Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường mầm non quận b...

Tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường mầm non quận bắc từ liêm, hà nội

.PDF
100
911
52

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ĐẶNG THỊ HỒNG MINH QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ĐẶNG THỊ HỒNG MINH QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI Ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ NGỌC HÀ Hà Nội, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Đặng Thị Hồng Minh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lí ĐTB : Điểm trung bình GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non NLDH : Năng lực dạy học Nxb : Nhà xuất bản SL : Số lượng X : Điểm trung bình TL : Tỷ lệ MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON .................................. 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 10 1.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non ........................................ 14 1.3. Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non ........................... 19 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI ................................................................................................ 32 2.1. Khái quát về giáo dục mầm non của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và các trường mầm non khảo sát trong đề tài ...................................................... 32 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.............. 33 2.3. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trong các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ............................................................................... 35 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH năng lực dạy học của giáo viên trong các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội................... 42 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH năng lực dạy học cho giáo viên mầm non ................................................................. 48 2.6. Đánh giá chung .................................................................................................. 50 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI ........................................................................................................... 54 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ....... 54 3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH năng lực dạy học cho giáo viên các trường mầm non ở quận Bắc Từ Liêm........................................................ 56 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội .................... 70 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ....................................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 79 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường mầm non ............................................................................................ 32 Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên .................................. 32 Bảng 2.3. Mẫu khách thể khảo sát thực trạng .......................................................... 32 Bảng 2.4. Đánh giá mức độ năng lực dạy học của giáo viên mầm non ................... 33 Bảng 2.5.Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên dạy học trong nhà trường................................................................ 35 Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non .................................................................... 36 Bảng 2.7.Đánh giá mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non ................................................................................. 38 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non .................................................................... 40 Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non .................................................................... 41 Bảng 2.10. Đánh giá mức độ thực hiện việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non .................................................................... 42 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện tổ chức nhân sự bồi dưỡng giáo viên mầm non ........................................................................................................ 44 Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên mầm non ở nhà trường ........................................................................................................... 46 Bảng 2.12. Đánh giá mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non ..................................................... 47 Bảng 2.13. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan thuộc về trường mầm non đến quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non ........................................................................................ 49 Bảng 2.14.Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan bên ngoài trường mầm non đến quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non ........................................................................................ 50 Bảng 3.2: Mẫu khảo nghiệm .................................................................................... 73 Bảng 3.3 Cách cho điểm và chuẩn đánh giá ............................................................ 73 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ............................................... 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp và chất lượng dạy học cho giáo viên trong các trường mầm non. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử phát triển giáo dục nào ở nước ta cũng đều coi trọng vị trí, vai trò của người giáo viên. Luật Giáo dục đã khẳng định: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình…" [30]. Nghị quyết 29- NQ/TƯ“về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[10] đã được Hội nghị TƯ 8 (Khóa XI) thông qua, “đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của đổi mới”. Đặc biệt là yêu cầu đặt ra của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non phải luôn bồi dưỡng, cập nhật những tri thức mới, những thông tin phục vụ cho nghề nghiệp của mình để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do đó, việc bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non là thực sự cần thiết. 1.2. Trong những năm gần đây hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã được triển khai theo yêu cầu của Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Hà Nội, Phòng Giáo dục – Đào tạo của quận Bắc Từ Liêm, đây chính là hoạt động thường niên của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường mầm non và đã đạt được kết quả bước đầu trong việc nâng cao NLDH cho đội ngũ giáo viên mầm non. Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viêncác trường mầm non của quận còn có một số bất cập; nhiều trường chưa thực sự chủ động tổ chức hoạt động này mà còn phụ thuộc nhiều vào chỉ đạo từ Phòng Giáo dục – Đào tạo của quận hay Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội; 1 giáo viên các trường mầm non chưa thực sự chủ động tự bồi dưỡng NLDHdo nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường mầm non còn những hạn chế.Có rất ít các hoạt động tập huấn liên quan đến bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non, mà chủ yếu liên quan đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 1.3. Trong lĩnh vực quản lí giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng giáo viên trong đó có giáo viên mầm non, nhưng quản lí hoạt động bồi dưỡng liên quan đến phát triển NLDH cho giáo viên mầm non, đặc biệt ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội còn chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ các lí do trên, đề tài “Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viêntrường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu dưới góc độ quản lí giáo dục về hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong đó có giáo viên mầm non được khái quát thành 2 xu hướng. Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu về quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non Tác giả Vũ Thị Thu Hiền với đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội”. Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non, khảo sát, phân tích đánh giá được thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất được các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội [23]. Tác giả Nguyễn Hữu Lê Duyên với đề tài “Thực trạng hoạt động quản lí việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh” đã hệ thống hóa được một số vấn đề lí luận liên quan đến quản lí việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. Trên cơ sở đó tác giả cũng đã đánh giá, 2 phân tích được thực trạng hoạt động quản lí việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng,tác giả đề xuất được các biện pháp cụ thể có tính khả thi, nhằm nâng cao quản lí việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh [13]. Đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non công lập quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” của tác giả Vũ Thị Thanh Uyên đã tiến hành nghiên cứu 02 cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo và 19 hiệu trưởng các trường mầm non công lập trong quận, 85 giáo viên mầm non công tác tại 4 trường mầm non công lập Hoa Mai, Hoa Hồng, Hoa Cúc, Hoa Lan thuộc quận Lê Chân để đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của hiệu trưởng trường mầm non công lập trong những năm qua. Qua nghiên cứu tác giả đề xuất được 6 biện pháp cần thiết và có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non công lập quận Lê Chân, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng [36]. Tác giả Phan Thị Thảo Hương với nghiên cứu “Các biện pháp quản lí chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non”đã hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến quản lí giáo dục, quản lí chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non, từ đó đã tiến hành khảo sát Trường mầm non Việt - Bun, Trường mầm non và Trường mầm non Phù Đổng (Hà Nội) để thấy được thực trạng: Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của bồi dưỡng giáo viên là thiết thực đối với chất lượng giáo dục. Các bước tiến hành theo đúng quy trình, hợp lí - từ kế hoạch, tổ chức thực hiện; Đội ngũ giáo viên tham gia đông 92%. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, đó là điều kiện thuận lợi giúp giáo viên tự học tập, tự bồi dưỡng. Các trường đã cử giáo viên mầm non tham gia bồi dưỡng giáo viên coi như là một tiêu chuẩn thi đua [25]. Tác giả Trần Thị Hiền với đề tài“Quản lí bồi dưỡng giáo viên mầm non ở thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc theo chuẩn nghề nghiệp”, qua khảo sát 9 trường mầm non thuộc 9 xã, phường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc gồm 30 3 cán bộ quản lí và 100 giáo viên bằng phương pháp điều tra viết, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc so với chuẩn nghề nghiệp, phân tích những thành công và hạn chế trong việc bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trong 5 năm gần đây; tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức để hạn chế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Từ sự phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên và quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non của thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, cùng những lí luận đã hệ thống, tác giả đã đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non phù hợp với địa phương, nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên mầm non thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đáp ứng chuẩn nghề nghiệp [22]. Hướng nghiên cứu này còn có tác giả Nguyễn Thị Thu Hương với đề tài “Quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non công lập quận Hoàng Mai, Hà Nội”. Đề tài sử dụng phương pháp điều tra viết trên số lượng khách thể điều tra là 102 người, đã phân tích, đánh giá được thực trạng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường MN công lập quận Hoàng Mai, Hà Nội. Từ kết quả thực trạng đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lí, khảo nghiệm tính cần thiết và tính cả thi của 5 biện pháp cho thấy tất cả đều cần thiết và có tính khả thi cao có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non công lập quận Hoàng Mai, Hà Nội [24]. Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, giáo viên mầm non Hướng nghiên cứu này có tác giả Lê Ngọc Ánh với đề tài: “Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường trung học phổ thông huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục”. Luận văn đã đánh giá, phân tích được thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên bao gồm thực trạng quản lí khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng; thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng; thực trạng quản lý phương pháp bồi 4 dưỡng; thực trạng quản lý hình thức bồi dưỡng; thực trạng quản lý kết quả bồi dưỡng. Tác giả cũng đã đánh giác được mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố đến quản lý bồi dưỡng NLDH cho giá viên trường trung học phổ thông huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhưng chưa đánh giá được những yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất mà chỉ dừng lại ở phần mô tả mức độ ảnh hưởng, không có khảo sát so liệu. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất được 7 biện pháp và khảo nghiệm được tính cần thiết, tính khả thi của 7 biện pháp này [2]. Cũng theo hướng nghiên cứu này còn có tác giả Lê Thị Hoa với đề tài: “Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường Tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng”. Đề tài đã đánh giá được thực trạngbồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường tiểu học quận Ngô Quyền bao gồm: thực trạng và quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng bao gồm: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học; Thực trạng tổ chức nhân sự tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học; Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học; Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học trong đó nội dung thực hiện tốt nhất là: Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên; thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng NLDH của giáo viên tiểu học; thực trạng tổ chức nhân sự tham gia bồi dưỡng NLDH của giáo viên tiểu học; thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiểu học; thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên tiểu học , từ đó đã đề xuất được 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng[17]. Tác giả Đình Thị Dung với đề tài “Quản lí hoạt động bồi dưỡng GV các trường MN huyện Quốc Oai, Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp”. Trong đề tài này tác giả đã điều tra, khảo sát 120 khách thể đã đánh giá được thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng GV các trườn mầm non huyện Quốc Oai, Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động bồi dưỡng GV các trường mầm non huyện Quốc Oai, Hà Nội.. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp tác giả kế thừa cách 5 tiếp cận quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo hướng chuẩn hóa cũng như cách thức triển khai vấn đề nghiên cứu [11]. Nhận xét: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy: a) Trong lĩnh vực khoa học giáo dục hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về giáo viên và bồi dưỡng giáo viên, nghiên cứu về quản líbồi dưỡng giáo viên còn ít được nghiên cứu; b) Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viênthường tập trung chủ yếu là bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hoặc bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu chuyên sâu về quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH của giáo viên mầm non còn ít được quan tâm nghiên cứu; c) Vấn đề quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội chưa được nghiên cứu. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này là điểm mới trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lí giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng NLDH cho giáo viên mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đề xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo viên mầm non và chất lượng dạy học trong trường mầm non. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. - Đề xuất biện pháp và tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Chủ thể quản lí hoạt động bồi dưỡng: Hiệu trưởng trường mầm non. Chủ thể phối hợp quản lí: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm; phó hiệu trưởng; tổ trưởng chuyên môn và các lực lượng tham gia bồi dưỡng cho giáo viên mầm non. - Nghiên cứu bồi dưỡng NLDH cho giáo viên trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. - Tiếp cận chính trong luận văn: tiếp cận chức năng quản lí. - Địa bàn nghiên cứu: 6 trường mầm non công lập quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. - Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lí và giáo viên các trường mầm non. - Thời gian lấy số liệu: Năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018. 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận của quản lí giáo dục. Cụ thể như: - Nghiên cứu hệ thống: Nghiên cứu về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội phải nghiên cứu tổng thể theo một quy trình chặt chẽ trong đó để đánh giá được thực trạng này phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia, cán bộ phòng giáo dục, cán bộ, giáo viên và chính bản thân cán bộ quản lý. - Nghiên cứu hoạt động: Nghiên cứu về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội phải thông qua các hoạt động cụ thể của hiệu trưởng các trường mầm non liên quan đến hoạt động này. - Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội phải hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lí của hiệu trưởng về hoạt động này trên cơ sở kế thừa những kết quả tích cực đã đạt được trong chu trình quản lí. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu Hệ thống hóa những văn bản, tài liệu liên quan đến quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non đó là các vản bản về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, điều lệ trường mầm non, các công trình khoa học ở trong và ngoài nước liên quan để xây dựng cơ sở lí luận của quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non. 5.2.2. Phương pháp quan sát: Tác giả tiến hành quan sát hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non do trường tổ chức hoặc do Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức để có thêm nguồn đánh giá về công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 5.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ; khảo sát quản lí hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng để phỏng vấn sâu cán bộ quản lí, giáo viên mầm non làm phong phú thêm cho kết quả nghiên cứu định lượng. 5.2.5. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin và lấy ý kiến chuyên gia về những biện pháp đã đề xuất để khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 5.2.6. Phương pháp thống kê toán học Dùng để xử lí, phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập được từ điều tra bằng bảng hỏi. 8 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lí luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lí luận quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non, xây dựng được nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non. Luận văn cũng đã chỉ ra được những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non. 6.2. Về mặt thực tiễn Đánh giá được thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động này. Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đánh giá được sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viêntrường mầm non - Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường mầm non quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viêntrường mầm nonquận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 9 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm quản lí Quản lí thuật ngữ tiếng Anh là management, đây là thuật ngữ đã trở nên phổ biến giai đoạn hiện nay nhưng vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quản lí. (không thể nói hiện nay vì hai tác giả này đã mất)Có một số quan niệm tiêu biểu sau: Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lí là tác động có hướng đích của chủ thể quản lí, dựa trên nhận thức những quy luật khách quan của hệ quản lí đến các quá trình đang diễn ra nhằm đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu” [31, tr.18]. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lí là những tác động chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” và “quản lí một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến” [28, tr.15] Còn theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” [9, tr.32]. Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lí là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan [37; tr 40]. Quản lí bao gồm 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Những chức năng này được cụ thể hóa ở sơ đồ sau: 10 Lập kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức Chỉ đạo Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí (Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức, 2012) Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm quản lí của tác giả Trần Kiểm năm 2016. 1.1.2. Khái niệm bồi dưỡng Theo Từ điển tiếng Việt, bồi dưỡng được định nghĩa như sau: “Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể” [32, tr. 123]. Theo Từ điển Giáo dục, “Bồi dưỡng (nghĩa hẹp) là trang bị thêm những kiến thức, thái độ, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể” [35, tr.108]. Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm Bồi dưỡng trong Từ điển Giáo dục là khái niệm công cụ của đề tài. 1.1.3. Khái niệm năng lực dạy học 1.1.3.1. Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực được hiểu theo những quan điểm khác nhau, từ quan điểm của các nhà tâm lí học đến các nhà giáo dục học. Có thể kể ra một số quan niệm như sau: Forgues-Savage và Wong, “Năng lực được xem là những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và hành vi của nhân viên được thể hiện trong công việc và liên 11 quan chặt chẽ với yêu cầu cấp độ mà tổ chức, đơn vị đặt ra để thực hiện tốt công việc của các cá nhân”[ Dẫn theo 17, tr.11]. Gartner group, “Năng lực là như tập hợp của kiến thức, kỹ năng, phẩm chất được xem như là nguyên nhân mang lại kết quả công việc của người lao động” [Dẫn theo 17, tr.11]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Năng lực là đặc điểm tâm lí cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó” [15, tr.143]. Theo tác giả Nguyễn Đức Trí - Hồ Ngọc Vinh trong cuốn sách “Phương pháp dạy học trong đào tạo nghề” đưa ra khái niệm: “Năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ vào thực hiện một công việc có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Năng lực chính là khả năng mỗi cá nhân có sự phù họp giữa một tổ hợp các thuộc tính tâm lí với yêu cầu của một hoạt động nhất định để hoạt động có kết quả” [34, tr.74]. Từ các khái niệm khác nhau về năng lực chúng ta có thể rút ra:Năng lực là tổ hợp những đặc điểm của cá nhân, giúp cá nhân hoàn thành có hiệu quả một hoạt động nhất định. Một số điểm cần chú ý khi nghiên cứu về năng lực: - Biểu hiện của năng lực thường thông qua nhận thức, thái độ và kỹ năng liên quan đến hoạt động nhất định; - Có năng lực chung và năng lực chuyên biệt đối với các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau; - Năng lực giúp con người tiến hành hoạt động nào đó có hiệu quả cao. 1.1.3.2. Khái niệm năng lực dạy học Năng lực dạy học của giáo viên mầm non không phải tự nhiên sinh ra đã có mang tính bẩm sinh, di truyền mà thực chất năng lực này được hình thành trong hoạt động nghề nghiệp thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng để họ có kiến thức, thái độ, kỹ năng dạy học trong đó hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định. 12 Theo tác giả Lê Thị Hoa: “Năng lực dạy học là một tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ của người giáo viên, giúp người giáo viên hoàn thành có hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường” [17, tr.12]. Chúng tôi đồng quan điểm với tác giả và trong luận văn xin kế thừa quan niệm này để xây dựng khái niệm công cụ của đề tài. 1.1.4. Khái niệm giáo viên mầm non Theo Điều 34, Điều lệ trường mầm non: “Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập” [6]. 1.1.5. Khái niệm bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non Từ khái niệm “bồi dưỡng”; “năng lực dạy học” và “giáo viên mầm non” luận văn xác định: “Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm nâng cao năng lực làm việc trong nhà trường mầm non của giáo viên đã có một trình độ nhất định giúp giáo viên mầm non hoàn thành có hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường, từ đó đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp”. Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm nonlà yêu cầu cần được thực hiện thường xuyên bởi các cấp quản lí bởi lẽ so với các cấp học khác giáo viên mầm non là người có tác động rất mạnh đến nhận thức, cảm xúc của trẻ em trong giai đoạn đầu đời và họ cần những phẩm chất, năng lực toàn diện nhất. 1.1.6. Khái niệm quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non Quản líbồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản límầm non (hiệu trưởng trường mầm non...)đến hoạt động bồi dưỡngNLDH cho giáo viên mầm non nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLDH, từ đó hình thành và phát triển NLDHqua đó phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. 13 Với khái niệm quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non có thể hiểu: - Mục tiêu quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non nhằm thực hiện có hiệu quả cao hoạt động bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non, qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp. - Chủ thể quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm nonbao gồm nhiều chủ thể, nhưng chủ thể chính trong luận văn là hiệu trưởng các trường mầm non và chủ thể quản lí phối hợp là phòng Giáo dục -Đào tạo, các bộ phận lãnh đạo trong nhà trường mầm non có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng. - Đối tượng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non bao gồm các thành tố của hoạt động bồi dưỡng NLDH, như: mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp... - Phương pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non bao gồm các nhóm phương pháp quản lí cơ bản: phương pháp tổ chức - hành chính; phương pháp tâm lí - giáo dục và phương pháp kinh tế. - Công cụ, phương tiện quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH là các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành giáo dục các cấp về hoạt độngbồi dưỡng NLDH cho giáo viên mầm non. 1.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mầm non 1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên mầm non 1.2.1.1. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non Theo điều 35, Điều lệ trường mầm non, giáo viên mầm non có một số nhiệm vụ cụ thể sau: “1)Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; 2) Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lí trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan