Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường...

Tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường

.PDF
53
207
129

Mô tả:

Luận văn cuối khóa Học viện tài chính i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Huyền Trang Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa ii Học viện tài chính MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i MỤC LỤC .............................................................................................. ii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................ iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................... v LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................... 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH PHƯỜNG ......................................................................... 4 1.1. Lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách phường ...................... 4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách phường .......... 4 1.1.2. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách phường ......................... 5 1.1.3 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách phường ....................... 6 1.2 Lý luận chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách phường .......... 7 1.2.1Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách phường ........ 7 1.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường ......................... 8 1.2.3 Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách phường ............ 11 1.2.4 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách phường ....................... 12 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................ 14 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ Liêm ............................. 14 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm ............. 14 2.1.2. Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên quận Nam Từ Liêm ..................................................................................... 16 2.2.1 Thực trạng phân bổ nhiệm vụ chi thường xuyên cho cấp ngân sách phường ............................................................................................... 17 Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa iii Học viện tài chính 2.2.2 Thực trạng về lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường ........... 19 2.2.4 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách phường ....... 31 2.3 Những đánh giá chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách phường .............................................................................................................. 33 2.3.1.Những ưu điểm đạt được ............................................................ 33 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................ 34 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM..................................................................................... 39 3.1 Mục tiêu và phương hướng tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ........................................ 39 3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ................................................ 40 3.3. Điều kiện để thực hiện những giải pháp trên ................................... 44 KẾT LUẬN ........................................................................................... 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 48 Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa iv Học viện tài chính DANH MỤC VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước KTXH : Kinh tế xã hội NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSP : Ngân sách phường NSTW : Ngân sách trung ương TCKH : Tài chính kế hoạch UBND : Ủy ban nhân dân Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa v Học viện tài chính DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Tên bảng Định mức chi thường xuyên ngân sách phường Tình hình chi ngân sách phường theo địa bàn từng phường Tình hình thực hiện chi thường xuyên NSP trên địa bàn quận Nam Từ Liêm năm 2012-2014 Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Trang 18 21 26 Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 1 Học viện tài chính LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau hai mươi chín năm thực hiện cơ chế chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể, mọi mặt KTXH đã được cải thiện vượt bậc. Đóng góp vào sự thành công của công cuộc đổi mới nền kinh tế ngày hôm nay không thể không nhắc đến sự thành công trong công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là NSP). Thông qua các hoạt động thu chi NSP trở thành công cụ đắc lực để chính quyền Nhà nước thực hiện quản lý toàn diện và thúc đẩy các hoạt động KTXH trên địa bàn. Tuy nhiên công tác quản lý chi thường xuyên NSP vẫn còn những vướng mắc nhất định như vấn đề về áp dụng đúng đắn các chính sách chế độ, công tác lập dự toán,… và một số vấn đề khác cần quan tâm. Những điều đó nếu được xem xét giải quyết một cách kịp thời sẽ phát huy tốt vai trò ngân sách cấp này. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, trong thời gian thực tập tại Phòng TCKH quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại đơn vị thực tập cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Bùi Tiến Hanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm” 2.Mục đích nghiên cứu Câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý tài chính là làm thế nào để việc chi thường xuyên NSP trên địa bàn quận đạt hiệu quả tiết kiệm nhất, chia sẽ những gánh nặng với ngân sách cấp trên mà không ảnh hưởng tới tình hình phát triển KTXH của địa phương. Làm rõ được câu hỏi này, đề tài hy vọng sẽ đề xuất được những giải pháp thiết thực hơn để giúp địa Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 2 Học viện tài chính phương phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế trong quản lý chi thường xuyên NSP 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn : là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSP. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu về chi thường xuyên, phân cấp chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên NSP theo 3 khâu của chu trình ngân sách nhà nước. Về không gian và thời gian, luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý chi thường xuyên NSP giai đoạn năm 2012 - 2014 và mục tiêu, phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên NSP giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn là các số liệu thứ cấp lấy từ các Báo cáo quyết toán chi NSP các năm 2012, 2013, 2014 do phòng TC-KH quận Nam Từ Liêm cung cấp; các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu do cán bộ quản lý NSP cung cấp ; các ấn phẩm, sách báo trong và ngoài Học viện,… - Phương pháp thực nghiệm: Quan sát các nghiệp vụ thực tế phát sinh, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý NSP - Phương pháp đối chiếu, so sánh: dùng để phân tích các số liệu đã thu thập được, từ đó đưa ra kết luận. Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 3 Học viện tài chính Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích các ảnh hưởng của các nhân tố. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Chương 3 : Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 4 Học viện tài chính Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH PHƯỜNG 1.1. Lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách phường 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách phường 1.1.1.1.Khái niệm chi thường xuyên ngân sách phường Chi thường xuyên ngân sách phường là quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được vào NSP để đáp ứng các nhu cầu chi giúp bộ máy chính quyền phường vận hành và thực hiện các nhiệm vụ của mình. 1.1.2.2 Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách phường Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên NSP đều mang tính ổn định. Có đặc điểm này xuất phát bởi sự tất yếu phải thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền địa phương về quản lý hành chính cần phải được duy trì một cách thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ các hàng hóa công cộng cho người dân ở phường. Ví dụ như: khi làm các thủ tục xác nhận hồ sơ cho con đi học, người dân phải tìm đến UBND nơi cư trú trong những ngày làm việc để yêu cầu, và những người có trọng trách của UBND phải đáp ứng yêu cầu chính đáng đó của công dân. Thứ hai, phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSP gắn chặt với cơ cấu tổ chức và hiệu lực hoạt động của mỗi phường. Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền phường tác động tới phạm vi và mức chi thường xuyên của NSNN cho phường. Khi bộ máy chính quyền phường cồng kềnh sẽ làm tăng chi cả về phạm vi và mức chi. Ngược lại, nếu bộ máy chính quyền phường gọn nhẹ phù hợp với thực tế mỗi địa phương sẽ làm tiền đề cho việc thu hẹp phạm vi chi thường xuyên của NSNN cho bộ máy của Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 5 Học viện tài chính phường, kéo theo đó sự phân bổ mức chi cho phường cũng có cơ hội tăng lên nhưng không làm tăng tổng mức chi. Bên cạnh đó, hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền phường cũng tác động rất lớn đến chi thường xuyên, từ đó ảnh hưởng lớn đến mức chi . Thứ ba, các chỉ tiêu chi luôn mang tính pháp lý do hoạt động của NSP luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền phường đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực phường. 1.1.2. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách phường Thứ nhất, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của chính quyền phường. Muốn thực hiện được các hoạt động theo nhiệm vụ được giao, phường cần phải có nguồn tài lực cần thiết để hợp thành một trong ba yếu tố đầu vào. Trong khi phần lớn hoạt động của bộ máy chính quyền phường nói riêng và bộ máy cơ quan nhà nước nói chung lại không tự tạo ra của cải để tự nuôi sống mình, thì nguồn tài lực đầu vào đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của nó phải được đảm bảo từ NSP cũng như NSNN. Vì vậy, chi thường xuyên NSP giữ vai trò quan trọng nuôi sống bộ máy chính quyền phường. Thứ hai, thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền phường. Hiệu quả hoạt động của chính quyền phường được thể hiện ở tính dân chủ và sự ổn định về chính trị, kinh tế phát triển, đời sống văn hóa không ngừng được cải thiện của người dân địa phương, xã hội công bằng, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo. Nếu đánh giá ở tầm vi mô thì hiệu quả được thể hiện ở chỗ chi phí thấp nhưng chất lượng dịch vụ tốt, tác động tốt tới tình hình xã hội tại phường, và người dân phường hưởng dịch vụ một cách hài lòng. Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 6 Học viện tài chính 1.1.3 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách phường - Chi cho hoạt động của văn phòng UBND phường: tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp phường, sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân, các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước, chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, công tác phí, chi về hoạt động, văn phòng, chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc, chi khác theo chế độ quy định. - Chi kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở phường. - Chi kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở phường như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, sau khi trừ các khoản thu theo điều tiết và các khoản thu khác. - Chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ phường và các đối tượng theo chế độ quy định. - Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: chi huấn luyện dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSP theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ, chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi NSP theo quy định của pháp luật, chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, các khoản chi khác theo chế độ quy định. - Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do phường quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ phường nghỉ việc theo chế độ quy định, chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 7 Học viện tài chính và công tác xã hội khác. Chi hoạt động văn hóa, thông tin , thể dục , thể thao, truyền thanh do phường quản lý. - Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho chữa bệnh của trạm y tế phường. - Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy đinh. - Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. 1.2 Lý luận chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách phường 1.2.1 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nguyên tắc thứ nhất: nguyên tắc quản lý theo dự toán. - Mọi nhu cầu chi tiêu đều phải lập dự toán, tính toán trong năm kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. - Các tổ chức thực hiện dự toán, phân bổ sử dụng mục lục NSNN theo dự toán. - Quyết toán: phân tích báo cáo lại tình hình thực hiện trong thời gian đối chiếu so sánh với kế hoạch đề ra. Nguyên tắc thứ hai: nguyên tắc hiệu quả. Sử dụng tiết kiệm: Biết lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm chi sao cho tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao. Nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của đơn vị sử dụng NSNN: - Các đơn vị tự chủ xây dựng dự toán chi phù hợp Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 8 Học viện tài chính - Chủ động phân bổ và sử dụng kinh phí theo nhu cầu thực tế của đơn vị mình. Nguyên tắc thứ tư : nguyên tắc chi trả trực tiếp qua KBNN. KBNN là cơ quan tài chính Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN nên trực tiếp kiểm soát các khoản chi: đúng chế độ,đúng đối tượng, phù hợp với dự toán, đủ hồ sơ chứng từ… 1.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường 1.2.2.1. Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường - Các nhiệm vụ phát triển KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của phường. Căn cứ này phán ảnh mối quản hệ chặt chẽ giữa yêu cầu về khối lượng và chất lượng công việc với nguồn tài lực đáp ứng cho nhu cầu thực hiện các công việc đó. Chính vì vậy, người ta luôn xem xét đến tác động qua lại giữa hai yếu tố: công việc và tiền để thực hiện công việc sao cho diễn ta thật nhịp nhàng và tiết kiệm. - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính và HĐND cấp tỉnh quy định. Phải dựa vào văn bản hướng dẫn và số kiểm tra do UBND quận thông báo. Thông qua đó nhằm đảm bảo tính thống nhất trong suốt qua trình lập dự toán. - Các chính sách chế độ chi thường xuyên do HĐND thành phố quy định. Dựa trên căn cứ này sẽ bảo đảm tính pháp lý cho các chỉ tiêu thuộc dự toán chi ngân sách cho phường. - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách phường năm hiện hành và thực tế các năm trước đó. Đây là căn cứ mang tính thực tiễn. Nó phản ánh mức độ sát thực giữa các chỉ tiêu của dự toán với nhu cầu thực tế của phường theo từng năm. Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa Học viện tài chính 9 - Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến chi thường xuyên ngân sách phường năm kế hoạch. Dựa vào căn cứ này sẽ lường trước được những biến động tác động đến các khoản chi thường xuyên từ đó giúp việc lập dự toàn chính xác hơn. 1.2.2.2. Trình tự lập dự toán chi thường xuyên ngân sách phường Trình tự: UBND QUẬN (Phòng TC-KH) (1) (6) (7) (8) (5) UBND PHƯỜNG (2) (3) (9) HĐND PHƯỜNG (4) (10) BAN, ĐOÀN THỂ, KẾ TOÁN PHƯỜNG Sơ đồ 1.1: Quy trình lập dự toán NSP Hướng dẫn xây dựng dự toán: Bước (1): Phòng TCKH hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán chi ngân sách cho các phường. Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 10 Học viện tài chính Bước (2): UBND phường tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán chi NSP và giao kiểm tra cho các ban, tổ chức thuộc UBND phường. Lập và tổng hợp dự toán NSP Bước (3): Các ban, tổ chức lập dự toán của đơn vị mình, kế toán phường lập dự toán chi NSP. Bước (4): UBND phường thảo luận với các ban, tổ chức về dự toán chi ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi NSP. Bước (5): UBND phường báo cáo Thường trực HĐND phường xem xét cho ý kiến về dự toán chi NSP. Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND phường, UBND phường hoàn chỉnh lại dự toán chi ngân sách và gửi Phòng TCKH quận. Bước (7): Phòng TCKH tổ chức làm việc về dự toán chi ngân sách với các phường đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND phường có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi ngân sách quận báo cáo UBND quận. Phân bổ và quyết định dự toán NSP Bước (8): UBND quận giao dự toán chi ngân sách chính thức cho các phường Bước (9): UBND phường hoàn chỉnh lại dự toán chi NSP trình HĐND phường trước phiên họp của HĐND phường về dự toán chi ngân sách; HĐND phường thảo luận và quyết định dự toán chi ngân sách Bước (10): UBND phường giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng TCKH quận, KBNN quận; thực hiện công khai dự toán Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 11 Học viện tài chính NSP chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp phường ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán ngân sách và các hoạt động tài chính khác. 1.2.3 Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách phường Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSP là việc sử dụng tổng hợp các chính sách, chế độ, các biện pháp giải pháp nghiệp vụ hành chính, kinh tế, tài chính, kế toán để triển khai thực hiện các khoản chi thường xuyên trong dự toán đã được HĐND phường quyết định; nhằm đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của chính quyền, nhiệm vụ chính trị, KTXH trên địa bàn quận. Căn cứ - Căn cứ dự toán chi thường xuyên NSP và phương án phân bổ NSP cả năm đã được HĐND phường quyết định, UBND phường phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên NSP theo Mục lục ngân sách Nhà nước gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi Trách nhiệm - Trách nhiệm của công chức tài chính kế toán phường: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, và trình Chủ tịch phường ký thủ tục chi ngân sách ( giấy rút dự toán hoặc lệch chi tiền) theo quy định; Kiểm tra giám sát việt thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND phường về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định - Trách nhiệm của UBND phường hoặc người được ủy quyền quyết định chi: Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức: Việc thực hiện chi thườn xuyên phải đảm bảo các điều kiện Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 12 Học viện tài chính - Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách; - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; - Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Hình thức chi thường xuyên ngân sách phường: - Chi theo dự toán: Căn cứ vào dự toán chi cả năm, cán bộ Tài chính phường làm thủ tục chi trình Chủ tịch UBND phường hoặc người được uỷ quyền quyết định gửi KBNN nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. - Chi theo lệnh chi tiền:Việc thanh toán các khoản chi của ngân sách phường bằng Lệnh chi ngân sách phường. Trên Lệnh chi NSP phải ghi cụ thể, đầy đủ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước, kèm theo Bảng kê chứng từ chi; đối với các khoản chi lớn phải kèm theo tài liệu chứng minh. Trường hợp thanh toán một lần có nhiều chương, thì lập thêm Bảng kê chi, chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước, trên Bảng kê ghi rõ số hiệu, ngày tháng của Lệnh chi ngân sách phường, đồng thời trên Lệnh chi ngân sách phường phải ghi rõ số hiệu của Bảng kê, tổng số tiền. 1.2.4 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách phường Quyết toán chi thường xuyên ngân sách là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Quyết toán chi thường xuyên NSP có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành chi ngân sách qua một Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 13 Học viện tài chính năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập dự toán, chấp hành dự toán. Yêu cầu - Báo cáo quyết toán NSP phải lập theo đúng biểu mẫu do Bộ tài chính quy định. - Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng dễ hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin cho UBND phường, HĐND phường và các cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định. - Nội dung trong báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo theo đúng mục lục NSNN. - Số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo quyết toán năm phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo quyết toán. Nội dung - Kế toán phường lập báo cáo quyết toán NSP hàng năm trình UBND phường xem xét để trình HĐND phường phê duyệt đồng thời gửi phòng TC – KH quận để thẩm định, tổng hợp. - Quyết toán chi NSP không được lớn hơn quyết thu NSP. - Sau khi HĐND phường phê duyệt, báo cáo quyết toán được làm 05 bản gửi HĐND phường, UBND phường, phòng TCKH quận, KBNN nơi phường giao dịch, 01 bản lưu tại kế toán phường và thông báo công khai tại nơi công cộng cho nhân dân trong phường biết. - Phòng TCKH quận có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi NSP, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND quận để yêu cầu HĐND phường điều chỉnh. Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 14 Học viện tài chính Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ Liêm 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm Quận Nam Từ Liêm là quận nằm ở phía Tây Nam Thành phố Hà Nội; phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Hà Đông, Phía Đông giáp quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, Phía Tây giáp huyện Hoài Đức. Tổng diện tích đất tự nhiên 3.311,7 ha với dân số năm 2013 khoảng 209.568 người.. Về mặt lịch sử, quận Nam Từ Liêm được chia tách từ huyện Từ Liêm, được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính phủ bao gồm 16 xã, diện tích đất tự nhiên trên 114 km 2, dân số 12 vạn người, sau 3 lần chia tách địa giới hành chính để thành lập các quận mới: Tây Hồ (1995), Cầu Giấy (1997), Thanh Xuân (1996); đến năm 2013, huyện Từ Liêm được phát triển thành 02 quận mới, trong đó có quận Nam Từ Liêm. Đơn vị hành chính của Quận Nam Từ Liêm gồm 10 phường: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Phương Canh, Tây Mỗ, Trung Văn, Xuân Phương. Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01 Luận văn cuối khóa 15 Học viện tài chính Quận có vị trí địa lý và điều kiều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội khá phát triển; là một trong những quận trung tâm của Thủ đô, trên địa bàn quận có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng của Trung ương, Thành phố chạy qua như: Quốc Lộ 32, Đại Lộ Thăng Long; Đường sông có sông Nhuệ chảy qua. Trên địa bàn quận có nhiều khu đô thị hiện đại và các công trình có ý nghĩa chính trị, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đô thị đã đi vào hoạt động ổn định và đang triển khai thực hiện: Khu đô thị tại phường Mễ Trì, Mỹ Đình; Khu Liên hợp thể thao quốc gia, Trung tâm hội nghị quốc gia, Bảo tàng Hà Nội; trụ sở các cơ quan trung ương: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài Nguyên, các trung tâm thương mại lớn của Thủ đô: The Manor, The Garden, KeangNam đã đi vào hoạt động có hiệu quả; các trường Đại học, bệnh viện lớn: Đại học Hà Nội, Đại học ngoại ngữ, Bệnh viện thể thao... là những điều kiện để tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật; 01 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, 02 làng nghề truyền thống: Mễ Trì, Xuân Phương; có vùng cây đặc sản cam canh. Về nguồn lực đất đai, quận còn khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp có thể quy hoạch xây dựng các khu đô thị và các dự án phát triển kinh tế xã hội thuận lợi hơn so với các quận nội thành cũ, và quận Bắc Từ Liêm; tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng 6,7%. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư từ trước tương đối đồng bộ, nhất là trong các khu đô thị. Hiện nay, các quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu đã và đang được phê duyệt cũng là những thuận lợi cơ bản. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô. Sv: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: CQ49/01.01
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan