Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú...

Tài liệu Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh bắc kạn

.PDF
142
131
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRỌNG BIÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP HUYỆN TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - NĂM 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRỌNG BIÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP HUYỆN TỈNH BẮC KẠN Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ PHƯƠNG HOA THÁI NGUYÊN - NĂM 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Biên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Phương Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Biên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 8. Dự kiến cấu trúc luận văn ......................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP HUYỆN ..................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 6 1.1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm quản lý ............................................................................................. 11 1.2.3. Tư vấn tâm lý .................................................................................................... 12 1.2.4. Tư vấn tâm lý học đường .................................................................................. 13 1.2.5. Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ................................................... 13 1.3. Hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện .......................................................................................................... 14 1.3.1. Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện.................................................... 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.3.2. Mục tiêu hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện ................................................................................................... 15 1.3.3. Nội dung tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện .................................................................................................................... 16 1.3.4. Hình thức tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện ............................................................................................................... 19 1.3.5. Các phương pháp tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện ................................................................................................... 20 1.3.6. Các phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện .......................................... 21 1.3.7. Chủ thể tham gia hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện .................................................................................. 22 1.3.8. Kỹ năng tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện .................................................................................................................... 22 1.3.9. Nguyên tắc cơ bản trong tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện ............................................................................................ 24 1.4. Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện .................................................................................................. 26 1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện ............................................................................................ 26 1.4.2. Tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện ................................................................................................... 26 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện .................................................................................. 27 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện ............................................................... 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện ............................................................... 29 1.5.1. Năng lực, kinh nghiệm quản lý của cán bộ quản lý ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện .................................................................................. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.5.2. Năng lực và phẩm chất của đội ngũ tư vấn viên: ............................................. 29 1.5.3. Học sinh ............................................................................................................ 30 1.5.4. Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp quản lý, của giáo viên, Đội thiếu niên ........ 32 1.5.5. Sự phối hợp, cộng tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội .............................. 32 1.5.6. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh ....................................................................................................................... 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 34 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP HUYỆN TỈNH BẮC KẠN .............................................................................. 35 2.1. Khái quát về tình hình KT - XH, giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Kạn ............ 35 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn ..................................................... 35 2.1.2. Đặc điểm giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Kạn .............................................. 35 2.1.3. Vài nét về đặc điểm các trường trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn..................................................................................................... 37 2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng.................................... 39 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................. 39 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 39 2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu ........................................ 39 2.3. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 40 2.3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ...................................................................... 40 2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn............................................................ 61 2.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn ................................................... 68 2.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn....................................................................................................................... 70 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP HUYỆN TỈNH BẮC KẠN .............................................................................. 73 3.1. Các nguyên tắc của việc xây dựng các biện pháp ............................................... 73 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 73 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 73 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 74 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 74 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ...................................................................... 75 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường ................................................................................................................... 75 3.2.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường hiệu quả................................................................................................ 77 3.2.3. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên quản sinh và giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường ............................................................................................ 78 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động tư vấn tâm lý học đường ................................................................................................................ 80 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động tư vấn tâm lý học đường .......................................................................................................................... 82 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động tư vấn tâm lý học đường ................................................................... 84 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................. 86 3.4. Khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................................................................................ 87 3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm ..................................................................... 87 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất .................................................... 88 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 93 1. Kết luận chung ........................................................................................................ 93 1.1. Về lý luận ............................................................................................................. 93 1.2. Về thực trạng ....................................................................................................... 93 1.3. Đề xuất biện pháp quản lý ................................................................................... 94 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 94 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo .......................................................................... 94 2.3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường ...................................................................... 95 2.4. Đối với đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường ...................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ĐTB Điểm trung bình GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KT-XH Kính tế - Xã hội PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú SL Số lượng TĐ Tổng điểm THCS Trung học cơ sở TVTLHĐ Tư vấn tâm lý học đường HĐTVHĐ Hoạt động tư vấn học đường NTV Nhà tư vấn HSCTV Học sinh cần tư vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV ....................................................................... 37 Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh năm học 2018 - 2019 ........ 38 Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TVTLHĐ ............................. 43 Bảng 2.4. Trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ hoạt động TVTLHĐ ............................ 45 Bảng 2.5a. Nội dung TVTLHĐ tại các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ... 47 Bảng 2.5b. Nội dung TVTLHĐ cho GV .................................................................... 48 Bảng 2.5c: Nội dung tư vấn cho phụ huynh ............................................................... 48 Bảng 2.6: Chủ thể thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học đường ............................. 53 Bảng 2.7. Phương pháp TVTLHĐ .............................................................................. 55 Bảng 2.8. Nguyên tắc TVTLHĐ ................................................................................. 58 Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ............................................................ 61 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ................................................ 63 Bảng 2.11. Thực trạng quản lý chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ....................................... 65 Bảng 2.12. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ....................................... 67 Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn .......................................... 70 Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ...................... 88 Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ...................... 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1: Khó khăn tâm lý thường gặp của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn ................................................ 41 Biểu đồ 2.2. Nhận thức về mức độ cần thiết của tư vấn tâm lý học đường................ 42 Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của HS sau khi tư vấn ................................................. 51 Biểu đồ 2.4. Hình thức TVTLHĐ ............................................................................... 52 Biểu đồ 2.5. Kỹ năng tư vấn tâm lý ............................................................................ 56 Biểu đồ 2.6: Đánh giá hiệu quả công tác tư vấn học đường ....................................... 59 Biểu đồ 2.7. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện Tỉnh Bắc Kạn ........................................... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phát triển GD&ĐT là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay”. [17] Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền giáo dục vẫn tiềm ẩn một số tồn tại xảy ra trong môi trường học đường như: bạo lực học đường, ma túy học đường, sự đảo lộn các mối quan hệ trong trường học, HS chán học, nghiện trò chơi điện tử, có hành vi chống đối, trầm cảm, thậm chí tự tử... Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do các em không có ai hỗ trợ, tư vấn, giúp các em giải quyết những vướng mắc một cách kịp thời. Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông với mục đích giúp các em phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp khi gặp những khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. [3] TVTLHĐ là hình thức trợ giúp tâm lý đắc lực không những cho HS mà còn cho các lực lượng giáo dục khác từ ban giám hiệu, GV, giám thị… Quá trình hoạt động TVTLHĐ giúp HS gặp khó khăn trong các vấn đề tâm lý khác nhau nảy sinh trong học tập, trong hoạt động hướng nghiệp, trong các mối quan hệ (với bạn bè, thầy, cô giáo, người thân…) ở bất kỳ thời điểm nào. Thực tế hiện nay, ở phần lớn các trường học vấn đề trợ giúp tâm lý học đường vẫn chưa được chú trọng. Hoạt động trợ giúp tâm lý rất ít được tổ chức ở trường cho nên mỗi khi gặp khó khăn về tâm lý các em chủ yếu tâm sự với bạn bè, một số ít thì tâm sự với cha mẹ hoặc không nói với ai, thậm chí giải quyết sự việc một cách tiêu cực. Điều đó cho thấy, các em thật sự cần một người đáng tin cậy và có chuyên môn 1 để chia sẻ tâm sự hoặc trợ giúp các em tìm cách thức giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất. Một trong những nguyên nhân khiến tâm lý học đường của nước ta chưa phát triển do nhiều trường hợp còn thói quen “chấp nhận” mà không nhờ cậy đến các nhà tâm lý. Mặt khác, việc đánh giá vai trò trợ giúp tâm lý học đường cũng chưa được các nhà quản lý giáo dục quan tâm đúng mức. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác trợ giúp tâm lý học đường chưa được chú trọng. Một nguyên nhân khác có thể nhận thấy vẫn còn một số trường chưa nhận thức hết ý nghĩa và tác dụng của hoạt động trợ giúp tâm lý học đường, thậm chí có trường học còn chưa hiểu TVTLHĐ là gì. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều trường học chưa nắm vững được những đặc trưng riêng của công tác trợ giúp tâm lý khiến HS dù có nhu cầu muốn được lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nhưng vẫn ngần ngại. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, do đó hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trải đều khắp các huyện, thị thành. HS các trường PTDTNT đều được xét tuyển theo chỉ tiêu phân bổ cho các xã có đồng bào dân tộc thiểu số hoặc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vì vậy, chất lượng đầu vào HS không đồng đều cộng với đặc điểm chung là HS người dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận kiến thức hạn chế… Cũng vì thế nên các em thường rất nhút nhát, thụ động, nhất là thời gian đầu làm quen với cuộc sống xa nhà. Các em thường trốn học, bỏ về vì nhớ nhà. Không chỉ riêng HS đầu cấp, cuộc sống tự lập, xa gia đình cộng với thiếu ý chí và nhận thức học tập nên nhiều HS lớp 8, lớp 9 vẫn bỏ học giữa chừng hoặc xin chuyển về trường gần nhà. Hơn nữa, hiện tượng giao thoa về ngôn ngữ nên nhiều học sinh dân tộc nội trú thường lúng túng khi giải quyết vấn đề. Các em thường khó phân biệt giữa cái cơ bản và cái không cơ bản khi quan sát sự vật hiện tượng. Chính điều này khiến các em thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. Các em có thể học được cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không thể vận dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới. Các em dễ từ bỏ ước mơ, động lực học tập không rõ ràng, không tin vào khả năng của bản thân ngay cả khi các em có thể làm được. Trong những năm qua, tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn (HS trung học cơ sở) đã triển khai hoạt động TVTLHĐ nhưng còn bộc lộ một 2 số tồn tại như: quy mô triển khai chưa đồng bộ, ở một số đơn vị hoạt động còn mang tính hình thức, chiếu lệ nên hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của những tồn tại này là do hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn chưa được quan tâm thỏa đáng; cán bộ quản lý và GV thực hiện công tác tư vấn chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, chưa có phương pháp phù hợp để triển khai hoạt động TVTLHĐ; Công tác quản lý hoạt động tư vẫn chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả. Hoạt động tư vấn đôi khi còn nặng về hình thức; Hiệu quả tư vấn chưa thể hiện được thực chất của hoạt động này... Xuất phát từ yêu cầu cần phải quản lý hoạt động TVTLHĐ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ tại các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua công tác quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn mặc dù đã đạt được một số kết quả song vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động TVTLHĐ trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Nếu đề xuất được một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TVTLHĐ ở các PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Luận văn được tiến hành khảo sát 117 GV, 33 cán bộ quản lý, 105 phụ huynh HS, 185 HS thuộc 06 trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn: Trường PTDTNT Ba Bể, Trường PTDTNT Pác Nặm, Trường PTDTNT Ngân Sơn, Trường PTDTNT Na Rì, Trường PTDTNT Chợ Đồn, Trường PTDTNT Chợ Mới. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu Phân tích, tổng hợp, so sánh khái quát hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản chỉ đạo, triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn và những công trình, sách, tạp chí, luận án, luận văn.... có liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh khái quát hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản chỉ đạo, triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn và những công trình, sách, tạp chí, luận án, luận văn.... có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát; Tiến hành quan sát các hoạt động TVTLHĐ ở các trường, các hình thức quản lý hoạt động TVTLHĐ của nhà quản lý nhằm thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài. - Phương pháp đàm thoại; Trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn một số cán bộ quản lý, tư vấn viên, GV phụ trách công tác tư vấn tâm lý HS để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của thực trạng 4 TVTLHĐ cũng như thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn, đông thời làm sáng tỏ những thông tin thu nhận được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát nhu cầu, nhận thức, sự đánh giá của khách thể điều tra về hoạt động TVTLHĐ cũng như thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp này được sử dụng với mục đích tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, các GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm cũng như tư vấn tâm lý HS về việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn, đồng thời kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Đây là phương pháp được nhà quản lý sử dụng với mục đích đánh giá, tổng kết công tác quản lý hoạt động TVTLHĐ ở các trường PTDTNT cấp huyện tỉnh Bắc Kạn, từ đó nhà quản lý có cơ sở trong việc điều chỉnh các biện pháp quản lý của mình sao cho hiệu quả nhất. 7.3. Nhóm Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu về định tính và định lượng gồm tính %, điểm trung bình. 8. Dự kiến cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Ở nhiều nước trên thế giới, tham vấn (tiếng Anh là Counselling) là một thuật ngữ quen thuộc với người dân, đặc biệt là đối với các cán bộ làm việc trực tiếp (còn gọi là cán bộ thực hành - Practitioner), các nhà đào tạo hay nghiên cứu về lĩnh vực an sinh xã hội (Social Welfare), công tác xã hội (Social Work) hoặc sức khoẻ tâm thần (Mental Health) v.v.. [10]. Ban đầu, thuật ngữ tư vấn được sử dụng rất phổ biến. Sau này, để phân biệt rõ với các hình thức tư vấn pháp luật, tư vấn kinh tế v.v... trong một số tài liệu nó được gọi với cái tên cụ thể đó là tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, người ta gặp một số khó khăn khi dịch thuật các khái niệm Counseling và Consultation sang tiếng Việt bởi chúng đều được dịch thành tư vấn và ngược lại. Theo các chuyên gia nước ngoài, đây là hai khái niệm khác biệt bởi sự khác nhau về phương pháp tiếp cận: người làm Consultation là cho đối tượng lời khuyên, chỉ bảo cho họ nên làm gì, còn khi thực hiện Counselling người cán bộ bằng mối quan hệ tương tác tích cực giúp đối tượng tự nhận thức và tự lựa chọn giải pháp phù hợp nhất đối với họ. Tại các hội thảo trong nước về tham vấn, phần đông cán bộ tư vấn có kinh nghiệm cũng ghi nhận rằng cách thức trợ giúp hiện nay thiên về khía cạnh tư vấn (Consultation) hơn là Counseling. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ tư vấn. John L. Romano, Mera M. Kachgal cho rằng tư vấn tâm lý và tư vấn học đường đã trở nên khá xa cách nhau mặc dù có chung lịch sử, có các giá trị tương tự, và thực tế là nhiều chương trình đào tạo cho hai ngành học cùng tồn tại trong cùng một khoa đại học hoặc cao đẳng. Tâm lý học tư vấn, với cam kết mạnh mẽ về tâm lý nghề nghiệp, đào tạo và giám sát tư vấn, đa văn hóa, phòng ngừa và nghiên cứu khoa 6 học để gây ảnh hưởng lớn trong doanh nghiệp giáo dục. Các mô hình đào tạo cố vấn học đường và cung cấp dịch vụ gần đây đã được phát triển và mang đến nhiều cơ hội hợp tác giữa các nhà tâm lý học tư vấn và cố vấn học đường. Một mô hình hợp tác bao gồm các chương trình đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ và kích thước tổ chức chuyên nghiệp của các chuyên ngành được mô tả một cách chi tiết. Những thách thức có thể cản trở sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa tâm lý tư vấn và tư vấn học đường, cũng như các đề xuất để giải quyết chúng, cũng được thảo luận. [32]. Ellen S. Amatea Ph.D., Mary Ann Clark, Ph trong nghiên cứu của mình đã sử dụng một phương pháp lý thuyết có căn cứ để đánh giá các quan niệm về vai trò cố vấn học đường được tổ chức bởi 26 quản trị viên làm việc trong các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học công lập. Nghiên cứu được thiết kế để xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách các nhà quản lý trường học nhận thức về vai trò của cố vấn trường học. Trong đó, vai tro của nhân viên tư vấn được nhấn mạnh với các yêu cầu được trang bị cả về kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp để có thể đảm nhận chương trình tư vấn học đường. [29]. Allan Wigfield, Susan L. Lutz, A. Laurel Wagner thảo luận về sự phát triển tâm lý của HS trong những năm đầu của thanh thiếu niên, tập trung vào nghiên cứu về những thay đổi sinh học, nhận thức, bản thân HS. Nghiên cứu cũng thảo luận về sự ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với thanh thiếu niên. Các nghiên cứu trình bày về mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, và cố vấn và HS có thể dễ dàng chuyển đổi. Nghiên cứu được trình bày cho thấy những tác động tích cực của các chương trình tư vấn được thiết kế để giúp HS dễ dàng chuyển sang học trung học cơ sở, cùng với các đề xuất tái cơ cấu vai trò của các cố vấn trung học để đáp ứng nhu cầu phát triển của thanh thiếu niên sớm [28]. Kenneth W. Merrell, Ruth A. Ervin, and Gretchen Gimpel Peacock trong cuốn sách của mình đã trình bày các định nghĩa khác nhau của tâm lý học đường và các lĩnh vực TVTLHĐ; Mô tả Đặc điểm chung của nhà tâm lý học bao gồm các khía cạnh như số lượng và vị trí của các cá nhân làm việc trong lĩnh vực này, các tổ chức chuyên nghiệp và trình độ đào tạo. Cuốn sách trình bày tổng hợp các khía cạnh của 7 các cá nhân làm việc trong tâm lý học. Những khía cạnh nghề nghiệp cho thấy sự đa dạng, sức mạnh, sáng tạo và thách thức trong nghề. [34]. Tác giả Elias Zambrano, Felicia Castro-Villarreal, and Jeremy Sullivan University of Texas at San Antonio trong công trình School Counselors and School Psychologists: Partners in Collaboration for Student Success Within RTI and CDCGP Frameworks đi sâu nghiên cứu về vai trò ban đầu của cố vấn trường học và nhà tâm lý học trường học là nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cho học sinh. Théo các tác giả này, để công tác hỗ trợ học sinh về sức khỏe tâm thần được tốt, nhà quản lý phải quan tâm đến vai trò của hai đối tượng chính là cố vấn trường học và nhà tâm lý học trường học. Họ là những người trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người học và đây là công việc chính của họ ở trường học. Họ không phải là giáo viên [30]. Markie Falotico đã thiết kế bộ công cụ để kiểm tra việc sử dụng thời gian của các nhà tâm lý học ở trường từ đó xác định hoạt động nào đòi hỏi nhiều thời gian nhất. Kết quả chỉ ra các nhà tâm lý học ở trường dành phần lớn thời gian của họ để đánh giá và đánh giá lại nhiều hơn là các hoạt động tư vấn hỗ trợ học sinh. Kết quả này cho thấy một số hoạt động trong nhà trường có thể mất một lượng thời gian không tương xứng và thời gian cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học sinh ít được nhà trường quan tâm [35]. Có thể thấy rằng các công trình trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của ngành TVTLHĐ cũng như các vấn đề về việc quản lý hoạt động này ở các trường học. Các công trình đều nhấn mạnh một nhà trường tốt là ở đó người quản lý phải quan tâm đến vai trò của nhà hỗ trợ tâm lý học đường. Nhà quản lý phải cung cấp cho họ sinh những thông tin về nhà hỗ trợ tâm lý học đường, đây là những người không làm nhiệm vụ dạy học. Điều này thể hiện sự khác biệt rõ nét về công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý giữa nước ngoài và Việt Nam. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Xu hướng nghiên cứu kỹ năng tương tác như những kỹ năng tư vấn cơ bản được phát triển trong giai đoạn về sau là cơ sở để ứng dụng tư vấn trong nhiều lĩnh 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất