô hình hỗ trợ tâm lý đã và đang được phát triển, mang lại hiệu quả cao tại một số trường đại học và các trường phổ thông. Ở Hoa Kỳ có mô hình tư vấn học sinh dựa trên kinh nghiệm; mô hình tư vấn của Trường Illinois (2007), mô hình tư vấn của Trường đại học tổng hợp Winsconsin (2008) và đặc biệt là mô hình tư vấn chuyển đổi của các tác giả Eschenauer và Chen - Hayes (2005) dành cho các trường học ở đô thị... Bên cạnh đó, còn có các mô hình tâm lý học đường như mô hình phân phối dịch vụ tâm lý học trường học 3 tầng (năm 2008), mô hình dịch vụ tư vấn học đường tích hợp và toàn diện (năm 2010). Ở Pháp đã hình thành một mạng lưới hỗ trợ đặc biệt (RASED). Đây là mô hình trợ giúp đặc biệt bao gồm những hoạt động cùng nhau phòng ngừa và khắc phục khi GV không có biện pháp thay thế nào. Mạng lưới RASED có hai nhiệm vụ chính là phòng ngừa và chỉnh trị, hỗ trợ. Ở Singapore có mô hình Dịch vụ chăm sóc học sinh (Student Care Service - SCS). Ở Trung Quốc có mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các nhà trường cho học sinh các cấp… Các nghiên cứu đã cho thấy được nội dung, đặc điểm, biểu hiện, mức độ của nhu cầu được tư vấn hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh khi học sinh có khó khăn tâm lý. Các nghiên cứu này nói chung đều có thể được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch chẩn đoán, phòng ngừa và can thiệp sớm trong học đường. Hiện nay, Hiệp hội các nhà Tâm lý học đường Hoa Kỳ được xem như nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tư vấn hỗ trợ tâm lý học đường của hầu hết các nước trên thế giới. ASCA hiện tại có hơn 23.000 hội viên trên toàn thế giới và là một phân hội của ACA với hơn 60.000 hội viên trên toàn thế giới. Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường đã trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong các trường học, các cơ sở đào tạo ở Anh, Pháp, Nga, Đức… và nhiều quốc gia khác trên thế giới (dẫn theo [20]). Như vậy, trên thế giới, cùng với bề dày phát triển của hoạt động tư vấn nói chung tư vấn tâm lý học đường nói riêng, các nghiên cứu theo ba khuynh hướng trên đã góp phần giúp các nhà quản lý ở các trường phổ thông, đại học có cơ sở để tìm các biện pháp tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên một cách bài bản, khoa học và hiệu quả nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Từ năm 2002 - 2006, tác giả Trần Thị Minh Đức đã công bố khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau có liên quan đến tư vấn, tham vấn tâm lý học đường. Đặc biệt, từ những công trình nghiên cứu của mình năm 2016 tác giả xuất bản cuốn: “Giáo trình tham vấn tâm lý”. Giáo trình bao gồm 8 chương được nghiên cứu khá công phu, tỉ mỉ về lịch sử hình thành và phát triển ngành tham vấn tâm lý, các lý thuyết tiếp cận cá nhân, các nguyên tắc, quy trình, kỹ năng tham vấn, tư vấn tâm lý học đường. Đặc biệt có hệ thống bài tập để luyện tập kỹ năng tham vấn, tư vấn tâm lý học đường. Đây là cuốn tài liệu tham khảo quý báu cho các giảng viên, giáo viên các cấp [4]. Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Oanh xuất bản cuốn sách “Tư vấn tâm lý học đường” được Nhà xuất bản Trẻ phát hành trên toàn quốc. Trong nội dung cuốn sách tác giả cũng chỉ rõ nguyên tắc tư vấn tâm lý học đường, quy trình và kỹ năng, kỹ thuật cần thiết để tiến hành công tác tư vấn tâm lý. Có thể nói cuốn sách này xuất bản cùng với chuyên mục tư vấn học đường do báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh (tác giả Nguyễn Thị Oanh phụ trách) đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của đông đảo học sinh, phụ huynh và các trường học [15]. Năm 2013, tác giả Nguyễn Công Khanh đã xuất bản cuốn sách “Tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên”. Nội dung cuốn sách đề cập tới những đặc trưng tâm lý cơ bản của trẻ tuổi vị thành niên; nghệ thuật giao tiếp ứng xử với bạn bè, cha mẹ; học cách phòng tránh những hiểm họa từ xa; trắc nghiệm tâm lý để tự biết mình... Có thể nói cuốn sách là những tư liệu tham khảo rất cần thiết cho các nhà giáo dục và học sinh ở tuổi vị thành niên [12]. Năm 2013, tác giả Trương Thị Hằng đã nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh THPT Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình, Hà Nội”. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại trong quản lý công tác tư vấn tâm lý học đường như: cán bộ quản lý, GV làm công tác tư vấn tâm lý học đường còn thiếu về kỹ năng tư vấn; việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo triển khai, kiểm tra đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường còn tồn tại nhiều hạn chế. Có 6 nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thực trạng trên. Đồng thời tác giả cũng đề xuất 4 biện pháp nhằm quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường đạt hiệu quả hơn [9]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Năm 2018, tác giả Đặng Thị Bích Nga nghiên cứu: “Thực trạng quản lí hoạt động tư vấn học đường ở các trường phổ thông quận 11, thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những nội dung quản lí đã thực hiện tốt, việc quản lí quản lý hoạt động tư vấn học đường (HĐTVHĐ) của hiệu trưởng các trường THPT quận 11, TP. Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại những hạn chế như: việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện HĐTVHĐ còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa chú trọng đến chuyên ngành của người được tuyển dụng làm công tác TVHĐ, chế độ chính sách cho tư vấn viên và những người làm công tác tư vấn chưa phù hợp, cơ sở vật chất của các phòng tư vấn vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa thường xuyên chủ động tìm hiểu vấn đề của HS khi xây dựng nội dung tham vấn... Những hạn chế trong công tác quản lí HĐTVHĐ chủ yếu là do nhận thức của CBQL các cấp, các ban ngành về HĐTVHĐ vẫn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất dẫn đến việc quản lí còn mang tính chủ quan, thụ động. Những hạn chế này là cơ sở để hiệu trưởng các trường này đề xuất những biện pháp quản lí hiệu quả [14]. Ngoài ra, thời gian gần đây có một số tác giả công bố các công trình nghiên cứu về vấn đề này cụ thể như: “Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý giáo dục (2018) của tác giả Ngô Xuân Chiến; “Tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên” luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý giáo dục (2018) của tác giả Nguyễn Thị Thắm,... Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động tư vấn tâm lý học đường như: nguyên tắc, nội dung, quy trình tư vấn tâm lý học đường; biện pháp quản lý hoạt động tâm lý học đường cho học sinh… Tuy nhiên, còn rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT cấp huyện. Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn sẽ nghiên cứu sâu hơn và bổ sung thêm những khía cạnh mới cho vấn đề “Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường Trung học phổ thông huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”, nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý mang lại hiệu quả cao trong hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường Trung học phổ thông nói chung, ở các trường Trung học phổ thông huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất