Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm thành...

Tài liệu Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

.PDF
127
133
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ THANH MAI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2015 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ THANH MAI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Văn Minh HÀ NỘI – 2015 ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng, các thầy cô giáo, cán bộ viên chức Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và tổ chức học tập cho lớp Cao học Quản lí Giáo dục Khóa QH-2013-S-04; Các cán bộ quản lí, thầy cô, đồng nghiệp và sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ, góp ý, cung cấp số liệu và cho ý kiến điều tra góp phần cho luận văn đƣợc hoàn thành; Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu; Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hƣớng dẫn – PGS TS Trịnh Văn Minh đã tận tâm hƣớng dẫn, chỉ bảo và động viên chúng tôi trong suốt quá trình tiến hành và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo trong Hội đồng khoa học, bạn bè đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 11/2015 Vũ Thị Thanh Mai i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CB : cán bộ ĐH : đại học ĐHSP : đại học sƣ phạm ĐHSP TPHCM: Đại học Sƣ pha ̣m Thành phố Hồ Chí Minh GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : giảng viên KH&CN : khoa học và công nghệ KHXH : khoa học xã hội KHTN&CN : khoa học tự nhiên và công nghệ NCKH : nghiên cứu khoa học QL : quản lí QLGD : quản lí giáo dục SP : sƣ phạm SV : sinh viên ii MỤC LỤC Lời cảm ơn.. ............................................................................................................i Danh mục chữ viết tắt.. ..........................................................................................ii Mục lục......... ........................................................................................................iii Mục lục bảng ............................ ............................................................................vi Danh mu ̣c sơ đồ , biể u đồ ......................................................................................vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 6 1.1.1. Ở nƣớc ngoài ................................................................................................ 6 1.1.2. Ở trong nƣớc ................................................................................................ 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm Quản lí, Quản lí giáo dục .........................................................10 1.2.2. Khái niệm Khoa học, Nghiên cứu khoa học ..............................................15 1.2.3. Sinh viên .....................................................................................................18 1.2.4. Nghiên cứu khoa học sinh viên đại học .....................................................18 1.3. Lí luận về QL hoạt động NCKH của SV các trƣờng ĐH ................................. 19 1.3.1. Hoạt động NCKH của SV ..........................................................................19 1.3.2. Quản lí hoạt động NCKH của SV ..............................................................21 1.3.3. Phƣơng pháp QL hoạt động NCKH của SV .............................................25 1.4. Những yếu tố tác động tới hoạt động QL NCKH của SV ở trƣờng ĐH.......... 25 1.4.1. Năng lực học tập – NCKH của SV ............................................................25 1.4.2. Năng lực NCKH của cán bộ GV ................................................................26 1.4.3. Các văn bản pháp quy về QL hoạt động NCKH của SV ...........................26 1.4.4. Nguồn kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH của SV ..............27 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 28 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HO ẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH............................................................................................................................ 29 iii 2.1. Khái quát về Trƣờng ĐHSP TPHCM ................................................................ 29 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐHSP TPHCM ..............................................30 2.1.2. Phƣơng hƣớng công tác NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM .............31 2.1.3. Vài nét về hoạt động NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM ..................32 2.2. Thực trạng về QL hoạt động NCKH của SV..................................................... 35 2.2.1. Thực trạng hoạt động NCKH của SV ........................................................36 2.2.2. Thực trạng về công tác QL hoạt động NCKH của SV...............................53 2.3. Đánh giá chung về công tác QL NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM ...... 62 2.3.1. Mặt mạnh....................................................................................................62 2.3.2. Mặt yếu .......................................................................................................62 2.3.3. Nguyên nhân ..............................................................................................63 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2........................................................................................ 65 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH . ........................................................................................................................................ 66 3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 66 3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .............................................................................66 3.1.2. Các nguyên tắc ...........................................................................................66 3.2. Một số biê ̣n pháp QL hoa ̣t đô ̣ng NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM ....... 67 3.2.1. Xây dựng nhâ ̣n thƣ́c về tầ m quan tro ̣ng của hoạt động NCKH SV và công tác QL hoạt động này ở Trƣờng ĐHSP TPHCM .................................................67 3.2.2. Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức và kĩ năng cho các lực lƣợng NCKH…69 3.2.3. Hoàn thiện công tác QL hoạt động NCKH của SV ...................................75 3.2.4. Xây dƣ̣ng cơ chế phố i hơ ̣p và hoàn thiê ̣n các quy đinh ̣ , hê ̣ thố ng chính sách hỗ trợ hoạt động NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM...........................78 3.2.5. Tăng cƣờng công tác thƣ vi ện lƣu trƣ̃ ; công bố, ứng dụng, phổ biế n các công trin ̀ h NCKH của SV vào thực tiễn...............................................................80 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện để thực hiện các biện pháp ...... 82 3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 82 3.3.2. Điều kiện để thực hiện các biện pháp ........................................................ 83 iv 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............ 83 3.4.1. Mục đích ..................................................................................................... 83 3.4.2. Phƣơng pháp khảo nghiệm......................................................................... 83 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 92 1. Kết luận ..................................................................................................................... 92 2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 95 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 99 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê SV Trƣờng ĐHSP TPHCM năm học 2014-2015............... 34 Bảng 2.2. Tổng hợp kinh phí dành cho NCKH từ năm 2009-2014. .................... 35 Bảng 2.3. Số lƣợng các đề tài NCKH và giải thƣởng SV NCKH (cấp Bộ) ........ 35 Bảng 2.4. Mức độ cần thiết của hoạt động NCKH đối với SV ........................... 37 Bảng 2.5 Nhận thức của CBQL GV và SV về ý nghĩa của hoạt động NCKH .... 38 Bảng 2.6. Nhận thức của SV về các hình thức NCKH của SV ........................... 40 Bảng 2.7. Đánh giá về kĩ năng NCKH của SV .................................................... 43 Bảng 2.8. Đánh giá của GV về kết quả NCKH của SV ....................................... 47 Bảng 2.9. Đánh giá của SV về công tác hƣớng dẫn NCKH của GV ................... 48 Bảng 2.10. Những thuận lợi của SV khi tham gia hoạt động NCKH .................. 49 Bảng 2.11. Những khó khăn của SV khi tham gia hoạt động NCKH ................. 51 Bảng 2.12. Đề xuất của SV về các biện pháp nâng cao chất lƣợng NCKH trong SV .............................................................................................................................. 53 Bảng 2.13. Đánh giá quy trình QL hoạt động NCKH của SV ............................. 58 Bảng 2.14. Biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH của SV ...................... 62 Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất QL hoạt động NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM...................................................... 86 Bảng 3.2. Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất QL hoạt động NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM...................................................... 88 Bảng 3.3. Bảng khảo nghiệm so sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất QL hoạt động NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM .................. 90 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thống kê Giải thƣởng SV NCKH cấp Bộ từ năm 2009-2014 ........ 36 Biểu đồ 2.2. Nhận thức của SV về quy trình NCKH của SV .............................. 42 Biểu đồ 3.1. Mối tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi cúa các biện pháp QL hoạt động NCKH ........................................................................................... 91 Sơ đồ 1.1. Khái niệm Quản lí giáo dục ................................................................ 15 Sơ đồ 1.2. Chức năng Quản lí .............................................................................. 17 vii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học (ĐH) nói riêng. Trong giáo dục ĐH, NCKH đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. NCKH có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục ĐH, vì không những góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Khẳng định tầm quan trọng của NCKH, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khóa VIII đã chỉ đạo: “Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống” [14]. Trong các trƣờng ĐH, hoạt động dạy - học và hoạt động NCKH là hai nhiệm vụ hàng đầu. Hai nhiê ̣m vu ̣ này có sƣ̣ gắ n bó hữu cơ với nhau, thúc đẩ y nhau cùng phát triể n: Có dạy và học tốt mới khơi dậy niềm say mê và năng lực NCKH, mới bổ sung đƣơ ̣c đô ̣i ngũ cán bô ̣ có năng lƣ̣c cho hoa ̣t đô ̣ng NCKH; đồng thời có đẩy mạnh hoạt đô ̣ng NCKH mới có thể nâng cao chất lƣợng đào tạo của các trƣờng ĐH. Ngày 12/10/1999, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/1999/QĐ-TTg về việc xây dựng hai trƣờng đại học sƣ phạm trọng điểm: Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) thành Trƣờng Đại học Sƣ phạm trọng điểm. Nhận rõ vai trò, trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân, Nhà trƣờng đã tuyên bố sứ mạng: “Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trƣờng đại học hàng đầu của Việt Nam, đảm bảo có uy tín với trình độ và chất lƣợng cao về các sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực và NCKH thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học giáo dục - sƣ phạm” [34]. Trƣờng ĐHSP TPHCM xác định mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo ĐH và Sau ĐH có chất lƣợng cao; đào tạo những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng NCKH, giảng dạy và học tập suốt đời. Nhằm cung cấp nguồn nhân 1 lực cao cho xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục; chú ý đến nghiên cứu các vấn đề khoa học giáo dục và sƣ phạm (SP) liên quan đến thực tiễn giảng dạy và học tập ở các trƣờng SP, phổ thông, mầm non… [34]. Do đó , đẩ y ma ̣nh hoa ̣t đô ̣ng NCKH đƣơ ̣c coi là mô ̣t trong nhƣ̃ng nhiê ̣m vu ̣ quan tro ̣ng hàng đầ u nhằ m góp phầ n nâng cao chấ t lƣơ ̣ng đào ta ̣o. Trong đó, hoạt động NCKH của sinh viên (SV) những năm gần đây luôn đƣợc Trƣờng ĐHSP TPHCM coi đó là một nhiệm vụ quan trọng cùng với quá trình đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học. Hoạt động NCKH của SV đƣợc triển khai thực hiện dƣới nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhƣ: nghiên cứu đề tài khoa học, viết tiểu luận môn học, khóa luận, , viết bài đăng trên tạp chí, tham gia hội nghị hội thảo khoa học… Thời gian qua, hoạt động NCKH của SV ngày càng phát triển với số lƣợng các đề tài ngày càng nhiều, đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động NCKH của SV còn nhiều bất cập, khó khăn, do vậy chất lƣợng chƣa nhƣ mong đợi, hoạt động NCKH nhiều khi thiên về hình thức. Điều này do nhiều lí do, nhƣng theo chúng tôi một phần lớn do công tác quản lí (QL) hoạt động NCKH của SV còn chƣa đồng bộ giữa khoa và phòng chức năng, quy trình QL hoạt động này còn chƣa linh hoạt; tỉ lệ SV quan tâm đến NCKH chƣa cao; SV tham gia nhƣng còn thụ động, chƣa chủ động đƣa ra các đề tài để nghiên cứu, kĩ năng NCKH còn hạn chế, nhiều đề tài nghiên cứu có chất lƣợng không cao, phạm vi nghiên cứu rộng, không có khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Việc NCKH của SV còn đƣợc xem nhƣ một hoạt động phong trào, một bộ phận cán bộ (CB), GV và SV chƣa nhận thức rõ vai trò, chƣa xác định rõ động cơ để tham gia NCKH. Mối quan hệ giữa SV và GV hƣớng dẫn trong nhiều trƣờng hợp còn chƣa chặt chẽ: nhiều SV không thƣờng xuyên tham khảo, tiếp thu ý kiến của GV hƣớng dẫn; và ngƣợc lại, một số GV hƣớng dẫn chƣa thật sự tận tình, sâu sát với SV nên nhiều đề tài không bám sát mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu, hình thức trình bày không đúng quy định… Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và nhận thức sâu sắc ý nghĩa quan trọng của công tác QL hoạt động NCKH của SV và để khắc phục những hạn chế trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường 2 Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh” nhằ m cải tiến công tác QL hoạt động NCKH của SV qua đó nâng cao chấ t lƣơ ̣ng NCKH của SV Trƣờng là cầ n thiế t. 2. Câu hỏi nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi trả lời câu hỏi: Hoạt động NCKH của SV và công tác QL hoạt động này đặt ra những vấn đề gì cho các nhà QL? Cần đề xuất biện pháp QL nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động nêu trên tại Trường ĐHSP TPHCM? 3. Giả thuyết khoa học Hoạt động NCKH của SV có vai trò rất quan trọng trong công tác đào tạo cũng nhƣ đảm bảo chức năng NCKH của trƣờng ĐH, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này chƣa cao. Một trong những nguyên nhân của thực trạng đó là công tác QL hoạt động NCKH của SV đang có nhiều bất cập. Nếu xây dựng đƣợc các biện pháp QL thiết thực, phù hợp và khoa học thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của SV, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. 4. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và khảo sát thƣ̣c tra ̣ng NCKH c ủa SV và công tác QL hoạt đô ̣ng này, đƣa ra một số biện pháp phù hợp, bám sát thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả NCKH của SV góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:  Nghiên cƣ́u tài liê ̣u để hin n về ; ̣ QL hoa ̣t đô ̣ng NCKH của SV ̀ h thành cơ sở lí luâ  Khảo sát thực trạng QL hoa ̣t đô ̣ng NCKH của SV ở Trƣờng ĐHSP TPHCM;  Đề xuấ t mô ̣t số biện pháp QL hoa ̣t đô ̣ng NCKH của SV TPHCM. 6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt đô ̣ng NCKH của SV trƣờng ĐH 3 ở Trƣờng ĐHSP 6.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoa ̣t đô ̣ng NCKH của SV 7. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện có hạn, nên luận văn nghiên cứu những nội dung sau: - Nghiên cƣ́u thƣ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng NCKH của SV các ngành SP và QL hoạt động này tại các khoa trong Trƣờng; - Công tác QL hoa ̣t đô ̣ng NCKH đƣơ ̣c nghiên cƣ́u tr ên nhóm khách thể liên quan trực tiếp đến công tác này của Trƣờng ĐHSP TPHCM. Cụ thể là Phó Hiệu trƣởng, phụ trách NCKH; Phòng KHCN&MT-TCKH với tƣ cách đƣơ ̣c nhà trƣờng ủy quyề n QL hoa ̣t đô ̣ng NCKH của SV ; Phòng KH-TC cùng với các Trƣởng, Phó khoa và GV hƣớng dẫn SV. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lí luận Luận văn hệ thống hóa và tổng kết lí luận về công tác QL hoạt động NCKH của SV. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác QL hoạt động NCKH của SV. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung chủ yếu trong các tài liệu về QL hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN): văn kiện của Đảng; chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; thông tƣ, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các Bộ liên quan; văn bản quy định QL hoạt động NCKH tại các trƣờng ĐH nói chung và Trƣờng ĐHSP TPHCM nói riêng; các luận án, luận văn, sách, đề tài khoa học, bài báo để xây dựng lí luận của đề tài. 4 9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng bảng hỏi để điều tra về nhận thức, thái độ và đánh giá của các CBQL, GV, SV trong Trƣờng ĐHSP TPHCM về thực trạng hoạt động và QL hoạt động NCKH của SV hiện nay, cũng nhƣ việc đề xuất các biện pháp cho hoạt động NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM và QL hoạt động này trong thời gian tới. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phiếu hỏi để khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp... 9.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Phân tích các kế hoạch về NCKH, biên bản họp triển khai, tổng kết hoạt động NCKH của các khoa, báo cáo tổng kết hằng năm, báo cáo hội nghị, biên bản hội nghị của Trƣờng và cơ quan QL cấp Bộ QL về hoạt động NCKH của SV để rút ra những nhận định cần thiết về việc QL NCKH. 9.2.3. Phương pháp phỏng vấn Tổ chức lấy ý kiến các đồng chí lãnh đạo, các nhà QL, các nhà khoa học về những nhận định, đánh giá về những biện pháp cụ thể đƣợc đƣa ra trong đề tài. 9.3. Phương pháp toán thố ng kê Các dữ liệu thu thập về đánh giá thực trạng NCKH và QL NCKH cũng nhƣ về biện pháp sẽ đƣợc thống kê; phân tích dữ liệu thống kê theo trị số phần trăm và trị số bình quân và các số thống kê kiểm nghiệm. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, các phụ lục; luận văn đƣợc tổ chức thành ba chƣơng sau: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về QL hoạt động NCKH của SV các trƣờng ĐH Chƣơng 2. Thực trạng công tác NCKH của SV và QL hoạt động NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM Chƣơng 3. Biê ̣n pháp QL hoạt động NCKH của SV Trƣờng ĐHSP TPHCM. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trong công tác đào tạo ĐH ở nƣớc ta hiện nay, NCKH đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc tìm ra các biện pháp QL nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH trong các trƣờng ĐH là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm của rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học có tâm huyết trong và ngoài nƣớc. 1.1.1. Ở nước ngoài Giáo dục ĐH Liên Xô cũ rất coi trọng các hình thức tổ chức NCKH cho SV, trong đó tổ chức cho SV làm khóa luận, luận văn tốt nghiệp đƣợc coi là quan trọng nhất. P.T.Prikhodko (1972), trong tác phẩm Tổ chức và phương pháp công tác NCKH [29] đã giới thiệu những nét đặc trƣng cơ bản của hoạt động NCKH của SV. Tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức cho SV làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức tập dƣợt NCKH, nhờ đó mà SV có khả năng tự học suốt đời. Ở Mĩ, nghiên cứu đƣợc quan niệm là một quá trình học tập tích cực hình thành nên tƣ duy phê phán và kĩ năng giải quyết vấn đề, tác giả Gary Anderson (New York) (1990), trong tác phẩm Fundamentals of educational research [40], tác giả chú trọng đến việc tìm tòi các nguyên tắc, phƣơng pháp cũng nhƣ công cụ, kĩ thuật NCKH để huấn luyện cho SV. Năm 1983 tại Singapore, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp đã biên soạn tài liệu The management of a student research project [41] nhằm giúp SV biết cách QL kế hoạch nghiên cứu. Các tác giả đã trình bày những vấn đề về chọn lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp, phân tích, xử lí và đánh giá kết quả NCKH. Brian Allison (1996), trong cuốn Research skills for students - National institute of education [39] đã giúp cho SV những lí thuyết về NCKH, cung cấp kĩ 6 năng tiến hành một cuộc điều tra, thiết kế một bảng hỏi và những kĩ thuật khi sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn. Nhƣ vậy ở nƣớc ngoài, công tác NCKH đã đƣợc đặc biệt quan tâm, các tác giả quan tâm không chỉ về phƣơng diện phƣơng pháp luận mà còn chú trọng đến các vấn đề về tổ chức và các kĩ năng NCKH cụ thể cần đƣợc huấn luyện, trang bị cho SV. 1.1.2. Ở trong nước Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động NCKH, trong giáo dục ĐH nói riêng và trong giáo dục Việt Nam nói chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác này, tiêu biểu nhƣ: Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung [12] trong luận án Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của SV đại học sư phạm đã góp phần bổ sung đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng NCKH giáo dục của SV các trƣờng ĐHSP hiện nay. Luâ ̣n án Tiế n sĩ QLGD Quản lí nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học Sư phạm của tác giả Hoàng Thị Nhị Hà (2009) [20], Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Nô ̣i dung luâ ̣n án đề câ ̣p đế n các g iải pháp nâng cao chất lƣợng NCKH trong các trƣờng ĐHSP. Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ QLGD Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện An ninh nhân dân của tác giả Vƣơng Th ị Ngọc Huệ (2008) [22], Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Luâ ̣n văn đã đề xuất một số biện pháp QL hoạt đô ̣ng NCKH của SV tại Học viên An ninh nhân dân. Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ QLGD Các biện pháp quản lí nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Vân Anh (2008) [1], Trƣờng Đại học Sƣ phạm-Đại học Thái Nguyên. Luâ ̣n văn đã đề xuấ t mô ̣t số biê ̣n pháp QL nhằm tăng cƣờng hoa ̣t đô ̣ng NCKH của SV Trƣờng ĐHSP-Đại học Thái Nguyên. Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ QLGD Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động NCKH ở Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh của tác giả Trần Hồ Thảo (2006) [31], Trƣờng Đại học Sƣ phạm TPHCM. Luâ ̣n văn đƣa đƣơ ̣c mô ̣t số giải 7 pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng công tác NCKH tại Trƣờng ĐH Văn hóa khu vƣ̣c phía Nam. Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ QLGD Công tác quản lí hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM của tác giả Đinh Ái Linh (2006) [25], Trƣờng ĐHSP TPHCM. Luâ ̣n văn đã đƣa ra đƣơ ̣c mô ̣t số biện pháp QL hoạt đô ̣ng ho ̣c tâp̣ và NCKH của SV tại ĐHQG TPHCM. Bên cạnh đó, còn có các đề tài khoa học và sách nghiên cứu về hoạt động NCKH, có thể kể đến nhƣ: Đề tài cấ p Bô ̣ trọng điểm B2000.70.02TĐ, Xây dựng hê ̣ thố ng thông tin quản lí các hoạt động KHCN của Bộ GD&ĐT của tác giả Quách Tuấn Ngọc, Trƣờng Đại học Tây Nguyên. [27] Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Góp phần tìm hiểu thế giới quan của sinh viên (lí luận, thực trạng, một số giải pháp hình thành thế giới quan khoa học trong sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hƣơng (2004). [23] Báo cáo tổng kết đề tài: Thực trạng và giải pháp cải tiến công tác quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học. Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Ninh Giang (2006). [19] Năm 1992, giáo trình Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục của tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức [21] đã đƣa ra những khái niệm chung về phƣơng pháp luận khoa học giáo dục, những nguyên tắc phƣơng pháp luận và những giai đoạn nghiên cứu một đề tài khoa học để trang bị cho SV những kĩ năng cần thiết về NCKH. Tác giả Lê Tử Thành (1995), trong giáo trình Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, đã giải đáp những yêu cầu của SV, học viên cao học về kiến thức và cách tiến hành NCKH hiệu quả. Tác giả Nguyễn Văn Lê trong tài liệu Phương pháp luận nghiên cứu khoa học [33] đã hƣớng dẫn SV cách chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu và có kiến thức về các phƣơng pháp NCKH. Trong tác phẩm Phương pháp và kĩ thuật trong nghiên cứu xã hội của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa 8 chú trọng giới thiệu SV các phƣơng pháp và kĩ thuật trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Năm 1996-1997, giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục [38] của Phạm Viết Vƣợng đã cung cấp cho SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh những phƣơng pháp luận, cấu trúc công trình NCKH, các giai đoạn tiến hành một đề tài NCKH để hỗ trợ họ thành công trong việc thực hiện các công trình NCKH. Năm 2006, trong giáo trình Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của SV sư phạm của Phạm Hồng Quang [30] đã giới thiệu hiện trạng hoạt động NCKH của SV, cung cấp các thông tin bổ ích và hƣớng dẫn cách tiến hành NCKH nhằm đạt hiệu quả cao, ứng dụng thực tiễn đạt chất lƣợng. Chúng ta cũng có thể tiếp tục đề cập mô ̣t số bài báo viế t về công tác này nhƣ sau : Nguyễn Hƣ̃u Châu (2004), “NCKH giáo du ̣c trong giai đoa ̣n tới ”, Tạp chí Giáo dục. [11] Nguyễn Tấ n Phát (1999), “Công tác NCKH với viê ̣c nâng cao chấ t lƣơ ̣ng đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 5. [28] Đã có nhiều văn bản đƣợc ban hành, nhƣ: Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 08/2000/QD ngày 30/03/2000 [10] về việc ban hành Quy chế về NCKH của SV các trƣờng ĐH trong cả nƣớc. Quy chế có 4 chƣơng và 14 điều, gồm những quy định chung vấn đề QL NCKH của SV, trách nhiệm, quyền lợi của SV tham gia NCKH và cán bộ hƣớng dẫn, các điều khoản thi hành về NCKH của SV. Công văn số 4567/KHCN ngày 03/6/2003 của Bộ GD&ĐT về việc xét tặng giải thƣởng Sinh viên nghiên cứu khoa học, hƣớng dẫn các trƣờng ĐH và học viện triển khai công tác xét tặng Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học. Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tƣ số 19/2012/TT-BGDĐT, ngày 01/6/2012, Quy định về hoạt động NCKH của SV trong các cơ sở giáo dục ĐH. Trong những năm gần đây, có khá nhiều bài viết về hoạt động KHCN của trƣờng ĐH đƣợc đăng trên các tạp chí đều đề cập các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lƣợng KHCN với đào tạo và thực tiễn kinh tế xã hội trong việc thực hiện các 9 mục tiêu của các trƣờng ĐH. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, các đề tài, các giáo trình, bài báo… có tên trên đƣợc tiến hành nghiên cứu và thấy đƣợc các tác giả rất quan tâm tới các vấn đề phƣơng pháp luận và phƣơng pháp tổ chức QL NCKH của SV cũng nhƣ những kĩ thuật và quy trình tổ chức cho SV NCKH. Những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lƣợng NCKH của SV trong các trƣờng ĐH. Tuy nhiên, để công tác QL hoạt động NCKH của SV đƣợc nâng cao hơn nữa, chúng ta cần tăng cƣờng nghiên cứu các biện pháp cụ thể phù hợp với thực tế đào tạo của Trƣờng ĐHSP TPHCM trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm Quản lí, Quản lí giáo dục 1.2.1.1. Quản lí Nghiên cứu về QL có rất nhiều quan niệm khác nhau. Các quan niệm này phản ánh những mặt, những chức năng cơ bản của quá trình QL, song về cơ bản các quan niệm đều khẳng định đến chủ thể, đối tƣợng QL, nội dung phƣơng thức và mục đích của quá trình QL. Theo C. Mác: “QL là lao động điều khiển lao động”. (C. Mác – Ăngghen: Toàn tập, tập 25, phần II, tr.350. C. Mác đã coi việc xuất hiện QL nhƣ là kết quả tất nhiên của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình xã hội đƣợc phối hợp lại. C. Mác đã viết: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân… Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhƣng một dàn nhạc thì phải có nhạc trƣởng”. dẫn theo [18] Định nghĩa về QL, tác giả Phạm Viết Vƣợng đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “QL là sự tác động có ý thức của chủ thể QL lên đối tƣợng QL nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung phù hợp với quy luật khách quan” [38]. Theo Nguyễn Minh Đạo: “QL là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục tiêu đã 10 đề ra” [17] (Cơ sở khoa học QL, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997). Từ những quan niệm này cho thấy, QL là một hoạt động có chủ đích, có định hướng được tiến hành bởi một chủ thể QL nhằm tác động lên khách thể QL để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lí. 1.2.1.2. Quản lí giáo dục Cũng nhƣ bất kì một hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo dục cần đƣợc tổ chức và QL với nhiều cấp độ khác nhau (nhà nƣớc, nhà trƣờng, lớp học…) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị - xã hội ở các quốc gia. Với cách hiểu này, Quản lí giáo dục (QLGD) đƣợc định nghĩa: P.V Khuđôminxky cho rằng: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ GD&ĐT đến trƣờng học) nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật về giáo dục, của sự phát triển cũng nhƣ các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lí của trẻ em”. [theo 18] QLGD là những “tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hƣớng đích của chủ thể QL ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em” [24]. Theo Phạm Minh Hạc: “QL nhà trƣờng là hoạt động dạy học… có tổ chức đƣợc hoạt động dạy học thì mới QL đƣợc giáo dục, tức là cụ thể hóa đƣờng lối giáo dục của Đảng và biến đƣờng lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nƣớc”. Qua những định nghĩa trên Quản lí giáo dục: Đƣợc hiểu theo hai cấp độ khác nhau cấp vĩ mô và cấp vi mô: Đối với cấp vĩ mô: QLGD đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan