Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu x...

Tài liệu Quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.

.DOC
205
539
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRƯƠNG ĐỨC CƯỜNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH 1. TS. MAI CÔNG KHANH THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu là khách quan trung thực, kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trương Đức Cường ii LỜI CẢM ƠN Với những tình cảm chân thành và tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh và TS. Mai Công Khanh, những người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Quí Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà khoa học đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở giáo dục Đại học, khoa chuyên môn đào tạo cử nhân Quản lý văn hóa trên cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.. Luận án được hoàn thiện cũng nhờ có sự giúp đỡ, động viên về tinh thần, vật chất của gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp, tôi xin cảm ơn! Dù đã rất cố gắng, song luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn từ các Thầy, Cô, Qúy vị và các bạn. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận án Trương Đức Cường iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii MỤC LỤC...................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU.................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................vi MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng........................................................................................3 4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..................................................4 8. Các luận điểm bảo vệ...........................................................................................5 9. Đóng góp của luận án..........................................................................................6 10. Cấu trúc của luận án.............................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI.........................................................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài..........................................................7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................13 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài....................................................................18 1.2.1. Đào tạo.............................................................................................................18 1.2.2. Quản lý đào tạo................................................................................................19 1.2.3. Ngành quản lý văn hóa....................................................................................20 1.2.4. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội......................................................................24 1.3. Đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa đáp ứng nhu cầu xã hội.................27 iv 1.3.1. Đặc trưng của đào tạo cử nhân ngành QLVH.....................................................27 1.3.2. Các thành tố của quá trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa...........................31 1.3.3. Mối quan hệ giữa đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa và nhu cầu xã hội ..........................................................................................................................32 1.4. Những vấn đề về quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội ..........................................................................................................................34 1.4.1. Mô hình CIPO và khả năng ứng dụng trong quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội........................................................................34 1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo ngành QLVH theo mô hình CIPO..........................39 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đào tạo cử nhân Quản lý văn hóa đáp ứng nhu cầu xã hội...........................................................................................49 1.5.1. Các yếu tố chủ quan.........................................................................................49 1.5.2. Các yếu tố khách quan.....................................................................................53 Kết luận chương 1.......................................................................................................57 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI.................................................................................................58 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng............................................................................58 2.1.1. Mục đích khảo sát............................................................................................58 2.1.2. Đối tượng, qui mô khảo sát.............................................................................59 2.1.3. Phương pháp khảo sát......................................................................................59 2.1.4. Nội dung, tiến trình khảo sát...........................................................................60 2.1.5. Cách thức xử lý dữ liệu khảo sát.....................................................................61 2.2. Khái quát về đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học.......................61 2.2.1. Khái quát về qui mô phát triển ngành QLVH ở một số trường đại học.........61 2.2.2. Qui mô đào tạo.................................................................................................63 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của ngành QLVH.........................................................63 2.3. Thực trạng đào tạo ngành QLVH ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội................................................................................................................65 2.3.1. Nhận thức về đào tạo cử nhân ngành QLVH..................................................65 v 2.3.2. Thực trạng công tác tuyển sinh.......................................................................66 2.3.3. Thực trạng chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH................................67 2.3.4. Thực trạng về tổ chức đào tạo.........................................................................69 2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo...............................................................71 2.3.6. Các điều kiện đảm bảo đào tạo cử nhân ngành QLVH...................................72 2.3.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo ngành QLVH.........................78 2.4. Thực trạng quản lý đào tạo ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội................82 2.4.1. Thực trạng quản lý đầu vào.............................................................................82 2.4.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo..............................................................86 2.4.3. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra...................................................................93 2.4.4. Quản lý môi trường đào tạo.............................................................................97 2.4.5. Những khó khăn trong quản lý đào tạo...........................................................98 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học................................................................................................101 2.5.1. Những ưu điểm..............................................................................................101 2.5.2. Những hạn chế...............................................................................................102 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế..............................................................................103 Kết luận chương 2.....................................................................................................104 Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...................................106 3.1. Định hướng để xây dựng các giải pháp.........................................................106 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học hiện nay..................................................................106 3.1.2. Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020.............................106 3.1.3. Quan điểm đào tạo ngành Quản lý văn hóa của Việt Nam...........................107 3.2. Nguyên tắc để đề xuất các giải pháp.............................................................107 3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu..................................................................................108 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn đồng bộ, hệ thống....................................................108 3.2.3. Đảm bảo tính gắn kết giữa đào tạo và sử dụng kết quả đào tạo...................109 vi 3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển...............................................................109 3.3. Giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay..................................109 3.3.1. Tổ chức đánh giá nhu cầu xã hội và xác định chuẩn đầu ra ngành Quản lý văn hóa ở trường đại học...........................................................................109 3.3.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng với yêu cầu xã hội cho ĐNGV ngành quản lý văn hóa ........................................................................................................................113 3.3.3. Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội..............................................................................................................120 3.3.4. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hôi..........................................126 3.3.5. Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QLVH và đơn vị sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo........................................................................128 3.3.6. Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo................132 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.........................................................................................................135 3.4.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp....................................................................135 3.4.2. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.............................136 3.5. Thử nghiệm giải pháp....................................................................................139 3.5.1. Khái quát về thử nghiệm...............................................................................139 3.5.2. Kết quả thử nghiệm.......................................................................................143 Kết luận chương 3.....................................................................................................151 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................152 1. Kết luận.................................................................................................................152 2. Khuyến nghị..........................................................................................................153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..........................................155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................156 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU Chữ viết tắt BGH CBGV CBQL CNH - HĐH CNTT CSVC ĐHVH ĐNGV GD&ĐT GDĐH GV HSSV KHCN NCXH QLGD QLVH QLVH, NT STT TTN TB TC THPT UBND VHNT XHCN Chữ viết đầy đủ Ban giám hiệu Cán bộ giảng viên Cán bộ quản lý Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghệ thông tin Cơ sở vật chất Đại học văn hóa Đội ngũ giảng viên Giáo dục và đào tạo Giáo dục đại học Giảng viên Học sinh sinh viên Khoa học công nghệ Nhu cầu xã hội Quản lý giáo dục Quản lý văn hóa Quản lý văn hóa nghệ thuật Sau thử nghiệm Trước thử nghệm Trung bình Tín chỉ Trung học phổ thông Ủy ban nhân dân Văn hóa nghệ thuật Xã hội chủ nghĩa v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát thực trạng..............................................60 Bảng 2.2. Qui mô đào tạo cử nhân đại học hệ chính qui ngành QLVH...............63 Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động đào tạo....................65 Bảng 2.4. Quản lý phương thức tuyển sinh ngành QLVH......................................66 Bảng 2.5. Nội dung chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội................67 Bảng 2.7. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ĐNGV........................................69 Bảng 2.8. Tổ chức dạy học trong đào tạo cử nhân QLVH...................................70 Bảng 2.9. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học................................71 Bảng 2.10. Đánh giá kết quả học tập sinh viên ngành QLVH...............................72 Bảng 2.11. Đánh giá hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV..............75 Bảng 2.12. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ngành QLVH..................76 Bảng 2.13. Đánh giá về hoạt động quản lý học tập và quản lý sinh viên...............77 Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng của đến đào tạo ngành QLVH..........................79 Bảng 2.15. Đánh giá về năng lực tự học của người học.........................................80 Bảng 2.16. Chương trình đào tạo cử nhân ngành QLVH.........................................80 Bảng 2.17. Thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng nhân lực ngành QLVH..................................................................81 Bảng 2.18. Phân chia lớp/nhóm sau tuyển sinh........................................................82 Bảng 2.19. Trình độ ĐNGV cơ hữu thuộc cơ sở GDĐH đào tạo ngành QLVH ...............................................................................................................84 Bảng 2.20. Nội dung chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng.........................85 Bảng 2.21. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu đào tạo cử nhân ngành QLVH...........86 Bảng 2.22. Đánh giá về quản lý phát triển nội dung chương trình đào tạo...............88 Bảng 2.23. Tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo............................................89 Bảng 2.24. Phát triển chương trình đào tạo..............................................................89 Bảng 2.25. Đánh giá việc thực hiện qui chế đào tạo của ĐNGV..............................90 Bảng 2.26. Đánh giá phương pháp dạy học của ĐNGV..........................................91 Bảng 2.27. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo..................................92 Bảng 2.28. Ý kiến đánh giá về kết quả học tập sinh viên......................................93 Bảng 2.29. Công tác quản lý tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên ngành QLVH ...............................................................................................................94 vi Bảng 2.30. Đánh giá mức độ phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng trong quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH..........................................95 Bảng 2.31. Đổi mới phương pháp ở cơ sở GDĐH đào tạo cử nhân QLVH............96 Bảng 2.32. Đánh giá các phương pháp dạy học của GV đào tạo ngành QLVH ...............................................................................................................97 Bảng 2.33. Đánh giá lượng kiến thức trong chương trình đào tạo............................98 Bảng 2.34. Đánh giá những khó khăn trong việc quản lý đào tạo ngành QLVH ...............................................................................................................98 Bảng 2.35. Đánh giá mức độ hạn chế của đội ngũ CBQL ngành QLVH..................99 Bảng 2.36. Nguyên nhân dẫn đến năng lực tự học của sinh viên QLVH chưa tốt .............................................................................................................100 Bảng 3.1. Khung năng lực GV ngành QLVH.....................................................114 Bảng 3.2. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp....................................137 Bảng 3.3. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp.......................................138 Bảng 3.4. Nâng cao kỹ năng thực hiện NVSP của ĐNGV................................143 Bảng 3.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá thử nghiệm sự phù hợp của việc Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV................144 Bảng 3.6. Hiệu quả nâng cao kỹ năng thực hiện nghiệp vụ sư phạm ĐNGV .............................................................................................................145 Bảng 3.7. Hiệu quả bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học...........145 Bảng 3.8. Hiệu quả tổ chức thâm nhập thực tế ở cơ sở......................................146 Bảng 3.9. Hiệu quả Bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học.................................146 Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá thử nghiệm Thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo..................................................147 Bảng 3.11. Thiết lập quản lý thông tin sinh viên sau khi tốt nghiệp và vấn đề việc làm ngành QLVH........................................................................148 Bảng 3.12. Đánh giá chất lượng hoạt động sinh viên đã tốt nghiệp ngành QLVH .............................................................................................................149 Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả hoạt động sinh viên đã tốt nghiệp ngành QLVH.......149 Bảng 3.14. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm thực nghiệm và Việc làm .............................................................................................................149 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO.....................................................36 Sơ đồ 3.1. Quy trình phát triển CTĐT khép kín .....................................................121 Sơ đồ 3.2. Qui trình thiết kế nội dung chương trình ĐT theo module nghề nghiệp .............................................................................................................123 Sơ dồ 3.3. Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội........................125 Sơ đồ 3.4. Quản lý trang thiết bị dạy học phục vụ đào tạo cử nhân QLVH............126 Sơ đồ 3.5. Mối liên hệ giữa các giải pháp................................................................136 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đương đại đang được tái cấu trúc từ chỗ phát triển chủ yếu dựa vào nguồn lực hữu hình phi nhân tạo sang nguồn lực vô hình nhân tạo. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế mới này là kinh tế tri thức. Tri thức trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng tăng trưởng và phát triển. Trong nguồn lực con người, nguồn lực của ngành quản lý văn hóa được xem là một thành phần cấu thành của nguồn nhân lực, có tiềm năng chuyển hóa thành vốn con người trong nguồn nhân lực nói chung. Ở Việt Nam mặc dù những năm gần đây, nguồn nhân lực này đã có những khởi sắc mới, những nhân tố mới khẳng định được vị trí của mình trước thương trường xong mới chỉ dừng lại bằng sự "chấp nhận" của xã hội chứ chưa đáp ứng được với nhu cầu xã hội và sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động đào tạo. Do đó kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn. Sự phát triển ấy không có tính bền vững, không phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Một bộ phận không nhỏ thiếu tính kế thừa liên thế hệ, thiếu vốn sống, chưa được qui nạp kiến thức văn hóa, lịch sử, tri thức khoa học và thiếu năng lực thực tiễn, các phẩm chất cần có của người làm công tác quản lý văn hóa. Trước sự phát triển đó, ngành quản lý văn hóa trở nên cấp bách vì sự phát triển nguồn nhân lực theo chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Ngành quản lý văn hóa cần được nhận diện và xử lý một cách thấu đáo, đó chính là giải quyết các mối quan hệ giữa nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Lĩnh vực có tính đặc thù, ngành quản lý văn hóa hướng tới phát triển con người một cách toàn diện về Đức - Trí Thể - Mỹ. Với những đặc trưng của ngành dựa trên những chuẩn mực nhất định là công việc khó khăn, cần có thời gian nghiên cứu về nguồn lực, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành của các nhà khoa học, các chuyên gia giàu kinh nghiệm khi tiếp cận với các ngành khoa học như: khoa học quản lý (Management Study), văn hóa học (Culturology), nghệ thuật học biểu diễn (School Performing Arts), tri thức học (Knowlege Study), kinh tế học giáo dục (Ecocnomics of Education)... còn rất mới đối với Việt Nam. Đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa đã có trên 40 năm. Nguồn nhân lực này, được sử dụng chủ yếu trong ngành văn hóa từ trung ương đến cơ sở, một số ít là cán bộ hoạt động phong trào của các đoàn thể chính trị xã hội, một số khác được 2 các doanh nghiệp có hoạt động, sản xuất kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đội ngũ này đã được bổ sung vào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp góp phần nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào công tác quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong cả nước. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, trước đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế với những biến động phức tạp của thế giới thì cơ hội và thức thách đan xen, đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để chủ động và thích nghi với bối cảnh phải đổi mới căn bản việc quản lý hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa ở trường đại học từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và cơ chế quản lý đào tạo. Mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức tổ chức đào tạo cử nhân quản lý văn hóa ở Việt Nam nói chung và ở trường đại học nói riêng vừa chậm được hiện đại, lại thiếu đồng bộ giữa các lĩnh vực. Các chính sách đào tạo chưa thể chế hóa bằng hoạch định chính sách, thể hiện giữa các lĩnh vực đào tạo, từ nội dung chương trình đến phương pháp; giữa hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo. Các cơ sở đào tạo cử nhân ngành QLVH chưa có chính sách đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo đối với người dạy và người học dẫn tới chương trình đào tạo còn mang tính hàn lâm chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu xã hội, từ người học và năng lực cần có của người học. Nhà trường chưa có những chính sách quản lý tốt đầu vào, quá trình đào tạo và đánh giá sản phẩm đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và sự hài lòng của khách hàng. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài "Quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay" là vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa trong trường đại học. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành QLVH ở các trường đại học, xác định các giải pháp quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo ngành QLVH ở trường đại học, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực. 3 3. Khách thể và đối tượng 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở các trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa đáp ứng nhu cầu xã hội. 4. Giả thuyết khoa học Đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa của nước ta trong những năm qua đã đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của của đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới trong tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa còn bộc lộ không ít những bất cập. Nếu xác định được các giải pháp quản lý đào tạo ngành QLVH ở các trường đại học dựa theo mô hình CIPO và thực hiện chúng một cách khoa học phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thì sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa, góp phần vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cả nước. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội. 5.2. Khảo sát thực tiễn công tác quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở các trường đại học. 5.3. Phân tích, đánh giá công tác quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở các trường đại học. 5.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở trường đại học. 6. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa dựa vào mô hình CIPO Giới hạn về khách thể khảo sát: Quá trình nghiên cứu thực tiễn được tiến hành ở cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Số liệu khảo sát từ năm 2011 đến 2016. 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận - Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân quản lý văn hóa như một hệ thống trong đó bao gồm các thành tố cùng với các mối quan hệ như: mối quan hệ giữa nhu cầu xã hội về cán bộ quản lý văn hóa được đào tạo với mục tiêu chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo, sản phẩm đào tạo cùng với cơ chế quản lý hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường, cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân quản lý văn hóa trong mối quan hệ giữa phân tích môi trường, đầu vào, quá trình đào tạo và sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo. - Tiếp cận năng lực: Việc tiếp cận theo năng lực cho phép đánh giá đào tạo ngành quản lý văn hóa so với những năng lực cần có của ngành quản lý văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản lý văn hóa trong thời kỳ hội nhập. - Tiếp cận thực tiễn: Để nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH, tìm hiểu các qui định, quá trình quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành QLVH đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay. - Tiếp cận CIPO: mô hình có những lợi thế, dễ vận dụng để đo đầu vào, đầu ra, kiểm soát quá trình và phân tích bối cảnh trong đào tạo cử nhân ngành QLVH ở trường đại học. - Tiếp cận qui luật cung cầu: Vận dụng quy luật cung - cầu nhằm xác định năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo cử nhân ngành QLVH với nhu cầu xã hội. Từ đó chuyển dịch đào tạo theo cách tiếp cận nguồn cung sang tiếp cận nguồn cung cầu, lấy mục tiêu đầu ra làm đích hướng tới, xác định ngành nghề và các kỹ năng cần thiết cho người học để sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện được yêu cầu về vị trí công việc và có khả năng tìm việc làm. Hướng tiếp cận này, để thực hiện việc điều chỉnh, xem xét các mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng một cách lành mạnh và hợp lý. - Tiếp cận nguồn nhân lực: Chính là cơ sở để thiết kế, thực hiện các hoạt động và chiến lược quản lý nguồn nhân lực trong đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa. Mục tiêu là phân tích, tổng hợp các cách tiếp cận về nguồn nhân lực của 5 của một tổ chức, đó là các quan điểm nguồn nhân lực hành vi, nguồn nhân lực tiềm năng (vốn con người), nguồn nhân lực tri thức và nguồn nhân lực mối quan hệ. Cách phân loại này dựa trên đặc điểm, bản chất của nguồn nhân lực. 7.2. Phương pháp nghiên cứu * Các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu, văn bản, sách, báo… các quan điểm lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; phân tích các tài liệu lý luận về giáo dục học, tâm lý học và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước để xây dựng cơ sở lý luận quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay. * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi phương pháp này được thực hiện thông qua hệ thống phiếu hỏi và phỏng vấn, quan sát để thu thập thông tin, phân tích các dữ liệu thực tiễn về quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội. - Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các nhà quản lý, các nghệ sỹ - nhà sư phạm ở các nhà trường về những vấn đề mà đề tài quan tâm nhằm tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý giáo viên nhà trường, đồng thời có những đánh giá về các giải pháp, khuyến nghị giải pháp quản lý, thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và tham khảo ý kiến các chuyên gia thuộc một số lĩnh vực quản lý văn hóa nghệ thuật, khoa học, kinh tế, xã hội, giáo dục... - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: phương pháp này nhằm tổng kết kinh nghiệm về quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội, nhằm thu thập tư liệu thực tiễn về biện pháp quản lý đào tạo ở một số trường đại học trong nước và quốc tế. - Phương pháp thực nghiệm: để đánh giá hiệu quả, sự phù hợp, tính khả thi và tính thực tiễn, chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra cho đào tạo cử nhân ngành QLVH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê Phương pháp này dùng để xử lý các tài liệu đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu như quan sát, điều tra hay thử nghiệm làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy. 6 8. Các luận điểm bảo vệ Chất lượng nguồn nhân lực ngành QLVH, không chỉ phụ thuộc vào các thành tố của quá trình đào tạo cũng như hoạt động quản lý đào tạo của trường đại học, mà còn phụ thuộc vào sự gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực được đào tạo. Mô hình CIPO là mô hình vừa nâng cao được chất lượng đào tạo đồng thời đảm bảo cho quá trình đào tạo sát hợp với bối cảnh của thực tiễn, giúp nhà quản lý thực hiện việc quản lý xuyên suốt quá trình, đầu vào, bối cảnh và đầu ra. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo cử nhân ngành QLVH ở các trường đại học là phù hợp với thực tiễn ngành đào tạo. Quản lý đào tạo cử nhân QLVH dựa vào mô hình CIPO sẽ mang lại hiệu quả nếu xây dựng và triển khai các giải pháp tập trung vào xác định nhu cầu đào tạo, phát triển chương trình đào tạo và thiết lập thông tin giữa đào tạo và sử dụng nhân lực được đào tạo từ các trường đại học. 9. Đóng góp của luận án - Về lý luận: + Xác định được các yếu tố cơ bản đặc trưng cho quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội. + Luận cứ cho việc áp dụng mô hình CIPO trong quản lý các hoạt động đào tạo cử nhân quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội. - Về thực tiễn: + Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo cử nhân văn hóa ở các trường đại học, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở thực tiễn cho hoạt động quản lý đào tạo nói chung, ngành quản lý văn hóa nói riêng. + Đề xuất được giải pháp quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa theo hướng ứng dụng, phù hợp với sự đổi mới quản lý giáo dục đại học trong điều kiện hiện nay + Kết quả nghiên cứu lý luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành quản lý văn hóa và là tài liệu cho cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành quản lý văn hóa theo hướng ứng dụng. + Kết quả nghiên cứu thực tiễn là những bài học kinh nghiệm quí giá trong việc tổ chức hoạt động đào tạo cử nhân ngành quản lý văn hóa ở trường đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội; Các giải pháp của luận án là những chỉ dẫn cụ thể để cán bộ 7 quản lý giáo dục các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên vận dụng trong các trường đại học có đào tạo ngành quản lý văn hóa. + Đối với các nhà quản lý ở địa phương, luận án cung cấp căn cứ luận để hoạch định chính sách góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luâ nâ về quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội. Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội trong các trường đại học. Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Quản lý đào tạo ở các trường đại học được một số nhà nghiên cứu nước ngoài tiếp cận và kinh nghiệm của một số nước gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và nhu cầu người học theo những cách tiếp cận, đánh giá ở nhiều mức độ, công trình nghiên cứu khoa học rất khác nhau, có thể tổng hợp thành các nhóm vấn đề chính liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài này: - Các nghiên cứu về quản lý đào tạo Quản lý đào tạo là hoạt động thiết yếu có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng. Quản lý đào tạo cũng giống như quản lý các hoạt động khác đều phải tuân thủ những nguyên lý chung, các chức năng chung của quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành phối hợp và kiểm tra kiểm soát. Việc nghiên cứu các nguyên lý quản lý nói chung đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nguyên lý quản lý nói chung ở nhiều công trình nghiên cứu khác nhau ngoài nước do các nhà lý luận quốc tế nghiên cứu, có thể kể đến: Frederich Wiliam Taylor (1856-1915), Robert J. Marzano, Koontz và O Donnell (Mỹ); Henri Fayol (1841-1925), Pháp; Feter F. Drucker (Áo); Max Weber (1864-1920), Đức;... công trình tiêu biểu như: Tác giả Robert J. Marzano (2007), viết cuốn sách “The Art and Science of Teaching: A Comprehensive Framework for Effective Instruction” (Nghệ thuật và Khoa học giảng dạy: Một khuôn khổ toàn diện cho hướng dẫn hiệu quả), nghiên cứu chiến lược lớp học dựa trên khoa học và nghiên cứu. Nhưng vấn đề là sử dụng tri thức khoa học và kết quả nghiên cứu đó như thế nào. Robert J. Marzano trình bày một mô hình để đảm bảo chất lượng giảng dạy cân bằng dựa vào nghiên cứu trên dữ liệu với việc hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của từng người học. Các nhà giáo dục phải kiểm tra tất cả các thành phần của quá trình giảng dạy để giúp giảng viên kiểm tra và phát triển kiến thức và kỹ năng của họ, để họ có thể đạt được phản ứng tổng hợp năng động, là kết quả của nghệ thuật và khoa học trong giảng dạy để mang lại thành tích học tập tốt hơn cho người học. Trong tác phẩm “The Art and Science of
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan