Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí tại tòa soạn báo mạng điện tử ở ...

Tài liệu Quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí tại tòa soạn báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay

.PDF
140
1
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN CẤN MẠNH CƢỜNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ TẠI TÒA SOẠN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN CẤN MẠNH CƢỜNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ TẠI TÒA SOẠN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát báo mạng điện tử Dangcongsan.vn, VnExpress.net, Dantri.com.vn, 2020 - 2021) Chuyên ngành: Báo chí & Truyền thông Mã số: 8 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG HÀ NỘI - 2021 Luận văn đã đƣợc hiệu chỉnh theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Báo chí học ngày 18/12/2021. Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí tại tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Viện Báo chí, Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều có nguồn gốc đầy đủ và trung thực. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021 Tác giả Cấn Mạnh Cƣờng LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học quý giá. Tôi cũng xin cảm ơn các lãnh đạo cùng các anh chị đồng nghiệp các báo Đảng Cộng sản Việt Nam, VnExpress, báo Dân trí - nơi tôi công tác và nhiều báo khác đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực tế và cung cấp cho tôi những tài liệu liên quan đến luận văn. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021 Tác giả Cấn Mạnh Cƣờng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AI: Trí tuệ nhân tạo CMS: Hệ thống quản trị nội dung PGS: Phó Giáo sư TS: Tiến sĩ TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ TẠI TÒA SOẠN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ...................... 12 1.1. Quản lý dữ liệu - Khái niệm, mục tiêu và vai trò trong tiến trình chuyển đổi số ........................................................................................ 12 1.2. Các yếu tố của quá trình quản lý dữ liệu ....................................... 28 1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý dữ liệu ................................................. 33 1.4. Điều kiện quản lý dữ liệu............................................................... 36 1.5. Mối quan hệ giữa quản lý và khai thác dữ liệu.............................. 39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở TÒA SOẠN BÁO DANGCONGSAN.VN, VNEXPRESS.NET, DANTRI.COM.VN .................................................... 42 2.1. Giới thiệu các cơ quan báo chí khảo sát ........................................ 42 2.2. Khảo sát thực trạng các yếu tố quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở tòa soạn báo Dangcongsan.vn, Vnexpress.vn, Dantri.com.vn ....................................................................................... 45 2.3. Đánh giá chung .............................................................................. 60 2.4. Nguyên nhân của kết quả ............................................................... 69 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở TÒA SOẠN BÁO DANGCONGSAN.VN, VNEXPRESS.NET, DANTRI.COM.VN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 73 3.1. Xu hướng quản lý dữ liệu trên thế giới .......................................... 73 3.2. Một số vấn đề đặt ra........................................................................ 77 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí tại tòa soạn báo mạng điện tử Dangcongsan.vn, Vnexpress.vn, Dantri.com.vn ................................................................ 82 3.4. Một số khuyến nghị ........................................................................ 90 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 108 TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 132 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Yêu cầu về mô tả ảnh trên kho dữ liệu Báo Dân trí ..................... 52 Hình 2.2: Giao diện kho dữ liệu ảnh của Báo Dân trí .................................. 55 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Logic của quá trình quản lý. ......................................................... 13 Sơ đồ 1.2: Bốn khu vực trong mô hình tổ chức toà soạn hội tụ và đa phương tiện (PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng). ................................................. 37 Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý dũ liệu tại Ban Xây dựng Đảng, Báo Đảng Cộng sản Việt Nam................................................................................. 49 Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý dữ liệu tại Trung tâm truyền hình Internet, Báo Đảng Cộng sản Việt Nam ............................................................. 50 Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý dữ liệu tại báo VnExpress ............................... 51 Sơ đồ 2.4: Quy trình quản lý dữ liệu tại báo Dân trí ...................................... 52 Sơ đồ 2.5: Cơ cấu quản lý dữ liệu tại Báo Đảng cộng sản Việt Nam ............ 65 Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý dữ liệu đề xuất tại tờ báo mạng điện tử ........... 88 Sơ đồ 3.2: Quản lý dữ liệu trong Hệ sinh thái truyền thông đa phương tiện (PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng) ........................................................ 93 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi đề cập tới vấn đề dữ liệu, các chuyên gia thường nhắc tới câu nói nổi tiếng của Ericmidt, Giám đốc điều hành (CEO) Alphabet – công ty mẹ của Google rằng, cứ mỗi hai ngày chúng ta lại tạo ra lượng dữ liệu tương đương những gì chúng ta đã tạo ra từ buổi bình minh nhân loại đến năm 2003. Có thể, vẫn còn một số ý kiến chưa hẳn đồng tình với quan điểm của Ericmidt, nhưng mọi người đều đồng ý rằng, dữ liệu chúng ta đang tạo ra gia tăng nhanh chóng và tiếp tục tăng nhanh. Quan sát ở một góc độ hẹp hơn, tại các tờ báo mạng điện tử, hàng ngày các phóng viên tác nghiệp mang về tòa soạn rất nhiều các văn bản, hình ảnh, clip, file ghi âm… Những dữ liệu này sẽ được chọn lọc ngay để sáng tạo những tác phẩm báo chí theo những lát cắt, những hướng khai thác đáp ứng nhu cầu tức thời của độc giả. Nhưng dù khai thác theo cách nào thì những dữ liệu phóng viên mang về thường không được sử dụng hết vào các tác phẩm mà vẫn còn những “dư địa” nhất định. Vậy việc quản lý các dữ liệu phóng viên mang về nói chung, bao gồm cả những dữ liệu đã được sử dụng cũng như những dữ liệu chưa sử dụng (có sàng lọc) hiện đang được thực hiện ra sao. Bên cạnh đó, tại tòa soạn, các phóng viên cùng khối biên tập, khối kỹ thuật cũng xử lý nhiều video, hình ảnh và sáng tạo ra nhiều infographics… Những sản phẩm qua xử lý này cũng có thể trở thành dữ liệu trong quá trình sáng tạo các tác phẩm báo chí khác… Đó là chưa kể dữ liệu từ các tổ chức, cơ quan nhà nước và trong xã hội. Những dữ liệu này hiện có được lưu trữ và lưu trữ như thế nào là một khía cạnh cần được khảo sát. Khi đề cập tới vấn đề quản lý dữ liệu cũng không thể không nói tới sự phát triển của báo chí đa phương tiện, báo chí dữ liệu. Hàng ngày, các tòa soạn báo mạng điện tử tạo ra nhiều dạng thức sản phẩm mới như E-magazine, Long-form, Interactive, Infographic… Đây là những sản phẩm phát huy được 2 nguồn dữ liệu báo chí, từ đó cũng đặt ra yêu cầu rất lớn với việc quản lý dữ liệu tại các tòa soạn. Các tòa soạn đang đáp ứng đòi hỏi này như thế nào cũng là một câu hỏi cần có lời giải đáp. Ở khía cạnh khác, với sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật, của cuộc cách mạng 4.0, các tòa soạn áp dụng các phương thức nào để quản lý dữ liệu trên và việc sử dụng dữ liệu vào việc sáng tạo các tác phẩm được thực hiện ra sao. Ở đây, việc quản lý không đơn thuần là “lưu trữ” mà việc quản lý dữ liệu được thực hiện trên các nền tảng kỹ thuật nào, phần mềm và kho dữ liệu có như một thư viện “mở” để các phóng viên, biên tập viên chỉ cần vài thao tác trên máy tính đã tiếp cận, lấy được dữ liệu. Các kho dữ liệu có được quản lý bởi những nhân viên kỹ thuật hay tồn tại độc lập, không cần những nhân viên kỹ thuật giám sát. Các kho dữ liệu được kết nối với hệ thống quản trị nội dung của các tòa soạn hay không. Triển vọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý dữ liệu trong thời gian tới như thế nào. Chúng ta cũng đều biết, mục đích của việc lưu trữ dữ liệu là để quản lý và khai thác sử dụng trong sáng tạo tác phẩm báo chí hoặc khai thác thương mại. Vì thế, việc tổ chức lưu dữ liệu theo hình thức nào, việc phân chia các đầu thư mục theo tiêu chí nào, việc tìm kiếm có thuận lợi, tốc độ tìm kiếm có bảo đảm,… là những vấn đề cần được đề cập. Một vấn đề khác cũng cần đặt ra với việc quản lý dữ liệu là hoạt động này dựa trên cơ sở pháp lý nào. Trong những trường hợp nào dữ liệu được xác định thuộc sở hữu của tòa soạn và trong trường hợp nào dữ liệu thuộc sở hữu của các phóng viên. Phải làm thế nào để việc quản lý dữ liệu tại các tòa soạn đảm bảo đúng quy định pháp luật, không vi phạm bản quyền đang là vấn đề đặt ra với các tòa soạn. Tiếp đó, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng, mang tính thời sự hiện nay, hoạt động quản lý dữ liệu có vị trí, vai trò như thế nào trong quá trình xây dựng tòa soạn hội tụ cũng như quá trình chuyển đổi số ở các tờ báo 3 mạng điện tử. Việc chuyển đổi số hướng tới việc can thiệp vào nguồn tài nguyên dữ liệu ra sao, trong khi việc quản lý dữ liệu cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi nào với quá trình chuyển đổi số ở các tòa soạn. Thực tiễn quản lý dữ liệu ở các tòa soạn báo mạng điện tử hiện nay ra sao. Các tòa soạn có thực hiện quản lý dữ liệu hay không, nếu có thì đã thực hiện với quy trình như thế nào, mô hình hoạt động ra sao… và có đáp ứng được những vấn đề nêu bên trên và những đòi hỏi của quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí hay không. Đây là vấn đề cần phải được khảo sát cụ thể ở những tờ báo mạng điện tử để có thể mang đến một cái nhìn phổ quát. Bên cạnh thực tiễn quản lý dữ liệu trong nước như vừa đề cập, vấn đề quản lý dữ liệu trên thế giới cũng cần được cập nhật. Nhìn ra bên ngoài, việc quản lý dữ liệu trên thế giới đang thực hiện ra sao, xu hướng tới đây thế nào và chúng ta có thể tiếp cận được khâu quản lý dữ liệu trên thế giới hay không. Xuất phát từ thực trạng và những vấn đề đặt ra trên đây, có thể thấy việc tìm ra phương thức để quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở các tòa soạn báo mạng điện tử là hết sức cần thiết. Do vậy, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí tại tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình chọn đề tài, tác giả đã tiếp cận các cuốn sách, các công trình, các bài viết có liên quan gián tiếp đến những khía cạnh của đề tài. Những tài liệu này là cơ sở bước đầu để tác giả triển khai đề tài luận văn của mình. Về sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử Trong cuốn sách Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đã hệ thống về những vấn đề chính của báo mạng điện tử. Cuốn sách có giá trị tham khảo thiết thực đối với đề tài ở nội dung về loại hình báo mạng điện tử. 4 Cuốn sách Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo của T.S Nguyễn Trí Nhiệm – PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên), nêu lên những kiến thức và kỹ năng cơ bản của báo mạng điện tử như đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất báo mạng điện tử; công chúng báo mạng điện tử; viết cho báo mạng điện tử; tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử; hình ảnh trên báo mạng điện tử; âm thanh trên báo mạng điện tử; video trên báo mạng điện tử... Cũng liên quan đến nghiệp vụ báo chí, TS Lê Thị Nhã có cuốn Lao động nhà báo. Cuốn sách ra đời trên cơ sở những nghiên cứu lý thuyết và kỹ năng cơ bản trong lao động báo chí của các tác giả trong nước và nước ngoài; đặc biệt là những đúc kết từ thực tiễn phát triển của nghề báo, nhà báo trong những năm qua. Cụ thể, tác giả đề cập đặc điểm lao động nhà báo, tổ chức lao động trong cơ quan báo chí, lao động nhà báo trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, lao động nhà báo trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí… Trong cuốn Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông trong môi trường truyền thông số hiện nay, PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng có đề cập quy trình tổ chức sản phẩm báo mạng điện tử. Theo tác giả, trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, các bước tiến hành phụ thuộc nhiều vào những yếu tố kỹ thuật như việc thiết kế giao diện, các phần mềm quản lý và xuất bản thông tin trên mạng. Đặc biệt, tác giả đã đề cập một số bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng. Về báo chí dữ liệu Trong cuốn Báo chí và truyền thông đa phương tiện, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang đã phân tích tổng quan về báo chí và truyền thông đa phương tiện, đề cập các xu thế phát triển của báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số, vấn đề hội tụ truyền thông và tòa soạn hội tụ, tác phẩm báo chí đa phương tiện, công chúng và truyền thông trong kỷ nguyên mới, truyền thông xã hội và “nhà báo công dân”. Đặc biệt, trong cuốn sách, tác giả đã có một phần đi sâu 5 về báo chí dữ liệu thông qua việc làm rõ khái niệm báo chí dữ liệu, đặc điểm, truy trình sản xuất báo chí dữ liệu, yêu cầu để phát triển báo chí dữ liệu. Tiếp nối về báo chí dữ liệu, tác giả Lê Quốc Minh trong bài viết Báo chí dữ liệu: Hướng đi mới của tương lai đăng trên trang Thông tin điều hành tác nghiệp – TTXVN ngày 3/10/2017, đã đề cập những vấn đề cơ bản của thể loại báo chí mới này. Tác giả đã cho rằng, bằng cách phân tích các bộ dữ liệu khổng lồ, các “nhà báo dữ liệu” sử dụng dữ liệu để phơi bày sự thực và kể câu chuyện của họ. Điều đó có nghĩa là các nhà báo phải lục lọi hàng đống dữ liệu và nhờ đến các công cụ digital (kỹ thuật số), để tìm ra những điểm bất thường thú vị biến nó thành tác phẩm báo chí. Cũng theo tác giả bài báo, nói đến báo chí dữ liệu cũng là nói đến khái niệm “hình ảnh hóa” (visualisation) – thực chất là ám chỉ tới các biểu đồ. Dữ liệu và khả năng hình ảnh hóa kết hợp với việc phân tích báo chí và lối viết bài hấp dẫn sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn nhiều so với các bài báo thông thường. Báo chí dữ liệu tranh thủ sức mạnh của máy tính, các hình thức thể hiện dữ liệu digital cùng những công nghệ khác để trình bày dữ liệu theo cách thức lôi cuốn, hữu hiệu và nhanh chóng hơn cách đưa tin truyền thống. Cũng về báo chí dữ liệu, tác giả Nam Dương có bài viết Báo chí dữ liệu: Cách kể chuyện hiện đại đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử, ngày 2/10/2019. Theo tác giả, báo chí dữ liệu là sự kết hợp giữa khả năng phân tích của phóng viên và khả năng phân tích dữ liệu của một nhà thống kê. Phóng viên phân tích dữ liệu thô bằng các công cụ hỗ trợ, tìm ra những điểm bất thường hoặc nổi bật, sau đó biến dữ liệu thành tác phẩm báo chí. Trong các tác phẩm báo chí dữ liệu, chứng cứ, dẫn chứng, số liệu dùng để thuyết phục công chúng được trình bày trực tiếp, hạn chế sự phân tích sâu của nhà báo. Nói đến báo chí dữ liệu là nói đến hình ảnh hóa (visualisation) dữ liệu bằng các biểu đồ, infographic,... Hình ảnh hóa dữ liệu kết hợp với khả năng phân tích báo chí trong tác phẩm báo chí dữ liệu tạo ra sự cuốn hút so với các 6 bài báo thông thường. Có thể nói, báo chí dữ liệu khác với báo chí truyền thống, khi coi trọng dữ liệu hơn tin tức. Trong thời đại kỹ thuật số, mọi thứ đều được mô tả bằng những con số. Đặc biệt, về báo chí dữ liệu, có thể kể đến luận văn Quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay của tác giả Phí Hữu Tuấn. Luận văn đã nghiên cứu quản lý sản xuất báo chí dữ liệu tại các báo VnExpress.net, Vietnamplus.vn, Zing.vn trong năm 2019, từ đó khái quát lên những thành công và hạn chế của báo chí dữ liệu tại các tờ báo này (theo đó, báo chí dữ liệu của chúng ta có hình thức trình bày đơn giản với dạng đồ họa như Infographics, video đồ họa – Videographic và đồ họa tương tác – Interactive Infographic). Tác giả cũng đề xuất xây dựng quy trình quản lý sản xuất sản phẩm báo chí dữ liệu ở các tòa soạn báo mạng điện tử ở nước ta. Liên quan đến vấn đề dữ liệu tại các cơ quan báo chí, PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng trong bài viết “Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số” (Chuyên san Những vấn đề lý luận, tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, 6/2021) đã nhấn mạnh, sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất báo chí, truyền thông đòi hỏi phải có nhân lực vận hành khu vực dữ liệu (kiểm soát dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu, thao tác, tích hợp, mã hóa, phân tích dữ liệu, sau đó lưu dữ liệu vào kho chung và kho dữ liệu theo danh mục để sử dụng). Khi đề cập điều kiện cho chuyển đổi số của các cơ quan báo chí, PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng đã nhắc tới 4 yếu tố, trong đó có “chiến lược và năng lực chuyển đổi nền tài chính từ vốn (capital) sang vốn dữ liệu (data-capital)”. Về quản lý dữ liệu Chuyên về vấn đề quản lý dữ liệu, có thể kể đến luận văn thạc sĩ báo chí học 2019 của tác giả Trần Văn Long Quản lý và khai thác dữ liệu hình ảnh tại Truyền hình Nhân dân hiện nay. Tác giả đã khảo sát tình hình quản lý 7 và khai thác dữ liệu hình ảnh tại Truyền hình Nhân dân hiện nay qua một số tiêu chí như không gian lưu trữ, tốc độ tìm kiếm, khai thác, trang thiết bị và nhân công. Theo tác giả, Truyền hình Nhân dân đã tạo được không gian lưu trữ, về cơ bản tạm thời đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, không gian lưu trữ chưa được tối đa hóa, tốc độ tìm kiếm khai thác dữ liệu hình ảnh vẫn còn chậm do chưa có phần mềm quản lý chuyên dụng, hiện đại, việc kiểm soát nguồn dữ liệu đầu vào của phóng viên khi đưa vào hệ thống lưu trữ chưa tốt… Ngoài ra, Truyền hình Nhân dân chưa có một server lưu trữ riêng biệt. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp như tăng cường chất lượng của tư liệu hình ảnh, xác định thời gian lưu trữ hợp lý, định hướng trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, tăng tốc độ tìm kiếm, khai thác… Các cuốn sách, các công trình trên, các bài viết, các tác giả đã đề cập các vấn đề cơ bản nhất của báo mạng điện tử, báo chí và truyền thông đa phương tiện, quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông trong môi trường số, khái niệm báo chí dữ liệu và thực trạng báo chí dữ liệu tại một tòa soạn báo mạng ở Việt Nam hiện nay… Tuy nhiên, các cuốn sách, các công trình trên chưa có phần nội dung đề cập việc quản lý, khai thác dữ liệu trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Riêng luận văn Quản lý và khai thác dữ liệu hình ảnh tại Truyền hình Nhân dân hiện nay, tác giả khảo sát sâu về quản lý, khai thác dữ liệu hình ảnh tại Truyền hình Nhân dân. Như vậy, theo quan sát của tác giả, đề tài “Quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí tại tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” không trùng lặp với các đề tài đã công bố và có ý nghĩa thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lý luận, khảo sát thực trạng quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm trên báo mạng điện tử (khảo sát báo điện tử Dangcongsan.vn, VnExpress.vn, Dantri.com.vn), tác giả luận văn đề xuất một 8 số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở báo mạng điện tử trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ sau: - Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở tòa soạn báo mạng điện tử và cơ sở thực tiễn của quản lý dữ liệu tại các tòa soạn báo mạng điện tử. - Khảo sát thực trạng quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở báo điện tử Dangcongsan.vn, VnExpress.vn, Dantri.com.vn và đánh giá hoạt động quản lý dữ liệu tại 3 tòa soạn này. - Từ thực tiễn quản lý dữ liệu tại ba tòa soạn và từ việc tìm hiểu xu hướng quản lý dữ liệu trên thế giới đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng hiệu quả quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở tòa soạn báo mạng điện tử. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở tòa soạn báo mạng điện tử (báo điện tử Dangcongsan.vn, VnExpress.vn, Dantri.com.vn). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Năm 2020 - 2021. Phạm vi khảo sát: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở 3 tờ báo mạng điện tử (báo Dangcongsan.vn, VnExpress.vn, Dantri.com.vn) với các nội dung thu thập, lưu trữ, bảo mật, truy xuất dữ liệu. Luận văn không đi sâu vào quy trình khai thác, sử dụng dữ liệu cụ thể trong sáng tạo các tác phẩm báo chí. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Nghiên cứu đề tài này, học viên dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa 9 Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về báo chí truyền thông, quản lý báo chí- truyền thông. Luận văn sử dụng các lý thuyết về báo chí nói chung, tổ chức sản phẩm báo chí đa loại hình nói riêng. Cụ thể như cơ sở lý luận báo chí; cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng; Lý luận về khoa học quản lý; phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Mặc khác, luận văn tìm hiểu cơ sở pháp lý, như Luật Báo chí năm 2016, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến quản lý tổ chức sản xuất sản phẩm báo điện tử. Bên cạnh đó, luận văn còn dựa trên cơ sở lý luận của các ngành khoa học liên quan như: Xã hội học, kỹ thuật công nghệ, quản lý và lãnh đạo học… 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận của đề tài là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài để xây dựng thành khung lý thuyết làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực tiễn. Phương pháp này được tác giả triển khai thực hiện trong việc khảo sát các công trình nghiên cứu, tài liệu về lý luận chuyên ngành báo mạng điện tử; lãnh đạo, quản lý báo chí; các văn bản, chỉ thị, nghị quyết có liên quan đến hoạt động báo chí nói chung và các cơ quan báo mạng điện tử; các tài liệu về báo chí đa phương tiện, các cuốn sách về quản lý dữ liệu. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm thu thập những thông tin xác thực từ những chuyên gia, những nhà quản lý, những thư ký tòa soạn, trưởng ban, biên tập viên, phóng viên, những người làm ở bộ phận kỹ thuật. Số lượng: 14 phỏng vấn sâu. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dữ liệu, các biện pháp quản lý dữ liệu thời gian luận văn khảo sát, nhằm đưa ra những đánh giá về thực trạng và những kết luận có tính khái quát về chất lượng của chương trình. 10 - Phương pháp quan sát: Sử dụng để phân tích dữ liệu hiển thị trên các trang Tulieuvankien.dangcongsan.vn và Hochiminh.vn và việc sử dụng dữ liệu trong các tác phẩm báo chí… - Phương pháp so sánh: Sử dụng để đối chiếu, so sánh phương thức quản lý dữ liệu tại các tòa soạn báo. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài là công trình đầu tiên dưới dạng luận văn thạc sĩ nghiên cứu về quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở tòa soạn báo mạng điện tử. Qua luận văn, tác giả sẽ khảo sát thực tế quản lý dữ liệu và việc sử dụng dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí, làm rõ những ưu, nhược điểm trong việc quản lý, sử dụng dữ liệu, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dữ liệu ở các tờ báo mạng điện tử. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn cho thấy cái nhìn tổng quan về thực trạng quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở các báo mạng điện tử. - Từ phác họa về thực trạng vấn đề quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở 3 tờ báo điện tử được khảo sát, luận văn cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu ở các tờ báo điện tử hiện nay. - Bổ sung thêm một số khái niệm, quan điểm về quản lý dữ liệu, sử dụng dữ liệu ở các báo mạng điện tử. - Những đúc kết từ thực tiễn nghiên cứu và giải pháp của luận văn có ý nghĩa nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý dữ liệu ở các báo mạng điện tử. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả khảo sát của luận văn giúp các nhà quản lý, các nhà báo ở các tòa soạn báo mạng điện tử tham khảo để có thêm góc nhìn và bổ sung chuyên môn trong quá trình công tác, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan báo mạng điện tử. 11 Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, tác giả hi vọng luận văn sẽ là cuộc khảo nghiệm đáng tin cậy để các cơ quan báo mạng điện tử nói chung, các cơ quan được khảo sát nói riêng sớm đánh giá lại hoạt động quản lý dữ liệu tại cơ quan mình cũng như đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Bản thân tác giả cũng mong, những kiến thức lĩnh hội được từ quá trình làm luận văn sẽ giúp ích cho bản thân mình trong quá trình công tác tiếp theo tại tòa soạn báo mạng điện tử. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn tập trung ở 3 chương. Kết cấu cụ thể của luận văn như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí tại tòa soạn báo mạng điện tử. Chương 2: Thực trạng quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở tòa soạn báo Dangcongsan.vn, VnExpress.net, Dantri.com.vn Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở tòa soạn báo mạng điện tử. 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ TẠI TÒA SOẠN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1. Quản lý dữ liệu - Khái niệm, mục tiêu và vai trò trong tiến trình chuyển đổi số 1.1.1. Khái niệm quản lý dữ liệu trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở tòa soạn báo mạng điện tử 1.1.1.1. Quản lý Quản lý là một khái niệm có nội hàm xác định, song lâu nay chưa có một định nghĩa thống nhất mà có các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và được thể hiện bằng thuật ngữ khác nhau. Có người nhìn nhận quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Có tác giả lại cho rằng, quản lý là công tác phối hợp hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức. Cũng có tác giả cho quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Có quan niệm đơn giản hơn nữa, cho quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó. Theo Từ điển tiếng Việt, quản lý được hiểu là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Trong cuốn Giáo trình khoa học quản lý, tập 1, tác giả Đỗ Hoàng Toàn đưa ra khái niệm chung về quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” [47, tr 99].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan