Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện duy tiên, tỉnh hà nam (tt)...

Tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện duy tiên, tỉnh hà nam (tt)

.PDF
21
348
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN TUẤN ANH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN TUẤN ANH KHÓA: 2016 - 2018 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM Chuyên nghành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS CÙ HUY ĐẤU XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học, các khoa, phòng ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu. Tác giả trân trọng cảm ơn PGS.TS. Cù Huy Đấu, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và cung cấp nhiều thông tin khoa học cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ động viện và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 01 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tuấn Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 01 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tuấn Anh MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3 Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn................................................. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM........................................... 5 1.1. Khái quát chung về huyện Duy Tiên.......................................................... 5 1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 5 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 7 1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .................................................................. 14 1.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................... 20 1.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt .......... 20 1.2.2. Hoạt động phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt ........... 23 1.2.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt........................ 24 1.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 27 1.3. Thực trạng phân cấp quản lý Nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................................... 28 1.3.1. Cấp tỉnh ............................................................................................... 28 1.3.2. Cấp huyện ............................................................................................ 29 1.3.3. Cấp xã .................................................................................................. 29 1.4. Nhận xét, đánh giá .................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM............. 32 2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................................ 32 2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt................................................................................................................ 32 2.1.2. Những tác động của CTRSH đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội, mỹ quan và văn minh đô thị ................................................... 37 2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......................... 39 2.1.4. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 41 2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................... 44 2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý chất thải rắn sinh hoạt do Nhà nước ban hành ............................................................................................... 44 2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý chất thải rắn sinh hoạt do địa phương ban hành ........................................................................................... 46 2.2.3. Định hướng quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt ......................... 46 2.3. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam49 2.3.1.Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới ...................... 49 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phương ở Việt Nam. .............................................................................................................. 56 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ..................................................................................... 62 3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật ....................................................................... 62 3.1.1. Giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn............................ 62 3.1.2. Giải pháp tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt ............................ 65 3.1.3. Giải pháp thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ......................... 67 3.1.4. Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................. 72 3.2. Đề xuất giải pháp cơ chế quản lý.............................................................. 91 3.2.1. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......... 91 3.2.2. Đề xuất bổ sung quy định quản lý công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt................................................................................................................ 93 3.2.3. Đề xuất giải pháp về tài chính trong công tác quản lý CTR .................. 95 3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 97 Kết luận ............................................................................................................. 97 Kiến nghị ........................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRYT Chất thải rắn y tế CTRCN Chất thải rắn công nghiệp BXD Bộ Xây dựng BYT Bộ Y tế Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường Sở XD Sở Xây dựng UBND Ủy ban nhân dân QLCTR Quản lý chất thải rắn TP Thành phố DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Bản đồ địa chính huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 5 Hình 1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 20 Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy QLCTR trên địa bàn huyện Duy Tiên 30 Hình 2.1 Mô hình quản lý chất thải rắn tại Singapore 50 Hình 2.2 Công tác thu gom chất thải rắn tại Singapore 50 Hình 2.3 Mô hình công tác thu gom chất thải rắn tại Singapore 54 Hình 2.4 Thu gom chất thải rắn nông thôn tại Đà Nẵng 56 Hình 2.5 Phun hóa chất tại trạm trung chuyển 57 Hình 2.6 Vận hành lò đốt rác thải sinh họat tại xã Gia Đông, Thuận Thành 58 Hình 2.7 Hoạt động thu gom rác thải tại thị xã Từ Sơn 60 Hình 3.1 Xe đẩy tay 3 bánh 71 Hình 3.2 Phương án công nghệ xử lý CTRSH huyện Duy Tiên 88 Hình 3.3 Sơ đồ quản lý CTRSH trên huyện Duy Tiên 91 DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Hiện trạng dân số huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 8 Bảng 1.2 Tình hình sử dụng đất huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 9 Bảng 1.3 Hiện trạng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt năm 2013 21 Bảng 1.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt năm 2013 22 Bảng 1.5 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt năm 2013 26 Bảng 2.1 Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn 32 Bảng 2.2 Tổng hợp thành phần chất thải rắn sinh hoạt 33 Bảng 2.3 Tổng hợp thành phần hóa học chất thải rắn sinh hoạt 36 Bảng 3.1 So sánh các loại lò đốt 75 Bảng 3.2 So sánh giữa ủ hiếu khí và ủ yếm khí tùy tiện 81 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20O vĩ độ Bắc và giữa 105O – 110O kinh độ Đông, phía Tây – Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50km (cửa ngõ phía Nam của thủ đô), phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp với Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp với Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: Thành phố Phủ Lý (tỉnh lỵ), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục. Duy Tiên là huyện phía Bắc của tỉnh Hà Nam, có diện tích 121km2 và có dân số là 115.011 người với 16 xã, 2 thị trấn (thị trấn huyện lỵ là Hòa Mạc và thị trấn Đồng Văn) theo Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 23/7/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Nam. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 25/3/2012, đã xác định phía Đông Bắc của Tỉnh (khu vực huyện Duy Tiên) sẽ hình thành một thị xã, đô thị công nghiệp - dịch vụ công nghiệp - thương mại - trung tâm đào tạo & y tế của Tỉnh, dự kiến đến năm 2030 lên đô thị loại III. Hiện nay, huyện Duy Tiên đang là trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Nam, trở thành huyện đi đầu trong xây dựng các khu công nghiệp, cụm CNTTCN như: Khu công nghiệp Đồng Văn, Hòa Mạc, cụm công nghiệp Hoàng Đông, Cầu Giát … Bên cạnh đó, huyện còn tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý để các nhà đầu tư nhanh chóng triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Ngoài ra, Duy Tiên là một trong những huyện có thế mạnh về làng nghề truyền thống với nhiều nghề thủ công đã có từ lâu đời. Đây là đô thị nằm trong vùng động lực phát triển KT-XH của Tỉnh; vùng phát triển công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ đô thị của tỉnh Hà Nam. 2 Bên cạnh những tiềm năng, động lực kể trên, cùng với sự phát triển về kinh tế chính trị, quá trình công nghiệp hóa, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cũng đang đối mặt với các thách thức về ô nhiễm môi trường, về quản lý bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, đề tài "Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam" là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn kết hợp với những kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp quản lý phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Phạm vi nghiên cứu: - Theo không gian: Toàn bộ huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam - Theo thời gian: Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu: Sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế tại địa phương nhằm có được những thông tin chính xác và chi tiết về tình hình môi trường tại huyện và công tác quản lý chất thải rắn; - Phương pháp phân tích, đánh giá: Sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá nhằm đưa ra những kết luận xác thực nhất về tình hình, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại huyện Duy Tiên, các văn bản, chính sách, chiến lược liên quan đến vấn đề môi trường đô thị; - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả đã có từ các đề tài, dự án, nhiệm 3 vụ, nghiên cứu khoa học để biết được thực trạng phát triển đô thị, vấn đề quản lý, xử lý chất thải, các chính sách, cơ chế liên quan đến đô thị; - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích: Sử dụng trong quá trình tập hợp thông tin dữ liệu, rà soát, đánh giá các khía cạnh hiện trạng công nghệ, hiện trạng môi trường, hiện trạng xử lý thu gom chất thải rắn tổng hợp, hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn của huyện Duy Tiên cũng như hiệu quả của các hệ thống xử lý tại các địa phương khác có điều kiện tương tự. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi và học tập kinh nghiệm quản lý từ các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, các chuyên gia trong tiểu ban chất thải rắn của trường đại học Kiến trúc Hà Nội, một vài chuyên gia trong công tác quản lý chất thải rắn tại địa phương. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Nhằm bổ sung, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn. Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Duy Tiên (bao gồm cả giải pháp kỹ thuật, công nghệ và giải pháp về quản lý nhà nước) nhằm: - Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn; - Nâng cao trách nhiệm của nhà quản lý về chất thải rắn. 6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Thực trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 4 7. Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn Chất thải rắn Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Quản lý chất thải rắn Quản lí chất thải rắn là tên gọi chung cho tất cả quá trình, hoạt động hay chương trình nhằm mục đích giảm sự ô nhiễm do chất thải rắn gây ra. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Để xây dựng huyện trở thành một huyện phát triển bền vững một trong những yếu tố quan trọng là công tác quản lý CTR phải được sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân. Bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, giữ vững an ninh, quốc phòng. Vì vậy, việc nghiên cứu "Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. Công tác quản lý CTRSH trên huyện Duy Tiên đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền như UBND tỉnh, UBND huyện nhưng do đặc điểm về hạ tầng kinh tế-xã hội và hạ tầng kỹ thuật khác nhau. Do đó nguồn gốc, khối lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn thông thường phát sinh cũng khác nhau dẫn đến khó khăn cho công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý. Chính những nguyên nhân này làm cho công tác quản lý gặp khó khăn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. 3. Cơ sở khoa học trong quản lý CTRSH trên huyện bao gồm: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý trong quản lý CTRSH (hệ thống các văn bản trong quản lý CTR trong các quy hoạch và chiến lược quản lý CTR), kinh nghiệm về quản lý CTR của một số thành phố trên thế giới và ở Việt Nam. 4. Dựa trên cơ sở khoa học và thực trạng quản lý CTRSH của huyện Duy Tiên tác giả đã đưa ra một số đề xuất sau: - Phân chia khu vực quản lý CTR - Đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn theo 3 loại. - Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH cho từng khu vực - Đề xuất huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR - Một số đề xuất về cơ cấu tổ chức và cơ chế chính sách quản lý CTRSH như: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ trách nhiệm của các tổ 98 chức và cá nhân trong công tác quản lý CTR, tăng mức phí vệ sinh môi trường và xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn xã hội hóa vào công tác quản lý CTR … Với các đề xuất trên và hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên huyện, tác giả đề xuất ưu tiên thực hiện giải pháp phân loại CTR tại nguồn và giải pháp về thu gom vận chuyển, áp dụng công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện địa phương. Kiến nghị Để thực hiện được các đề xuất nêu trên, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị sau: 1. Đối với nhà nước - Cần xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR như cơ chế ưu đãi về vốn, về thuế. - Ban hành các chế tài xử phạt với hành vi xả CTRSH tùy tiện ra môi trường, ban hành các quy định mức phí bảo vệ môi trường là cở sở để các địa phương xây dựng mức phí phù hợp. - Có chiến lược tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường. 2. Đối với UBND tỉnh - Cần sớm rà soát lại các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường và quản lý CTR để có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế. - Có kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đường xá để thuận tiện cho việc thu gom và vận chuyển CTR từ nguồn phát sinh đến nơi xử lý CTR. 3. UBND huyện: - Nghiên cứu điều chỉnh mức thu phí vệ sinh theo hình thức “người gây ô nhiễm nhiều phải trả nhiều tiền” để hạn chế việc thải chất rắn ra môi trường, đồng 99 thời làm tăng nguồn kinh phí hoạt động nhằm tiếp tục đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện và nhân lực phục vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện. - Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để mọi người thấy rõ: CTR không phải là vứt bỏ hoàn toàn mà có thể tái sử dụng, tái chế nếu thực hiện phân loại tốt và bảo vệ môi trường chính là quyền lợi và trách nhiệm để bảo vệ cuộc sống của chính mình. - Thường xuyên tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tốt của các đô thị bạn. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Xây dựng (2017), Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2007 về hướng dẫn một số điều của Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; 2. Chi cục Thống kê Duy Tiên (2013), Niên giám thống kê huyện Duy Tiên; 3. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 16/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; 4. Chủ tịch Quốc Hội (2014), Luật bảo vệ môi trường, số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; 5. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2011), Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam – tập 06 – Báo cáo nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam; 6. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2011), Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu giảng dạy, khoa Sau đại học – trường đại học Kiến trúc Hà Nội; 7. Nguyễn Hữu Dũng (2011), Quản lý môi trường đô thị, tài liệu giảng dạy, khoa Sau đại học, trường đại học Kiến trúc Hà Nội; 8. Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng; 9. Trần Thị Hường (2010), Sinh thái và quy hoạch môi trường đô thị, tài liệu giảng dạy, khoa Sau đại học, trường đại học Kiến trúc Hà Nội; 10. Nguyễn Đức Khiển (2009), Quản lý môi trường đô thị, NXB Nông nghiệp Hà Nội; 11. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Quản lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại, tập bài giảng dành cho sinh viên ngành môi trường, Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường, trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; 12. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng; 13. Trần Quang Ninh (2007), Tổng luận về Công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và Việt Nam, Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia; 14. Phòng TN&MT huyện Duy Tiên (2015), Báo cáo số 218/BC-TNMT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Duy Tiên về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Duy Tiên năm 2015 15. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Xây dựng; 16. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam 5 năm, giai đoạn 2011 – 2015; 17. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; 18. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025; 19. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 166/2014/QĐ-TTg ngày 21/12/2014 về việc ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; 20. UBND huyện Duy Tiên (2017), Quyết định số 366/UBND-TNMT ngày 21 tháng 06 năm 2017 của UBND huyện Duy Tiên về việc phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; 21. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2013), Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 05 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định công tác tổ chức quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan