Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh quảng nam,...

Tài liệu Quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh quảng nam, trường hợp trường năng khiếu nghiệp vụ thể dục thể thao quảng nam

.DOC
93
314
57

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THANH TUẤN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRONG LĨNH VỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TẠI TỈNH QUẢNG NAM: TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG NĂNG KHIẾU NGHIỆP VỤ THỂ DỤC THỂ THAO QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THANH TUẤN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRONG LĨNH VỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TẠI TỈNH QUẢNG NAM: TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG NĂNG KHIẾU NGHIỆP VỤ THỂ DỤC THỂ THAO QUẢNG NAM Ngành Mã số : Quản lý kinh tế : 8340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ ĐỨC TOÀN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh Quảng Nam: Trường hợp trường Năng khiếu nghiệp vụ Thể dục thể thao Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thanh Tuấn MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC............................................................................ 7 1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước............................7 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước....................................................................... 10 1.3. Chi ngân sách nhà nước cho thể thao thành tích cao........................................21 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh Quảng Nam.................................................................. 25 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TẠI TỈNH QUẢNG NAM: TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG NĂNG KHIẾU NGHIỆP VỤ THỂ DỤC THỂ THAO QUẢNG NAM................................................................................. 28 2.1. Giới thiệu sơ lược về Trường Năng khiếu Nghiệp vụ Thể dục thể thao Quảng Nam . 28 2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ Thể dục thể thao Quảng Nam.................................................................................. 32 2.3. Đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2017................................................................ 59 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TẠI TỈNH QUẢNG NAM....................................................................................................... 64 3.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh Quảng Nam............................................................ 64 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh Quảng Nam...................................................... 67 KẾT LUẬN............................................................................................................ 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CB, VC, NLĐ : Cán bộ, viên chức, người lao động HĐND : Hội đồng nhân dân HLV : Huấn luyện viên KBNN : Kho bạc nhà nước KTX : Ký túc xá KT-XH : Kinh tế - xã hội NS : Ngân sách NSNN : Ngân sách nhà nước TDTT : Thể dục thể thao TTTTC : Thể thao thành tích cao UBND : Ủy ban nhân dân VĐV : Vận động viên DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu chi NSNN trong lĩnh vực TTTTC tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 40 2.2 Cơ cấu chi nguồn kinh phí tự chủ tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 41 2.3 Cơ cấu chi NSNN cho con người tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 45 2.4 Cơ cấu chi NSNN cho hoạt động bộ máy tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 47 2.5 Cơ cấu chi NSNN cho các khoản chi khác tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 49 2.6 Cơ cấu chi nguồn kinh phí không tự chủ tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 51 2.7 Cơ cấu chi NSNN cho các khoản chi sự nghiệp đào tạo tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 53 2015-2017 2.8 Cơ cấu chi NSNN cho các khoản chi sự nghiệp TDTT tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 56 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Cơ cấu chi NSNN trong lĩnh vực TTTTC tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 40 2.2 Cơ cấu chi nguồn kinh phí tự chủ tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 42 2.3 Cơ cấu chi NSNN cho con người tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 45 2.4 Cơ cấu chi NSNN cho hoạt động bộ máy tại TrườngNăng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 48 2.5 Cơ cấu chi NSNN cho các khoản chi khác tại TrườngNăng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 50 2.6 Cơ cấu chi nguồn kinh phí không tự chủ tại TrườngNăng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 51 2.7 Cơ cấu chi NSNN cho các khoản chi sự nghiệp đào tạo tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 54 2015-2017 2.8 Cơ cấu chi NSNN cho các khoản chi sự nghiệp TDTT tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 57 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam Trang 30 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài NSNN có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định vĩ mô, cung cấp nguồn lực cho tăng trưởng, nhất là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo nền tảng đưa Việt Nam hội nhập sâu, rộng và có thể ứng phó linh hoạt hơn với những biến động của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, NS huy động cho việc phát triển đất nước là có hạn nhưng việc quản lý, sử dụng NS thời gian qua vẫn còn để xảy ra tình trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả; qua đó, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, cản trở sự phát triển của đất nước đồng thời gây nhiều bức xúc trong xã hội. Sau hơn 20 mươi năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh nhận trợ cấp từ NS Trung ương đến 75%, thì nay tỉnh Quảng Nam đã tự cân đối và từ năm 2017, bắt đầu điều tiết, đóng góp cho NS Trung ương, đồng thời phát triển trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội. Đời sống KT-XH của người dân ngày càng được nâng cao, phong trào rèn luyện TDTT theo gương Bác Hồ được tổ chức sâu rộng trên toàn tỉnh. Các giải thi đấu thể thao được tổ chức thường xuyên, qua đó nhằm tìm kiếm, tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển thể thao của tỉnh. Bên cạnh thúc đẩy phát triển phong trào TDTT quần chúng, tỉnh Quảng Nam tập trung chú trọng nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng TTTTC. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo tài năng trẻ thể thao được hiệu quả, UBND tỉnh đã sớm ban hành Quyết định 2685/QĐ-UBND về việc ban hành một số chính sách đối với VĐV, HLV thể thao, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao tỉnh nhà. Được sự quan tâm về mọi mặt từ vật chất, tinh thần, TTTTC của tỉnh Quảng Nam đang ngày càng phát triển, gặt hái được nhiều thành công trên đấu trường toàn quốc và khu vực, cũng như giới thiệu cho đội tuyển quốc gia những gương mặt tiêu biểu. 1 Tuy nhiên, với những kết quả đạt được, ngành TDTT tỉnh Quảng Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định như: Điều kiện KT-XH của tỉnh còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở 9 huyện miền núi nhất là vùng núi cao, địa hình hiểm trở, cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người với 60% hộ nghèo. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực TDTT còn nhiều hạn chế, bất cập do mức độ phát triển KT-XH ở các vùng, miền chưa đồng đều, nhiều thôn, xã còn thiếu các thiết chế văn hóa, thể thao. Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã dành một tỉ lệ NS cho công tác TTTTC nhằm góp phần đưa Thể thao Quảng Nam phát triển. Tuy nhiên, việc quản lý kinh phí NS chi cho hoạt động TTTTC tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu, phát huy những mặt tốt, tìm tòi và đề ra các giải pháp khắc phục những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý chi NS cho TTTTC có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển phong trào TDTT tỉnh Quảng Nam. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh Quảng Nam: Trường hợp trường Năng khiếu nghiệp vụ Thể dục thể thao Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ, với mong muốn có thể đóng góp một phần vào việc hoàn thiện hơn công tác quản lý chi NS trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do chi NS là vấn đề quan trọng của đất nước, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên đến nay đã có không ít đề tài luận văn, công trình nghiên cứu trong nước đề cập tới ở các mức độ và nội dung khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ, tác giả đã khảo sát nội dung một số đề tài có liên quan đến đề tài bản thân nghiên cứu như sau: - Tác giả Mai Thị Phương Thúy với đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế “Tăng cường quản lý chi thường xuyên tại Trường Đại học Lao động xã hội – cơ sở Sơn Tây” tại Trường Đại học Thăng Long, thông qua nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên tại Trường Đại học Lao động xã hội – cơ sở Sơn Tây, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý chi thường xuyên tại các Trường Đại học công 2 lập; chỉ ra được những mặt hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý chi thường xuyên như vấn đề mất cân đối trong thu – chi, hiệu quả các khoản chi còn thấp. - Tác giả Vũ Hữu Đương với đề tài luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” tại Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, thông qua nghiên cứu công tác quản lý NSNN tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, đã chỉ ra rằng công tác quản lý NSNN tại quận Kiến An thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, đảm bảo tốt các quy định của luật NSNN đối với công tác quản lý NSNN cấp quận, đồng thời cũng là động lực để thúc đẩy phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra được những tồn tại, bất cập cần có những giải pháp kịp thời tháo gỡ, tạo điều kiện cho sự nghiệp phát triển của quận trong thời gian tới. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng như: Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán, công tác chấp hành thực hiện dự toán, công toán quyết toán, công tác kiểm tra NSNN. - Tác giả Lê Văn Nghĩa với đề tài luận án Tiến sĩ quản lý kinh tế“Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk” tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, thông qua nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Đắk Lắk, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận của quản lý chi NSNN cấp tỉnh miền núi trong điều kiện Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tỉnh Đắk Lắk và đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Đắk Lắk, đồng thời cũng chỉ ra được công tác quản lý chi NSNN tỉnh Đắk Lắk đã đi vào nề nếp theo hướng phân công rõ ràng, minh bạch, đề cao tính tuân thủ pháp luật, việc xây dựng hệ thống các định mức phân bổ ngân sách khá cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, phản ánh nhu cầu thực tiễn tại địa phương. - Tác giả Tạ Xuân Quan với đề tại luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Quảng Nam ”, tại Đại học Đà Nẵng, từ lý luận và thực tiễn tác giả cũng đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý NS tại tỉnh Quảng Nam, từ đó đã đề ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý NSNN 3 tại địa phương, như: Bố trí vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản phải gắn với kế hoạch, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí; tập trung cho các công trình, dự án trọng tâm; thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp để từng bước giảm chi NS; đối với lãnh vực hành chính cần thực hiện khoán kinh phí gắn liền với sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy, giảm chi thường xuyên. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Có thể khẳng định, hiện nay đã có nhiều những nghiên cứu về quản lý chi NSNN ở cấp vĩ mô, có thể trên phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố có thể là trên phạm vi một huyện, quận, thị xã. Các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý chi NSNN như ban hành các văn bản luật, các chính sách, chế độ, về công tác lập dự toán chi NS, công tác thực hiện dự toán chi NS, công tác quyết toán chi NS, công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về nội dung quản lý chi NS trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, việc thực hiện đề tài luận văn sẽ không có sự trùng lắp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với công tác quản lý chi NS trong lĩnh vực TTTTC tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NS trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam, nhằm đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý chi NS cho TTTTC tại tỉnh Quảng Nam để đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển TTTTC tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Để hoàn thành mục tiêu này, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về NSNN, và công tác quản lý chi NSNN; - Phân tích thực trạng công tác quản lý chi NS trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những mặt còn hạn chế và tìm ra nguyên nhân hạn chế để khắc phục; 4 - Đề xuất một số giải pháp khoa học, hợp lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NS trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý chi NSNN trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam, cụ thể là công tác quản lý chi NSNN tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá công tác quản lý chi NSNN và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam, trường hợp cụ thể tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam. Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý chi NSNN trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam, cụ thể tại Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam giai đoạn 2015-2017 và đề xuất các giải pháp cho thời gian tới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp là sách, báo, tài liệu, thông tin, các trang web liên quan tới quản lý chi NSNN; - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu thống kê, báo cáo của các cơ quan có chức năng quản lý chi NSNN trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam. - Phương pháp thống kê; phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở lý luận chung về NS và quản lý chi NS, luận văn đã góp phần khái quát vai trò, nội dung chi NS cho một lĩnh vực cụ thể là TTTTC và nội dung quản lý chi cho TTTTC, đồng thời thông qua việc nghiên cứu công tác quản lý chi NS trong lĩnh vực TTTTC tại tỉnh Quảng Nam, trường hợp cụ thể là Trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT Quảng Nam, qua đó đề xuất các biện pháp quản lý chi NS cho TTTTC tỉnh Quảng Nam thời gian tới hợp lý hơn. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thể thao thành tích cao tại tỉnh Quảng Nam: Trường hợp Trường Năng khiếu Nghiệp vụ Thể dục thể thao Quảng Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho thể thao thành tích cao tại tỉnh Quảng Nam 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước 1.1.1. Ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước NSNN là một phạm trù kinh tế - lịch sử, sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. NSNN biểu hiện các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Theo Luật NSNN năm 2002 thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.[8, tr.1] Luật NSNN năm 2015 có sửa đổi về định nghĩa so với Luật NSNN năm 2002, như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.[9, tr.2] Có thể nói, NSNN là một kế hoạch thu, chi của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định, được xây dựng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 01 năm, theo năm dương lịch), các khoản chi có mục đích để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, được quản lý một cách thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý tài chính các cấp. NSNN có vai trò then chốt trong hoạt động KT-XH, an ninh, quốc 7 phòng, đối ngoại. Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định như việc huy động các nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện các chức năng Nhà nước, đồng thời là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của đất nước, đảm bảo tiến bộ và công bằng, góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam NSNN bao gồm NS trung ương và NS địa phương. - Ngân sách trung ương: NS trung ương là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương, NS trung ương gồm ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. NS trung ương được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, chiến lược của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi NS. - Ngân sách địa phương: NS địa phương là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ NS trung ương cho NS địa phương và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương, NS địa phương gồm NS của các cấp chính quyền địa phương như: NS cấp tỉnh (thành phố), NS cấp huyện (quận), NS cấp xã (phường). Mỗi một cấp chính quyền có một cấp NS để bảo đảm cho chính quyền đó hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao. NS địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao. 1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của ngân sách nhà nước - Thứ nhất, về cơ cấu: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước. Biểu hiện bên ngoài, NSNN là một bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền của Nhà nước được dự kiến và cho phép thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. - Thứ hai, về mặt pháp lý: NSNN phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có toàn quyền quyết 8 định dự toán, phê chuẩn quyết toán NSNN. Tất cả các hoạt động thu, chi NS đều được tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật do Nhà nước ban hành. - Thứ ba, về thời gian thực hiện: Ở nước ta hiện nay, theo Luật NSNN, năm NS bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. NSNN được quản lý một cách thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp. 1.1.2. Chi ngân sách nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì hoạt động, đồng thời thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng nhu cầu đời sống KT-XH theo các nguyên tắc nhất định. Do đó, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại ở định hướng mà phải được phân bổ cho từng nhiệm vụ, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước. Chi NSNN là công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế theo mục đích của mình, qua đó góp phần phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh như chênh lệch giàu nghèo, công bằng xã hội. Chi NSNN không vì mục tiêu lợi nhuận và cũng không trực tiếp thu được lợi nhuận, vì vậy không được hoàn trả trực tiếp. Phạm vi chi NSNN rất đa dạng, gồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả mọi người, Nhà nước chỉ được phép chi NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được xã hội giao phó. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật NSNN năm 2015 thì: “Chi NSNN bao gồm các khoản chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.[9, tr.3] Quá trình của chi NSNN: - Quá trình phân phối: Là quá trình cấp, phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng; 9 - Quá trình sử dụng: Là quá trình chi dùng khoản tiền cấp, phát từ NSNN mà không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. 1.1.2.2. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước Chi NSNN gắn chặt với bộ máy các cơ quan Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phải đảm đương trong mỗi thời kỳ. Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước, đồng thời mang tính pháp lý cao. Các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô và mang tính toàn diện của mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, chính trị. Có nghĩa là các khoản chi của NSNN phải được xem xét một cách toàn diện dựa trên việc hoàn thành các mục tiêu KT-XH đề ra. Phần lớn các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Các khoản chi của NSNN luôn gắn chặt với sự vận động của các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ khác như giá cả, tiền lương, lãi suất, tỷ giá hối đoái... 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước 1.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước Quản lý thường được hiểu đó là quá trình mà Nhà quản lý sử dụng các phương pháp và công cụ thích hợp để điều khiển đối tượng được quản lý nhằm đạt đến những mục tiêu đề ra. Quản lý thường được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên, ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Quản lý chi NSNN là việc sử dụng một cách có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng NS nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước phục vụ các mục tiêu KT-XH. 10 Các định mức chi và chế độ chi là công cụ được sử dụng trong quản lý chi NSNN. Trong đó: Chế độ chi quy định chỉ được chi NSNN cho những hoạt động được pháp luật quy định, còn định mức chi quy định quy mô chi NSNN cho từng hoạt động cụ thể. Quản lý chi NSNN là hoạt động không thể thiếu ở mọi đất nước, hoạt động này không chỉ giúp tiết kiệm những khoản chi không cần thiết mà còn hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách, tham nhũng, đục khoét, lãng phí. 1.2.2. Yêu cầu của quản lý chi ngân sách nhà nước Trong quản lý chi NSNN, vấn đề quan trọng nhất là làm sao tổ chức quản lý giám sát các khoản chi phải đảm bảo tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao, muốn đạt được như vậy cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi NS thì Nhà nước, các cơ quan chức năng cần phải ban hành đầy đủ các văn bản, quy định pháp luật về chi NSNN. - Đội ngũ CB làm công tác quản lý phải có năng lực về chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý chi NSNN. Trong công việc quản lý phải nắm đầy đủ các chính sách quản lý, đối tượng quản lý, sử dụng thành thạo các công cụ quản lý chi NSNN để việc quản lý chi NS đạt được hiệu quả. - Quản lý chi NSNN phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi, qua đó làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra.... - Phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và quản lý các khoản chi tiêu NSNN. - Trong quản lý chi NSNN phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi chi. - Các khoản chi NSNN phải được phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các cấp căn cứ theo luật NSNN để bố trí các khoản chi cho phù hợp. - Quản lý chi NSNN phải kết hợp quản lý các khoản chi NS thuộc vốn nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn từ các thành phần kinh tế khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác chi. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan