Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm ...

Tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

.PDF
137
55
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÍ THỊ HIẾU THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác. Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thắm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phí Thị Hiếu, người đã tận tâm, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sỹ QLGD K26. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thông tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thắm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 6. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON ....................................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 6 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm ........................................................................................ 11 1.2.1. Quản lý giáo dục ...................................................................................... 11 1.2.2. Bồi dưỡng ................................................................................................ 11 1.2.3. Năng lực................................................................................................... 12 1.2.4. Chương trình giáo dục mầm non ............................................................. 12 1.2.5. Phát triển chương trình giáo dục mầm non ............................................. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.2.6. Chương trình nhà trường, phát triển chương trình nhà trường ở trường mầm non ............................................................................................................ 15 1.2.7. Năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáo viên mầm non ... 16 1.2.8. Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ............................................................................................................ 17 1.2.9. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non .......................................................................... 17 1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ................................................................... 18 1.3.1. Vai trò của hoạt động bồi dưỡng phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ...................................................................................... 18 1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ............................................................................................ 19 1.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ............................................................................................ 20 1.3.4. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non .......................................................... 21 1.3.5. Chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ............................................................................................ 24 1.4. Lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non .......................................................................... 24 1.4.1. Hiệu trưởng trường mầm non với hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ....................... 24 1.4.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non .......................................................................... 25 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non .......................................................... 31 1.5.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.5.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 33 Kết luận chương 1.............................................................................................. 35 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ...................................................................... 36 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 36 2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát .................................................................. 36 2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................... 38 2.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa............................................ 39 2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về vai trò và mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ............................................................................................................ 40 2.2.2. Thực trạng năng lực phát triển chương trình nhà trườngcủa giáo viên các trường mầm non huyện Định Hóa............................................................... 43 2.2.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................... 46 2.2.4. Thực trạng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 49 2.2.5. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................. 55 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................... 57 2.3.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................. 60 2.3.3. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................. 63 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................... 67 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 69 2.6. Đánh giá kết quả quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................... 78 2.6.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân ........................................................... 78 2.6.2. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế ......................................................... 80 Kết luận chương 2.............................................................................................. 82 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GV Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ..... 83 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 83 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ......................................................... 83 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 83 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ .......................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ......................................................... 84 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 84 3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa ......................... 84 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non ....................................................................... 84 3.2.2. Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non trước khi bồi dưỡng ................................................................................................................. 86 3.2.3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường sát với năng lực và nhu cầu của giáo viên ở các trường mầm non ..................................................................................................................... 90 3.2.5. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác để tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non ....................................................................... 94 3.2.6. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng phù hợp với chế độ làm việc của giáo viên ở các trường mầm non ......................... 97 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .................................................... 99 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........... 100 Kết luận chương 3............................................................................................ 103 KẾT LUẬN..................................................................................................... 104 1. Kết luận ........................................................................................................ 104 2. Khuyến nghị................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 108 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................... 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý GDĐT : Giáo dục đào tạo GDMN : Giáo dục mầm nọ GV : Giáo viên PTCT : Phát triển chương trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Trình độ đào tạo của giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 37 Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ......................................................................................................... 40 Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về mục tiêu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ..................... 42 Bảng 2.4. Thực trạng năng lực phát triển chương trình nhà trường của GV ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........... 44 Bảng 2.5. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 47 Bảng 2.6. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 50 Bảng 2.7. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 53 Bảng 2.8. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 56 Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 61 Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 64 Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................................................ 68 Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................................................ 70 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và khả thi của những biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực PTCT nhà trường cho GV các trường mầm non huyện Định Hóa................................................. 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các địa phương trên cả nước đã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ, sắp xếp vị trí việc làm bố trí đủ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chuyên môn để triển khai thực hiện một cách chất lượng chương trình giáo dục mầm non. Các hoạt động giáo dục được tổ chức nhẹ nhàng, linh hoạt gây được sự hứng thú, tạo nhiều cơ hội cho trẻ tích cực tham gia hoạt động, quan sát, trải nghiệm và thực hành. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của các nhà trường ngày càng được đầu tư đầy đủ, hiện đại nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển 5 lĩnh vực về thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Như vậy Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Phát triển chương trình nói chung và chương trình giáo dục mầm non nói riêng đã được thực hiện ở nhiều nước phát triển. Các quốc gia trên thế giới cũng đã xây dựng mô hình phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước mình. Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghệ 4.0 và thực hiện Nghị quyết 29 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong những năm gần đây, việc phát triển chương trình nhà trường ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo hướng mở, trao thêm quyền tự chủ cho các địa phương và giáo viên… Thực hiện chỉ đạo của Bộ GDĐT, trong những năm qua, các trường mầm non trong cả nước đã xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển chương trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực lấy trẻ làm trung tâm và đã thu được những kết quả tích cực. Các trường mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa- Một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng đã quan tâm đến việc phát huy năng lực của mỗi người giáo viên trong phát triển chương trình nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, việc phát triển chương trình tại mỗi nhà trường vẫn còn những hạn chế, khó khăn xuất phát từ nguyên nhân như nhận thức của cán bộ quản lý các cấp và của đội ngũ giáo viên chưa đúng mức; năng lực của đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường giáo dục ở một số nhà trường còn hạn chế; Thói quen của việc thụ động thực hiện một chương trình và một bộ sách tài liệu hướng dẫn đã quá lâu ngày tạo nên sức ỳ của cả các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên trong nhà trường..., trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh đó, tại hội thảo “Cơ sở khoa học và định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non sau năm 2020” cũng đưa ra nhận định chương trình giáo dục mầm non hiện hành còn gặp một số bất cập, cần phải chỉnh sửa để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn như nội dung giáo dục trong chương trình khung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến nhiều giáo viên thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ, không dựa trên khả năng, năng lực, sự hứng thú tích cực của trẻ và đặc điểm địa văn hóa tại địa phương...[26]. Xuất phát từ những lý do trình bày trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho đội ngũ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giáo viên này, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non 4.2. Đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 4.3. Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn và đổi mới giáo dục mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do hạn chế trong công tác quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non huyện Định Hóa một cách phù hợp, khoa học, có tính hệ thống thì sẽ nâng cao năng lực PTCT nhà trường cho giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các trường mầm non. 6. Giới hạn nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đề tài luận văn nghiên cứu các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đề tài được triển khai nghiên cứu trên CBQL - GV mầm non thuộc các trường mầm non Đồng Thịnh, Bảo Cường,Bình Thành, Bình Yên, Chợ Chu, Định Biên trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ năm học 20182019 đến hết năm học 2019-2020. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phân tích, phân loại, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá, phân tích tài liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triên chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục Xây dựng các phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý, giáo viên nhằm thu thập số liệu về thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Nhóm đối tượng phỏng vấn tập trung vào CBQL, giáo viên của các trường mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên. Chủ đề phỏng vấn là công tác quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên tại trường mình đang công tác. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 7.3.5. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng các công thức thống kê toán học. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non. Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Phát triển chương trình là hướng nghiên cứu được quan tâm trên thế giới. Trong tài liệu “Phát triển chương trình giáo dục - Hướng dẫn thực hành”, Jon Wiles và Joseph Bondi đã chủ yếu tập trung vào phần thực hành trên cơ sở đã có sẵn khung lý thuyết, hai ông đã đưa ra các điều kiện để thực hiện việc phát triển chương trình giáo dục. Phát triển chương trình được nhìn nhận với góc độ qui mô rộng hơn, nhấn mạnh đến sự phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường học. Điều này được thể hiện qua quan điểm của tác giả Ronald C. Doll (1996) về phát triển chương trình giáo dục nhà trường: Phát triển chương trình học của nhà trường là nội dung giáo dục và các hoạt động chính thức và không chính thức; quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó người học thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng, thái độ, tình cảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường. Có cùng quan điểm về chương trình nhà trường, Raph Tyler cho rằng phát triển chương trình nhà trường phải bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau: 1) Mục tiêu đào tạo; 2) Nội dung đào tạo; 3) Phương pháp hay qui trình đào tạo; và 4) Đánh giá kết quả đào tạo. Và tương tự, bất luận định nghĩa thế nào về chương trình, tác giả Kelly cho rằng chương trình giáo dục nhà trường cũng cần có 4 yếu tố cấu thành: 1) Ý định của người xây dựng ch ương trình; 2) Qui trình thực hiện ý định đó; 3) Kinh nghiệm, kiến thức mà người dạy cung cấp cho người học trong khi thực hiện ý định của người thiết kế chương trình; và 4) Một sản phẩm phụ của chương trình giáo dục được thể hiện qua khả năng học tập “ẩn” của người học [dẫn theo 12]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tại trường đại học sư phạm Portland (Thuộc ĐH Concordia) đã đưa ra hệ thống các kỹ năng cụ thể để phát triển CTGD, như: Kỹ năng phân tích để kiểm tra dữ liệu của HS và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện CT giảng dạy và giảng dạy; Kỹ năng viết hiệu quả; Kỹ năng giao tiếp tốt để thiết lập mối quan hệ làm việc hiệu quả với giáo viên và quản trị viên trường học; Kỹ năng sáng tạo (có thể nghĩ ra những cách mới để thu hút học sinh); Kỹ năng lãnh đạo để huấn luyện GV về các chiến lược giảng dạy hiệu quả. Mc.Crea nhấn mạnh, quản lý bồi dưỡng GV thế kỉ 21 là bồi dưỡng các kĩ năng để giáo viên phát triển các năng lực của công dân thế kỉ 21 (năng lực sáng tạo, làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề…), nhà quản lý tiến hành bồi dưỡng GV với các hình thức, phương pháp dạy học mới: dạy học bằng dự án, dạy học kiến tạo, khám phá (theo hình thức nghiên cứu khoa học) và có sự liên thông giữa các môn học, liên thông với địa phương và cộng đồng nơi học sinh đang sinh sống và với thế giới bên ngoài, toàn cầu [dẫn theo 9]. Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Tùy theo thực tế của từng đơn vị cá nhân mà các cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định. Cụ thể là mỗi trường cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học. Tóm lại, các công trình này tập trung giải quyết một số vấn đề lí luận liên quan đến phát triển chương trình nhà trường, như định nghĩa chương trình nhà trường, các nguyên tắc, luận cứ, vai trò của nhà nước, nhà trường trong đó có nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong phát triển chương trình nhà trường. Nhiều công trình đề cập tới vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò của cha mẹ học sinh, của các bên liên quan, các chuyên gia trong phát triển chương trình nhà trường; có công trình nhấn mạnh đến sự phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường học hay người học muốn chiếm lấy kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thức thì họ phải tự tìm hiểu, tự khám phá và sáng tạo, hay nói cách khác, họ cần làm chủ quá trình tự bồi dưỡng. Tuy nhiên,có thể thấy vẫn thiếu vắng các nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên các trường mầm non. 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Các tác giả Nguyễn Đức Chính và Vũ Lan Hương trong “Phát triển chương trình giáo dục” đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của chương trình giáo dục như khái niệm chương trình giáo dục và chương trình nhà trường, phát triển chương trình giáo dục và chương trình nhà trường, các cách tiếp cận và một số mô hình phát triển chương trình. Các tác giả cũng đã nghiên cứu chu trình phát triển chương trình giáo dục, trong đó đề cập đến năng lực và chuẩn đầu ra dưới dạng năng lực khi xác định mục đích, mục tiêu; vấn đề đánh giá chương trình [6]. Trong cuốn sách chuyên khảo “Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông” [15] tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự đã phân tích các vấn đề về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục, các mô hình phát triển chương trình giáo dục. Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu phân tích vấn đề phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, trong đó xác định qui trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, vấn đề phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông trên cơ sở chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành. Luận án tiến sĩ Quản lý phát triển chương trình nhà trường phố thông theo hướng tiếp cận năng lực của Nguyễn Thị Kim Chi (2017) [7] đề xuất các giải pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận năng lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD ĐT, trong đó giải pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan