Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ xã hội của phụ nữ sau ly hôn ở hà nội...

Tài liệu Quan hệ xã hội của phụ nữ sau ly hôn ở hà nội

.PDF
83
228
108

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 21 1.2. Một số khái niệm nghiên cứu ............................................................................. 22 1.3. Các lý thuyết sử dụng ......................................................................................... 27 1.4. Vài nét về tình hình ly hôn ở Việt Nam và giới thiệu về địa bàn khảo sát ............... 34 Chương 2: NHẬN DIỆN VÀ TÌM HIỂU CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ SAU LY HÔN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG .................................. 38 2.1. Đặc điểm của phụ nữ ly hôn .............................................................................. 38 2.2. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với con cái ....................................................... 41 2.3. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với hai bên gia đình ......................................... 48 2.4. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với bạn bè, đồng nghiệp .................................. 59 2.5. Nhu cầu, mong muốn của phụ nữ đối với các mối quan hệ xã hội sau ly hôn .. 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 73 1. Kết luận ................................................................................................................. 73 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đánh giá của phụ nữ về mối quan hệ với con sau ly hôn ......................... 41 Bảng 2.2: Quan điểm của người trả lời về nhận định ............................................... 43 Bảng 2.3: Nơi ở của phụ nữ 12 tháng sau ly hôn ...................................................... 49 Bảng 2.4: Đánh giá của phụ nữ về mối quan hệ với gia đình gốc sau ly hôn ........... 50 Bảng 2.5: Mức độ duy trì mối quan hệ với chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn ........... 52 Bảng 2.6: Kiểm định mối liên hệ giữa trình độ học vấn của phụ nữ và mức độ duy trì quan hệ với chồng cũ của họ sau ly hôn ............................................................... 55 Bảng 2.7: Kiểm định mối liên hệ giữa nghề chính của phụ nữ và mức độ duy trì quan hệ với chồng cũ của họ sau ly hôn ................................................................... 56 Bảng 2.8: Kiểm định mối liên hệ giữa số năm ly hôn của phụ nữ và mức độ tới thăm bố mẹ chồng cũ của họ sau ly hôn ............................................................................ 59 Bảng 2.9: Đánh giá của phụ nữ về nhận định “Tôi trở nên khép mình, ngại giao du với bạn bè” trong 12 tháng sau ly hôn: ..................................................................... 60 Bảng 2.10: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn với nhận định có trở nên ít giao du với bạn bè hơn sau ly hôn hay không ..................... 61 Bảng 2.11: Mối quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với đồng nghiệp ở nơi làm việc .... 62 Bảng 2.12: Kiểm định mối liên hệ giữa tuổi của phụ nữ và mối quan hệ của họ với đồng nghiệp ở nơi làm việc sau ly hôn ..................................................................... 63 Bảng 2.13: Mức độ duy trì mối quan hệ với ............................................................. 64 những người bạn chung của chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn .................................. 64 Bảng 2.14: Tỷ lệ trả lời của phụ nữ với các câu hỏi liên quan đến bạn tình............. 65 Bảng 2.15: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và tỷ lệ phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy ............... 71 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Số vụ ly hôn trên cả nước năm 2014 .................................................... 35 Biểu đồ 1.2: Số vụ ly hôn trên cả nước năm 2015 .................................................... 36 Biểu đồ 2.1: Nguyên nhân ly hôn nhìn từ góc độ phụ nữ ......................................... 39 Biểu đồ 2.2: Đánh giá của phụ nữ về việc dạy và chăm sóc con sau ly hôn ............ 46 Biểu đồ 2.3: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng kinh tế của phụ nữ sau ly hôn và mối quan hệ của họ với con cái ................................................................................. 47 Biểu đồ 2.4: Kiểm định mối liên hệ giữa tuổi của phụ nữ và mối quan hệ của họ với gia đình gốc sau ly hôn.............................................................................................. 51 Biểu đồ 2.5: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và mối quan hệ của họ với chồng cũ .............................................................................. 54 Biểu đồ 2.6: Mức độ tới thăm bố mẹ chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn .................... 57 Biểu đồ 2.7: Kiểm định mối liên hệ giữa số năm ly hôn của phụ nữ........................ 61 và mối quan hệ của họ với đồng nghiệp ở nơi làm việc sau ly hôn .......................... 61 Biểu đồ 2.8: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng kinh tế của phụ nữ sau ly hôn và mối quan hệ của họ với đồng nghiệp ở nơi làm việc ................................................ 63 Biểu đồ 2.9: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và việc nghĩ đến tái hôn ................................................................................................. 67 Biểu đồ 2.10: Tâm trạng của phụ nữ về cuộc ly hôn trong 12 tháng sau ly hôn ...... 68 Biểu đồ 2.11: Kiểm định mối liên hệ giữa tỷ lệ phụ nữ vẫn buồn sau cuộc ly hôn và tỷ lệ phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy ........... 70 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ly hôn là sự tan rã của hôn nhân diễn ra ở mọi xã hội, mỗi xã hội lại chấp nhận vấn đề này ở mỗi mức độ khác nhau. Theo các nhà xã hội học, ở những xã hội truyền thống, nơi hôn nhân phục vụ lợi ích nhóm thân tộc, kiểm soát xã hội mạnh mẽ thì các cá nhân ít đòi hỏi trong đời sống hôn nhân nên khó ly hôn [3, 93]. Ly hôn chịu sự chi phối và bị quy định bởi các điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Trong chế độ phong kiến, ly hôn từng tồn tại như một đặc quyền của người đàn ông, là hệ quả của định kiến xã hội bất bình đẳng nam nữ. Phụ nữ dễ bị chồng bỏ nhưng nếu vì lý do nào đó họ bỏ chồng thì sẽ bị cả xã hội lên án [25, 258]. Trong xã hội phương Tây hiện đại, nơi có tự do hôn nhân, hôn nhân ít mang ý nghĩa xã hội hơn. Ở xã hội này, hôn nhân là chuyện riêng của cá nhân, con người nhấn mạnh sự thỏa mãn về tình cảm và tính dục hơn là con cái. Họ kỳ vọng nhiều hơn ở nhau nên khi kỳ vọng không thực hiện được sẽ dễ thất vọng khiến họ rời bỏ cuộc hôn nhân không thỏa đáng để tìm sự mãn nguyện ở mối quan hệ khác. Hơn nữa, sức ép từ họ hàng nhằm duy trì gia đình không còn nữa nên quyết định giữ hay từ bỏ hôn nhân phụ thuộc vào bản thân đôi vợ chồng nhiều hơn, do đó hôn nhân lỏng lẻo, dễ tan vỡ hơn. Đồng thời, luật ly hôn nới lỏng hơn ở nhiều xã hội cùng với sự độc lập về kinh tế và địa vị xã hội của phụ nữ được nâng cao đã góp phần làm tăng tỷ lệ ly hôn [3, 93]. Trong hệ thống tài liệu về ly hôn của Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu cùng hàng loạt những bài báo trên truyền thông về tình hình và nguyên nhân ly hôn. So sánh các đề tài trong mỗi thời điểm khác nhau cho thấy không có nhiều sự khác biệt về nguyên nhân ly hôn giữa các thời kỳ. Nếu Nguyễn Thanh Tâm [27, 70 - 93], qua nghiên cứu trường hợp tiến hành năm 1998 – 1999, đã đưa ra các nguyên nhân thực tế dẫn đến ly hôn là ngoại tình, ích kỷ cá nhân, tính tình không hợp, bạo lực gia đình, ghen tuông, không có con trai, nguyên nhân kinh tế, ly hôn vì sự can thiệp của người nhà, mắc tệ nạn xã hội; Trần Thị Minh Thi [33, 143] nhận định ngoại tình, khó khăn về kinh tế, nghiện rượu, mâu thuẫn lối sống, bạo lực và bạo hành gia đình 1 là các lý do chính làm hôn nhân tan vỡ; thì Phan Thị Luyện [18, 295] chỉ ra những lý do khiến phụ nữ chấm dứt hôn nhân là tính tình không hợp, ngoại tình, ghen tuông, bạo lực gia đình, phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội, nguyên nhân kinh tế, ốm đau bệnh tật, không có con, mâu thuẫn với gia đình thông gia. Có thể nói, qua các năm, với các nghiên cứu, lý do ly hôn vẫn giữ nguyên như thế. Xã hội đã quá quen thuộc với các lý do gây ra ly hôn, nhưng tình trạng ly hôn không giảm bớt. Trần Thị Minh Thi [50, 106] trích dẫn số liệu thống kê tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2010, từ 51.361 vụ năm 2000 lên 65.929 vụ năm 2005, và tới năm 2010 đã lên đến 97.627 vụ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ đứng đơn nhiều hơn nam giới. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục thống kê [35, 101] cho thấy, tỷ lệ ly hôn của nữ là 1,43% cao gấp 2,4 lần so với tỷ lệ ly hôn của nam là 0,59%; không chỉ ở tổng số mà ở tất cả các độ tuổi từ 15 – 19 tuổi đến trên 74 tuổi. Như vậy, mức độ ly hôn của nữ cao hơn khá nhiều so với nam, cả về số lượng cũng như tỷ lệ. Do nam giới có khả năng tái hôn cao hơn và có tỷ suất tử vong lớn hơn của nữ nên mới có sự chênh lệch lớn giữa hai giới như thế. Theo số liệu của Tòa án nhân dân quận từ năm 2005 - 2010, Phan Thị Luyện [18, 81] cũng chỉ ra số phụ nữ đứng tên ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các năm trong tổng số đơn được thụ lý và giải quyết tại Tòa. Nếu tính trung bình, phụ nữ là nguyên đơn chiếm 47,3%, trong khi nam giới là 23,4%, đơn chung chiếm 29,3%. Với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tâm [27, 93], tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn trong mẫu phỏng vấn sâu ước tính lên tới 80%. Theo Lê Thi [32, 276], nguyên nhân là bởi hiện nay, phụ nữ không còn cam chịu bị chồng bắt nạt như trước đây. Phụ nữ đã có sự hiểu biết hơn, được giác ngộ về quyền bình đẳng của mình trong gia đình nên không chịu đựng được sự bất công của người chồng. Họ có sự độc lập về kinh tế trong gia đình, có nghề nghiệp nên khi quyết định xin ly hôn, họ có khả năng tự lao động nuôi con cái một mình. Vì vậy, phụ nữ sau ly hôn là đối tượng rất cần được quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của ly hôn nhưng khía cạnh về quan hệ xã hội (QHXH) của phụ nữ sau ly hôn tuy có được đề cập đến nhưng chưa 2 cụ thể. Trong khi đó, như Vũ Mạnh Lợi và Trần Thị Minh Thi đã nhấn mạnh, mạng lưới các mối quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình [16, 96]; quan hệ xã hội sẽ góp phần giúp phụ nữ vực dậy hoặc thêm phần hỗ trợ sau ly hôn. Do đó, đề tài lựa chọn chủ đề này để đem lại hướng nhìn mới về ly hôn cho độc giả, tạo nguồn tham khảo thực tiễn cho cộng đồng nói chung và cho những người đang có ý định ly hôn nói riêng; đồng thời góp phần giúp phụ nữ hòa nhập hơn với cuộc sống mới sau ly hôn. Theo đề tài, khi ly hôn vẫn còn là điều mà người ta không muốn phải nhắc lại, thì đó vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối cần được giải quyết của xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Về tình hình ly hôn, Trần Thị Minh Thi [50, 57 - 58] trích dẫn số liệu của Ochiai (2011) cho thấy tỷ số người ly hôn ở một số nước trên thế giới: Bảng: Tỷ số ly hôn ở một số nước Đơn vị: số người ly hôn/số người kết hôn Quốc gia Uruguay Belgium Tây Ban Nha Hungary Cuba Austria Séc Nga Pháp Đức Thụy Sỹ Mỹ Anh Đài Loan Hà Lan Thụy Điển Hồng Kông Hàn Quốc Nhật Bản Macao Singapore Năm 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 3 Tỷ lệ 1.13 0.66 0.62 0.62 0.61 0.57 0.54 0.54 0.51 0.51 0.49 0.48 0.46 0.45 0.44 0.43 0.39 0.36 0.35 0.33 0.28 Ba Lan Trung Quốc Ý Iran Mông Cổ 2007 2007 2007 2007 2007 0.27 0.21 0.20 0.12 0.04 Tác giả chỉ ra theo Ochiai (2011), điểm khác biệt cốt yếu giữa ly hôn ở Đông Á và Châu Âu là ở Châu Âu, hôn nhân trở thành quyền lựa chọn trong cuộc sống nên bản thân tỷ lệ kết hôn đang sụt giảm. Ở Đông Á, tỷ lệ kết hôn cũng không thấp hơn nhiều. Nhìn vào tỷ lệ kết hôn và ly hôn ở bảng trên, có thể thấy Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu vượt trội hơn hẳn, con số cao nhất ở Đông Á là 0,45 tại Đài Loan, 0,39 tại Hồng Kông và 0,36 tại Hàn Quốc. Hôn nhân ở Đông Á đang thay đổi, nhưng tại thời điểm này kết hôn vẫn tương đối phổ biến, và mỗi cặp đôi kết hôn ít có khả năng ly hôn hơn vùng Tây Âu, Bắc Âu hay Bắc Mỹ, Nam Mỹ. Betty Yorburg [52, pg. 193 – 194] nhắc đến nghiên cứu của Liana C.Sayer và Suzanne M.Bianchi với việc chỉ ra các đặc điểm của những phụ nữ có tỷ lệ ly hôn cao nhất: không có kinh nghiệm làm việc trước khi kết hôn; kết hôn khi đang dưới 18 tuổi; sinh con trước đám cưới hoặc có thai vào thời điểm kết hôn; không có con hoặc không có con trai; có bố mẹ ly hôn khi họ 14 tuổi; và có nhiều khả năng sống trong căn hộ đi thuê hơn là nhà riêng. Về công việc của người vợ, tác giả chỉ ra những phụ nữ thu nhập thấp nhất có khả năng ly thân hay ly hôn gấp đôi so với phụ nữ thu nhập cao. Phụ nữ làm việc 35 – 40 giờ mỗi tuần có khả năng ly hôn cao gấp 4 lần so với phụ nữ trung bình làm việc 20 giờ một tuần hoặc ít hơn. Nhưng thu nhập tăng thêm của người vợ đi làm không phá hủy hạnh phúc hôn nhân: đặc biệt mức thu nhập thấp có khả năng bảo tồn hơn là đe dọa hôn nhân. Phần lớn, độc lập về kinh tế đã từng giúp phụ nữ thoát khỏi hôn nhân không hạnh phúc, nơi sự hài lòng về hôn nhân sụt giảm dần qua các năm và cảm giác tận tụy cũng hao mòn dần. Theo Anthony Giddens [46, pg. 128 – 129], ở hầu hết các nước phương Tây, tỷ lệ ly hôn đã vượt trội hẳn so với quá khứ chỉ trong hai, ba thập kỷ. Trong một phần tư thế kỷ từ năm 1950 – 1975, tỷ lệ ly hôn đã tăng tới 40% tại Pháp, ở mức thấp nhất của thang số liệu, và lên tới 400% tại Anh, ở mức cao nhất trong thang tỷ 4 lệ. Tất cả số liệu thống kê được xử lý một cách tương đối, chúng không bao gồm những người sống chung mà không kết hôn, hay những người đã kết hôn nhưng chia tay nhau không có thủ tục ly hôn rõ ràng. Dù sao cũng rất khó để tranh luận rằng chúng biểu thị những sự kiện thay đổi đáng kể trong gia đình hay hôn nhân ở phương Tây. Có người sẽ biện luận rằng ly hôn thể hiện sự tan rã sắp xảy ra của gia đình hạt nhân, mà trong các hình thái liên tiếp của gia đình đã là một hiện tượng có từ lâu đời. Một vài người từ trường phái bảo thủ nhìn viễn cảnh này với sự thất vọng, coi đó như là thước đo của một xã hội suy tàn về trách nhiệm đạo đức. Số khác, với cách nhìn khá trái ngược, lại tiếp nhận chúng như là biểu hiện cho triển vọng về sự phát triển của hình thái xã hội khác, kể từ khi họ xem gia đình về bản chất là một thiết chế đàn áp. Tương tự với trường phái bảo thủ mà Gidden nhắc đến, Mai Huy Bích [3, 98] nêu lên nhận xét của Trần Đình Hượu (1996) rằng “ly hôn bừa bãi”. Tác giả cho rằng nhận xét này của Trần Đình Hượu hàm ý đánh giá tình trạng ly hôn gia tăng trong thời gian gần đây ở Việt Nam theo một quan điểm đạo đức truyền thống vốn được không ít người tán thành, coi ly hôn như một hành động vô trách nhiệm và vô đạo đức; và không dựa trên một sự tìm hiểu khách quan những cảm nghiệm mà đương sự trong một cuộc ly hôn thường nếm trải. Về tình hình ly hôn trên thế giới, Lê Thị Quý [25, 260] đưa ra số liệu do Liên Hợp quốc công bố năm 1995 cho thấy Mỹ có tỷ lệ ly hôn theo đầu người cao nhất thế giới: 0,02%/1000 người (không tính những quốc gia cấm ly hôn). Đầu những năm 1990, có khoảng 52% người Mỹ và 42% người Canada có ít nhất một lần ly hôn trong đời. Ly hôn ở Nga cũng có xu hướng tăng cao. Về tình hình ly hôn tại Việt Nam, theo Hà Việt Hùng [12, 44], tương tự như nhiều nước đang phát triển khác, tỷ lệ ly hôn cũng có xu hướng ngày càng tăng lên ở nước ta. Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ những người đang sống ly hôn đã tăng từ 0,9% năm 2004, lên 1,0% năm 2009. Tỷ lệ số người ly hôn là nữ nhiều gấp 2,3 lần tỷ lệ số người ly hôn là nam. Số người sống ly hôn hoặc ly thân ở nước ta năm 2009 có hơn một triệu người (Tổng cục Thống kê, 2010). Còn theo kết 5 quả của cuộc Tổng điều tra gia đình Việt Nam 2006, tỷ lệ ly hôn ở nước ta ở mức trên 3%. Tỷ lệ ly hôn tăng đã góp phần làm tăng số lượng các gia đình khuyết, chỉ có bố hoặc mẹ ở trong xã hội. Tác giả cũng nhận định ở những nước có trình độ phát triển công nghiệp cao hơn hoặc thực hiện công nghiệp hóa trước, những biến đổi mạnh mẽ về gia đình diễn ra sớm hơn; ở các quốc gia này có tỷ lệ ly hôn rất cao. Nếu như ở nước ta, tỷ lệ ly hôn hiện nay ước tính khoảng 5%, thì ở Nhật Bản tỷ lệ này là trên 30% vào năm 2010. Tác giả khẳng định các nhà nghiên cứu về gia đình đều có nhận xét là biến đổi gia đình luôn diễn ra song hành cùng với biến đổi xã hội. Về nguyên nhân ly hôn, Betty Yorburg [52, 190 – 192] đã đưa ra sáu lý do khiến tỷ lệ ly hôn tăng lên ở các xã hội công nghiệp trên hầu hết thế giới. Thứ nhất, ông đề cập tới sự mong đợi phi hiện thực là một nhân tố trong tỷ lệ ly hôn cao, đặc biệt là ở Mỹ - nơi mà những mong đợi về hôn nhân có khuynh hướng phi hiện thực hơn ở các xã hội công nghiệp khác. Lý do thứ hai là việc có sẵn nhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng nhu cầu vật chất; giảm sự kiểm soát của gia đình, tôn giáo và cộng đồng; sự thay đổi vai trò kinh tế của nam và nữ; những tiến bộ y tế đặc biệt là trong kiểm soát sinh đẻ và kiểm soát bệnh hoa liễu đã trợ giúp cho lối sống thay thế. Phụ nữ độc lập về thu nhập hơn dẫn đến những người không hạnh phúc trong hôn nhân tăng cao khả năng ly hôn, trong khi đàn ông có thể thuê dịch vụ quản gia thay vì vợ hay các thành viên khác trong gia đình để nấu ăn, may vá, giặt là, dọn dẹp. Thứ ba là do giảm sự kiểm soát xã hội, ông nhận định khi tính di động xã hội, tâm lý và địa lý tăng lên trong xã hội công nghiệp, ảnh hưởng từ gia đình trở nên ít độc đoán hơn, quy tắc xã hội ít mang tính ràng buộc hơn, và sự kết tội của tôn giáo ít tác động hơn trong duy trì việc tuân thủ quy tắc truyền thống về bổn phận và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình. Trình độ học vấn tăng cùng sự độc lập về kinh tế mở ra những tầm nhìn mới, cùng sự lựa chọn mới và làm giảm việc tuân thủ truyền thống văn hóa. Thứ tư là do thay đổi các giá trị với sự tăng lên về tầm quan trọng của cái tôi và chủ nghĩa cá nhân làm giảm giá trị về sự hy sinh trong quan hệ gia đình. Thứ năm là do những tiêu chuẩn mới về đánh giá chất lượng hôn nhân trong xã hội công nghiệp. Những năm 1950, khi giá trị gia đình còn mạnh mẽ, những lý do phổ biến nhất khiến phụ 6 nữ ly hôn chồng họ rất rõ ràng và cụ thể: không hỗ trợ, phản bội, nghiện rượu, cờ bạc, lạm dụng thân thể. Ngày nay, các lý do trong những nghiên cứu gần đây thường bao gồm tính tình không hợp và vấn đề phát triển cá nhân. Điều này phản ánh sự thay đổi các tiêu chuẩn đánh giá bạn đời và tăng sự coi trọng giá trị về hỗ trợ tinh thần trong hôn nhân đương thời. Cuối cùng, Betty đề cập đến chủ nghĩa cá nhân. Ông chỉ ra các nhu cầu và mong muốn cá nhân có sức nặng hơn trong xác định chi phí, phần thưởng và trao đổi trong quan hệ vợ chồng và trong quyết định giữ hay từ bỏ một mối quan hệ. Khái niệm “khác biệt không thể hòa hợp” trong luật ly hôn không có lỗi tác động đến xu hướng này, khái niệm này loại trừ việc gán cho ai có lỗi trong tan vỡ hôn nhân. Một số nhà nghiên cứu và nhà phê bình xã hội nhận thấy rằng những tiêu chuẩn mới làm đẩy mạnh lòng ích kỷ và tự ái trong quan hệ gia đình, số khác có cái nhìn tích cực hơn, họ nhấn mạnh quyền tự do mới và khả năng đáp ứng cá nhân cao hơn trong hôn nhân hiện đại. Tại Việt Nam, theo Lê Thi [31, 172 – 173], nguồn gốc của ly hôn do thái độ chung của nam nữ ngày nay là dành cho cá nhân “tôi” nhiều quyền hơn so với “chúng ta – gia đình”. Mọi sự không thỏa mãn trong quan hệ vợ chồng dễ dàng dẫn tới một vụ ly dị. Ly dị như đã chứa đựng sẵn trong một số cuộc hôn nhân. Gia đình hậu hiện đại không tìm kiếm sự vững bền, mà là thỏa mãn những nhu cầu tâm sinh lý của mỗi thành viên cặp đôi vợ chồng. Những đôi nam nữ chung sống đánh giá thấp về đám cưới, không nghĩ rằng đám cưới bảo vệ được các quan hệ tình yêu. Sự kéo dài việc chung sống lứa đôi chỉ có giá trị khi người bạn đời tiếp tục đem lại sự thỏa mãn được đợi chờ. Họ không thể chấp nhận sự chung sống nếu sự chung sống ấy không giúp cho việc xây dựng bản tính cá nhân, cũng như việc giải quyết những mâu thuẫn cá nhân. Một sự đòi hỏi quá lớn như vậy rất khó được thực hiện. Sự không thỏa mãn dẫn đến ly dị có thể từ hai nguồn gốc khác nhau: Lòng tin vào lý tưởng cuộc sống vợ chồng hậu hiện đại rất mạnh mẽ; Hoặc đối tác (hoặc tự cá nhân) không thể tham gia vào trò chơi theo đúng yêu cầu, tham gia vào việc thực hiện những cam kết bắt buộc, hoặc do trình độ các mâu thuẫn quá cao. Tác giả khẳng định tình trạng gia đình hậu hiện đại này thể hiện chủ nghĩa cá nhân ích kỷ cao độ, 7 sự ham muốn hưởng thụ cá nhân được đặt lên trên hết. Nhiều đôi nam nữ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân trong quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình [31, 175]. Nguyễn Thanh Tâm [27, 79] cũng cho rằng ích kỷ cá nhân là nguyên nhân bao trùm dẫn đến ly hôn của gia đình đô thị; tính tình không hợp, ngoại tình, cờ bạc rượu chè, lối sống vô trách nhiệm hay ghen tuông bệnh hoạn xét cho cùng, cũng đều xuất phát từ sự ích kỷ cá nhân của hai vợ chồng. Tác giả nhận định việc không chỉ có đàn ông mà cả đàn bà sẵn sàng rời bỏ tổ ấm gia đình hiện nay cho thấy rất khó bảo toàn các giá trị truyền thống trong bối cảnh của một nền kinh tế thị trường. Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ đã nảy nở trên mảnh đất màu mỡ này và làm cho cả tình và nghĩa cũng được đem ra tính toán đong đếm. Nguyễn Thị Khoa [14, 16 – 18] đưa ra 4 nguyên nhân của các vụ ly hôn là ngoại tình; bạo lực trong gia đình; vì vấn đề tiền bạc, tài sản và vì thiếu hiểu biết văn hóa ứng xử ở các đôi vợ chồng trẻ. Tác giả khẳng định ly hôn là một bộ phận của mô hình hôn nhân. Có những cuộc hôn nhân bền vững, chỉ có kết hôn, không có ly hôn, lại có những cuộc hôn nhân không bền vững, có kết hôn và có ly hôn. Do đó, tác giả đề xuất các nghiên cứu về sau không nên chú trọng vào các nguyên nhân ly hôn mà cần phải tìm hiểu những người ly hôn đã đối phó với tình cảnh ly hôn như thế nào, họ đã giải quyết những vấn đề đặt ra khi gia đình tan vỡ ra sao. Đó cũng là hướng nghiên cứu mà đề tài đang thực hiện. Về quá trình ly hôn, với việc coi ly hôn là một quá trình, Mai Huy Bích [3, 99 –101] viện dẫn nghiên cứu của Vaughan để trả lời câu hỏi: ly hôn diễn ra như thế nào hay quá trình từ gắn bó đến tách biệt, từ chung sống tới ly hôn và sống riêng ra sao. Tác giả ca ngợi đóng góp mới mẻ về lý thuyết của Vaughan với việc dùng khái niệm “tách cặp” (uncoupling) để chỉ cách thức và quá trình mà các cặp chuyển từ quan hệ thân thiết sang sống riêng. Quá trình đó có cả sự cân nhắc về việc phá vỡ hôn nhân với cái được và cái mất. Vaughan coi chuyện tan rã hôn nhân xảy ra như thế nào là một quá trình và xem xét tất cả các bước trong quá trình này, cách thức mà các bước ấy nối với nhau, và một bước này tạo điều kiện cho bước tiếp theo xảy 8 ra. Kết quả mà Vaughan tìm ra được là tất cả mọi loại người đều trải qua các bước trên, và quá trình tan vỡ hôn nhân đều giống hệt nhau với mọi cặp đôi ly hôn. Trần Thị Minh Thi [33, 143] cũng có cùng nhận định ly hôn là một quá trình, quá trình đó không phải dễ dàng, đơn giản, mà diễn ra đầy khó khăn và lâu dài, với sự tham gia hòa giải, tư vấn, can thiệp của các chủ thể khác nhau như gia đình, họ hàng, cán bộ thôn xã và tòa án huyện. Tác giả phân tích, ly hôn không phải là một quá trình nhanh chóng và dễ dàng, quyết định ly hôn cũng không bao giờ là một quyết định vội vàng hay cẩu thả của một cá nhân hay một cặp vợ chồng. Trái lại, ly hôn là một quá trình dài, nhiều thủ tục. Trong thời gian xin ly hôn, cặp vợ chồng có vài tháng đến hàng năm để trải nghiệm, cân nhắc, suy nghĩ lại quyết định, xem xét lại tình cảm, và đánh giá lại sự cần thiết thông qua nhiều lần, nhiều cấp tư vấn. Bên bị đơn cũng có đủ thời gian để thay đổi, nếu họ mong muốn. Ngay cả việc cặp vợ chồng sống ly thân trước đó, thời gian xin ly hôn cũng có thể coi là cơ hội cuối cùng để các cặp cá nhân/cặp vợ chồng xem xét lại hành vi của mình [33, 135]. Về hệ quả của ly hôn, Nguyễn Thanh [28, 107 – 108] lược thuật theo ý kiến của V.Vallepa thì hậu quả với chính những người ly hôn bao gồm: 1) Tổ chức lại mối quan hệ giữa các cá nhân, tìm kiếm tình yêu và thiết lập quan hệ tình dục mới; 2) Khôi phục lại lòng tự trọng để vượt qua ý thức về lỗi lầm và nỗi đau đớn sau ly hôn; 3) Thay đổi thói quen và sở thích cá nhân có liên quan đến cuộc hôn nhân vừa tan vỡ; 4) Thay đổi quan hệ đối với bạn bè và người quen, mà trước đó là thân thiết của cả hai vợ chồng; 5) Nảy sinh những phức tạp về kinh tế (thường là ở phụ nữ) do việc nhất thiết phải kiếm sống; 6) Những vấn đề liên quan đến sự thay đổi bản thân để hiểu biết và giải quyết các xung đột bên trong của mình, việc xây dựng lại cuộc sống mới... và hàng loạt những vấn đề liên quan đến con cái. Ly hôn là một trong những mất mát lớn nhất trong cuộc sống của mỗi người đã trưởng thành. Sự kiện này có ảnh hưởng rất đặc biệt đến toàn bộ đời sống sau đó của mỗi cá nhân. Số liệu bệnh nhân của các bệnh viện tâm thần đã xác nhận ly hôn là một thử thách nặng nề đối với mỗi người. Người ly hôn thường mắc bệnh tâm thần nhiều nhất (so với những người góa, những người sống đơn độc...). Người ly hôn thường bị tai nạn ô 9 tô nhiều gấp ba lần những người khác, họ cũng thường nghiện rượu và mắc các bệnh về thể xác hơn người thường. Số vụ tự sát của những người đã ly hôn cũng rất cao. Quá trình thích nghi sau ly hôn thường đặc biệt khó khăn và dài. Có rất nhiều nhân tố thúc đẩy hoặc ngược lại làm phức tạp thêm quá trình này. G.Spanier và R.Casto đã phân tích tỷ mỷ ấn tượng và những cảm xúc mạnh của 50 người được hỏi đã ly hôn. Họ đã chia làm hai kiểu thích nghi: chịu đựng, vượt qua những đổ vỡ của gia đình và sau đó tạo ra một lối sống mới. Hai ông nhận thấy rằng cuộc ly hôn của hai vợ chồng càng bất ngờ và đột ngột thì thích nghi càng khó khăn hơn. Đó là chưa kể đến sự tác động của những vấn đề có liên quan khác như việc phân chia tài sản và con cái, giải quyết các quan hệ họ hàng, kinh tế, xã hội và giới tính. Theo điều tra của G.Cohen, A.Braun và R.Feldberg thì đa số trong 30 phụ nữ được hỏi trên thực tế không muốn ly hôn. Những vấn đề cơ bản mà họ đã gặp sau ly hôn là: kinh tế khó khăn, các cơ quan chính thống không tôn trọng những người phụ nữ làm chủ gia đình, thiếu thốn thời gian và sức lực để một mình làm mọi việc, cảm thấy mất lòng tin và bị xã hội kết án từ mọi phía. Ở những người đã ly hôn, trong quan hệ đối với người chồng cũ có không ít khó khăn, dù điều đó có vẻ ngược đời, nhưng trên thực tế những khó khăn không bao giờ kết thúc cùng với cuộc ly hôn. Mặc dù cuộc chung sống có tính phức tạp không thể giải quyết, nhưng lại có một sức mạnh chưa từng biết tới dường như đã xô đẩy và cuốn hút họ lại với nhau, điều đó dẫn đến quan hệ tình dục thường được tiếp tục sau ly hôn ở những cặp vợ chồng cũ. Đồng thời, về hậu quả đối với con cái, tác giả cũng lược thuật rằng quan hệ mẹ con trong gia đình người mẹ sống đơn độc tốt hơn những gia đình người mẹ kết hôn lại. Hậu quả hết sức bất lợi của ly hôn đặc biệt lớn đối với trẻ em ở những nhóm xã hội coi trọng những chuẩn mực và sự trừng phạt chống lại ly hôn. [...] Nghiên cứu của Hexiriton đã chỉ ra rằng hai năm sau ly hôn, người mẹ cảm thấy nản chí và trở nên độc ác, thậm chí có những quan hệ cực kỳ xấu đối với đứa trẻ. [...] Nghiên cứu thực nghiệm “Trẻ em và ly hôn” của Kelly và Valleretein cho thấy, trẻ em từ 3, 5 tuổi đến 6 tuổi thường ý thức cao những lỗi lầm và tự hạ mình do cuộc ly hôn của bố mẹ; trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 8 tuổi thường tức giận và hờn dỗi đặc biệt là với 10 người cha; trong độ tuổi từ 10 – 11 tuổi trẻ em cảm thấy bị bỏ rơi, bực bội và giận dỗi với cả hai bố mẹ, nhiều đứa xấu hổ về những quan hệ của gia đình. Chỉ trong lứa tuổi từ 13 đến 18 cùng với cảm giác mất mát, hờn dỗi, trẻ em đã có khả năng nhìn nhận một cách chính xác nguyên nhân của ly hôn và quan hệ của mình với bố mẹ. Dựa trên những phân tích cho thấy trẻ em trong những gia đình vắng cha thường học tồi hơn nhưng lại không kém gì về phẩm chất tư duy trí lực. Một vài tác giả Mỹ đã kết luận rằng, vai trò của người cha – với tư cách là người trực tiếp xã hội hóa đứa trẻ - là không lớn, và gia đình không đầy đủ ở Mỹ là hình thức gia đình có sức sống bền vững cũng như gia đình đầy đủ vậy. Tuy nhiên phải nhận thấy việc người mẹ phải đảm nhận tất cả trách nhiệm (mà trước đó cả hai vợ chồng cùng lo) là rất khó khăn: họ phải tính toán ngân sách giáo dục con cái trong điều kiện không có sự ủng hộ về tình cảm và tâm lý của người bạn đời, mặt khác lại luôn luôn cảm thấy mình có lỗi trong cuộc ly hôn và không tin vào ngày mai của đứa con mình. Vắng cha rõ ràng có ảnh hưởng đến đứa trẻ mặc dù còn phụ thuộc vào khả năng đền bù của người mẹ. Ảnh hưởng đó rất trực tiếp đến sự tự ý thức của đứa trẻ; ở lứa tuổi lớn hơn, vắng cha có ảnh hưởng tiêu cực đến việc nắm vững các chuẩn mực xã hội của đứa trẻ, đến sự hình thành tâm lý cân đối của chúng. Về nghiên cứu tại Việt Nam, Lê Thị Quý [25, 265 – 268] ví ly hôn như một cuộc giải phẫu rất đau đớn, vết thương rồi sẽ lành nhưng không thể không để lại thương tích. Ly hôn làm tổn hao các điều kiện vật chất, sức khỏe, suy giảm khả năng lao động, học tập của vợ chồng, con cái; làm họ thiếu hoặc mất niềm tin vào hạnh phúc lứa đôi, tổn hại về tình cảm, xáo trộn cuộc sống gia đình, giảm uy tín cá nhân. Theo tác giả, nhiều đôi vợ chồng khi mâu thuẫn gay gắt, cố gắng giải phóng cho nhau, để rồi khi trở lại với cuộc sống thực tại cô đơn, trống vắng, họ mới cảm nhận hết được sự đau đớn. Bên cạnh đó, phụ nữ sẽ khó tìm được đối tượng mới cho mình hơn nam giới do hoàn cảnh kinh tế và đặc điểm giới tính của họ. Phần lớn họ phải đứng trước mâu thuẫn và khó khăn rất lớn mà nam giới ít gặp phải: vừa phải cố làm việc nhiều hơn để có đủ thu nhập trang trải cho cuộc sống của mẹ và con sau ly hôn; vừa phải chăm sóc con cái và thường đắn đo tái hôn vì quyền lợi của con cái 11 và lo lắng về mối quan hệ của người mới với con mình. Phần lớn phụ nữ mới chỉ lo được việc thỏa mãn nhu cầu về vật chất và học hành cho con cái, việc gần gũi để hiểu con thì họ còn bị hạn chế do tâm lý họ không cân bằng. Cũng trong tác phẩm này, tác giả khẳng định hầu hết các cuộc điều tra xã hội học cho thấy, sự mất cân bằng trong cuộc sống của nam giới thường kéo dài hơn nữ giới sau ly hôn. Qua những cơn sốc tâm lý, người phụ nữ cố gắng lấy lại thăng bằng để thích nghi với cuộc sống mới, thường là phải vì đứa con nên nhanh hơn so với nam giới. Nam giới phải điều chỉnh dần dần những sinh hoạt vật chất cũng như trạng thái tinh thần vì họ thiếu bàn tay chăm sóc quen thuộc của người vợ. Ở những người có nhận thức, có bản lĩnh và nhân cách, họ định hướng mục đích sống, xác định được vị trí độc lập tương đối của mình trong quan hệ hôn nhân, nắm được luật pháp, vì thế khi quan hệ hôn nhân của họ không còn nữa, thì họ quyết định ly hôn, những gì xảy ra sau đó, họ đã lường trước được về cơ bản và họ đón đợi những điều đó với thái độ tỉnh táo, chủ động. Tất nhiên, cho dù có được như vậy thì họ vẫn đau khổ với những mất mát về gia đình [25, 260 – 261]. Mai Huy Bích [3, 97 – 98] cũng khẳng định ly hôn hầu như cũng gây nhiều đau khổ, rất căng thẳng về tình cảm và có thể tạo ra khó khăn lớn về kinh tế tài chính, nhất là với phụ nữ. Tác giả dẫn lại nghiên cứu của Robert Weiss với việc phỏng vấn hàng loạt nam nữ ly hôn cho thấy về mặt tâm lý xã hội, ly hôn gây đau khổ cho cả hai giới. Chỉ một tỷ lệ nhỏ những người được hỏi có cảm giác khoan khoái vì được tự do và có khả năng sống theo ý mình. Trong phần lớn các trường hợp, sự tôn trọng và ưa thích mà một cặp vợ chồng vẫn có với nhau đã mất đi trước khi họ ly thân. Thay vào đó là sự thù địch và bất tín. Các cặp vợ chồng nếm trải cái mà Weiss gọi là “sự trầm cảm chia lìa” (separation distress). Việc người vợ (chồng) cũ đột ngột không cùng sống nữa tạo nên cảm giác lo âu và hoảng loạn. Sau một thời gian nào đó, cả nỗi đau khổ lẫn sự khoan khoái nhường chỗ cho những cảm giác cô độc. Mai Huy Bích đồng thời dẫn lời của Giddens (1989) rằng những người ly hôn cảm thấy mình đã lìa bỏ cái thế giới gia đình yên ổn mà nhiều người khác, dù 12 có mọi vấn đề, vẫn đang sống yên ổn trong đó. Tác giả gợi ý Việt Nam nên có những nghiên cứu tương tự như thế để biết được người ly hôn nếm trải những gì. Theo Lê Thi [30, 4 - 11], với phụ nữ ly dị thì tâm tư có nhiều điểm khác nhau. Cuộc ly dị với người chồng là sự giải thoát cho họ khỏi những cảnh xung đột kéo dài triền miên, đã làm hao tổn sức khỏe, đầu độc cuộc sống của họ. Họ yên tâm bước vào xây dựng cuộc sống mới, nuôi con một mình, còn việc xây dựng gia đình thì chưa thể dự đoán được ra sao. Có người quyết tâm không lấy chồng lần hai nữa. Nhưng với một số chị em khác thì ly dị, kể cả ly thân là do sức ép của người chồng mà họ không hoàn toàn tự nguyện. Sau cuộc chia tay với người chồng là cả một bầu tâm tư nặng nề, oán giận, thời gian trôi đi chỉ làm họ nguôi lòng một phần. Tâm tư u uất khiến họ sống không thoải mái, làm ăn bị phân tán tự tưởng và luôn có những mặc cảm. Nhiều trường hợp qua ly dị, quyền lợi của người phụ nữ không được đảm bảo, chịu nhiều thiệt thòi. Bên cạnh đó, Ngụy Hữu Tâm [26, 55] đã dẫn lại quan điểm của Moeller cho rằng trước đây, với Phong trào giải phóng phụ nữ, chị em mà gặp mâu thuẫn trong gia đình là đòi ly dị ngay, ngày nay thì trái lại, các chị em khi bị thất vọng trong cuộc sống lứa đôi, lại cố gắng hàn gắn tình cảm vợ chồng. Sự thay đổi này là do vào những năm 70, người ta hiểu nhầm rằng ly dị là dấu hiệu của bình đẳng nam nữ, khẳng định giá trị của người phụ nữ, rằng người phụ nữ không phụ thuộc vào chồng. Từ những năm 90, điều này đã thay đổi hoàn toàn: ly dị không còn là yêu sách lý tưởng nữa. Nhiều chị em đã nhận thức được rằng khi sống độc thân thì họ sẽ tự mình quyết định được mọi việc, nhưng trái lại họ sẽ rất cô đơn và lúc đó họ sẽ có cảm giác là cuộc sống hoàn toàn vô nghĩa. Chỉ khi đó, họ mới phát hiện lại tình yêu. Nhiều người thuộc thế hệ những năm 68 cảm thấy mình bị lừa. Họ sẽ tự hỏi rằng, những người cùng thế hệ với họ, nhưng đã chịu khó lăn lộn nhiều năm với cuộc gia đình, chắc chắn sẽ sung sướng hơn họ. Song song với việc đó thì từ những năm 90, xã hội đã thay đổi: ngày nay, người ta lại được phép thú nhận rằng, phải cần tới một người khác giới và người đó cũng cần mình. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tâm [27, 96 - 120] đã chỉ ra nhiều chiều cạnh về hệ quả của ly hôn. Trong đó, về hậu quả cá nhân, tác giả khẳng định ly hôn là 13 một chấn động lớn trong cuộc đời mỗi người và gây ra những thương tổn khó lòng hàn gắn. Những tổn hại, khủng hoảng về tâm lý tinh thần còn kéo dài nhiều năm sau ly hôn, thậm chí suốt cả cuộc đời. Cái khó nữa là việc thay đổi lại thói quen đã từng được tạo ra trong thời gian chung sống như giờ giấc sinh hoạt, thói quen khi ngủ, nuôi dạy con cái..., những sự hụt hẫng này thường gây tâm trạng buồn nhớ, cảm giác trống rỗng. Về phương diện sức khỏe, sự bất an về tinh thần thường dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể. Các quan hệ tình cảm cá nhân giữa hai vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa người vợ/chồng với gia đình bên chồng/vợ trở nên phức tạp. Về hậu quả xã hội, ly hôn gây chấn động đến tâm tư, tình cảm của mỗi người làm giảm khả năng lao động, sức sáng tạo trong công việc. Sự xé lẻ cơ sở kinh tế gia đình là bất lợi nhất bởi không làm tăng tính tích lũy và cùng đóng góp của các bên – ngay cả khi các bên hoàn toàn thỏa mãn với phần tài sản được chia. Phụ nữ thì khả năng tái hôn thấp hơn. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thanh Tâm đã mang cái nhìn chủ quan vào nghiên cứu với việc đề xuất giải pháp hạn chế gia tăng ly hôn là dùng dư luận xã hội để phản đối ly hôn [27, 157], trong khi ly hôn trong một số trường hợp chính là sự giải thoát cho những người phải chịu quá nhiều đau khổ trong hôn nhân. Như Trần Thị Kim Xuyến [39, 172] nhận định, theo các nhà xã hội học phương Tây, ly hôn là hiện tượng đi đôi với hôn nhân tự do và thể hiện bước tiến về bình đẳng giới trong gia đình. Ly hôn luôn xảy ra, được chấp nhận, coi là bình thường, ngày càng là sự giải phóng cho những bế tắc của gia đình. Họ cho rằng ly hôn là dấu hiệu lành mạnh của thiết chế gia đình, một thiết chế không gò bó, cứng nhắc mà linh hoạt. Sau ly hôn, người trong cuộc đã bước sang một cuộc sống mới với điều kiện sống khác. Như Nguyễn Thị Khoa [14, 14 – 18] gợi ý cần nghiên cứu tập trung cách các thành viên trong gia đình ly hôn dàn xếp, điều chỉnh cuộc sống trong và sau khi kết thúc hôn nhân, đề tài muốn tìm hiểu người phụ nữ đã đối mặt với cuộc sống sau ly hôn như thế nào, họ đã sắp xếp các mối QHXH của mình ra sao trong điều kiện sống mới để có thể thực sự hòa nhập vào xã hội sau ly hôn. Nói đến nghiên cứu về QHXH ở nước ta còn rất ít, hầu hết QHXH đều được lồng ghép vào trong một chủ đề lớn của mỗi đề tài. Như Vũ Mạnh Lợi, Trần Thị 14 Minh Thi [16, 96] đã đề cập tới QHXH thông qua việc phân tích khác biệt xã hội giữa các giai tầng về vốn xã hội mà cụ thể là mạng lưới xã hội. Các tác giả khẳng định mạng lưới xã hội có nhiều tầng bậc, từ những người thân trong gia đình, đến bạn bè, hàng xóm, rồi đến các tổ chức gần với dân, xa hơn là các cơ quan chức năng. Khi gặp khó khăn, việc dựa vào mạng lưới xã hội thường bắt đầu theo nhiều bước, từ tự giải quyết đến dựa vào những người gần gũi với bản thân, rồi mở rộng hơn đến các tổ chức chính thức khác khi việc giải quyết bằng các kênh phi chính thức không hiệu quả. Vì vậy, mạng lưới xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Áp dụng vào các tầng lớp xã hội, những tầng lớp cao thường có mối quan hệ rộng lớn hơn, có nguồn lực, quyền và uy hơn, nên họ thường có nhiều thuận lợi hơn trong việc đạt được mục đích của mình. Những tầng lớp thấp, nông dân và người lao động giản đơn, thường chỉ quan hệ với những người cùng cảnh ngộ, có nguồn lực hạn chế và địa vị, uy tín thấp nên thường không có tiếng nói trong cộng đồng và trong xã hội bằng những người ở tầng lớp cao. Đề tài cũng tương tự, tìm hiểu mạng lưới các mối QHXH của phụ nữ sau ly hôn từ các mối quan hệ gần đến các mối quan hệ xa, đồng thời so sánh QHXH của phụ nữ ở các đặc điểm khác nhau để tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm phụ nữ ly hôn. Điểm qua các nghiên cứu về ly hôn tuy nhiều nhưng chưa có đề tài nào tại Việt Nam nghiên cứu trực tiếp về QHXH của phụ nữ sau ly hôn. Hầu hết các nghiên cứu về chủ thể ly hôn đều dựa trên số liệu thống kê của Tòa án Nhân dân hay nghiên cứu trường hợp, phỏng vấn sâu. Các bài báo nói về phụ nữ sau ly hôn tuy nhiều nhưng chưa có nghiên cứu định lượng nào với số lượng mẫu lớn trực tiếp khảo sát về phụ nữ sau ly hôn do tính nhạy cảm của chủ đề nghiên cứu. Nghiên cứu trường hợp hay phỏng vấn sâu chỉ trong phạm vi mẫu nhỏ, chưa đủ để mang tính đại diện, và thường rơi vào tình trạng thiếu khách quan do người trả lời có xu hướng đổ lỗi cho đối tác nhiều hơn là nhận lỗi của mình. Sử dụng số liệu từ Tòa án lại ít tính cụ thể, xác thực hơn do không phải cặp vợ chồng nào cũng khai đúng về tình trạng gia đình họ. Việc sử dụng số liệu thống kê định lượng từ nghiên cứu “Vấn đề 15 ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện đại” do Viện Xã hội học chủ trì được thực hiện năm 2017 sẽ giúp đề tài khắc phục được điểm yếu của các dạng nghiên cứu kể trên. Do đó, đề tài lựa chọn chủ đề QHXH của phụ nữ sau ly hôn với mong muốn lấp đầy lỗ hổng trong mảng nghiên cứu về ly hôn; qua đó tìm hiểu cách phụ nữ điều chỉnh bản thân trong các mối QHXH để hòa nhập vào cuộc sống mới sau ly hôn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu quan hệ xã hội của phụ nữ sau ly hôn nhằm đem lại cái nhìn mới về ly hôn cho độc giả, tạo nguồn tham khảo thực tiễn cho cộng đồng nói chung và cho những người đang có ý định ly hôn nói riêng; đồng thời góp phần giúp phụ nữ hòa nhập hơn với cuộc sống mới sau ly hôn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với con cái - Tìm hiểu quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với gia đình gốc, gia đình chồng cũ - Tìm hiểu quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với bạn bè, đồng nghiệp - Nêu khuyến nghị, giải pháp nhằm tạo sự ổn định, tăng khả năng hòa nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quan hệ xã hội của phụ nữ sau ly hôn thông qua việc nghiên cứu khách thể là những phụ nữ đã từng ly hôn, thành viên gia đình của phụ nữ đã từng ly hôn, một số cán bộ địa phương có liên quan và một số người đã kết hôn tại các địa bàn khảo sát đã chọn. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận văn được thực hiện từ năm 2017 - 2018 - Về địa bàn khảo sát: Luận văn sử dụng một phần số liệu trong bộ số liệu mà luận văn được cho phép sử dụng, bộ số liệu này chưa từng được công bố (sẽ được trình bày rõ trong mục Phương pháp nghiên cứu), đó là các mẫu nghiên cứu tại nội thành Hà Nội là quận Cầu Giấy và khu vực ngoại thành là Đường Lâm, Tây Sơn . 16 - Về nội dung: Tìm hiểu việc duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội của phụ nữ sau ly hôn và những yếu tố tác động, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ sau ly hôn 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx – Lenin, kết hợp áp dụng cách tiếp cận theo thuyết hành động xã hội (HĐXH), cách tiếp cận theo thuyết tương tác xã hội (TTXH) và cách tiếp cận theo thuyết nữ quyền vào nghiên cứu. Theo từ điển Triết học, quan hệ là yếu tố cần thiết trong mối liên hệ qua lại giữa mọi hiện tượng, do sự thống nhất vật chất của thế giới quyết định. Quan hệ giữa các sự vật cũng khách quan như bản thân các sự vật vậy. Các sự vật không tồn tại ở ngoài quan hệ, quan hệ bao giờ cũng là quan hệ của các sự vật. Sự tồn tại của bất kỳ một sự vật nào, những đặc điểm và đặc tính riêng của những sự vật đó, sự phát triển của chúng tùy thuộc vào toàn bộ mối quan hệ của chúng đối với các sự vật khác của thế giới khách quan. Bản thân những đặc tính tất yếu vốn có của một quá trình hay một sự vật nào đó, chỉ thể hiện ra trong mối quan hệ của chúng với những sự vật và quá trình khác. Sự phát triển của hiện tượng dẫn đến sự thay đổi mối quan hệ của hiện tượng này với những hiện tượng khác, đến sự mất đi một số hiện tượng này với sự xuất hiện một số hiện tượng khác. Mặt khác, việc thay đổi toàn bộ những mối quan hệ mà trong đó sự vật đang tồn tại, có thể dẫn đến chỗ làm thay đổi sự vật đó. Các quan hệ cũng nhiều vẻ giống như các sự vật và những đặc tính của chúng. Cần phải phân biệt mối quan hệ bên trong của những mặt khác nhau, đặc biệt là của những mặt đối lập của khách thể và những mối quan hệ qua lại bên ngoài của khách thể này với những khách thể khác. Đồng thời cần chú ý, thứ nhất, đến tính tương đối trong sự phân biệt những quan hệ bên trong và bên ngoài; thứ hai, đến những sự chuyển hóa lẫn nhau của chúng; và thứ ba, đến tình hình là những quan hệ bên ngoài phụ thuộc vào những quan hệ bên trong, là sự biểu hiện và sự bộc lộ những quan hệ bên trong. Các QHXH có tính chất đặc biệt. Con người có quan hệ với những sự vật họ tạo ra, với thế giới khách quan và với những người 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan