Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên trung tâm giáo dục nghề ng...

Tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

.PDF
131
76
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ VĂN TƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NGHỀ CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ VĂN TƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NGHỀ CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Quang THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Tác giả luận văn Ngô Văn Tưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Hồng Quang, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô và cán bộ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Ngô Văn Tưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .............................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NGHỀ CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ............................ 6 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 6 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 6 1.1.2. Ở Việt Nam................................................................................................ 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 12 1.2.1. Quản lý .................................................................................................... 12 1.2.2. Đào tạo, hoạt động đào tạo thực hành nghề ............................................ 13 1.2.3. Quản lý đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo nghề ................................... 14 1.2.4. Quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề ............................................. 15 1.3. Hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX... 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.3.1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên .................... 15 1.3.2. Vai trò và ý nghĩa hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX ....................................................................... 18 1.3.3. Mục tiêu hoạt động thực hành nghề của học viên Trung tâm GDNN-GDTX ... 20 1.3.4. Đặc điểm hoạt động thực hành nghề của học viên Trung tâm GDNN-GDTX.. 21 1.3.5. Nội dung đào tạo thực hành nghề của học viên Trung tâm GDNN-GDTX....... 23 1.3.6. Phương pháp dạy thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX...... 24 1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành nghề của học viên Trung tâm GDNN-GDTX ......................................................................................... 28 1.4. Quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX ......................................................................................... 30 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX......................................................... 30 1.4.2. Chủ thể quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX ....................................................................... 31 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX ....................................................................... 33 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX .................................................. 42 1.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 42 1.5.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 44 Kết luận chương 1.............................................................................................. 46 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NGHỀ CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG .............................................................. 48 2.1. Khái quát về Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa ...................... 48 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................... 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 50 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 51 2.2.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 51 2.2.4. Cách thức khảo sát và xử lý dữ liệu ........................................................ 52 2.3. Thực trạng đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNNGDTX huyện Hiệp Hòa ........................................................................... 52 2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo thực hành nghề .......................... 52 2.3.2. Thực trạng nội dung đào tạo thực hành nghề .......................................... 55 2.3.3. Thực trạng phương pháp đào tạo thực hành nghề ................................... 56 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành nghề ........................... 58 2.4. Thực trạng quản lí đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa .............................................................. 60 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo thực hành nghề......... 60 2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động đào tạo thực hành nghề ........................... 63 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động đào tạo thực hành nghề ........................... 65 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo thực hành nghề .......... 68 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa ...................... 69 2.6. Đánh giá chung thực trạng đào tạo thực hành nghề và quản lí đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa ........... 72 2.6.1. Điểm mạnh............................................................................................... 72 Kết luận chương 2.............................................................................................. 75 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NGHỀ CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG ................................................................................. 76 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................... 76 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn ..................................... 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi .................................. 77 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính tính hệ thống................................................... 77 3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa .................................... 78 3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo thực hành nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa ............ 78 3.2.2. Đổi mới tổ chức và chỉ đạo thực hành nghề tại Trung tâm GDNNGDTX huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................ 82 3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm GDNN-GDTX với các doanh nghiệp sử dụng lao động ............................................................... 86 3.2.4. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo thực hành nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX .................................................................. 90 3.2.5. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo thực hành nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa ............. 96 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 99 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất . 100 3.4.1. Khái quát chung về khảo nghiệm .......................................................... 100 3.4.2. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất .............. 101 3.4.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ....................... 103 3.4.4. Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.... 105 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 111 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên THPT Trung học phổ thông PPTH Phương pháp thực hành KTĐG Kiểm tra đánh giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ thực hiện mục tiêu đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa .......................... 53 Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Mức độ thực hiện nội dung đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa .......................... 55 Mức độ thực hiện phương pháp đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa ................... 56 Mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa........................................................................................ 61 Mức độ thực hiện tổ chức hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa ............ 63 Mức độ thực hiện chỉ đạo hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa ............ 66 Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa........................................................................................ 68 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa........................................................................................ 70 Tiêu chuẩn KTĐG kết quả thực hành nghề đối với một nội dung thực hành cụ thể .................................................................. 94 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp ......... 101 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp............ 103 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .... 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì thực hành nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật có kỹ năng và tay nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có những chiến lược và chính sách ưu tiên để đầu tư phát triển dạy nghề, thực hành nghề. Luật Giáo dục chỉ rõ mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là: “Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp”. Đây là nhiệm vụ to lớn và là một thách thức cho ngành giáo dục Việt Nam nói chung và các trường dạy nghề nói riêng trước xu thế hội nhập của đất nước. Thực hành là học phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo nghề nghiệp. Hoạt động thực hành là hệ thống việc làm của học viên trong thực tế nhằm vận dụng và củng cố kiến thức lí thuyết, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, hình thành các kĩ năng nghề đã được học trong môi trường làm việc cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc cán bộ tại cơ sở sản xuất. Từ đó, hình thành, củng cố, phát triển tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng lòng yêu nghề cho học viên. Thông qua đó, học viên nắm được những thủ thuật, biện pháp, kỹ thuật nghề nghiệp. Quá trình này chính là quá trình biến tri thức cơ sở thành kĩ năng nghề nghiệp. Trong những năm qua, hoạt động thực hành nghề của học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa còn nhiều hạn chế, bất cập nên học viên ra trường còn lúng túng khi bắt nhịp với công việc, chưa đáp ứng ở mức cao yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, trong đó nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là do khâu quản lí hoạt động thực hành chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về quản lý hoạt động thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX để Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa có thể tham khảo, vận dụng trong thực tiễn của đơn vị mình. Nghiên cứu “Quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”, chúng tôi mong muốn đề tài luận văn góp phần tháo gỡ những bất cập, hạn chế trong quản lý hoạt động thực hành nghề của Trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 4. Giả thuyết khoa học Đào tạo thực hành nghề cho học viên tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hiện nay có hững hạn chế do tồn tại nhiều khó khăn và bất cập trong đào tạo và quản lý đào tạo. Nếu các trung tâm giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên triển khai một số giải pháp quản lý các hoạt động trong quá trình đào tạo được xác định trên cơ sở lý luận giáo dục học và thực tiễn từng trung tâm nhằm tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập có trong thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo thực hành nghề; thì chất lượng đào tạo thực hành nghề cho học viên của các trung tâm này sẽ đáp ứng được các yêu cầu nguồn nhân lực của nước nhà trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 5.3. Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác quản lý đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu Thứ nhất, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa có hai hình thức đào tạo nghề: Trung tâm độc lập tổ chức đào tạo nghề và Trung tâm liên kết với các trường Trung cấp, Cao đẳng tổ chức đào tạo nghề. Với hình thức liên kết, hoạt động thực hành nghề cho học viên hoàn toàn do cơ sở liên kết đào tạo quản lý (các trường Trung cấp, Cao đẳng). Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu hoạt động đào tạo nghề nghiệp do Trung tâm GDNNGDTX huyện Hiệp Hòa độc lập tổ chức và quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thứ hai, tham gia quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX có nhiều chủ thể quản lý với vai trò và trách nhiệm khác nhau, như Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Giang, Ban Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa, cán bộ quản lý Tổ Hướng nghiệp Dạy nghề Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa, giáo viên dạy nghề Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa,… Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề với chủ thể quản lý là Ban Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa, cán bộ quản lý Tổ Hướng nghiệp Dạy nghề Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa. 6.3. Giới hạn khách thể điều tra Luận văn tiến hành phát phiếu, lấy ý kiến của 120 người, bao gồm: - Cán bộ quản lý và giáo viên của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa: 35 người. - Học viên đang được đào tạo nghề tại Trung tâm và cựu học viên đã từng được đào tạo nghề tại Trung tâm: 85 người. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu và phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, các công trình, tài liệu khoa học… trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động đào tạo thực hành nghề và quản lý đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX. Tổng hợp các tài liệu lý thuyết và các văn bản qui phạm hiện hành về quản lý đào tạo thực hành nghề làm cơ sở lý luận cho việc đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX. - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu, nhận định, quan điểm độc lập từ các nguồn tài liệu khác nhau về hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX khái quát lên thành ý kiến, nhận định riêng của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học viên và cựu học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa. Nội dung phiếu khảo sát về thực trạng đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa; thực trạng quản lý đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp phỏng vấn được tiến hành với một số khách thể đã được điều tra bằng phiếu hỏi. Nội dung phỏng vấn là làm rõ thêm những nguyên nhân của thực trạng đã được thể hiện trên số liệu của phiếu hỏi. - Phương pháp thống kê toán học: Dùng các công thức toán thống kê, xử lí kết quả trên phần mềm Excel, SPSS nhằm đưa ra kết luận nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động đào tạo thực hành nghề, quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX để thu thập thông tin cho nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục và 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo thực hành nghề cho học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hòa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NGHỀ CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Thực hành nghề và quản lý hoạt động thực hành nghề trong các cơ sở giáo dục là vấn đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Trong cuốn "Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp" (1982), tác giả người Nga X.La.Batưsep - X.A.Sapôrinxki đưa ra các vấn đề cơ bản của giáo dục nghề nghiệp, trong đó đề cập đến các phương thức và phương pháp dạy học thực hành nghề; phân tích các giai đoạn tổ chức dạy học thực hành nghề dựa trên cơ sở quá trình hình thành kỹ năng lao động và quan hệ giữa dạy học thực hành sản xuất với quá trình lao động nghề nghiệp [dẫn theo 22]. Năm 1996, tác giả Heinz Weihrich và đồng nghiệp đã công bố kết quả nghiên cứu về một dự án khoa học Quản lý giáo dục đào tạo nghề - mô hình của Mỹ và một số quốc gia khác. Nghiên cứu đã giới thiệu các phương pháp đào tạo nghề truyền thống của Đức và mô hình quản lý đào tạo nghề cần phải được bổ sung hướng tới một mức độ cao hơn, đào tạo theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, lấy năng lực người học làm trung tâm và cốt lõi của hoạt động quản lý đào tạo. Tác giả cho rằng đổi mới mô hình đào tạo nghề là một nhu cầu quan trọng và một cách tiếp cận quản lý đào tạo mới là mô hình đào tạo kiểu liên doanh, không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước khác [dẫn theo 11]. Năm 2000, trong cuốn sách “Managing vocational training systems” (Hệ thống quản lý đào tạo nghề), tác giả V.Gasskov đã công bố nghiên cứu về hệ thống khoa học, nghệ thuật quản lý và tổ chức đào tạo nghề trong cơ sở công lập, bao gồm: quản lý cơ cấu tổ chức, thiết lập mục tiêu, kế hoạch, tài chính, quản lý đào tạo; đồng thời đưa ra biện pháp phát triển năng lực quản lý của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn quản trị viên cao cấp; khuyến khích họ xem xét, phản biện các thủ tục hành chính của cơ sở mình để tiến tới mức độ chuyên nghiệp cao [dẫn theo 11]. Trong cuốn “Technologie et l'enseignement technique et la formation professionnelle” (Công nghệ và kỹ thuật giáo dục và đào tạo nghề, 2002), các tác giả khẳng định hệ thống chuẩn kỹ năng nghề được quy định cụ thể trong các bộ chuẩn đào tạo nói chung và chuẩn đầu ra ngành đào tạo của mỗi nghề nói riêng. Để có được các bộ chuẩn đầu ra cho đào tạo, các cơ sở đào tạo phải xác định hệ thống các kiến thức, kỹ năng của người hành nghề trên cơ sở phân tích nghề và coi chuẩn đó là yêu cầu bắt buộc đối với người học khi bắt đầu ra trường [dẫn theo 18]. Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở nước ngoài (APEFE) của Vương quốc Bỉ và Tổng cục dạy nghề Việt Nam đã ấn hành bộ tài liệu “Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong đào tạo nghề”. Bộ tài liệu đã chỉ rõ việc triển khai một hệ thống đào tạo nghề dựa trên phương pháp tiếp cận theo năng lực nghề nghiệp, mở đường cho việc áp dụng các bộ chuẩn năng lực, từ đó làm cơ sở cho việc xác định kế hoạch đào tạo, xây dựng chuẩn đánh giá trong đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp [dẫn theo 18]. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động thực hành nghề kỹ thuật. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau: Các nghiên cứu về đào tạo thực hành nghề Chuyên đề “Đổi mới căn bản dạy nghề ở Việt Nam” trong cuốn “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam”của tác giả Vũ Ngọc Hải đã đề xuất cần nhanh chóng xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả dạy nghề theo chuẩn, chuẩn hóa dạy nghề nhất thiết phải chuẩn hóa về các yếu tố thầy, trò, nội dung, chương trình, điều kiện dạy học, quản lý dạy nghề,... Cũng trong tài liệu này, tác giả đã đề cập tới các biện pháp đổi mới đào tạo nghề, trong đó có vấn đề đổi mới phương thức đánh giá kết quả đào tạo [5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tác giả Nguyễn Viết Sự đã có một nghiên cứu khá công phu về những vấn đề và biện pháp cho giáo dục nghề nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhận diện những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam, từ chương trình, phương pháp, nội dung, đội ngũ giảng viên, chất lượng giảng dạy, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp [15]. Trong nghiên cứu “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” của Đỗ Văn Cương và Mạc Văn Tiến, các tác giả đã đề cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của Việt Nam nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó, nghiên cứu trình bày và phân tích những nội dung về đổi mới chương trình giảng dạy, tăng cường đầu tư thiết bị công nghệ phù hợp với thiết bị, công nghệ của sản xuất; nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của nền kinh tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giáo dục và dạy nghề [3]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cẩm Thanh đã chỉ ra rằng trong hoạt động dạy học thực hành nghề kỹ thuật, thiết bị và nhiệm vụ thực hành nghề, phương pháp và hình thức làm việc của giáo viên, học viên, tư liệu học tập luôn ở trạng thái động, cần được thiết kế, tổ chức một cách phù hợp nhằm hỗ trợ tối ưu cho hoạt động thực hành nghề của học viên. Từ đó, đưa ra các biện pháp triển khai hoạt động dạy học thực hành nghề kỹ thuật như xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, thiết kế nội dung, môi trường thực hành nghề, đánh giá kết quả học tập… [16]. Tác giả Phạm Trắc Vũ, Trần Khắc Hoàn đề cập đến vấn đề trong đào tạo nghề cần phải có sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp (cơ sở sản xuất) nhằm gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp, nhằm tăng cường các nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo [dẫn theo 22]. Tác giả Nguyễn Văn Khôi đã phân tích khá chi tiết về hoạt động thực hành nghề kỹ thuật, trong đó nhấn mạnh đến cách thiết kế và phương pháp thực hành nghề kỹ thuật như phương pháp làm mẫu, huấn luyện, angorit (theo quy trình công nghệ), dạy học thực hành nghề theo phương thức môđun và dạy học thực hành nghề theo dự án [dẫn theo 22]. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quang Việt với đề tài “Kiểm tra đánh giá trong dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện” đã đưa ra một số luận điểm cơ bản về đánh giá trong dạy học thực hành nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện như: đặc điểm dạy học thực hành nghề, nội dung, phương pháp và các nguyên tắc đánh giá; quy trình và các công cụ đánh giá trong dạy học thực hành nghề theo năng lực thực hiện. Các kết quả nghiên cứu trong luận án có thể vận dụng tốt vào khâu đánh giá trong quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay [24]. Các nghiên cứu về quản lý đào tạo thực hành nghề Trong chuyên đề “Quản lý chất lượng giáo dục” (cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới”), tác giả Đặng Xuân Hải đã trình bày quy trình quản lý chất lượng ở một cơ sở giáo dục và đào tạo. Quy trình bao gồm các bước: Xác lập chuẩn mực và chỉ số đối với các yếu tố liên quan đến chất lượng giáo dục và đào tạo của cơ sở giáo dục và đào tạo (chương trình giáo dục và đào tạo được triển khai, tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng và gắn với việc đạt được mục tiêu đào tạo của mỗi môn học, của từng môđun nhằm góp phần đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng người học; Tổ chức triển khai các chuẩn mực vào các hoạt động đào tạo; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được; Xây dựng văn hóa chất lượng [6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề” mã số 93-38-24 do tác giả Nguyễn Đức Trí làm chủ nhiệm có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu khá toàn diện về năng lực thực hiện và hệ thống đào tạo theo tiêu chuẩn nghề ở Việt Nam. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của phương thức đào tạo dựa trên năng lực thực hiện, đặc biệt là việc chỉ ra các giai đoạn xác định nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực, cách thức tổ chức đào tạo theo tiếp cận này từ khâu xác định mục tiêu đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đến các khâu xây dựng chương trình, tổ chức hoạt động dạy học, đánh giá kết quả đào tạo theo các yêu cầu của chuẩn [20]. Luận án tiến sĩ với đề tài “Các biện pháp đổi mới quản lý dạy học thực hành nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kỹ thuật” của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng đã phân tích những đặc điểm của đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện, so sánh sự khác nhau giữa đào tạo theo năng lực thực hiện và đào tạo theo niên chế. Luận án chỉ ra những yêu cầu khách quan phải đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện thông qua xác định chuẩn nghề nghiệp [12]. Luận án tiến sĩ “Quản lý đào tạo ở trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” của Nguyễn Thị Hằng xác định: Để các trường dạy nghề có thể đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong cơ chế thị trường thì khâu then chốt và bước đi đột phá là phải đổi mới quản lý đào tạo nghề từ đào tạo theo hướng cung sang hướng cầu và tuân thủ các quy luật của thị trường theo các chuẩn đào tạo đã được xác định; phải thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường với các doanh nghiệp trong đào tạo, coi đó là tiền đề quan trọng để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội [8]. Trong bài “Tổ chức quản lý đào tạo các cơ sở dạy nghề trong hệ thống giáo dục hiện đại” tại Hội thảo quốc tế về “Tổ chức quản lý đào tạo trong các cơ sở dạy nghề - Kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam”, tác giả Luc Moitroux đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất