Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường thcs huyện u minh...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường thcs huyện u minh tỉnh cà mau.

.PDF
128
1
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------- NGUYỄN TRƢỜNG TƢƠI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đà Nẵng, năm 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------- NGUYỄN TRƢỜNG TƢƠI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUANG GIAO Đà Nẵng, năm 2021 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i TÓM TẮT ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.............................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... xi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................3 7. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4 8. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .................6 1.1. Khái quát các nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................6 1.2. Các khái niệm chính .............................................................................................8 1.2.1. Quản lý .......................................................................................................8 1.2.2. Quản lý giáo dục .......................................................................................10 1.2.3. Quản lý nhà trƣờng ...................................................................................12 1.2.4. Pháp luật, giáo dục pháp luật ....................................................................12 1.2.5. Quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ....................................................14 1.3. Lý luận về hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS ...............................15 1.3.1. Vai trò của hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS.....................15 1.3.2. Mục đích GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS ........................................15 1.3.3. Đối tƣợng GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS .......................................16 1.3.4. Chủ thể GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS ...........................................17 1.3.5. Nội dung GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS ........................................18 1.3.6. Hình thức GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS .......................................18 1.3.7. Phƣơng pháp GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS ..................................19 v 1.3.8. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS .............................................................................................................20 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS ..................21 1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động GDPL học sinh ở trƣờng THCS ..................21 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS ..........22 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS .27 1.5.1. Yếu tố đặc điểm của học sinh THCS........................................................27 1.5.2. Nhận thức của CBQL, GV, HS ở trƣờng THCS ......................................28 1.5.3. Yếu tố đời sống kinh tế - xã hội ...............................................................29 1.5.4. Yếu tố môi trƣờng giáo dục nhà trƣờng- gia đình - xã hội.......................29 1.5.5. Yếu tố kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo cho hoạt động GDPL ..29 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU .......................................................................................................31 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ........................................................31 2.1.1. Mục tiêu khảo sát ......................................................................................31 2.1.2. Đối tƣợng và địa bàn khảo sát ..................................................................31 2.1.3. Nội dung khảo sát .....................................................................................31 2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát ...............................................................................31 2.1.5. Thời gian tiến hành khảo sát.....................................................................32 2.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau............................................................................................................................32 2.2.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế xã hội ....................................................32 2.2.2. Tình hình giáo dục THCS.........................................................................33 2.3. Thực trạng hoạt động gdpl cho học sinh các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau ...............................................................................................................39 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động GDPL cho học sinh THCS ..........................................................................................................39 2.3.2. Thực trạng hoạt động GDPL cho học sinh THCS ....................................45 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động gdpl cho học sinh ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau ................................................................................................51 2.4.1. Thực trạng xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động GDPL cho học sinh THCS .................................................................................................................51 vi 2.4.2. Thực trạng quản lý đầu tƣ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động GDPL cho học sinh THCS .......................................................................52 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL cho học sinh THCS ...................................................................................................53 2.4.4. Thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lƣợng tham gia hoạt động GDPL cho học sinh THCS ........................................................................................54 2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động GDPL cho học sinh THCS ..........................................................................................................56 2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau ..........................................................................58 2.5.1. Ƣu điểm ....................................................................................................58 2.5.2. Hạn chế .....................................................................................................58 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế .........................................................................58 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................59 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU ..................................................................................................................61 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................61 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...........................................................61 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ............................................................61 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...........................................................61 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..............................................................62 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ...........................................................62 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau ................................................................................................62 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nâng cao năng lực nhận thức về hoạt động GDPL cho học sinh THCS .......62 3.2.2. Đổi mới nội dung phổ biến, GDPL cho HS THCS gắn với nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT và những vấn đề đƣợc CBQL, GV, HS quan tâm....66 3.2.3. Đa dạng hóa hình thức, phƣơng pháp tổ chức hoạt động GDPL cho học sinh THCS ..........................................................................................................68 3.2.4. Tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho các lực lƣợng tham gia hoạt động GDPL cho học sinh THCS .......................................................................73 3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDPL cho học sinh THCS ..........................................................................................................76 vii 3.2.6. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các điều kiện phục vụ hoạt động GDPL cho học sinh THCS .........................................................78 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................80 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..........................80 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................80 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm .............................................................................80 3.4.3. Phƣơng pháp, kết quả khảo nghiệm .........................................................80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................88 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) viii NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Nghĩa đầy đủ Chữ viết tắt BCH Ban chấp hành BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa GD Giáo dục GDPL Giáo dục pháp luật GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GĐ Gia đình GV Giáo viên HS Học sinh HT Hiệu trƣởng KT-XH Kinh tế - Xã hội TBDH Thiết bị dạy học THCS Trung học cơ sở TNXH Tệ nạn xã hội TN THCS Tốt nghiệp trung học cơ sở VPPL Vi phạm pháp luật ix DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Qui mô số lớp các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 34 2.2. Tình hình CSVC, TBDH các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 35 2.3. Đội ngũ CBQL các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 36 2.4. Đội ngũ GV các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 36 2.5. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THCS các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 37 2.6. Chất lƣợng xếp loại 2 mặt các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 38 2.7. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDPL cho HS THCS 39 2.8. Kết quả khảo sát nhận thức của HS về vai trò của hoạt động GDPL cho HS THCS 40 2.9. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mục đích của hoạt động GDPL cho HS THCS 41 2.10. Kết quả khảo sát nhận thức của HS về mục đích của hoạt động GDPL cho HS THCS 41 2.11. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mức độ vi phạm pháp luật của học sinh THCS 42 2.12. Kết quả khảo sát nhận thức của HS về mức độ vi phạm pháp luật của HS THCS 42 2.13. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL, GV về mức độ hành vi vi phạm pháp luật của HS THCS 43 2.14. Kết quả khảo sát đánh giá của HS về mức độ hành vi vi phạm pháp luật của HS THCS 44 2.15. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL, GV về nội dung GDPL cho HS THCS 45 2.16. Kết quả khảo sát đánh giá của HS về nội dung GDPL cho HS THCS 46 x Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.17. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL, GV về các hình thức, phƣơng pháp GDPL cho HS THCS 48 2.18. Kết quả khảo sát đánh giá của HS về các hình thức, phƣơng pháp GDPL cho HS THCS 49 2.19. Đánh giá của CBQL, GV về xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động GDPL cho HS THCS 51 2.20. Đánh giá của CBQL, GV về đầu tƣ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho hoạt động GDPL cho học sinh THCS 52 2.21. Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo thực hiện hoạt động GDPL cho học sinh THCS 53 2.22. Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL cho học sinh THCS 53 2.23. Đánh giá của CBQL, GV về các lực lƣợng tham gia hoạt động GDPL cho học sinh THCS 54 2.24. Đánh giá của CBQL, GV về bồi dƣỡng cho đội ngũ thực hiện hoạt động GDPL cho HS THCS 55 2.25. Đánh giá của CBQL, GV về sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong hoạt động GDPL cho học sinh THCS 56 2.26. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động GDPL cho học sinh THCS 57 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS THCS 81 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS THCS 82 xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ 1.1. Tên sơ đồ Mô hình về quản lý giáo dục Trang 12 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục pháp luật (GDPL) là một trong những nội dung luôn nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Công tác phổ biến, GDPL nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc và xã hội bằng pháp luật trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: ''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lƣợng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phƣơng tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cƣơng và các hoạt động thƣờng xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nƣớc và trong xã hội''. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa IX) ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, trong đó xác định rõ: “phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng”. Bên cạnh đó, năm 2019, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt đề án “Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng”, trong đó đối với giáo dục phổ thông:” nâng cao chất lƣợng dạy và học môn học đạo đức, môn học giáo dục công dân theo hƣớng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh. Chƣơng trình môn học đạo đức, giáo dục công dân trong giáo dục phổ thông phải có độ mở nhất định để có thể vận dụng phù hợp với từng vùng miền khác nhau”. Tiếp theo đó, năm 2017, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định ban hành Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, trong đó mục tiêu tổng quát của Chƣơng trình là: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội; đƣa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền đƣợc thông tin về pháp luật của công dân”. Trên cơ sở đó, năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án “nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng”, trong đó xác định mục tiêu cụ thể: “Phấn đấu 100% các nhà trƣờng đều triển 2 khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chƣơng trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, môn học, học phần về pháp luật theo quy định”. Những năm qua, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, các trƣờng trung học cơ sở (THCS) đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để giáo dục, tuyên truyền pháp luật, đạo đức công dân, kĩ năng sống... giúp cho học sinh (HS) hiểu biết để sống, học tập và làm theo Hiến pháp và pháp luật, nhận thức đúng và tích cực đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác GDPL ở các trƣờng THCS đã đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp, đa số HS trong các trƣờng THCS luôn có ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật cao, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, nội quy nhà trƣờng, không vi phạm pháp luật và mắc vào tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình tội phạm trong xã hội diễn biến phức tạp, kéo theo đó các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong nhóm tuổi vị thành niên đang có xu hƣớng tăng lên cả về số lƣợng và mức độ nguy hiểm, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, tình hình trẻ hóa tội phạm, tội phạm học đƣờng đang trên đà gia tăng với nhiều loại tội phạm nguy hiểm nhƣ tội phạm cƣớp giật, lừa đảo, tội phạm về ma túy, giết ngƣời…với tính chất hung hãn, manh động, côn đồ gây nên những mối nguy hại cho cả cộng đồng. Theo số liệu thống kê của Văn phòng Đội cảnh sát điều tra Công an huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho thấy từ 15 tháng 12 năm 2018 đến 15 tháng 12 năm 2019, cả Huyện đã xảy ra 04 vụ vi phạm pháp luật do ngƣời chƣa thành niên gây ra; trong đó chiếm phần lớn là các hành vi trộm cắp tài sản, tiêu thụ tài sản do trộm cắp đƣợc mà có, sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, số đối tƣợng phạm tội hiện nay có xu hƣớng trẻ hóa, đặc biệt tội phạm trong độ tuổi HS, sinh viên chiếm tỷ lệ đáng kể và có chiều hƣớng ngày càng gia tăng cả về số lƣợng lẫn tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm của HS, có thể do nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nhƣng trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là do việc quản lý hoạt động GDPL cho HS chƣa đƣợc nhận thức và quan tâm đúng mức. Trên thực tế, ở một số trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, hoạt động GDPL cho HS chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trong đó các hoạt động GDPL cho HS còn khô khan, nặng về lý thuyết, hình thức tổ chức còn đơn điệu, rập khuôn, thiếu sự sáng tạo, chƣa thật sự lôi cuốn HS tham gia. Bên cạnh đó, sự phối hợp giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội chƣa đƣợc chặt chẽ trong GDPL cho HS các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác GDPL còn thiếu và yếu cả về số lƣợng chất lƣợng. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDPL chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, chƣa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai 3 đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HS. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho HS các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL cho HS THCS, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xác lập đƣợc cơ sở lý luận quản lý hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho HS các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thì sẽ đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HS THCS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận quản lý hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý quả hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân loại tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức để tìm hiểu đƣợc những dấu hiệu đặc thù bên trong 4 và trên cơ sở đó tổng hợp để tạo ra hệ thống, đồng thời thấy đƣợc mối quan hệ, tác động biện chứng để xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS. 6.1.2. Phương pháp phân loại tài liệu Trên cơ sở phân tích để tiến tới tổng hợp lý thuyết nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thực hiện quá trình phân loại tài liệu với thao tác sắp xếp tài liệu khoa học theo những vấn đề, theo từng nội dung về quản lý hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các đối tƣợng khảo sát (cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh) về thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau; đồng thời, xây dựng phiếu hỏi ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu hồ sơ quản lý hoạt động GDPL gồm: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDPL; Kế hoạch tổ chức GDPL; Văn bản phục vụ hoạt động triển khai GDPL cho HS; Báo cáo hoạt động GDPL của 04 trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021. 6.2.3 Phương pháp phỏng vấn Trao đổi với các CBQL, GV và HS các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động GDPL, đồng thời những đánh giá của họ về thực trạng quản lý hoạt động GDPL tại các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau hiện nay nhằm thu thập những thông tin cần thiết bổ sung cho phƣơng pháp điều tra khảo sát. 6.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tiến hành khảo nghiệm ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. 6.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra, khảo sát. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động 5 GDPL cho HS của 04 trƣờng THCS trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2018-2020 và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS của 04 trƣờng THCS trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2023. 7.2. Phạm vi về đối tượng khách thể nghiên cứu Giới hạn khách thể khảo sát đối với CBQL, GV chủ nhiệm, GV bộ môn và HS của 04 trƣờng THCS trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. 7.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu Từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu Nội dung Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng trung học cơ sở. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho học sinh ở các trƣờng THCS huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh các trƣờng THCS huyện U Minh tỉnh Cà Mau. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Khái quát các nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền - Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, đảm bảo Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật là một trong những mục tiêu cơ bản của Đảng ta. Công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPLgiúp cho mọi ngƣời nhận thức đƣợc những giá trị của pháp luật và biết sử dụng nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu vào cuộc sống hằng ngày, tạo niềm tin vào pháp luật là một yêu cầu cần thiết và tất yếu cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. GDPL cho công dân nói chung và cho học sinh THCS nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia và đƣợc coi là một phƣơng thức để xây dựng phát triển nền văn hóa pháp lý, bảo đảm sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Nhiệm vụ GDPL cho thế hệ công dân tƣơng lai hoàn toàn không thể tách khỏi những nhiệm vụ chung của GDPL đối với quần chúng nói chung. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi ham hiểu biết, dễ nhạy cảm, nhanh chóng tiếp thu, thích nghi những cái mới, luôn muốn đƣợc thể hiện và khẳng định bản thân, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận HS thiếu bản lĩnh, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật còn yếu kém dẫn đến dễ bị kích động, bị dụ dỗ, lôi kéo, đua đòi ăn chơi dễ tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật làm ảnh hƣởng gia đình, nhà trƣờng, trật tự, an toàn xã hội... Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao hơn nữa công tác quản lý GDPL cho HS THCS nhằm bồi dƣỡng và tạo điều kiện cho HS có ý thức trách nhiệm công dân, hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật góp phần tạo dựng một môi trƣờng trong nhà trƣờng là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, tạo tiền đề cơ bản để bảo đảm cho tƣơng lai số phận của bản thân nói riêng và sự ổn định của xã hội nói chung, đồng thời xác định đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong xã hội đối với việc chấp hành pháp luật. GDPL nói chung và quản lý GDPL cho HS đã đƣợc quy định trong một số văn bản của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ của Bộ GD&ĐT. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa IX) về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng” và Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA ngày 29/3/2013 của Ban điều hành đề án nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà 7 trƣờng về Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng” giai đoạn 2013-2016; Kết luận số 04KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa IX) về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 3957 /QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án “nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng” đến năm 2021. Bên cạnh đó, có nhiều giáo trình viết về công tác GDPL trong nhà trƣờng của các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nhƣ: “Giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng” của tác giả Nguyễn Đình Đặng Lục; “Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm” của tác giả Lê Quang Sơn; “Giáo trình pháp luật đại cƣơng” của tác giả Nguyễn Hợp Toàn; “Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” của tác giả Huỳnh Khải Vinh... Trong chƣơng trình đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý giáo dục, đã có nhiều luận văn tốt nghiệp; luận án nghiên cứu về hoạt động GDPL nhƣ: luận án “Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Khắc Hùng (2008); luận văn “Biện pháp quản lí công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên đại học Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” của Huỳnh Bọng (2012); luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thế Dũng (2014); luận văn “Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” của Vũ Cao Toại (2014); luận văn “Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học viên tại các Trung tâm Giáo dục Thƣờng xuyên trên địa bàn Tỉnh Kon Tum” của Văn Viết Hải (2014); luận văn “Biện pháp quản lí giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” của Bùi Minh Quảng (2016)... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục pháp luật nói chung và GDPL trong nhà trƣờng nói riêng cho từng loại đối tƣợng, thời điểm khác nhau... Cho đến nay, việc tiếp tục nghiên cứu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về cơ sở lý luận, bản chất, đặc trƣng, nội dung, hình thức GDPL, nhất là việc khái quát thực tiễn GDPL trong tình hình mới để từ đó có sự đổi mới, hoàn thiện công tác giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng cho phù
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất